1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình tại đoạn quản lý sửa chữa công trình giao thông bình dương luận văn thạc sĩ ngành quản lý xây dựng

117 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

- Quản lý thi công xây dựng công trình sau đây luận văn gọi tắt là quản lý thi công : Là việc phân chia quá trình thi công phức tạp thành các quá trình thành phần, trên cơ s đó áp dụng n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

-o0o -

NGÔ THANH HÙNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI ĐOẠN QUẢN LÝ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH –2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

- oOo

-NGÔ THANH HÙNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI ĐOẠN QUẢN LÝ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MÃ SỐ: 08.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐẶNG THỊ XUÂN MAI

TP HỒ CHÍ MINH - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, và chưa từng được ai công

bố trước đây

Bình Dương, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Thanh Hùng

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trước hết, để hoàn thành luận văn tôi xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Đặng Thị Xuân Mai, Phân hiệu trường Đại học Giao thông Vận đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn này Tôi cũng xin gửilời cảm ơn đến Bộ môn, nhà Trường, bạn bè, đồng nghiệp và Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dươngđã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu cũng như kiến thức để hoàn thành luận văn

Do kiến thức, kinh nghiệm cũng như khả năng phân tích, tổng hợp và lý luận còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn./

Bình Dương, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Thanh Hùng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH 4

1.1 K ái ni m c ản v c c năng quản l t i c ng c ng tr n ựng 4

1.1.1 Khái niệm về thi công và quản lý thi công xây dựng công trình 4

1.1.2 nh hư ng của đặc điểm sản ph m xây dựng công trình đến công tác quản lý thi công 4

1.1.3 Chức năng quản lý thi công công trình 7

1.2.Nội ung quản l t i c ng ựng c ng tr n 8

1.2.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 8

1.2.2 Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình 14

1.2.3 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình 18

1.2.4 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng 19

1.2.5 Quản lý hợp đồng xây dựng 21

1.2.6 Quản lý an toàn trên công trường xây dựng 22

1.2.7 Quản lý môi trường xây dựng 24

1.3 Các n n tố ản ưởng đến c ng tác quản l t i c ng ựng c ng tr n 26

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan: 26

1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan: 31

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI ĐOẠN QUẢN LÝ, SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH GİAO THÔNG BÌNH DƯƠNG 35

2.1 Giới t i u k ái quát về Đoạn Quản l , Sửa c ữa C ng tr n Giao t ng B n Dư ng 35

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 35

Trang 6

2.1.2 Các công trình đã thực hiện 41

2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm vừa qua 44

2.2 T ực trạng v đán giá c ng tác quản l t i c ng ựng c ng tr n tại Đoạn Quản l , Sửa c ữa C ng tr n Giao t ng B n Dư ng 45

2.2.1 Hiện trạng công tác quản lý thi công của Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương 45

2.2.2 Công tác quản lý thi công xây dựng công trình 47

2.3 N ững mặt tíc cực ạn c ế c ng tác quản l t i c ng ựng c ng tr n tại Đoạn Quản l , Sửa c ữa C ng tr n Giao t ng B n Dư ng 62

2.3.1 Đánh giá chung công tác quản lý thi công 62

2.3.2 Những mặt tích cực 63

2.3.3 Những mặt còn hạn chế 64

2.3.4 Những nguyên nhân chủ yếu 66

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI ĐOẠN QUẢN LÝ, SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BÌNH DƯƠNG 69

3.1 Đ n ướng p át triển c a Đoạn Quản l , Sửa c ữa C ng tr n Giao t ng B n Dư ng 69

3.2 Ngu ên tắc o n t i n c ng tác quản l t i c ng 69

3.3 Giải p áp o n t i n c ng tác quản l t i c ng tại Đoạn Quản l , Sửa c ữa C ng tr n Giao t ng B n Dư ng 70

3.1.1 Hoàn thiện công tác quản lý của BCH công trường 70

3.1.2 Nâng cao năng lực và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ với công trường 81

3.3.3 Hoàn thiện quản lý thi công XDCTGT 88

3.3.4 Xây dựng quy chế khen thư ng 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Danh sách các công trình đường 41

Bảng 2.2: Danh sách các công trình cầu 42

Bảng 2.3: Bảng giá trị sản lượng theo kế hoạch và thực tế từ năm 2014- 2017 44

Băng 2.4: Một số lỗi chất lượng thường gặp tại các công trình do Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương thi công 49

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện tiến độ các công trình trong các năm 2015-2017 51

Bảng 2.6: Tổng hợp giá trị hợp đồng và giá trị quyết toán các công trình từ năm 2015-2017 57

Bảng 2.7: Thống kê số liệu tài chính trong 3 năm 2015, 2016, 2017 58

Bảng 2.8: Một số hợp đồng tiêu biểu giai đoạn 2015 – 2017 59

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện các công trình từ năm 2015-2017 63

Trang 8

DANH MỤC HÌNHVẼ

Hình 1.1 Kiểm soát nhân tố chất lượng 13 Hình 1.2: Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng 21 Hình 2.1: Tổng doanh thu hoạt động xây dựng qua các năm 44 Hình 2.2: Sơ đồ quá trình quản lý thi công tại Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương 46

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tín cấp t iết c a đề t i:

Thực tế phát triển của nhiều quốc gia đã cho thấy không một nền kinh tế nào

có thể phát triển toàn diện nếu không có một nền tảng cơ s hạ tầng vững chắc.Bên cạnh đó cũng không ai có thể phủ nhận rằng để có được cơ s hạ tầng vững chắc thì công tác quản lý thi công giữ vai trò quan trọng có tính quyết định, quyết định tới chất lượng của hệ thống cơ s hạ tầng cho một nền kinh tế

Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đ y nhanh tốc

độ phát triển thì xây dựng phải được coi là nền móng cho sự tăng tốc của các ngành trong nền kinh tế

Một số năm gần đây Nguồn vốn Nhà nước dành cho xây dựng cơ bản bị hạn chế nên hầu như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đều gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, nhiều doanh nghiệp phải cầm cự để tồn tại Từ thực trạng đó các doanh nghiệp xây dựng lớn và nhỏ đều phải tìm kiếm những cách thức quản lý khác nhau để tồn tại và phát triển.Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thi công xây dựng công trình Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến cách thức quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả hay không? Trong các doanh nghiệp xây dựng, quá trình thi công là một quá trình diễn ra phức tạp, với nhiều công đoạn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội, ngoại cảnh.Vì vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình là rất cần thiết Công tác quản lý sản xuất nói chung hay quản lý quá trình thi công xây dựng công trình nói riêng là một khâu quan trọng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, về việc ra quyết định quản lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, tăng trư ng và phát triển nền kinh tế nói chung

Với lý do trên Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và duy tu sửa chữa Vì vậy việc đưa

ra cách thức, quy trình quản lý thi công xây dựng công trình một cách hợp lý là yếu

Trang 11

tố hết sức quan trọng, liên quan chặt chẽ tới việc tồn tại và phát triển của cả Công

ty

Nên tầm quan trọng của công tác quản lý thi công xây dựng công trình đối với

Công ty, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình tại Đoạn

Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương” được chọn làm đề tài

nghiên cứu nhằm đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý thi công xây dựng công trình, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình của Công ty

2 Mục tiêu ng iên c u c a đề t i:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình tại Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương

3 Đối tượng ng iên c u:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thi công xây dựng công trình sử dụng ngân sách Nhà nước tại Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông

4 P ạm vi ng iên c u:

Phạm vi nghiên cứu ch giới hạn các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng ngân sách Nhà nước do Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương thực hiện trong giai đoạn ( 2014 – 2017 )

5 P ư ng p áp ng iên c u:

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương pháp thống kê

- Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các văn bản quy phạm ban hành

- Nghiên cứu một số tài liệu thứ cấp và tài liệu thống kê, báo cáo của các tổ chức quản lý, giám sát xây dựng hiện thời

