Chương 8: Kinh doanh, mơi trường và tính bền vững

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 71 - 73)

A. Mục tiêu của chương

1. Miêu tả tập hợp các giá trị có vai trị trong việc hình thành quyết định về mơi trường.

2. Giải thích sự khác nhau giữa các chính sách mơi trường dựa vào thị trường và chính sách dựa trên sự điều hành.

3. Miêu tả trách nhiệm môi trường trong kinh doanh dựa theo mỗi cách nhìn nhận.

4. Xác định tính khơng phù hợp của việc chỉ dựa vào chính sách vị thị trường. 5. Xác định tính khơng phù hợp của việc chỉ dựa vào chính sách vị điều hành. 6. Định nghĩa và miêu tả sự phát triển bền vững và kinh doanh bền vững.

7. Làm nổi bật các cơ hội kinh doanh kết hợp với việc chuyển hướng đến tính bền vững.

8. Miêu tả các nguyên tắc bền vững của tính hiệu quả sinh thái, sự bắt chước cơ thể sống và dịch vụ.

B. Các bài học

8.1. Điều kiện, môi trường làm việc

Cải thiện điều kiện lao động tuy có chi phí lớn nhưng bù lại đem lại một lợi nhuận khổng lồ cho giới chủ. Vì thế các nhà quản lý phải tạo ra được sự ưu tiên cao nhất về tính an tồn và phải biết được hết những rủi ro có ngay tại nơi làm việc.

Điều kiện, môi trường làm việc hợp lý cho người lao động, gồm trang thiết bị an tồn, chăm sóc y tế và bảo hiểm,... để người lao động tránh được các tai nạn, rủi ro và tránh các bệnh nghề nghiệp đảm bảo sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần để làm việc lâu dài.

Người lao động có quyền làm việc trong một mơi trường an tồn và vệ sinh, họ có quyền được bảo vệ tránh mọi nguy hiểm, có quyền được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm. Nếu chủ doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ các trang thiết bị an tồn cho người lao động, khơng thường xun kiểm tra xem chúng có an tồn

khơng, khơng đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép về môi trường làm việc (tiếng ồn, độ ẩm, bụi, ánh sáng, khơng khí, chất độc hại...) dẫn đến người lao động gặp tai nạn, bị chết, bị thương tật... thì hành vi của người chủ ở đây là vô đạo đức.

Trên thực tế, ở một số cơng việc cụ thể, khó có thể giảm bớt xác suất xảy ra thiệt hại đến mức bằng khơng. Có những trường hợp khơng thể khơng sử dụng một số chất độc hại trong quá trình sản xuất, có những trường hợp mặc dù đã tiến hành các biện pháp xử lý với chi phí cực kỳ cao, chất độc hại vẫn tồn tại ở mức nhỏ. Vì vậy, người lao động phải chấp nhận mức rủi ro nhất định. Đó là những rủi ro mà người lao động phải gánh chịu khi khơng có giải pháp thay thế, nó là cần thiết và khơng thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, không thể quy trách nhiệm cho riêng một phía nào, người chủ hay người lao động. Hành vi đạo đức hợp nhất ở đây là người chủ cần thông báo đầy đủ về mối nguy hiểm của công việc để người lao động cân nhắc giữa rủi ro và mức tiền cơng (thực tế có người lao động sẵn sàng chấp nhận các cơng việc nguy hiểm để có mức tiền cơng cao), từ đó ra được các quyết định lựa chọn tự do.

Như vậy, người chủ đã tôn trọng quyền được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm. Hơn nữa, khi người lao động được báo trước về mối nguy hiểm, họ sẽ đề phòng tốt hơn, họ chủ động phát hiện triệu chứng và tìm cách xử lý sớm hơn. Như vậy cả doanh nghiệp và người lao động đều được lợi.

Dù vậy, để đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động doanh nghiệp sẽ phải chi phí khá lớn để mua sắm trang thiết bị an tồn, để cải thiện mơi trường làm việc, để chăm sóc y tế và bảo hiểm để mở các lớp đào tạo, phổ biến về an toàn lao động và y tế công nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm những khoản chi phí này dẫn đến người lao động phải làm việc trong một điều kiện, môi trường bấp bênh. Điều này cũng là phi đạo đức.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w