Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

77 1.6K 6
Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vự...

ĐẠI HỌC DUY TÂN Khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Giảng viên biên soạn: Ths.Nguyễn Đình Bá 1 GIỚI THIỆU Ngày nay sự phát triển của xã hội đòi hỏi tính bền vững. Môi trường sống của trái đất đang bị đe dọa bởi những công ty sản xuất và kinh doanh ô nhiễm. Thực phẩm các loại đầy dẫy những nguy hại đến sức khỏe cộng đồng. Mỗi quốc gia cho đến toàn thế giới đều đang phối hợp góp sức xây dựng những môi trường sống lành mạnh, đấu tranh với những việc sản xuất và kinh doanh vô đạo đức làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng. Đã qua rồi tư tưởng làm việc, kinh doanh “Sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi”, mỗi sinh viên chúng ta cần ý thức được việc làm của mình, mỗi công ty đơn vị càng cần phải ý thức những hoạt động của mình sao cho không làm tổn hại đến sự phát triển chung của xã hội. Do vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu “Đạo đức nghề nghiệp” là rất cần thiết cho mỗi sinh viên để sống làm việc và ứng xử một cách đạo đức nhằm bảo vệ cho sự phát triển chung của xã hội trong đó có chính bản thân mình. MỤC TIÊU Sau khi học xong học phần này, bạn sẽ: - Hiểu được tầm quan trọng của đạo đức trong nghề nghiệp; - Những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh; - Sẽ làm việc, kinh doanh một cách có đạo đức. SÁCH GIÁO KHOA & TÀI LIỆU Giáo trình “Đạo đức kinh doanh” (Business Ethics) do nhóm dịch thuật DTU dịch từ sách “Business Ethics” của Laura P. Hartman và Joe DesJardins viết nhà xuất bản Mc. Graw Hill và nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2008 - Đọc các tài liệu, bài mẫu được phân về nhà cuối mỗi buổi học. 2 Chương 1: Đạo đức kinh doanh A. Mục tiêu của chương 1. Giải thích tại sao đạo đức rất quan trọng trong môi trường kinh doanh. 2. Giải thích được bản chất của đạo đức kinh doanh như là một nguyên tắc chuẩn mực. 3. Phân biệt giữa đạo đức cá nhân với đạo đức trách nhiệm xã hội. 4. Tìm thấy điểm khác biệt giữa các quy chuẩn và giá trị đạo đức với các quy chuẩn và giá trị kinh doanh khác. 5. Phân biệt thế nào là trách nhiệm pháp luật và thế nào là trách nhiệm đạo đức. 6. Lý giải tại sao trách nhiệm đạo đức lại quan trọng hơn cả trách nhiệm tuân thủ pháp luật. 7. Phân biệt thế nào là tình huống đưa ra trách nhiệm đạo đức và thế nào là tình huống đưa ra những quyết định thực tế khác. B. Các bài học 1.1. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những 3 mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Các ví dụ: Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”. Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng. Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội. 1.2. Lịch sử ngành đạo đức kinh doanh 1 Thuật ngữ " đạo đức kinh doanh" được dùng trong rất nhiều trường hợp và lịch sử của nó thay đổi tùy theo những vấn đề liên quan nào sẽ được bàn thảo. Lịch sử này sẽ cũng thay đổi phần nào tùy theo quan điểm người viết trong từng trường hợp cá biệt, cũng như tùy theo quan điểm của sử gia về quan niệm đạo đức, cộng với những dữ kiện họ sẵn có trong tay hoặc sẽ tìm ra, hoặc mức độ quan trọng mà người viết sử gán cho những sự kiện đó. Vì thế, dựa trên những chi tiết khác nhau, câu chuyện tôi kể hôm nay sẽ không giống với câu chuyện của những người khác sẽ kể, và có thể dẫn 1 Richard T. De George 4 đến những cuộc bàn luận vì nhiều người không đồng ý kiến với