6 Kết cấu c a luận văn:

Ngoàiphần M đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương :

Trang 12

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thi công xây dựng công trình Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng công trình tại

Đoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng công

trìnhĐoạn Quản lý, Sửa chữa Công trình Giao thông Bình Dương

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

1.1 K ái ni m c ản v c c năng quản l t i c ng c ng tr n ựng

1.1.1 Khái niệm về thi công và quản lý thi công xây dựng công trình

- Thi công xây dựng công trình là hoạt động thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình mà nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành, bảo trì công trình

Mục tiêu cao nhất của thi công xây dựng công trình là hoàn thành công việc xây dựng đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, đưa công trình vào khai thác sử dụng

- Quản lý thi công xây dựng công trình (sau đây luận văn gọi tắt là quản lý thi công : Là việc phân chia quá trình thi công phức tạp thành các quá trình thành phần, trên cơ s đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tổ chức phân công lao động và bố trí các phương tiện, máy móc thiết bị xây dựng, công cụ lao động thích hợp, đồng thời tìm ra biện pháp, phối hợp một cách hợp lý giữa các bộ phận tham gia trong quá trình thi công theo không gian và thời gian để đạt tiến độ, chất lượng công trình và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp

1.1.2 nh h ng c c i m sản ph m xây dựng công trình n công tác quản lý thi công

Công trình xây dựng là sản ph m được tạo thành b i sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế

Sản ph m ngành xây dựng công trình giao thônglà những công trình xây dựng như đường sá, cầu cống, đê bao, kè, tường chắn, hệ thống báo hiệu đường bộ vv Bên cạnh những đặc điểm chung như sản ph m của các ngành công nghiệp khác, nó còn mang những đặc điểm riêng, đó là:

- Sản ph m xây dựng giao thônglà sản ph m cố định tồn tại lâu dài và gắn chặt với đất đai

Trang 14

- Sản ph m xây dựng giao thông có tính đơn chiếc, khối lượng công tác lớn, trải dài trên các tuyến: tức là được sản xuấn theo đơn đặt hàng đơn chiếc, được sản xuất ra nhiều địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với cùng một loại hifnhsarn ph m và chịu ảnh hư ng của điều kiện địa lý, tự nhiên, thổ nhưỡng, mật độ dân số và kinh tế-xã hội của nơi tiêu thụ:

Sản ph m xây dựng giao thông bao giờ cũng gắn liền với một địa điểm, một địa phương nhất định, công trình xây dựng chủ yếu thi công ngoài trời Vì vậy phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương đó Những điều kiện đó bao gồm: địa lý, khí hậu, thời tiết, môi trường, tập quán phong tục của địa phương Đặc điểm đó chi phối tới việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh như: khảo sát thiết kế, lựa chọn phương án thi công, cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khai thác sử dụng công trình Vì vậy nhà thầu cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa điểm xây dựng công trình để đưa ra biện pháp thi công hợp lý, giảm thiểu tối đa chi phí do ảnh hư ng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hư ng của nơi xây dựng làm cho chi phí sản xuất từng sản ph m xây dựng rất khác nhau: Ngay cùng một loại sản ph m có kết cấu giống nhau thì cũng có sự khác nhau về chi phí sản xuất đó là các hao phí về lao động, chi phí máy, điều kiện thi công của từng công trình Vì thế việc xác định chi phí sản xuất và giá thành sản ph m xây dựng dân dụng phải tiến hành riêng biệt đối với từng loại sản ph m

- Sản ph m xây dựng giao thông được sản xuất ra tại nơi tiêu thụ:

Các công trình giao thông được sản xuất tại một địa điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng của sản ph m Địa điểm tiêu thụ sản ph m sẽ do người chủ s hữu quyết định Vì vậy nếu được định nơi tiêu thụ sản ph m thì đồng thời cũng xác định nơi sản xuất sản ph m Do đó khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khâu lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây dựng công trình sao cho hợp lý, tránh phải phá đi làm lại, hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ công trình

- Thời gian sử dụng dài, trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao:

êu cầu về độ bền vững, thời gian sử dụng của sản ph m xây dựng giao

Trang 15

thôngthường rất lớn, một số loại sản ph m xây dựng giao thông có thể lên tới hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa Mặt khác, một sản ph m xây dựng giao thông sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng còn có tác dụng tô điểm thêm vẽ đ p cho vùng nơi nó được xây dựng và nó cũng là một trong những cơ s quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật của từng giai đoạn phát triển của một quốc gia

- Chi phí sản xuất sản ph m lớn và khác biệt theo từng công trình:

Giá trị của sản ph m xây dựng giao thông thường rất lớn hơn rất nhiều so với những sản ph m hàng hóa thông thường Chi phí đầu tư cho công trình thường kéo dài trong một thời k dài Nhà thầu nhiều khi phải có một lượng vốn đủ lớn để đảm bảo hoạt động trong một thời gian chờ vốn thanh toán của chủ đầu tư Mỗi công trình xây dựng dân dụng được thực hiện theo một đơn đặt hàng của CĐT (CĐT thông qua đấu thầu, do vậy mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ, đòi hỏi công tác quản

lý thi công phải luôn được hoàn thiện, sáng tạo để phù hợp với từng dự án tại các địa điểm thi công cụ thể Đặc điểm này ảnh hư ng nhiều đến công tác quản lý thi công xây dựng công trình Cụ thể như sau:

Vốn đầu tư xây dựng của CĐT và vốn sản xuất của các tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu tại công trình, thanh toán, giải ngân vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn, bị kéo dài, thời gian xây dựng kéo dài

- Sản ph m thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn, có quy mô lớn kết cấu phức tạp:

Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công B i vậy giá thành sản ph m rất phức tạp thường thay đổi theo từng khu vực, từng thời k

- Sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao:

Khác với nhiều ngành khác máy móc, thiết bị và nhân lực thường cố định tại nơi sản xuất sản ph m, hoặc cố định theo các khâu sản xuất, trong hoạt động xây dựng, nhân lực và máy móc trang thiết bị luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác Do quá trình thi công xây dựng biến động, lực lượng lao động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ thuật… luôn phải di chuyển địa điểm làm cho việc tổ chức xây dựng không ổn định Dẫn tới công tác quản lý thi công gặp nhiều

Trang 16

khó khăn về quản lý và sử dụng nhân lực để đạt được hiệu quả cao nhất

- Dự án xây dựng đòi hỏi nhiều lực lượng cùng hợp tác để tham gia thực hiện:

Dự án xây dựng nói chung và đặc biệt là xây dựng công trình giao thông có liên quan đến nhiều ngành, vùng địa phương Mặt khác, dự án xây dựng công trình giao thông mang tính chất hài hòa về kỹ thuật, kiến trúc, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật và quốc phòng Do vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bên tham gia vào dự án xây dựng từ quá trình chu n bị đầu tư, chu n bị xây dựng cũng như quá trình thi công xây dựng [9]

1.1.3 h c n ng quản lý thi công công trình

1.1.3.1 Chức năng quyết định

Quá trình xây dựng của dự án công trình là một quá trình ra quyết định có hệ thống, việc kh i công mỗi một giai đoạn xây dựng đều phải dựa vào quyết định đó Việc đưa ra quyết định ngay từ đầu có ảnh hư ng quan trọng đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công cũng như sự vận hành sau khi dự án đã được hoàn thành

1.1.3.2 Chức năng kế hoạch

Chức năng kế hoạch có thể đưa toàn bộ quá trình, toàn bộ mục tiêu và toàn bộ hoạt động của dự án vào quỹ đạo kế hoạch, dùng hệ thống kế hoạch trạng thái động để điều hành và khống chế toàn bộ dự án Sự điều hành hoạt động công trình

là sự thể hiện theo trình tự mục tiêu dự định Chính vì có chức năng kế hoạch nên mọi công việc đều có thể dự kiến và khống chế

