Xây dựng đạo đức trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 51 - 54)

Chương 6: Đưa ra quyết định đạo đức: Kỹ thuật và quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc

6.2. Xây dựng đạo đức trong kinh doanh

Một chương trình tn thủ đạo đức hiệu quả địi hỏi trách nhiệm cao của của đội ngũ quản lý cao cấp. Chương trình tn thủ đạo đức có thể được phát triển mạnh mẽ nếu một giám đốc cấp cao hoặc một uỷ ban có trách nhiệm đối với nhiệm vụ thi hành và giám sát của mình. Chương trình tn thủ đạo đức cần phải có sự tham gia của ban giám đốc hoặc là người chủ của tổ chức, mặc dù mỗi một viên chức, một giám đốc

hay một nhân viên đều phải có trách nhiệm đối với việc ủng hộ và tuân theo chương trình ấy.

Trong phần này, chúng tơi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể về việc các nhà quản trị doanh nghiệp có thể phát triển một chương trình đạo đức của tổ chức mình như thế nào. Trước hết, chúng ta cùng xem xét định nghĩa một chương trình đạo đức hiệu quả là gì, trong đó, trách nhiệm của cán bộ cao cấp sẽ được đề cập; sau đó sẽ là các nhân tố chủ chốt cho việc xây dựng một chương trình đạo đức bao gồm: Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức; thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, quản lý các tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức trong tổ chức; những nỗ lực cần thiết để liên tục cải thiện chương trình tuân thủ đạo đức.

Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả :

Khi cơ hội tham gia vào những hành vi vô đạo đức xuất hiện, các công ty nhiều khi phải đối mặt không chỉ với các vấn đề đạo đức mà còn phạm vào các vi phạm pháp lý khi những người làm việc cho các cơng ty này khơng biết cách nào để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Các vấn đề pháp lý thường là những nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề rắc rối hoặc những tranh chấp đạo đức.

Một chương trình đạo đức sẽ giúp các cơng ty giảm những khả năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của công chúng đối với những hành động sai trái. Trách nhiệm đối với các hành động kinh doanh nằm trong tay các cán bộ quản lý cao cấp. Một cơng ty cần phải có một chương trình đạo đức hiệu quả để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của mình hiểu được những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân theo những chính sách và quy định về nhân cách.Chính điều này sẽ tạo ra mơi trường đạo đức của doanh nghiệp ấy, bởi vì các nhân viên đến từ các doanh nghiệp khác nhau, có sự giáo dục và gia đình khác nhau nên khó có thể có cùng một tầm nhìn chung và biết ngay các hành vi nào là đúng đắn khi họ mới được nhận vào một công ty mới hay được giao một cơng việc mới.

Tính hiệu quả của một chương trình tn thủ đạo đức được xác định bởi các thiết kế và việc thực hiện của nó: Nó phải giải quyết một cách có hiệu quả những nguy cơ liên quan đến một doanh nghiệp cụ thể và phải trở thành một bộ phận của văn hố tổ chức. Một chương trình tn thủ đạo đức hiệu quả giúp công ty tránh được các trách nhiệm pháp lý, nhưng cơng ty đó phải chịu áp lực khi xuất hiện một chương trình như

vậy. Chương trình này sẽ hiệu quả hơn nhiều khi được thiết kế để “phịng” chứ khơng phải “chống” các hành vi sai phạm đã xảy ra.

Một chương trình tn thủ đạo đức hiệu quả địi hỏi trách nhiệm cao của của đội ngũ quản lý cao cấp. Chương trình tn thủ đạo đức có thể được phát triển mạnh mẽ nếu một giám đốc cấp cao hoặc một uỷ ban có trách nhiệm đối với nhiệm vụ thi hành và giám sát của mình. Chương trình tuân thủ đạo đức cần phải có sự tham gia của ban giám đốc hoặc là người chủ của tổ chức, mặc dù mỗi một viên chức, một giám đốc hay một nhân viên đều phải có trách nhiệm đối với việc ủng hộ và tuân theo chương trình ấy.

Giám đốc cao cấp chịu trách nhiệm về chương trình này thường được gọi là điều phối viên, cán bộ đạo đức hoặc cán bộ thực thi. Trong các tập đồn lớn thường có một hoặc hơn một giám đốc được chỉ định làm điều phối viên thực hiện chương trình tn thủ đạo đức, nhưng tồn bộ ban giám đốc phải trợ giúp và tham gia vào quá trình tuân thủ đạo đức. Đôi khi tại nhiều tập đồn có hẳn một ủy ban đặc biệt bao gồm các cán bộ quản lý cao cấp hoặc hội đồng quản trị xem xét chương trình tuân thủ đạo đức của công ty. Các cán bộ phụ trách đạo đức thường có những trách nhiệm sau:

 Phối hợp chương trình tn thủ đạo đức với ban giám đốc cao cấp, hội đồng quản trị.

 Phát triển, duyệt và phổ biến bản quy định đạo đức.

 Phát triển giao tiếp và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức.

 Thiết lập hệ thống kiểm tra và điều hành để xác định tính hiệu quả của chương trình.

 Xem xét và chỉnh sửa chương trình đạo đức để cải thiện tính hiệu quả của chương trình.

Một điều rất quan trọng là các giám đốc chương trình phải làm cho chương trình phù hợp với phạm vi, kích cỡ và lịch sử của cơng ty. Ngoài ra, cán bộ cao cấp phụ trách phải có trách nhiệm tránh ủy quyền cho những cán bộ có thể xảy ra hành vi vi phạm. Chính vì thế, các thơng tin trong hồ sơ cá nhân, kết quả kiểm tra của công ty, ý kiến của các giám đốc và các thông tin khác cần sử dụng để xác định khả năng có thể xảy ra việc cá nhân tham gia vào hành vi sai phạm.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w