tôi. Như thế chẳng tốt hơn là ai cũng cùng một ý kiến, cùng lập đi lập lại mãi những chi tiết giống nhau? Câu chuyện tôi kể sẽ có ba hướng, vì tôi tin là thuật ngữ đạo đức kinh doanh được sử dụng ít ra trong ba ý nghĩa khác nhau, nhưng vẫn liên quan với nhau. Những ý nghĩa này đương nhiên sẽ là những điểm chính để bàn thảo về đề tài trên đây. Ý nghĩa đầu tiên của thuật ngữ này liên quan đến những sự phát triển trong thời gian gần đây và liên quan đến giai đoạn từ khoảng chừng đầu thập niên 1970, khi mà thuật ngữ "đạo đức kinh doanh" được sử dụng thường xuyên ở Hoa Kỳ. Nguồn gốc của ý nghĩa này có thể tìm thấy trong môi trường học viện, nơi xuất phát những bài khảo luận hay hội thảo có tính chất hàn lâm trong lãnh vực giảng dạy, nghiên cứu và xuất bản. Đó là một hướng của câu chuyện. Khi thuật ngữ này được dùng rộng rãi trong giới truyền thông và công chúng, nó thường trở thành đồng nghĩa với những vụ bê bối trong doanh nghiệp hay tổng quát hơn, có thể cho là "những luật lệ trong kinh doanh." Bằng ý nghĩa rộng này, lịch sử của chữ đạo đức kinh doanh trở về cái nguồn gốc của chữ kinh doanh, là những trao đổi thương mại và sau này cũng có nghĩa là những hệ thống kinh tế. Đó là một hướng khác của câu chuyện. Hướng thứ ba của câu chuyện liên quan đến ý nghĩa thứ ba của đạo đức kinh doanh. Nó hướng đến một phong trào trong phạm vi thương trường hay là phong trào nhằm tạo dựng rõ ràng một nền đạo đức trong cơ cấu của doanh nghiệp qua những quy phạm và cùng những viên chức và hội đồng kiểm tra đạo đức doanh nghiệp. Thêm vào đó, thuật ngữ này đã được dùng rộng rãi trên toàn thế giới, cho dù cái ý nghĩa của nó bên Âu châu thì phần nào khác cái ý nghĩa dùng ở Hoa Kỳ. Ý nghĩa "Quy luật đạo đức" trong "đạo đức kinh doanh" Theo nghĩa rộng, quy luật đạo đức trong doanh nghiệp đơn giản chỉ là sự áp dụng những điều đạo đức hàng ngày hay quy phạm đạo đức vào việc kinh doanh. Có lẽ thí dụ dễ nhớ nhất là những luật lệ đạo đức từ Mười Điều Răn trong Kinh Thánh, mà ngày nay vẫn còn là điều hướng dẫn được nhiều người dùng đến. Cụ thể như điều khuyên về sự trung thực và thành thật, hoặc điều ngăn cấm về trộm cắp hay ganh tỵ là những điều vẫn thường được áp dụng. Một vài khái niệm về quản lý có thể tìm thấy trong Kinh Thánh, cũng như những khái niệm đã được áp dụng vào kinh doanh. Những truyền thống hay tôn giáo khác cũng có những văn bản thiêng liêng hay cổ xưa 5 dùng để hướng dẫn con người trong mọi lãnh vực, kể cả kinh doanh, qua nhiều thế kỷ, và vẫn còn tiếp tục được áp dụng. Nếu chuyển từ lãnh vực tôn giáo sang triết lý, chúng ta cũng có một truyền thống lâu đời tương tự. Plato được biết đến qua những cuộc thảo luận về pháp luật của ông trong tác phẩm "Cộng Hòa Luận" và Aristotle đã bàn thật rõ ràng những mối quan hệ kinh tế, thươmg mại và mậu dịch dưới nhan đề "hộ gia đình" trong tác phẩm "Chính Trị Luận" của ông. Nhận định của Aristotle về mậu dịch, trao đổi, sở hữu, trưng thu, tiền tệ và tài sản hầu như cũng còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ông đưa ra nhiều điều phán xét về sự tham lam và việc lạm dụng quá đáng sức lực con người để theo đuổi sự giàu có. Ông cũng chỉ trích việc cho vay nặng lãi vì nó liên quan đến lợi nhuận của bản thân tiền tệ hơn là từ quá trình trao đổi mà trong đó đồng tiền chỉ là một phương tiện 2 . Aristotle cũng đưa ra định nghĩa cổ điển về sự công bằng: những người đồng đẳng phải được đối xử bình đẳng, sòng phẳng trong giao dịch "tiền nào của nấy," và sự tưởng thưởng