1.1.3.3 Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức có nghĩa là thông qua việc xây dựng một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giám đốc dự án để đảm bảo dự án được thực hiện theo hệ thống, xác định chức trách và trao quyền cho hệ thống đó thực hiện chế độ hợp đồng, hoàn thiện chế độ quy định để hệ thống đó có thể vận hành một cách hiệu quả, đảm bảo cho mục tiêu dự án được thực hiện

1.1.3.4 Chức năng điều hành

Vì giữa các giai đoạn thực thi dự án công trình, giữa các tầng cấp liên quan và các bộ phận liên quan có rất nhiều bộ phận liên kết Trong bộ phận liên kết này có mối quan hệ và mâu thuẫn phức tạp, nếu xử lý không tốt sẽ tạo nên những tr ngại trong việc hợp tác phối hợp, ảnh hư ng đến việc thực hiện mục tiêu dự án Vì vậy,

Trang 17

phải thông qua chức năng điều hành của quản lý dự án để tiến hành kết nối, khắc phục tr ngại, đảm bảo cho hệ thống có thể vận hành một cách bình thường

1.1.3.5 Chức năng khống chế

Chức năng khống chế là biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu chính của dự án công trình Đó là vì dự án công trình rất hay có khả năng xa mục tiêu dự định, phải thông qua một số biện pháp như quyết sách, kế hoạch, điều hòa, phản hồi thông tin, lựa chọn các phương pháp quản lý khoa học để điều ch nh khoảng cách

đó, đảm bảo cho mục tiêu được thực hiện Mục tiêu bao gồm mục tiêu tổng thể, mục tiêu con và mục tiêu giai đoạn, các mục tiêu này lại phải hợp thành một hệ hống Vì vậy, việc khống chế mục tiêu cũng phải là một hệ thống liên tục Nhiệm

vụ chính của quản lý dự án công trình là tiến hành khống chế mục tiêu, mục tiêu chính là đầu tư, tiến độ và chất lượng

1.2 Nội ung quản l t i c ng ựng c ng tr n

1.2.1 uản lý ch t l ng công trình xây dựng

1.2.1.1 ế hoạch ki m soát ch t lư ng

Chất lượng công trình xây dựng là: những yêu cầu tổng hợp đối với các đặc tính an toàn, bền vững, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với quy chu n xây dựng, tiêu chu n kỹ thuật, cấp hạng công trình, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiện hành của Nhà nước

Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó Nghĩa là vấn đề chất lượng xuất hiện từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công đến giai đoạn khai thác sử dụng, thể hiện chất lượng của các sản ph m trung gian như chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng các bản vẽ thiết kế…vv Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành

từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng các công việc xây dựng riêng lẽ, các bộ phận, hạng mục công trình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Là sự tác động có tổ chức và điều

ch nh của các bên hữu quan thông qua các biện pháp lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng và cải tiến chất lượng sản ph m nhằm đảm bảo cho công trình đáp

Trang 18

ứng tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu chất lượng phù hợp với những tiêu chu n kinh tế-kỹ thuật đã định thỏa mãn tốt nhất nhu cầu sử dụng của xã hội

Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng: Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống của tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng được tiến hành trong cả ba giai đoạn chu n bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, nhằm đạt được chất lượng công trình theo quy định

Lập kế hoạch chất lượng công trình xây dựng: Là việc thiết lập mục tiêu chất lượng của công trình, các biện pháp tổ chức và tiến độ tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình

Kiểm định chất lượng xây lắp: Là hoạt động của đơn vị có tư cách pháp nhân,

sử dụng phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, thử nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất của sản ph m hay công trình xây dựng, so sánh với quy định thiết kế và tiêu chu n kỹ thuật được áp dụng

Kế hoạch kiểm soát chất lượng sẽ bao gồm những nội dung sau:

- Cơ cấu tổ chức kiểm soát chất lượng: Được miêu tả trong một Sơ đồ tổ chức kiểm soát chất lượng phân chia các bộ phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhân

sự trong sơ đồ, tất cả họ đều tham gia độc lập và cụ thể về các vấn đề kiểm soát chất lượng

- Thủ tục liên lạc và tác động lẫn nhau: Liên lạc giữa nhân sự thi công của nhà thầu làm việc trong các khu vực yêu cầu kiểm soát chất lượng, và nhân viên kiểm soát chất lượng, bao gồm các phương tiện liên lạc thông thường và hệ thống báo cáo Thêm vào đó, cũng sẽ phải quy định tần xuất, tin tức được đưa ra và dự định các cuộc họp hiện trường để điều phối

- Biện pháp, thiết bị và nhân viên trợ giúp cho kiểm soát chất lượng: Một miêu

tả chi tiết và phù hợp về các biện pháp, thiết bị (bao gồm cả phòng thí nghiệm và nhân viên trợ giúp được áp dụng cho kiểm soát chất lượng, bao gồm cả chi tiết mỗi giai đoạn được xem xét trong quá trình thi công công trình

- Danh sách thí nghiệm: Đưa ra một danh sách các ch tiêu, tần suất cần phải thí nghiệm thiết trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, nhân sự và phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm cho mỗi loại thí nghiệm và dự tính số lượng thí nghiệm yêu cầu

Trang 19

- Thí nghiệm trong và ngoài công trường: Một danh sách miêu tả tóm tắt tất cả thí nghiệm trong và ngoài công trường được thực hiện phòng thí nghiệm Thêm vào đó, một danh sách các thí nghiệm mà nhà thầu đề xuất đã được hoàn thành tại các phòng thí nghiệm khác

- Kế hoạch kiểm tra chất lượng: Một kế hoạch dạng sơ đồ sẽ được chu n bị cho mỗi trường hợp cần thiết để kiểm soát chất lượng được nhận biết trong bảng thống

kê nêu trên, bao gồm cả mô tả tất cả các hoạt động chính để kiểm soát chất lượng, ngày bắt đầu và hoàn thành mỗi hoạt động, các hạng mục chủ chốt của kế hoạch, xác nhận và quản lý đệ trình

- Các biểu mẫu kiểm tra, báo cáo và các đệ trình khác [3]

1.2.1.2 Nội dung quản lý ch t lư ng xây dựng công trình xây dựng

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau :

- Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình

- Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản

lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu

Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu

- Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và ch dẫn kỹ thuật;

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản ph m, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong

đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết

bị và công trình;

Trang 20

+ Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

+ Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng

- Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng

và quy định của pháp luật có liên quan,

- Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản ph m, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng

- Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản ph m xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng

- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết

kế xây dựng công trình Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường

- Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu

- Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có

- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi

đề nghị nghiệm thu

- Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định

- Lập bản vẽ hoàn công theo quy định

Trang 21

- êu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng

- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và

vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư

- - Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác

1.2.1.3 Hệ thống đảm bảo ch t lư ng công trình

Hệ thống đảm bảo chất lượng của công trình thường lấy sự đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình làm mục tiêu Tổ chức quản lý các khâu, các giai đoạn quản lý chất lượng, hình thành nên một hệ thống cùng nhau thúc đ y vừa có thể phối hợp nhịp nhàng, vừa có chức trách, nhiệm vụ rõ ràng để tiêu chu n hóa và chế

độ hóa công tác quản lý chất lượng Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình bao gồm những nội dung sau:

- Xác định mục tiêu chất lượng của dự án công trình và tiến hành trù tính điều

ch nh chất lượng

- Lập chế độ trách nhiệm về chất lượng: Phải xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của các thành viên ban lãnh đạo dự án công trình, các ban ngành chức năng có liên quan, nhân viên và toàn thể công nhân viên chức trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình

- Thực hiện tiêu chu n hóa quản lý: Coi biện pháp xử lý các công tác quản lý của dự án công trình là chế độ quy tắc để chúng tr thành căn cứ hoạt động của toàn thể công nhân viên chức tham gia tổ chức dự án công trình

