Tham nhũng và hối lộ

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 61 - 62)

Chương 6: Đưa ra quyết định đạo đức: Kỹ thuật và quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc

6.7.Tham nhũng và hối lộ

Một nghiên cứu của đại học Harvard nhận thấy các quốc gia thuộc bán đảo Xcăng-đi-na-via được xếp vào thứ hạng cao vì có tính liêm chính trong làm ăn kinh doanh, tỉ lệ tham nhũng cao bắt nguồn từ những vụ đầu tư nước ngoài...

Tại Trung quốc, một đất nước có cả đầu tư nước ngồi và tệ tham nhũng đều rất cao, thì một số lượng đầu tư lớn của những người Trung quốc ở nước ngoài vẫn giữ liên lạc với trong nước có thể giúp họ lách luật được. Bởi tệ tham nhũng nên các nhà đầu tư từ các nước công nghiệp rất tránh làm ăn với Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp coi hối lộ là một chi phí cần thiết trong kinh doanh ở một số nước nhất định. Nhiều công ty đa quốc gia của Mỹ đã bị phạt vì tiến hành hối lộ theo Luật chống tham nhũng nước ngồi. Các cơng ty có thể phải nhận mức phạt lên 2 triệu USD hoặc gấp hai lần khoản tiền họ đã nhận. Sau đây là một số nguyên nhân lý giải tại sao người ta lại đưa hoặc nhận các khoản hối lộ:

 Vì các đối thủ cạnh tranh cũng hối lộ.

 Thiếu quản lý hoặc đào tạo về chống hối lộ cho đội ngũ bán hàng.  Áp lực phải đạt được doanh thu.

 Tin rằng hối lộ chỉ là một chi phí đầu vào cho việc kinh doanh ở nước ngồi.  Nhận hối lộ là một hình thức được chấp nhận tại một số quốc gia nhất định.  Áp lực của đối tác muốn nhận hối lộ.

 Mở đường thâm nhập thị trường mới.  Loại bỏ đối thủ cạnh tranh chính.

Hối lộ liên hệ ngay tới sự xuống dốc của nhiều lãnh đạo, nhà lập pháp và các quan chức chính phủ. Khi một quan chức chính phủ chấp nhận hối lộ thường thì doanh nghiệp đưa hối lộ sẽ tìm sự ưu ái và cũng có thể là cơ hội gây ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp ấy.

Đưa hối lộ cho các nhà lập pháp hoặc các quan chức là một vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Vấn đề tiền lại quả cũng tồn tại trong các doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ như trong ngành dầu khí tiền lại quả và tiền đút lót cịn lớn hơn bị trộm chúng ở dưới dạng những chiếc xe hơi thể thao, thuốc phiện, và mại dâm cũng như một lượng

tiền lớn. Những mâu thuẫn về lợi ích vơ đạo đức là mối quan ngại đặc biệt khi chúng dập tắt cuộc cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Từ năm 1977 luật chống tham nhũng nước ngồi đã cấm các cơng ty Mỹ được đưa hoặc nhận các khoản tiền cho các quan chức của chính phủ nước ngồi vì mục đích giành được hoặc giữ được kinh doanh nước ngoài. Nếu vi phạm luật này, các công ty sẽ phải chịu mức phạt lên tới 2 triệu USD, và các tổng giám đốc có thể bị ngồi tù tối đa là 5 năm hoặc bị phạt 10.000 USD hoặc bị cả hai hình phạt.

Luật này cũng cho phép một khoản tiền “bồi dưỡng” nho nhỏ cho các viên chức cấp thư ký hoặc bộ trưởng. Những khoản tiền này được miễn quy kết tội vì lượng tiền nhỏ và vì chúng được sử dụng để thuyết phục người nhận thực thi nhiệm vụ bình thường của họ, chứ khơng phải là làm một việc gì đó có đóng góp q lớn cho các hàng hoá và dịch vụ mới.

Những người ủng hộ luật chống tham nhũng nước ngoài đưa ra hiệp định quốc tế, “Hiệp định chống hối lộ cho các quan chức chính phủ nước ngồi trong các giao dịch thương mại quốc tế”, được 34 nước ký kết. Những người ủng hộ hiệp định này phần đông là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển.

Bản hiệp định yêu cầu các bên tham gia ký kết phải buộc tội hình sự với bất cứ ai “đề nghị, hứa hẹn hoặc đưa những khoản tiền lớn hoặc các lợi thế khác... cho quan chức nước ngồi” vì mục đích đạt được “lợi thế kinh doanh hoặc những lợi thế khác trong việc kinh doanh quốc tế”. Mức trừng phạt là một sự ngăn cản có hiệu quả và nhanh đối với các vi phạm trong tương lai và sẽ được quyết định bởi quốc gia mà công ty đang hoạt động tại đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 61 - 62)