Chương 6: Đưa ra quyết định đạo đức: Kỹ thuật và quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc
6.5. Các quy tắc đạo đức kinh doanh trên toàn cầu
Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều cơng ty đa quốc gia đưa ra những đạo đức nghề nghiệp để định hướng cho các hành vi của mình và đảm bảo rằng những họat động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều giả thuyết đã cố gắng để thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu. Khi áp dụng cho kinh doanh toàn cầu, các giá trị chung như trung thực, liêm chính, cơng bằng, và vơ tư trên thế giới. góp phần tạo nên một hệ thống đạo đức tồn cầu.
Bàn đàm phán Caux tại Thuỵ Sĩ tập hợp các lãnh đạo kinh doanh của các nước châu Âu khác, Nhật Bản và Hoa kỳ để thống nhất đưa ra bản quy định đạo đức nghề nghiệp.
Thực tế, nhiều cơng ty đã bị hại vì các cơng ty khác đã sử dụng thương hiệu của họ để lừa đảo - có nghĩa là giả mạo hoặc xun tạc thương hiệu chính của một cơng ty nào đó. Nói như một thành viên của Hiệp hội thương hiệu quốc tế thì “giả mạo thương hiệu là một trong những tệ nạn kinh tế phát triển nhanh nhất và lan tràn nhất trên thế giới”.
Theo một nghiên cứu trong 4 năm đối với 40 công ty, ngành giày dép và dệt may lỗ 22% doanh thu tức là 2,1 tỉ USD vì việc giả mạo thương hiệu và vi phạm bản
quyền. Sau đây là một vài số liệu tham khảo về những thua lỗ của ngành dệt may và giày dép của các nước bởi nạn làm giả và ăn cắp thương hiệu:
Mất khoảng 25% hoặc hơn: Argentina, Ấn Độ, Ả Rập Xeut, Cộng hoà Séc, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Philippin, Braxin, Venezuela, Pakistan.
Mất khoảng 20-25%: Canada, Indonesia, Mexico, Thuỵ Điển, Chile, Israel, Hà Lan, Đài Loan, Cyprus, Italia, Phần lan, Thái Lan, Hy Lạp, Hàn Quốc, Cộng hòa Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ.
Mất khoảng 14-19%: Australia, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, Thuỵ sĩ, Đức.