1.2.1.4 i m soát nhân tố ch t lư ng dự án thi công

Nhân tố ảnh hư ng đến chất lượng dự án thi công chủ yếu có 5 lĩnh vực lớn: Con người, nguyên vật liệu, máy móc, phương pháp, môi trường Tăng cường kiểm soát 5 nhân tố này trước khi sự việc xảy ra là việc làm quan trọng để bảo đảm chất lượng dự án thi công

Trang 22

- Kiểm soát con người: Con người là chủ thể trực tiếp tham dự, tổ chức, ch huy và thao tác thi công nên người cần phải tránh để xảy ra sai sót, con người phải phát huy đầy đủ tính tích cực và vai trò chủ đạo của bản thân Khi xem xét yếu tố cong người cần xem xét tổng hợp từ những phương diện tố chất chính trị, tư tư ng, nghiệp vụ và sức khỏe, để tiến hành kiểm soát toàn diện

Hình 1.1.Ki m soát nhân tố ch t l ng

- Kiểm soát nguyên vật liệu: bao gồm kiểm soát nguyên, vật liệu, thành ph m, bán thành ph m, cấu kiện… Nhiệm vụ chủ yếu trong công tác này là nghiệm thu và kiểm tra, sử dụng chính xác, hợp lý, xây dựng cơ cấu quản lý kỹ thuật để thực hiện các khâu thu, phát, lưu trữ, vận chuyển, tránh hiện tượng nhầm lẫn nguyên vật liệu hoặc đem nguyên vật liệu không đạt tiêu chu n vào sử dụng cho công trình

- Kiểm soát máy móc bao gồm kiểm soát thiết bị, máy móc, công cụ thi công… Phải dựa trên đặc điểm công nghệ và yêu cầu kỹ thuật khác nhau để lựa chọn được thiết bị máy móc thích hợp Sử dụng đúng, đảm bảo việc quản lý và bảo dưỡng tốt thiết bị máy móc

- Kiểm soát phương pháp có nghĩa là kiểm soát những biện pháp như phương

án thi công, công nghệ thi công, thiết kế tổ chức thi công, biện pháp kỹ thuật thi công

- Kiểm soát môi trường: Nhân tố môi trường ảnh hư ng đến chất lượng công trình tương đối nhiều, có môi trường kỹ thuật công trình như địa chất, thủy văn, khí

Kiểm soát chất lượng cấu kiện và nguyên vật liệuNhân tố kiểm soát chất lượng công trình thi công

lượng thiết bị máy móc dùng trong thi công

Kiểm soát chất lượng của các biện pháp thi công và kiểm tra đã áp dụng

Trang 23

tượng, môi trường quản lý công trình như hệ thống bảo đảm chất lượng, chế độ quản lý chất lượng, môi trường lao động như tổ hợp lao động, môi trường làm việc Nhân tố môi trường ảnh hư ng đến chất lượng công trình, có tính phức tạp và có đặc điểm biến đổi thường xuyên Do đó, căn cứ vào đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể nên áp dụng những biện pháp tăng cường kiểm soát có hiệu quả đối với những nhân

tố môi trường ảnh hư ng đến chất lượng Đặc biệt là hiện trường thi công cần xây dựng nên môi trường thi công văn minh, bảo đảm nguyên vật liệu và công vụ được sắp xếp có thứ tự, đường đi lối lại hanh thông, nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, trình

tự thi công theo quy định nhằm tạo điều kiện cho đảm bảo chất lượng và an toàn

1.2.2 uản lý ti n thi công xây dựng công trình

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình giao thông bao gồm: Quản lý tiến độ thi công (TĐTC , quản lý chất lượng xây dựng, quản lý khối lượng thi công, quản lý an toàn trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng, quản lý rủi ro

Trong xây dựng công trình giao thông, cũng giống như trong bất k một ngành sản xuất công nghiệp nào khác, muốn đạt được các mục tiêu đề ra người ta phải có

kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất này khi được gắn với một trục thời gian theo niên lịch thì được gọi là kế hoạch tiến độ sản xuất

Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình là kế hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và biện pháp tổ chức thích hợp nhằm hoàn thành công trình xây dựng đảm bảo chất lượng kỹ thuật, trong hạn mức chi phí và thời hạn đã đề ra, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Quản lý TĐTC xây dựng công trình là quá trình quản lý bao gồm thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ công trình và việc lập kế hoạch, quản lý tiến độ thực hiện công trình nhằm đảm bảo cho

dự án hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm vi ngân sách và các nguồn lực cho phép

Tiến độ thi công là tài liệu thể hiện rõ các thông tin cần thiết để nhà thầu tổ chức và quản lý tốt mọi hoạt động xây lắp trên công trường, nó cũng là căn cứ để CĐT kiểm tra giám sát nhà thầu thực hiện hợp đồng đã ký, nó cũng là một trong

Trang 24

những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực thi công của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Vì vậy hoạt động quản lý TĐTC công trình là một trong những hoạt động quản lý cơ bản của doanh nghiệp xây dựng Nếu doanh nghiệp thi công công trình, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật với chất lượng tốt, tiến độ thi công ngắn, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ cao, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp,

uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên và làm tăng khả năng cạnh tranh

Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình thường được lập sau khi xác định được phương pháp tổ chức thi công Kế hoạch tiến độ được thể hiện dưới dạng biểu đồ,

sơ đồ Tùy theo tính chất của công trình, yêu cầu công nghệ và phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức thi công xây dựng mà hình thức thể hiện là sơ đồ ngang, sơ

đồ xiên hay sơ đồ mạng

Mục đích của lập kế hoạch TĐTC công trình là việc lập nên một mô hình điều khiển sản xuất, trong đó có sự sắp xếp các công việc với nhau theo một trình tự công nghệ nhất định nhằm đảm bảo cho việc thi công xây dựng công trình theo một trình tự hợp lý về mặt không gian, thời gian, hợp lý về việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ, phù hợp với điều kiện mặt bằng thi công, tiết kiệm được chi phí, nhằm rút ngắn TĐTC công trình, hạ giá thành xây dựng Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, TVGS và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát TĐTC xây dựng công trình và điều ch nh tiến độ trong trường hợp TĐTC xây dựng một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hư ng đến tổng tiến độ của dự án

1.2.2.1 Các nguy n t c lập kế hoạch tiến độ xây dựng

Chọn thứ tự thi công hợp lý:

Việc chọn thứ tự thi công hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt đối với các công trình lớn, phức tạp, có nhiều hạng mục liên quan với nhau qua chức năng, công nghệ, điều kiện thi công Khi chọn thứ tự triển khai các công tác xây lắp cần chú ý những vấn đề sau:

-Tuân thủ trình tự công nghệ xây dựng, đảm bảo tính liên tục cho các tổ thợ chính

Trang 25

- Khi cần tập trung nhân lực và máy móc thiết bị phải chú ý đến giới hạn về tài nguyên và đảm bảo các nguyên tắc điều hòa trong tổ chức, cần có biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan đến các yếu tố tự nhiên như mưa, lũ, có biện pháp hỗ trợ đối với các công việc khó thi công

- Thông thường người ta chọn thi công từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ hệ chính sang hệ phụ, từ hệ chịu lực sang hệ không chịu lực, từ hệ ổn định sang hệ không ổn định

Đảm bảo thời hạn thi công:

Để có thể hoàn thành và đưa công trình vào khai thác đúng thời hạn thì trước hết, kế hoạch tiến độ phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện này Kế hoạch tiến độ càng

có ít thời gian dự trữ thì khả năng điều ch nh và đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công cũng như khả năng thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư về việc sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng càng thấp

Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất: Biểu đồ nhân lực được coi là điều hòa khi số nhân công tăng từ từ trong thời gian ban đầu và giảm dần khi công trường kết thúc và không có sự tăng giảm đột biến Nếu số công nhân sử dụng không điều hòa, nghĩa là có lúc dùng nhiều người, có lúc lại dùng ít người làm cho các phụ phí như phí tuyển dụng, chi phí lán trại và các dịch vụ khác tăng, lãng phí tài nguyên Tập trung nhiều người trong thời gian ngắn gây lãng phí những cơ s phục vụ cũng như máy móc thiết bị vì không kịp khấu hao

