Đạo đức trong hoạt động kế tốn, tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 39 - 42)

Chương 4: Trách nhiệm xã hội của công ty

4.1. Đạo đức trong hoạt động kế tốn, tài chính

Các kế toán viên cũng liên quan đến những vấn đề đạo đức trong kinh doanh và phải đối mặt với các vấn đề như sự cạnh tranh, số liệu vượt trội, các khoản phí “khơng chính thức” và tiền hoa hồng.

Các áp lực đè lên những kiểm tốn là thời gian, phí ngày càng giảm, những yêu cầu của khách hàng muốn có những ý kiến khác nhau về những điều kiện tài chính, hay muốn mức thuế phải trả thấp hơn, và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bởi những áp lực như thế này, và những tình huống khó khăn về vấn đề đạo đức do họ tạo ra nên nhiều cơng ty kiểm tốn đã gặp phải những vấn đề tài chính.

Những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ khi cơng ty kiểm tốn nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phí của cơng ty kiểm tốn trước đó, hoặc so với mức phí của các cơng ty khác đưa ra, khả năng xảy ra nguy cơ do tư lợi là đáng kể, điều này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trừ khi cơng ty đó có thể chứng minh là họ đã cử kiểm tốn viên hành nghề đủ khả năng thực hiện công việc trong một thời gian hợp lý; và tất cả các chuẩn mực kiểm toán sẽ được áp dụng nghiêm chỉnh, các hướng dẫn và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ sẽ được tuân thủ.

Hành vi cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề là vi phạm tư cách nghề nghiệp và tính chính trực qui định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người

hành nghề kế toán, kiểm toán và cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Các kiểm toán viên cũng ý thức rằng, việc cho mượn danh để hành nghề sẽ đem đến nhiều rủi ro cho “kiểm toán viên cho mượn danh”, như sẽ làm giảm đi sự tín nhiệm của kiểm tốn viên đối với xã hội nói chung; đối với đồng nghiệp, với khách hàng nói riêng; ngồi ra, khi sự cố xảy ra, thì khơng chỉ riêng cơng ty cung cấp dịch vụ kế tốn, kiểm tốn mà ln cả “kiểm tốn viên cho mượn danh” cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các ý kiến nhận xét của người mang danh kiểm toán viên trên “báo cáo kiểm tốn có vấn đề”.

Ngày 01/12/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm tốn Việt Nam.

Theo đó, người làm kế tốn và người làm kiểm tốn có thể vơ ý vi phạm quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tùy thuộc bản chất và mức độ quan trọng của vấn đề, nếu vi phạm một cách vơ ý có thể khơng làm ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản với điều kiện là khi phát hiện ra vi phạm thì người làm kế tốn và người làm kiểm tốn phải sửa chữa ngay các vi phạm đó và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết...

Người làm kế toán và người làm kiểm tốn khơng nên nhận q hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng người làm kế toán và người làm kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan hoặc dẫn đến tai tiếng nghề nghiệp...

Người làm kế tốn và người làm kiểm tốn có nghĩa vụ tơn trọng ngun tắc bảo mật các thông tin về khách hàng hoặc của chủ doanh nghiệp thu được trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyên nghiệp và phải tôn trọng nguyên tắc bảo mật ngay cả trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa người làm kế toán và người làm kiểm toán với khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp, tổ chức...

Người làm kế tốn và người làm kiểm tốn khơng được công bố thông tin bảo mật về khách hàng, doanh nghiệp, tổ chức hiện tại và khách hàng, doanh nghiệp hoặc

tổ chức tiềm năng, kể cả thông tin khác, nếu không đựợc sự đồng ý của khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức...

Các vấn đề khác mà các nhân viên kế toán phải đối mặt hàng ngày là những luật lệ và nội quy phức tạp phải tuân theo, số liệu vượt trội, các khoản phí từ trên trời rơi xuống, các khoản phí “khơng chính thức” và tiền hoa hồng.

Cuộc sống của một người kế toán bị lấp đầy bởi các luật lệ và những con số cần phải tính tốn một cách chính xác. Kết quả là các nhân viên kế tốn phải tuân theo những quy định về đạo đức trong đó nêu ra trách nhiệm của họ đối với khách hàng và lợi ích của cộng đồng. Các quy định này cịn bao gồm những quan niệm về các đức tính như liêm chính, khách quan, độc lập và cẩn thận.

