Phân biệt đối xử (giới tính và chủng tộc)

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 59 - 61)

Chương 6: Đưa ra quyết định đạo đức: Kỹ thuật và quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc

6.6.Phân biệt đối xử (giới tính và chủng tộc)

Tại nhiều nước Trung Đơng, rất hiếm có những phụ nữ làm kinh doanh, chính vì lý do này mà khi làm kinh doanh với các nước Trung Đông, các công ty thường gặp rắc rối khi cử phụ nữ đi làm đại diện bán hàng.

Ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta có thể thấy hiện tượng phân biệt giới tính và chủng tộc xảy ra:

 Ở Anh, nhân viên người Ấn-Độ thường bị trả lương thấp và được giao cho các công việc mà chẳng ai muốn làm cả.

 Những người là thổ dân Úc từ lâu nay cũng phải chịu sự phân biệt đối xử về kinh tế, xã hội.

 Ở nhiều nước Đông Nam Á, nhân viên thuộc dân tộc thiểu số ít có cơ hội thăng tiến.

 Ở Nhật Bản, mặc dù chính phụ nữ là người mở đường đến với kinh doanh và chính trị, nhưng họ hiếm khi được thăng tiến đến các vị trí cao cấp, mặc dù ở nước này có quy định phân biệt giới tính là phạm pháp, song lại khơng có hình phạt nếu vi phạm.

Tại nhiều nước Trung Đơng, rất hiếm có những phụ nữ làm kinh doanh, chính vì lý do này mà khi làm kinh doanh với các nước Trung Đông, các công ty thường gặp rắc rối khi cử phụ nữ đi làm đại diện bán hàng.

Trên thực tế, các cơng ty ở Trung Đơng có thể từ chối khơng đàm phán với một nữ doanh nhân hoặc có một cái nhìn khơng mấy thiện cảm khi tổ chức nước ngoài tuyển dụng phụ nữ. Vấn đề đạo đức trong trường hợp này là liệu cơng ty nước ngồi có nên tơn trọng giá trị của người Trung Đông, chỉ cử doanh nhân nam đi đàm phán và

không tạo cơ hội cho doanh nhân nữ được phát triển sự nghiệp và đóng góp vào các mục tiêu của công ty hay không.

Phân biệt chủng tộc khơng chỉ được nói đến nhiều ở Mỹ, mà ở Đức, đây cũng là một vấn nạn. Đức không cấp quyền công dân cho những công nhân người Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi họ đã thuộc thế hệ thứ hai của người Đức. Vấn đề này cũng xảy ra ở Nhật đối với người Hàn Quốc quốc tịch Nhật Bản.

Các vấn đề khác: Quyền con người

Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, báo chí đưa nhiều tin về nạn bóc lột sức lao động trẻ em, trả lương rẻ mạt và lạm dụng trong các nhà máy nước ngồi.

Các cơng ty đang đánh vật với vấn đề quyền con người, họ thường đưa ra các quyết định ngắn hạn để tăng lợi nhuận cho công ty và phải chịu hậu quả tiêu cực trong dài hạn.

Ngồi ra, các cơng ty hiện nay cịn phải đối mặt với những vấn đề đối xử với người thuộc dân tộc thiểu số, phụ nữ, sử dụng lao động trẻ em và quyền của nhân viên. Các cơng ty đa quốc gia cịn phải đối diện với nhiều thách hơn bởi tính đa dạng về văn hố của các nhân viên của mình.

Các cơng ty đa quốc gia nên coi luật pháp như một nền tảng của các hành vi chấp nhận được và nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của công nhân. Hiểu biết về văn hố sẽ giúp các cơng ty này khơng ngừng có các cải thiện được đánh giá cao.

Có ba hướng dẫn mà các giám đốc cần lưu tâm trong việc phát triển con người:

 Khuyến khích đối thoại cởi mở giữa nhân viên và ban giám đốc;

 Phải ý thức được các vấn đề và mối quan tâm về quyền con người trong mỗi quốc gia họ kinh doanh;

 Nên áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý, nhưng vẫn phải cải thiện và thúc đẩy áp dụng các “thông lệ tốt nhất”, phải lấy hành vi được cả thế giới công nhận làm mục tiêu chính của mình.

Mặc dù các cơng ty đa quốc gia có vẻ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về quyền con người hơn trước đây, song vẫn có hiện tượng lạm dụng quyền con người khắp nơi trên thế giới.

Theo một nghiên cứu của Uỷ ban lao động liên bang Hoa Kỳ, các công ty Mỹ đang hạ thấp tiêu chuẩn sống của cơng nhân khi trả lương rẻ mạt, xố bỏ các lợi ích, bắt cơng nhân làm thêm giờ, cản trở hoạt động của tổ chức công đồn. Các cơng nhân

của nhà máy sản xuất túi xách Liang Shi chỉ nhận được 13 cent/giờ làm việc, trong khi đó mức lương cho cơng việc tương tự như thế ở Mỹ là 87 cent/giờ.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 59 - 61)