Đưa tiền vốn vào trong công trình một cách hợp lý: Vốn đưa vào phải đúng thời điểm và hợp lý, tránh đưa vốn vào vào công trình một cách khiêm tốn thì sẽ gây chậm tiến độ, nếu lượng vốn đổ vào quá nhiều mà sử dụng không kịp thời sẽ gây lãng phí

1.2.2.2 Trình tự lập kế hoạch tiến độ xây dựng

Tiến độ thi công xây dựng được lập dựa trên các số liệu tính toán của thiết kế

tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công cùng với những kết quả khảo sát bổ sung về đặc điểm của công trường Để thỏa mãn các mục tiêu đã đề ra, TĐTC xây dựng cần lập theo trình tự sau:

- Phân tích công nghệ xây dựng công trình

- Lập danh mục các công việc sẽ tiến hành xây lắp công trình Xác định khối

Trang 26

lượng công việc theo danh mục đã lập

- Chọn biện pháp kỹ thuật thi công cho các công việc xây lắp

- Xác định chi phí lao động, máy móc thiết bị để thực hiện công việc đó

- Xác định thời gian thi công và hao phí nguyên vật liệu

- Lập tiến độ sơ bộ

- Xác định các ch tiêu kinh tế-kỹ thuật của tiến độ sơ bộ đã lập

- So sánh các ch tiêu của tiến độ sơ bộ với các tiêu chí đặt ra ban đầu

- Tối ưu hóa tiến độ theo các ch tiêu ưu tiên

- Phê duyệt tiến độ

- Lập tiến độ cung cấp vật tư chủ yếu, tiến độ cung cấp các loại thiết bị máy móc thi công, tiến độ cung cấp nhân lực

1.2.2.3 Nội dung c a kế hoạch tiến độ xây dựng

Tiến độ trong thiết kế kế tổ chức thi công chi tiết do nhà thầu thi công lập Trong kế hoạch TĐTC thường thể hiện rõ:

- Danh mục công việc, tính chất công việc, khối lượng công việc theo từng danh mục như các công việc chu n bị, công việc xây dựng tạm, công việc xây dựng chính Làm rõ danh mục các đầu việc, các tổ hợp công nghệ xây lắp, các công việc trong từng tổ hợp công tác đầy đủ, không trùng lặp, sắp xếp theo trình tự thi công

- Phương pháp thực hiện (phương pháp công nghệ và cách thức thực hiện

- Nhu cầu lao động, xe máy thiết bị thi công, và thời gian cần thiết thực hiện từng đầu việc Thời gian thực hiện từng đầu việc cần được tính toán đảm bảo độ chính xác cao, có xét đến thời gian chờ kỹ thuật, thời gian thực hiện các nghiệp vụ quản lý, thời gian dự phòng cho sự chậm trễ các công việc liền trước

- Thời điểm bắt đầu, kết thúc của từng đầu việc và mối quan hệ trước sau về không gian và thời gian, về công nghệ và tổ chức sản xuất của các công việc, các mốc thời gian quan trọng phải tuân theo Quan hệ trước sau của các công việc được xác lập theo nguyên lý ghép sát về thứ tự kỹ thuật và sử dụng hiệu quả sản xuất hoặc hiệu quả các nguồn lực

- Kế hoạch tiến độ là căn cứ để thiết lập các kế hoạch phụ trợ khác như kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sử dụng xe máy, cung ứng vật tư, kế hoạch tài chính

- TĐTC được thể hiện bằng sơ đồ ngang hoặc sơ đồ mạng Tổng tiến độ được

Trang 27

lập dựa vào tiến độ của các hạng mục Thời gian tổng tiến độ được xác lập tối ưu, đảm bảo sử dụng các nguồn lực hợp lý, đảm bảo chất lượng và an toàn thi công Thể hiện rõ các mốc tiến độ quan trọng, các giai đoạn thi công trọng yếu phải khống chế thực hiện Tiến độ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho việc quản lý, giám sát thi công

Kế hoạch tiến độ được lập ra để ch đạo thi công xây dựng công trình, để đánh giá sự sai lệch giữ thực tế sản xuất và kế hoạch đã đặt ra nhằm mục đích giúp người ch huy thi công có những quyết định điều ch nh thi công kịp thời Trường hợp sai lệch là quá lớn không thể điều ch nh bằng các biện pháp đơn giản thì cần lập lại kế hoạch TĐTC theo tình hình mới [8]

1.2.3 uản lý hối l ng thi công xây dựng công trình

Công tác quản lý khối lượng là một trong những khâu rất quan trọng trong việc thi công công trình Mục đích của việc quản lý khối lượng thi công công trình là đảm bảo cho công trình được xây dựng đúng với khối lượng hồ sơ thiết kế đã được duyệt và có cơ chế xử lý những khối lượng phát sinh trong quá trình thi công nhằm làm cho công trình thi công đảm bảo được chất lượng Đồng thời tránh được những sai sót, hạn chế thất thoát khối lượng có thể xảy ra trong quá trình thi công [4] Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa CĐT, nhà thầu thi công xây dựng, TVGS theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ s nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng

Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì CĐT và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết

kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì CĐT phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định Khối lượng phát sinh được CĐT hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ s để thanh toán, quyết toán công trình Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán

Việc điều ch nh hợp đồng ch áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá,

Trang 28

hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau đây:

- Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây

ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng

- Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì CĐT thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có th m quyền xem xét, quyết định Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định

Việc điều ch nh hợp đồng ch áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có th m quyền xem xét, quyết định Giá hợp đồng sau điều ch nh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có th m quyền cho phép Mọi thay đổi liên quan đến công trình phải được thể hiện bằng văn bản được

cả tư vấn giám sát và nhà thầu ký nhận và được chủ đầu tư chấp thuận, đây sẽ là cơ

s để thanh toán và hiệu ch nh thời gian cần thiết để thực thi công việc hiệu ch nh

đó

1.2.4 uản lý chi phí ầu t xây dựng trong quá trình thi công xây dựng

Quản lý chi phí là một trong các nội dung cơ bản của quản lý dự án, bao gồm: quản lý phạm vi, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, và quản lý thời gian Các lĩnh vực quản lý này luôn có quan hệ tương tác và ảnh hư ng đến mục tiêu thành công của dự án Do sản ph m xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với sản ph m của ngành sản xuất khác như: mang tính đơn chiếc, thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất xây dựng dài, trải qua nhiều giai đoạn và có nhiều chủ thể tham gia do vậy công tác quản lý chi phí các dự án xây dựng có những đặc thù riêng khác với các ngành khác

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng được hiểu là tập h p các biện pháp quản lý

nhằm đảm bảo dự án đư c hoàn thành trong phạm vi ngân sách đư c duyệt

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một trong các nội dung quan trọng của quản lý dự án, quyết định dự án có thành công hay thất bại Một dự án bị vượt quá ngân sách thì không thể nói dự án đó thành công được Thực tế cho thấy ít

Trang 29

có dự án được thực hiện trong vòng ngân sách Những vấn đề liên quan đến phát sinh chi phí thường xảy ra trong giai đoạn ngắn Khi đó, nhà quản lý sẽ không đủ thời gian xử lý các số liệu thống kê, lựa chọn các phương án định giá chính xác hơn, xem xét các yếu tố ảnh hư ng Kết cục xảy ra là việc ước lượng chi phí lại càng phụ thuộc nhiều hơn vào các công việc dự kiến xảy ra Do đó, công việc quản lý chi phí đòi hỏi nhiều nỗ lực và kinh nghiệm của người quản lý

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm được mục tiêu đầu tư, hiệu quả

dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, ch dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình

Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp

lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chu n bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều ch nh theo quy định tại Điều 7 Nghi định 32/2015/NĐ-

CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, th m tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng,

dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, ch

số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghi định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Trang 30

Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại các ban quản lý dự án, bao gồm: quản lý tổng mức đầu tư; quản lý dự toán công trình; quản lý định mức xây dựng; quản lý giá xây dựng; quản lý ch số giá xây dựng; quản lý đấu thầu; tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng; quyết toán vốn đầu tư

1.2.5 uản lý h p ồng xây dựng

Công tác quản lý hợp đồng xây dựng có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình b i nó có ảnh hư ng

và tác động trực tiếp đến tiến độ, chất lượng, tính an toàn và chi phí của các gói thầu

là các bộ phận của dự án đầu tư xây dựng Trong những năm qua, Nhà nước đã kịp thời ban hành khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng nhằm hướng dẫn các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây

dựng thực hiện việc quản lý hợp đồng xây dựng cũng như điều ch nh hoạt động này

để góp phần đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng

Để quản lý hợp đồng xây dựng tốt cần phải nắm rõ được nội dung của quản lý hợp đồng Theo quy định hiện hành, tùy từng loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng có thể bao gồm: quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý khối lượng và giá hợp đồng, quản lý thanh quyết toán, quản lý về an toàn lao động bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và quản lý điều ch nh hợp đồng, Chất lượng quản lý hợp đồng được đánh giá là đạt yêu cầu khi tất cả các nội dung này đều phải được thực hiện tốt và phù hợp với các quy định hiện hành

Hình 1.2: N i dung quản lý thực hiện h p ồng xây dựng

Nội dung quản lý hợp đồng xây dựng

Quản lý khối lượng và giá hợp đồng

Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Quản lý điều

ch nh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng

Trang 31

1.2.6 uản lý n toàn tr n công tr ng xây dựng

1.2.6.1 Nhiệm v công tác an toàn lao động c a tổ chức xây dựng

n toàn lao động là công tác bảo vệ tính mạng và tài sản, bảo đảm cho công nhân có thể làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh sạch sẽ

Bảo hộ lao động là công tác phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra gây tổn thương, chết người hay tàn phế, phòng ngừa những bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra của quá trình thi công hoặc làm cho sức khỏe của công nhân có thể giảm sút nhanh chóng, hoặc làm cho công nhân bị nhiễm độc, nhiễm trùng sinh bệnh tật

Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải nghiên cứu, không ngừng cải thiện điều kiện lao động và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình sản xuất Để đảm bảo an toàn lao động trên các công trường đơn vị thi công cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Trước khi kh i công xây dựng, nhà thầu xây dựng phải lập thiết kế biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình chính, công trình phụ tạm, công trình phụ trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

- Các biện pháp bảo đảm an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành, những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn

- Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước có th m quyền theo quy định mới được phép hoạt động trên công trường Khi hoạt động phải tuân thủ quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn

- Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải có đủ sức khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật về lao động

1.2.6.2 Tổ chức an toàn lao động trong doanh nghiệp xây dựng

Để tổ chức tốt công tác đảm bảo an toàn lao động và bảo hộ lao động trên các công trường xây dựng, doanh nghiệp phải xây dựng quy chế hoạt động, trong đó phải quy định rõ chế độ trách nhiệm của từng thành viên trong doanh nghiệp

Trang 32

Giám đốc doanh nghiệp là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về công tác an toàn và bảo hộ lao động trong doanh nghiệp Để thực hiện nhiệm vụ này, giám đốc phải cử BCH công trường hoặc cán bộ phụ trách tổ chức thi công và công tác an toàn và bảo hộ lao động trên công trường

Ch huy trư ng(CHT công trường là người chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp về công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động trên công trường thuộc phạm vi mình quản lý CHT công trường có trách nhiệm:

- Tổ chức huấn luyện và học tập về an toàn kỹ thuật và bảo hộ lao động cho công nhân trên công trường trước khi triển khai thi công công trình

- Hướng dẫn công nhân phương pháp và nội quy làm việc trên công trường, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh, sinh hoạt, quần áo lao động, các dụng cụ phòng

hộ lao động cần thiết cho công nhân Tạo điều kiện để thi công an toàn, xây dựng những quy định trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân

- Cử cán bộ phụ trách công tác an toàn lao động trên công trường Cán bộ phụ trách an toàn lao động trên công trường có các quyền hạn không cho thi công trong điều kiện không đảm bảo an toàn Không cho tiếp tục sử dụng các loại máy móc và thiết bị không đảm bảo an toàn lao động Đề nghị khen thư ng những người chấp hành tốt và k luật những người không chấp hành nội quy Khi công nhân đến công trường làm việc phải phổ biến về nội quy bảo hộ lao động, phổ biến các quy tắc, trật

tự trong công trường, an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ, giới thiệu trình tự công nghệ phương pháp vận hành và sử dụng máy móc thiết bị Các công nhân trên công trường có nhiệm vụ: Chấp hành tốt k luật lao động, giữ gìn tài sản của xí nghiệp, chấp hành tốt về an toàn kỹ thuật, vệ sinh sản xuất, phòng chống cháy nổ và bảo hộ lao động

1.2.6.3 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động tr n công trư ng

- Các biện pháp đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật công nghệ như: Thực hiện cơ giới hóa quá trình thi công xây dựng, cũng như cơ giới hóa quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, cơ giới hóa quá trình xếp dỡ tại các bãi vật liệu xây dựng, các xí nghiệp sản xuất phụ nhằm giảm bớt sản xuất nặng nhọc và quá trình sản xuất kém

an toàn cho người và máy móc thiết bị

Trang 33

- Các biện pháp kỹ thuật về an toàn nơi làm việc như: Thắt dây an toàn khi làm việc trên cao, nơi nguy hiểm, khi làm việc công nhân phải mặc quần áo bảo hộ, đội

mũ bảo hiểm Các biện pháp đảm bảo an toàn nơi làm việc như: Đảm bảo đủ ánh sáng nơi làm việc, có rào che chắn để ngăn ngừa tai nạn lao động, không cho công nhân làm việc trong phạm vi không an toàn khi cơ giới hoạt động

- Các biện pháp về tổ chức như:

Quy định chế độ làm việc và ngh ngơi, cung cấp đủ dụng cụ phòng hộ cho công nhân, thực hiện chế độ lao động hơp lý, không để cho công nhân làm thêm giờ, thêm ca quá nhiều, tổ chức huấn luyện biện pháp an toàn sản xuất trước khi tiến hành thi công công trình

Quy định chế độ trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn lao động: CHT công trường có nhiệm vụ lãnh đạo công trường thực hiện các công tác về an toàn kỹ thuật Tổ trư ng thi công chịu trách nhiệm công tác an toàn lao động và vệ sinh sản xuất trong phạm quy của mình phụ trách

- Quản lý kỹ thuật an toàn trên sơ đồ mặt bằng thi công: Quy định vị trí của kho thuốc nổ, xư ng gia công, kho dầu và các kho chứa nguyên liệu dễ bắt cháy khác, cấu kiện chế sẵn như khối đất đá, vật liệu xây dựng và bê tông, vị trí hoạt động của các xe cần c u

- Trình bày kỹ thuật an toàn thi công: Trình bày theo từng phần (nền móng, kết cấu chính, lắp ráp thiết bị

- Lập trình tự tác nghiệp an toàn chu n: Là điều kiện hàng đầu trong việc chu n hóa tác nghiệp Tiêu chu n tác nghiệp phải xem xét đến đặc điểm và quy luật vận động thân thể của người, đến bố trí hiện trường tác nghiệp, sử dụng dụng cụ thiết bị, cường độ thao tác, phải phù hợp yêu cầu về lý thuyết về con người và máy thi công

