Phân biệt giá cả

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 62 - 64)

Chương 6: Đưa ra quyết định đạo đức: Kỹ thuật và quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc

6.8.Phân biệt giá cả

Rất khó có thể chứng minh được việc bán phá giá, nhưng ngay cả khi nghi ngờ bán phá giá cũng có thể dẫn đến áp đặt những hạn ngạch xuất khẩu và có thể làm phương hại đến các công ty vô tội khác.

Việc định giá các sản phẩm bán ra tại các nước khác cũng có thể làm nảy sinh vấn đề đạo đức kinh doanh. Một vấn đề thường xuyên gây tranh cãi trong kinh doanh quốc tế là phân biệt giá cả, vấn đề này thường xảy ra khi một doanh nghiệp định ra các mức giá khác nhau với các nhóm hàng khác nhau.

Sự khác biệt giá cả được coi là hợp pháp nếu không làm giảm đi cạnh tranh hoặc được tính trên nền tảng của chi phí, ví dụ như khi cộng thêm các loại thuế nhập khẩu.

Phân biệt giá cả trở thành một vấn đề đạo đức hoặc có thể trở thành một vấn đề pháp lý nếu vi phạm những điều sau:

 Vi phạm luật pháp;

 Thị trường không thể chia thành các khu vực nhỏ;

 Chi phí chia nhỏ thị trường vượt quá doanh thu từ việc phân biệt giá cả một cách hợp pháp; và

 Làm cho khách hàng khơng hài lịng.

Khi thị trường bị cố ý chia nhỏ thành các khu vực nhỏ hơn với các mức giá khác nhau, vấn đề đạo đức kinh doanh sẽ xảy ra nếu sự khác biệt giá cả này khơng thể giải thích được bằng phụ phí.

Trong một số trường hợp, sự phân biệt giá cả như vậy có thể bị coi là bất hợp pháp vì làm giảm đáng kể cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, ở Mỹ, luật Robinson- Patman cấm phân biệt giá cả gây phương hại đến cạnh tranh. Còn tại các quốc gia khác, phân biệt giá cả có thể bị các tịa án phán xét là khơng hợp pháp theo tiền lệ hoặc theo luật về bình đẳng.

Một vấn đề đạo đức kinh doanh khác mà các cơng ty có thể gặp phải trong kinh doanh quốc tế đó là khi bán sản phẩm ở nước ngồi tính tăng giá lên q cả các phụ phí xuất khẩu. Tăng giá theo kiểu này bị gọi là “hành động đục khoét”. Hành động đục khoét còn ám chỉ những trường hợp tăng giá bất thường trong trường hợp thiếu hụt đặc biệt sản phẩm hoặc dịch vụ này. Ví dụ như tại Pari, trong thời kỳ diễn ra World Cup, các khách hàng bị buộc tội đã tăng giá lên 200% trong khi họ đã cam kết chỉ tăng giá 25%.

Ngược lại, khi các công ty đưa ra mức giá quá cao cho các sản phẩm bán trên thị trường trong nước, và bán sản phẩm tương tự ra nước ngồi với giá thấp khơng đủ trả chi phí xuất khẩu, hành động này bị coi là bán phá giá. Bán phá giá là vô đạo đức khi ảnh hưởng đến cạnh tranh hoặc làm phương hại đến các công ty và nhân viên của các nước khác.

Bán phá giá có thể xuất hiện với một số lý do. Bán với giá rẻ cho phép một công ty xâm nhập vào một thị trường nhanh hơn và chiếm được thị phần lớn hơn, hoặc

thị trường trong nước quá nhỏ để tiêu thụ sản phẩm khi mà doanh nghiệp áp dụng mức sản xuất quy mô lớn và hiệu quả, hoặc sản phẩm sản xuất trong nước với công nghệ lạc hậu không thể bán được trong nước mang bán phá giá tại các nước khác.

Rất khó có thể chứng minh được việc bán phá giá, nhưng ngay cả khi nghi ngờ bán phá giá cũng có thể dẫn đến áp đặt những hạn ngạch xuất khẩu và có thể làm phương hại đến các công ty vô tội khác.

Phân biệt giá cả, đục khoét hay bán phá giá tạo ra các vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế. Mặc dù việc định giá cho thị trường nước ngồi là rất phức tạp vì có thêm các phí xuất khẩu, thuế quan và tiếp thị, tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chú ý định giá sản phẩm của mình sao cho vừa đảm bảo phí đầu vào, thu được lợi nhuận mà vẫn đảm bảo cạnh tranh công bằng.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 62 - 64)