tương xứng với công lao 3 . Ở phương Tây, sau khi La Mã suy tàn, giáo lý Cơ Đốc trở thành tư tưởng chủ đạo, và dù đã có nhiều sự thảo luận khác nhau về sự giàu nghèo, về chủ quyền và sở hữu, vấn đề kinh doanh vẫn chưa được nói đến một cách có hệ thống, ngoại trừ trong nội dung của pháp lý và dựa theo sự thành thật trong việc mua bán. Ta thấy điều này trong lập luận của Thomas Aquinas về việc bán hàng hóa đắt hơn giá trị thật của chúng với giá bán cao hơn là giá mua. Và dựa trên lập luận của Aristotle, Aquinas chỉ trích vấn đề cho vay nặng lãi 4 . Tuy nhiên, ông cũng biện minh cho sự vay mượn hợp lý từ những người sẵn sàng cho vay lấy lời. Luther, Calvin và John Wesley, là ba trong số những người theo chính sách Cải Cách cũng đã bàn thảo về vấn đề mậu dịch và kinh doanh và đã đi tiên phong trong việc phát triển quy luật đạo đức trong công việc (lương tâm nghề nghiệp) của người tín đồ đạo Tin Lành 5 . Tác phẩm "Tôn giáo và Sự Phát triển của Chủ nghĩa Tư bản" 6 của R. H. Tawney lý giải một cách thuyết phục rằng tôn giáo là một phần căn bản trong sự phát triển chủ nghĩa cá nhân và của nền thương mại như ta thấy trong giai đoạn hiện 2 Aristotle, Politics, Book I, especially Ch. 8-10. 3 Aristotle, Nicomachean Ethics, ed. Roger Crisp (Cambridge: Cambridge University Press, 2000), p. 88. 4 Summa Theologiae, II-II, Question 77. 5 See Max L. Stackhouse, Dennis P. McCann and Shirley J. Roels, with Preston N. Williams, eds., On Moral Business: Classical and Contemporary Resources for Ethics in Economic Life (Grand Rapids, Mich.: William B. Eerdmans Publishing Company, 1995). 6 New York: Harcourt, Brace and Co., 1926. 6 đại này. Tuy nhiên, giai đoạn này lại tìm cách ly khai tôn giáo khỏi thế gian và ly khai chính trị khỏi tôn giáo. Trong quá trình này, kinh tế và hoạt động kinh tế cũng bị tách biệt khỏi tôn giáo và liên kết với chính trị để tạo nên cái gọi là kinh tế-chính trị học. John Locke đã khai triển chính sách cổ điển về quyền bảo vệ tài sản như là một quyền hạn tự nhiên. Theo ông, con người có được tài sản nhờ kết hợp sức lao động với những gì họ tìm thấy trong thiên nhiên 7 . Adam Smith, người được xem là cha đẻ của nền kinh tế hiện đại qua tác phẩm "Khảo sát về Nguồn gốc và Bản chất của sự Giàu có của Quốc gia," khai triển khái niệm sức lao động của Locke thành một "lý thuyết về giá trị của lao động." Hiện thời, các nhà bình luận xem ông là người cổ xúy cho nền kinh tế "tự do" và chú trọng vào thành ngữ "bàn tay vô hình" của ông. Nhưng các nhà bình luận này quên rằng Smith cũng từng là một triết gia về đạo đức và là tác giả của tác phẩm "Lý thuyết về Tính chất Đạo đức của Tình cảm". Theo ông, hai lãnh vực đạo đức và kinh tế không thể tách biệt được. John Stuart Mill, Immanuel Kant, G. W. F. Hegel đều viết về những đề tài kinh tế và sự phân phối tài sản công bằng. Tuy nhiên, Karl Marx, nổi bật lên như một người phê phán chủ nghĩa tư bản sắc bén nhất khi chủ nghĩa này phát triển trong thế kỷ 19. Sự phê phán của Marx dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn tiếp diễn đến ngày nay, ngay cả khi không đề cập đến Marx. Marx nhận định rằng chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên sự bóc lột sức lao động. Đó là một nhận định thật sự hay chỉ là một lời phê phán đạo đức, cũng là điều còn phải bàn cãi, nhưng có lẽ nó đã được xem là lời chỉ trích về đạo đức vì "sự bóc lột" là một thuật ngữ tố cáo có tính cách đạo đức và hình như Marx có vẻ thiên về tố cáo sự bất công. Nhận định của