Tổ chức huấn luyện nhiều lần, thư ng khi đạt tiêu chu n

- Thực hiện chế độ khen thư ng đối với tổ chức cá nhân thực hiện tốt những

quy định về an toàn lao động và bảo hộ lao động, nghiêm khắc phạt khi họ vi phạm

1.2.7 uản lý môi tr ng xây dựng

Hiện nay trong công tác xây dựng công trình, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu chung về tiến độ thi công, chất lượng công trình, giá thành sản ph m Các doanh nghiệp xây dựng còn phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, giảm thiểu

Trang 34

những tác hại của việc xây dựng công trình đến môi trường sống xung quanh Đây

là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật

- Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường

- Nhà thầu thi công xây dựng, CĐT phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì CĐT, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình ch thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra

- Nhà thầu thành lập bộ phận kiểm soát môi trường bao gồm tổ trư ng môi trường và các nhân viên Tổ trư ng môi trường sẽ chu n bị, giám sát và kiểm tra kế hoạch kiểm soát môi trường Giám sát môi trường duy trì nhật ký công trường hàng ngày, nhật ký đó ghi chép đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm tra an toàn hiện trường và các vấn đề liên quan đến tai nạn và các vấn đề tương tự

- Những nội dung chính nhà thầu cần thực hiện để kiểm soát môi trường xây dựng:

Kiểm soát ô nhiễm không khí và bụi: Thực hiện việc chống lại bụi do các hoạt động thi công gây ra Hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí được lắp đặt và phải được hoạt động bất cứ khi nào thiết bị và máy móc hoạt động

Biện pháp giảm bụi trên công trường: Đường tạm phải có mặt cứng và phải được giữ sạch kh i các vật liệu rời trên bề mặt, các băng chuyền phải được gắn các

Trang 35

tấm chắn gió, phun nước đường nằm trong khu vực thi công Các xe tải vận chuyển vật liệu trong và ngoài công trường được phủ bạt

Kiểm soát ô nhiễm nước: không cho nước mưa bề mặt từ công trường xây dựng chảy trực tiếp vào dòng chảy, kênh hoặc mương, không cho dụng cụ hoặc máy móc được rửa vào nguồn nước khu vực mà thoát nước vào kênh, mương hiện tại

Kiểm soát tiếng ồn và độ rung: Vây kín xung quanh bất k phần công trình nào

mà tiếng ồn có thể phát sinh quá Lựa chọn thiết bị và xem xét thiết bị để sử dụng có độ

ồn thấp hơn Các động cơ máy móc được trang bị bộ giảm thanh Tiếng ồn phát sinh khi thực hiện công việc vào ban đêm không được vượt quá giới hạn tiếng ồn tối đa cho phép

1.3 Các n n tố ản ưởng đến công tác quản l t i c ng ựng c ng tr n

1.3.1 Nhóm nhân tố ch qu n:

1.3.1.1 Mô hình quản lý:

Mô hình quản lý tổ chức thi công rất quan trọng, việc lựa chọn đúng mô hình nhằm phát huy hết vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý đồng thời phù hợp với tính chất, yêu cầu của công việc đặc trưng của ngành, lĩnh vực kinh doanh

mà Công ty hoạt động

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng thì việc lựa chọn mô hình quản lý, tổ chức thi công có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quyết định sản xuất kinh doanh Nếu áp dụng không phù hợp sẽ làm cho hoạt động quản lý kém hiệu quả dẫn đến hậu quả là sản xuất thua lỗ Ngược lại, nếu việc điều hành, sản xuất, quản lý chặt chẽ, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao

1.3.1.2 Quy chế hoạt động:

Tương tự như mô hình quản lý việc xây dựng quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi Công ty như là sợi dây vô hình gắn kết các phòng ban, chức năng, giữa cá nhân với tập thể Công ty với nhau sao cho bộ máy quản lý, điều hành một tổ chức, các hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục và vận hành theo đúng khuôn khổ, định hướng, mục tiêu đã đề ra Và quy chế được đề ra cũng ảnh hư ng trực tiếp đến hoạt động quản trị tổ chức thi công đối với mỗi công trình Quy chế đề ra phù hợp với đặc điểm tính chất, đặc điểm của mỗi loại hình công trình thì nó sẽ nâng cao hiệu quả của việc quản lý đầu tư xây dựng đồng thời khuyến khích các cá nhân, thành viên của công ty đưa công trình về cho Công ty

Trang 36

làm tang doanh thu hàng năm và năng lực tổ chức thi công các công trình, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực hoạt động Ngược lại nếu quy chế đề ra không phù hợp thì không thể khuyến khích được việc tăng gia sản xuất dẫn đến kiềm hãm sự phát triển của doanh nghiệp

1.3.1.3 Năng lực thi công c a doanh nghiệp xây dựng:

Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp xây dựng là khả năng thực hiện tổ chức thi công sản xuất sản ph m xây dựng thực tế cao nhất có thể đạt được trong một thời gian nhất định của doanh nghiệp đó (thường là tháng, năm

Năng lực thi công của doanh nghiệp là tổng hợp các năng lực về sản xuất của các máy móc, thiết bị, đội thợ thi công các hạng mục và dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, năng lực về tổ chức quản lý các công trình có tính chất tương đương, năng lực về trình độ năng lực tổ chức thi công các công trình tương đương

Và năng lực càng không thể thiếu trong công tác quản lý, điều hành công trình đó là năng lực về tài chính của doanh nghiệp có đủ đảm bảo thực hiện sản xuất sản ph m xây dựng liên tục, kịp thời trong suốt quá trình thi công hay không?

Để xác định năng lực thực sự của doanh nghiệp cần phải dựa trên số lượng công trình có tính chất tương đương đã thực hiện trong những năm qua Và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp hay máy móc thiết bị dựa trên năng lực tự có hay đi thuê

Vì vậy việc đánh giá đúng thực chất năng lực thi công của mỗi doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng

Từ đó các cấp quản lý mới có quyết sách tổ chức, quản lý thi công sao cho hiệu quả nhất với năng lực đó

1.3.1.4 Trình độ tổ chức quản lý:

Đúng vậy, một con tàu đang được điều khiển giữa biển khơi và phải thực hiện một hành trình theo đúng mục tiêu , thời gian và độ an toàn của chuyến tàu đó, phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quản lý, vận hành của các thủy thủ và thuyền trư ng con tàu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng cũng vậy, để mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhà quản lý phải có trình độ, hiểu biết rộng về kỹ thuật cũng như quan hệ xã hội, làm sao cho chi phí sản xuất công trình là tối thiểu

Trang 37

Hệ thống tổ chức quản lý phải đơn giản, gọn nh phù hợp với tính chất, đặc điểm của quy trình sản xuất Phát huy được tối đa vai trò trách nhiệm của mỗi cấp quản lý đồng thời luôn tạo điều kiện sử dụng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các vị trí lãnh đạo trực tiếp

Trong các doanh nghiệp nếu phân cấp quản trị theo tầm quản trị rộng sẽ có khả năng giám sát và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của cấp dưới, mệnh lệnh, quyết định được triển khai nhanh chóng và ít tốn kém Ngược lại, nếu phân cấp quản lý

h p, gọn nh sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý nhưng đòi hỏi người quản lý phải có năng lực thực sự đặc biệt và am hiểu nhiều lĩnh vực chuyên môn

Lập kế hoạch tổ chức thi công phải chi tiết, cụ thể và sát thực tế đặc biệt là khâu thiết kế tổ chức thi công Làm đúng ngay từ đầu, vì đây là cơ s để huy động

và sử dụng nguồn nguyên liệu, nhân công, máy móc thiết bị, vốn phục vụ trong suốt quá trình thi công Kế hoạch, thiết kế thi công không hợp lý, sát với thực tế thì ảnh

hư ng đến năng suất, cường độ, hiệu suất làm việc của công nhân, máy móc, lãng phí thời gian, chi phí,… và cuối cùng là kết quả kinh doanh , lỗ, lãi