Cuối cùng những quy định này chỉ ra phạm vi hoạt động của người kế toán và bản chất của dịch vụ cần được cung cấp một cách có đạo đức. Trong phần cuối của bản quy định này, các loại phí bất ngờ và các khoản tiền hoa hồng cũng được giải quyết một cách gián tiếp. Bởi bản quy định này đã cung cấp cho họ những tiêu chuẩn đạo đức nên những nhân viên kế toán đương nhiên đã có tầm hiểu biết khá rõ về những hành vi có đạo đức và vơ đạo đức, tuy nhiên có vẻ như thực tế khơng diễn ra như thế. Các loại kế toán khác nhau như kiểm tốn, thuế và quản lý đều có những loại vấn đề về đạo đức khác nhau.

Kế tốn là tác nghiệp khơng thể thiếu của doanh nghiệp. Do phạm vi hoạt động của tác nghiệp này, các vấn đề đạo đức có thể xuất hiện cả về nội bộ hoặc ngoại vi của doanh nghiệp. Các hoạt động kế toán ngoại vi là tổng hợp và công bố các dữ liệu về tình hình tài chính của cơng ty; được coi là đầu vào thông tin thiết yếu cho các cơ quan thuế (xác định mức thuế phải nộp); cho các nhà đầu tư (lựa chọn phương án đầu tư phù hợp) và cho các cổ đơng sẵn có (mức cổ tức thu được từ kết quả kinh doanh của tổ chức và trị giá của chứng khoán trên cơ sở định giá tài sản doanh nghiệp. Do đó, bất cứ sự sai lệch nào về số liệu kế tốn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới q trình ra quyết định. Dù đã có nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ kế toán và các chế tài xử lý những vi phạm kế tốn vẫn có nhiều kẽ hở pháp luật bị các nhân viên kế tốn vơ đạo đức lợi dụng.

Sự điều chỉnh số liệu trong các bảng cân đối kế toán cuối kỳ cũng là một luật “bất thành văn”, đa phần là những thay đổi nhỏ mang mục đích tích cực cho phù hợp với những biến động thị trường, những tác động cạnh tranh hay “độ trễ” trong chu kỳ

sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, là thế nào để phân biệt điều chỉnh là tích cực hay khơng, do đó ranh giới giữa “đạo đức” và “phi đạo đức” cũng khó có thể rõ ràng.

Chẳng hạn doanh nghiệp có thể điều chỉnh một vài số liệu trong báo cáo tài chính để làm n lịng các nhà đầu tư, khuyến khích họ tiếp tục đổ vốn (đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp). Đây là điều chỉnh tích cực theo quan điểm của doanh nghiệp nhưng các cổ đơng thấy có thể bị lừa dối và cảm nhận có sự bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp.

Các chủ sở hữu có trách nhiệm cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn tài lực này có thể do khai thác từ thị trường tài chính hoặc nguồn tài chính khác được uỷ thác bởi cá nhân, tổ chức khác. Chủ sở hữu đôi khi phải mượn tiền của bạn bè hoặc ngân hàng để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình hoặc họ phải rủ thêm những người sở hữu khác - cổ đơng - để có đủ tiền. Việc những nguồn tài chính kiếm được và chi tiêu như thế nào có thể tạo ra những vấn đề đạo đức và pháp lý.

Càng ngày các tổ chức và các cá nhân càng hướng vào đầu tư mang tính trách nhiệm xã hội. Các nhà đầu tư đang cố tìm kiếm các cơng ty hoạt động xã hội ln có trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội đồng thời quan tâm đến lợi ích của các cổ đơng, cộng đồng và xã hội. Các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội đưa ra các thử thách cho các doanh nghi?p nhằm cải thiện công tác tuyển dụng và những sáng kiến vì mơi trường và đặt ra các mục tiêu xã hội khác. Áp lực kinh tế từ những nhà đầu tư nhằm tăng cường hành vi có tính trách nhiệm xã hội và đạo đức là một động lực lớn lao cho những cải cách của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w