Marx dựa trên sự phân tích của ông về "lý thuyết về giá trị thặng dư lao động", qua đó tất cả giá trị kinh tế có được từ sức lao động của con người mà ra. Theo Marx, món hàng hóa duy nhất không được bán đúng giá là sức lao động. Các công nhân được trả công ít hơn là giá trị họ sản xuất ra. Sự sai biệt giữa giá trị mà các công nhân sản xuất ra và giá mà họ được trả công là nguồn gốc của lợi nhuận cho chủ hãng hay chủ của những phương tiện sản xuất. Nếu các công nhân được trả công bằng giá trị mà họ sản xuất ra thì sẽ không có lợi nhuận và chủ nghĩa tư bản sẽ biến mất. Thay vào đó là chủ nghĩa xã hội và dần dà là chủ nghĩa cộng sản, trong đó, mọi tài sản đều là của chung toàn xã hội (trái ngược với của cá nhân), và trong đó mọi thành viên của xã hội sẽ làm việc theo khả năng và hưởng theo nhu cầu của họ. 7 John Locke, "Of Property," Second Treatise: An Essay Concerning the True Original, Extent and End of Civil Government. 7 Kết quả sẽ là sẽ có một xã hội (từ từ sẽ là cả thế giới) không còn sự bóc lột cùng sự phân biệt mà giới công nhân trong những xã hội tư bản phải chịu đựng. Khái niệm "bóc lột" đã được Lenin khai triển trong tác phẩm "Chủ Nghĩa Đế Quốc: Giai đoạn Tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản", trong đó ông đã nhận định rằng sự bóc lột công nhân trong những nước phát triển đã giảm bớt và điều kiện làm việc của giới công nhân đã được nâng cao vì sự bóc lột tồi tệ nhất đã được đem qua các thuộc địa. Sự phê phán của ông đã được nhiều nhà phê bình đương thời áp dụng; họ cho rằng những công ty đa quốc gia thâu được lợi nhuận bằng cách bóc lột công nhân tại những nước kém phát triển hơn. Lập luận của Marx ảnh hưởng mạnh mẽ tới giới công nhân thời đó và góp phần lập ra phong trào lao động, qua đó giúp cải thiện điều kiện làm việc của công nhân. Frederich Engels, người cộng tác với Marx, nhận định thế giới được phân chia bởi những người theo Marx và những người theo tôn giáo. Rồi những người theo lý thuyết Marx tìm cách chinh phục tâm hồn của giới công nhân. Đức Giáo Hoàng Leo XIII, không chấp nhận để đạo đức bị mất vị thế cao cả và vai trò của đạo đức trên hành vi của con người, đã ban hành Tông thư Giáo hoàng đầu tiên về vấn đề công bằng xã hội: Rerum Novarum. Tông thư này nhằm phản đối lập luận của Marx và biện minh cho quyền tư hữu, đồng thời đưa ra câu trả lời cho sự bóc lột qua khái niệm đồng lương hợp lý, là tiền lương đủ nuôi sống người công nhân cần kiệm và lương thiện cùng với vợ con họ 8 . Những đức giáo hoàng sau này đã theo gương Giáo hoàng Leo. Năm 1931, Đức Giáo Hoàng Pius XI viết Quadegesimo Anno (Tông thư sau 40 năm) đả kích, cả hai chủ nghĩa xã hội xô-viết và chủ nghĩa tư bản "tự do" về phương diện đạo đức. Luận đề này được tiếp nối bởi Đức Giáo Hoàng John Paul đệ II trong Laborem Exercens (Tông thư về Lao động, 1981) và Centesimus Annus (Tông thư kỷ niệm 100 năm, 1991). Năm 1984 Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã ban hành một Lá Thư Giám Mục với cùng quan điểm, nhưng cởi mở hơn đối với hệ thống kinh doanh tự do của Hoa Kỳ. Mục đích của những tông thư này không đề cử ra một hệ thống kinh tế nào cả, mà chỉ để nhấn mạnh rằng bất kỳ hệ thống kinh tế nào cũng không được mâu thuẫn với những nguyên lý đạo đức Thiên Chúa Giáo và cải thiện những điều kiện làm việc của quảng đại quần chúng, nhất là cho những người nghèo người kém may mắn. Cho nên, dù những đức giáo hoàng phê phán các cấu trúc kinh tế hiện hữu, điều các 8 Rerum Novarum, nos. 45-46. 