Thái độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: đối với những người đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề cao, có ý thức làm việc thì họ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng hơn, khối lượng công việc lớn hơn do đó sẽ giảm số lao dộng quản lý

do đó dẫn đến tổ chức quản lý dễ dàng và hiệu quả cao hơn

Tất cả hoạt động quản lý này đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về chuyên ngành cũng như lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1.5 Trình độ kỹ thuật công nghệ:

Trình độ kỹ thuật công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh xây dựng và ảnh hư ng rất lớn đến hoạt động quản lý thi công công trình Năng lực, trình độ kỹ thuật công nghệ thi công của doanh nghiệp nào mạnh và kỹ thuật công nghệ thi công cao thì thúc đ y quá trình sản xuất thi công, rút ngắn thời gian thi công, chi phí do áp dụng cơ giới hóa vào khai thác sử dụng thay thế cho lao động thủ công và ngược lại, trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu thi công cường độ và khối lượng công việc lớn và phức tạp thì sẽ kiềm hãm trình độ quản lý và phát triển của doanh nghiệp

Trang 38

Mặt khác phát triển trình độ kỹ thuật công nghệ phù hợp với năng lực máy móc thiết bị của doanh nghiệp thì thúc đ y quá trình quản lý thi công đạt hiệu quả cao và ngược lại

1.3.1.6 Trình độ tay nghề c a công nhân và ý thức trách nhiệm:

Trình độ tay nghề quyết định đến chất lượng sản ph m và năng suất lao động Nếu lao động có trình độ chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động Ngược lại, nếu lao động trình độ không đáp ứng được công việc sẽ dẫn đến tình trạng công việc không được hoàn thành đúng thời hạn, thất thoát và tốn kém vật tư, không đảm bảo

về chất lượng và làm ách tắc toàn bộ các công việc khác, kết quả sẽ làm tang chi phí sửa chữa hoặc chi phí chờ đợi

Đối với hoạt động xây dựng, trình độ của công nhân có ảnh hư ng trực tiếp đến chất lượng của sản ph m xây dựng Công nhân là người trực tiếp thi công công trình có thể đưa ra những giải pháp thi công phù hợp với từng hạng mục công trình khác nhau, góp phần tang năng suất và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác (như nguyên vật liệu, máy thi công,… Nếu trình độ tay nghề, ý thức của công nhân cao sẽ tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thi trường xây dựng và làm giảm chi phí, tiết kiệm chi phí xây dựng trong việc giải quyết rủi ro, chi phí làm lại do trình độ công nhân kém không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khi thi công Ý thức trạch nhiệm của công nhân lao động kỹ thuật cao sẽ giảm thiểu được thất thoát vật tư, thời gian và chi phí đào tạo công việc chuyên môn

Tuyển dụng và đào tạo đội ngủ lao động có trình độ ý thức cao là nguồn lực chủ yếu giúp doanh nghiệp xây dựng nâng cao hiệu quả lao động và giảm chi phí thi công

1.3.1.7 Ch t lư ng thiết kế và biện pháp thi công:

Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, doanh nghiệp xây dựng cũng chịu ảnh hư ng của nền kinh tế thị trường Do đó việc lập kế hoạch hay tổ chức thi công làm sao cho hiệu quả nhất, tránh thất thoát và lãng phí vật tư, nhân công cũng như chi phí khác Nhằm rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí giá thành mang lại lợi nhuận tối ưu Vì vậy thiết kế tổ chức thi công là quá trình chủ động hoạch định công nghệ xây dựng một công trình, hiệu quả của quá trình tổ chức thi công đạt đến

Trang 39

mức độ nào thì chất lượng của công tác thiết kế tổ chức thi công có tác động đầu tiên

Vì vậy, khi tiến hành công tác này phải triệt để những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Thiết kế tổ chức thi công phải đảm bảo tang cường cơ giới hóa, đồng bộ công tác thi công xây lắp Ch có cơ giới hóa các công đoạn, dây chuyền, hạng mục thi công thì mới rút ngắn được thời gian cũng như chi phí và nâng cao chất lượng công trình

- Thiết kế tổ chức thi công phải phân chia công việc cũng như hạng mục công việc có tính chuyên môn hóa cao Từ đó sắp xếp, bó trí tổ chức thi công theo hạng mục công việc như hạng mục làm cốt thép, bê tong, nhóm lao động phổ thông, … làm tang tính chuyên môn hóa cao

- Thiết kế tổ chức thi công phải tạo điều kiện thi công liên tục, thông suốt trong quá trình thi công Để thi công công trình được thông suốt, liên tục thì tổ chức thiết kế tổ chức thi công phải lường hết được những yếu tố, nguyên nhân làm gián đoạn

Có rất nhiều nguyên nhân làm gián đoạn quá trình thi công, nhưng thường chủ yếu tập trung vào một số nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan: trình độ tổ chức thi công cũng như năng lực tổ chức thi công kém Thiếu kỹ sư lành nghề, phương tiện, máy móc thi công lạc hậu, …

- Nguyên nhân khách quan: thiếu vật tư, nguyên liệu, máy móc thi công, mất điện và các năng lượng khác có liên quan đến quá trình thi công

- Nguồn cung cấp lao đông, công nhân kỹ thuật lành nghề không ổn định, mang tính mùa vụ

Trong nền kinh tế thị trường thì vốn cung cấp cho công trình cũng bị ảnh

hư ng, gián đoạn khi có biến động về kinh tế thì đến đây lại khẳng định một lần nữa tầm ảnh hư ng rất lớn và có tính chất quyết định đầu tiên cho việc sản xuất thi công xây dựng Vì, nếu thiết kế thi công không hiệu quả, không thể tính toán hết được những ảnh hư ng cũng như cơ s ban đầu của việc thiết kế dẫn đến việc tổ chức thi công sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được Vì vậy,

Trang 40

quản lý chất lượng trong thiết kế tổ chức thi công phải thực hiện một cách chính xác

và nghiệm ngặt ngay từ đầu

Căn cứ vào cơ s thiết kế đó, biện pháp tổ chức thi công cũng là khâu ảnh

hư ng lớn đến việc quản lý thi công, biện pháp quản lý thi công từ các hạng mục chính của công trình cho tới biện pháp thi công hạng mục phụ, chi tiết phải được đưa ra bàn luận, tham khảo ý kiến đóng góp của chủ nhiệm công trình đã từng thi công, có kinh nghiệm trong các buổi họp giao ban của công ty để đưa ra một bảng thiết kế tổ chức thi công, biên pháp thi công hiệu quả và tối ưu nhất cho mỗi công trình

Các ch tiêu đo lường về định tính cũng như định lượng về thiết kế tổ chức thi công và biện pháp tổ chức thi công phản ánh hiệu quả của công tác quản lý thi

công của một công trình

1.3.2 Nhóm nhân tố hách qu n:

1.3.2.1 Chính sách kinh tế vĩ mô:

Chính sách kinh tế vĩ mô, cơ chế quản lý của Nhà nước có ảnh hư ng ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Đặc biệt là hoạt động xây dựng cơ bản Chính sách quản lý của Nhà nước tác động trực tiếp đến các vấn đè quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí, nhân công, chi phí máy, hay các vấn đề về tín dụng, cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng, độc quyền, hỗ trợ, luật bảo vệ môi trường,… các chính sách này có thể tạo cơ hội, hoặc nguye cơ và thách thức cho các doanh nghiệp xây dựng

Nếu thị trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực nó tạo ra một khoảng lợi nhuận đáng kể trong việc giảm bớt chi phí quản lý do không phải sử dụng nhiều biện pháp đối phó kịp thời với sự thay đổi này

Chính sách lãi suất, t giá hối đoái, tín dụng dành cho doanh nghiệp xây dựng sẽ ảnh hư ng trực tiếp đến chi phí vốn của doanh nghiệp Nếu các ch số này tang và việc hạn chế tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp thì làm tang chi phí xây dựng của doanh nghiệp và ngược lại

Chính sách ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vùng, ngành làm cho môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, từ đó làm cho các doanh nghiệp phải tang cường

Ngày đăng: 31/05/2023, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w