8 ngài khẳng định vẫn chủ yếu là mọi cá nhân phải sống theo những quy luật đạo đức, kể cả phải làm những việc từ thiện. Mặc dù không có một quyền lực trung ương để ban hành nhữnh chỉ thị như tông thư giáo hoàng, truyền thống đạo Tin Lành cũng vẫn giống truyền thống bên Thiên Chúa giáo. Có lẽ nhân vật trong đạo Tin Lành có nhiều ảnh hưởng nhất trong vấn đề này là Reinhold Niebuhr mà tác phẩm "Con người Đạo đức và Xã hội Vô luân" 9 phê phán sắc bén chủ nghĩa tư bản của ông đã trở thành giáo trình căn bản trong những hội nghị hay học viện thần học. Năm 1993, Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới đã đưa ra bản "Tuyên ngôn Đạo đức Toàn cầu" để lên án sự phá hoại những hệ thống môi sinh của trái đất, sự nghèo túng, đói khát và sự bất bình đẳng đã đưa nhiều gia đình vào cảnh tan nát. Quan niệm đạo đức trong kinh doanh tiếp tục cho đến ngày nay. Nói chung, ở Hoa Kỳ điều này tập trung vào những cách hành xử đạo đức hay luân lý của các cá nhân. Chính trong ý niệm này mà nhiều người khi bàn thảo về vấn đề đạo đức kinh doanh, đã đưa ra tức khắc các thí dụ về những hành vi vô đạo đức hay vô luân của nhiều cá nhân. Trong khái niệm đó, cũng có sự phê phán các công ty đa quốc gia đã sử dụng sức lao động của trẻ em hay là trả mức lương chết đói cho công nhân ở những nước kém phát triển Sự phê phán này cũng nhắm vào những công ty đã mua nguồn hàng từ những hãng xưởng bóc lột sức lao động công nhân. Nhiều người trong giới kinh doanh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đức tin theo tôn giáo và những quy thức luân lý trong hoạt động kinh doanh của họ. Aaron Feuerstein là một điển hình. Khi hỏa hoạn thiêu hủy hầu hết cơ xưởng Malden Mills của ông, ông đã trả lương đều cho các công nhân cho đến khi ông có thể xây dựng lại. Ông thường công khai nói rằng ông chỉ làm điều mà đức tin trong đạo Do Thái của ông chỉ dạy. Hướng này của câu chuyện có lẽ là hướng đầu tiên trong suy nghĩ của một người bình thường khi nghe thuật ngữ đạo đức kinh doanh. Giới truyền thông truyền bá những câu chuyện về ban lãnh đạo Enron làm việc vô đạo đức hay về những hoạt động phi đạo đức của Arthur Andersen hay WorldCom,vân vân, và công chúng xem như đây là điều tiêu biểu cho sự hiện diện và cho những nhu cầu về đạo đức kinh doanh. Điều họ đề cập là sự cần thiết của đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức Kinh Doanh - Một Ngành Học Thuật 9 New York: Scribner's, 1932. 9 Nếu ta xem Đạo đức kinh doanh như là một ngành học thuật hoặc là một phong trào trong doanh nghiệp, thì nó có một lịch sử gần hơn. Trong hướng thứ hai của câu chuyện này, ta sẽ xét xem đạo đức kinh doanh như một ngành học thuật. Thập niên 1960 đánh dấu một sự thay đổi thái độ về xã hội ở Hoa Kỳ và về thương mại. Thế chiến thứ hai đã qua, chiến tranh lạnh đang hiện diện và chiến tranh Việt Nam là lý do đưa đến nhiều sự chống đối về chính sách công và đến cái gọi là sự kết hợp quân sự-công nghiệp; những sự chống đối này khiến cho quần chúng gia tăng sự phê phán và đòi hỏi kiểm soát chính quyền nhiều hơn nữa. Phong trào Đòi Dân quyền đã được công luận để ý. Hoa Kỳ ngày càng trở nên một lực lượng kinh tế thống lãnh trên trường quốc tế. Những công ty đa quốc gia có gốc ở Mỹ đang lớn lên cả về tầm vóc lẫn tầm quan trọng. Công ty lớn hình thành thay thế những công ty nhỏ và vừa trong hình ảnh xã hội của thương mại. Kỹ nghệ hóa chất mở mang với nhiều sáng chế và trong sự vươn lên đó mang theo những tai họa môi sinh trong tầm mức chưa từng có trước đây. Tinh thần của những sự chống đối dẫn đến phong trào bảo vệ môi sinh, đến sự hình thành quyền của người tiêu thụ và sự chỉ trích những công ty đa quốc gia. Các công ty chịu sự công kích và chỉ trích của công chúng đã phản ứng bằng cách khai triển khái niệm về trách nhiệm xã hội. Họ khởi xướng những chương trình này và chi phí nhiều tiền nhằm quảng cáo cho những chương trình này và những ảnh hưởng tốt trong việc phục vụ đời sống xã hội. Cái nghĩa chính xác của "trách nghiệm xã hội" thay đổi tùy theo ngành kỹ nghệ và công ty. Nhưng cho dù đó là việc trồng lại rừng hay cắt giảm ô nhiễm hay nâng cao sự đa dạng trong lực lượng nhân công, tinh thần trách nhiệm xã hội đã là thuật ngữ dùng để phản ánh những hoạt động có ích cho xã hội của một công ty và thường thường, những hoạt động đó được ngầm hiểu là để bù đắp cho những hoạt động vô luân lý hay đi ngược lại lợi ích xã hội mà công ty đó đang bị kiện cáo. Những học viện về kinh doanh đáp ứng bằng cách khai triển những khóa học về trách nhiệm xã hội hay những chủ đề về xã hội trong ngành quản trị - những khóa học đó ngày nay vẫn còn thịnh hành. Trong thập niên 1960, phần nhiều những khóa học đó nhấn mạnh về luật lệ và quan điểm của giới quản lý, mặc dù chẳng bao lâu quan điểm của giới công nhân, giới tiêu thụ và công chúng đã được đưa thêm vào. Các sách giáo khoa đã không chú tâm một cách hệ thống đến lý thuyết đạo đức, và đã có khuynh hướng chú trọng đến những nghiên cứu thực nghiệm hơn là đến sự phát 10 [...]... truyền thống đạo đức mang tính nguyên tắc hay nói cách khác là dựa theo đạo nghĩa học 6 Giải thích khái niệm quyền lợi đạo đức 7 Phân biệt giữa quyền lợi đạo đức và quyền lợi pháp lý 8 Giải thích thuyết công bừng Rawisian là một học thuyết bình đẳng 9 Mô tả giải thích thế nào là các thuyết đặc tính đạo đức dựa trên đức hạnh B Các bài học 3.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh 3.1.1 Khái niệm Đạo đức kinh doanh... nó Đạo Đức Kinh Doanh - Một Phong Trào Đạo đức kinh doanh được xem như một phong trào có liên quan đến sự hình thành những cơ cấu trong doanh nghiệp để giúp cho cả doanh nghiệp lẫn nhân viên hoạt động có đạo đức nhằm đối trọng lại với những cơ cấu đem lại phần thưởng cho những hành vi vô đạo đức Những cơ cấu đạo đức gồm có sự phân biệt trách nhiệm rõ rệt giữa những phần vụ, một bộ quy luật đạo đức. .. kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác:... thành viên cùng một nghề nghiệp (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary) Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:  Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương  Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể  Chức năng cơ bản của đạo đức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội... chức phải chọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức Các vấn đề về đạo đức nảy sinh là do những mâu thuẫn giữa các triết lý đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức của cá nhân với các tiêu chuẩn đạo đức và thái độ của tổ chức mà họ đang làm việc ở đó và xã hội họ đang sống Các mâu thuẫn đạo đức thường nảy sinh trong các mối quan hệ của tổ chức với khách hàng, nhân... ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công,… 3.2 Khái luận về đạo đức Chức năng cơ bản của đạo đức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục 3.2.1 Khái niệm đạo đức Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân... trong doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục Ngành Đạo đức Kinh doanh học đã đóng góp cho những cuộc hội thảo, nghiên cứu và giảng dạy thông tin về những vấn đề liên quan đến đạo đức trong doanh nghiệp và phong trào đạo đức kinh doanh Phong trào đạo đức kinh doanh đáp ứng hai ngành kể trên và trở lại tương tác với chúng Cả ba ngành cùng nhau dựng nên lịch sử của đạo đức kinh doanh trong cái nghĩa rộng rãi nhất... doanh nghiệp, và vào sự hoạt động của các công ty) Vấn đề đạo đức thông thường và đạo đức trong kinh doanh như đã được trình bày là những chuyện bình thường, liên quan đến mọi khía cạnh đạo đức trong doanh nghiệp Nhân viên không nên ăn cắp của công ty và công ty thì không nên lường gạt khách hàng Không ai cần một chuyên gia đạo đức để chỉ cho họ chuyện này cả Nhưng nếu đó chỉ là những điều mà khoa đạo đức. .. doanh nghiệp trước áp lực của công luận, của giới truyền thông, của chính lương tâm của giới chủ nhân và nhất là của các đạo luật đã tổ chức những cơ quan phụ trách đạo đức doanh nghiệp trong công ty của họ Ta đã thấy những đại doanh nghiệp đưa ra những chương trình trách nhiệm xã hội để ứng phó với những chỉ trích về hành vi đạo đức của doanh nghiệp trong thập niên 1960, phong trào đạo đức doanh nghiệp. .. mức độ của vấn đề về đạo đức bằng cách sử dụng sự khen thưởng hay trách phạt, những quy định về đạo đức và các tiêu chuẩn đạo đức từ văn hoá tổ chức Nói cách khác, các giám đốc có thể tác động lên tầm quan trọng của vấn đề đạo đức qua sự khuyến khích tích cực hoặc tiêu cực của mình Bước đầu tiên trong quá trình đưa ra quyết định đạo đức là phải ý thức được rằng một vấn đề về đạo đức đòi hỏi một cá nhân . chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những 3 mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau. tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá. dạy. Hướng này của câu chuyện có lẽ là hướng đầu tiên trong suy nghĩ của một người bình thường khi nghe thuật ngữ đạo đức kinh doanh. Giới truyền thông truyền bá những câu chuyện về ban lãnh đạo

Ngày đăng: 18/05/2014, 20:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.2.1. Khái niệm đạo đức

    • 6.1.1. Khái niệm

    • Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả :

    • Công tác đào tạo và truyền đạt cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của một tổ chức: kích thước, văn hóa, các tiêu chuẩn đạo đức, phong cách quản lý, và nền tảng nhân viên. Điều quan trọng là chương trình đạo đức phải phân biệt được giữa đạo đức cá nhân và đạo đức tổ chức. Nếu công tác đào tạo đạo đức có hiệu quả thì nó phải bắt đầu với một nền tảng, một bản đạo đức nghề nghiệp, quy trình tuân thủ đạo đức, sự tham gia của nhân viên và ban quản lý và sự ưu tiên đối với vấn đề đạo đức đã truyền đạt cho nhân viên. Các trưởng phòng phải tham gia vào quá trình phát triển của một chương trình đào tạo đạo đức.

    • Quá trình đưa ra quyết định đạo đức bị ảnh hưởng bởi văn hoá của tổ chức, bởi các đồng nghiệp và các giám sát viên, và bởi các cơ hội có thể tham gia vào những hành vi vô đạo đức. Bởi vậy sự xuất hiện và sự tăng cường của các luật lệ và quy trình của công ty sẽ giới hạn các hoạt động vô đạo đức trong tổ chức. Nếu được thiết kế đầy đủ và kỹ lưỡng, chương trình đào tạo đạo đức có thể đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức có thể: 

    • - Nhận ra các tình huống có thể bao hàm những quyết định đạo đức.

    • - Hiểu được các tiêu chuẩn đạo đức và văn hoá của tổ chức.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan