Xác định mức độ của vấn đề đạo đức

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 36 - 39)

Chương 3: Triết lí đạo đức và kinh doanh

3.2.4. Xác định mức độ của vấn đề đạo đức

Các giám đốc có thể gây ảnh hưởng nhận thức về mức độ của vấn đề về đạo đức bằng cách sử dụng sự khen thưởng hay trách phạt, những quy định về đạo đức và các tiêu chuẩn đạo đức từ văn hố tổ chức. Nói cách khác, các giám đốc có thể tác động lên tầm quan trọng của vấn đề đạo đức qua sự khuyến khích tích cực hoặc tiêu cực của mình.

Bước đầu tiên trong quá trình đưa ra quyết định đạo đức là phải ý thức được rằng một vấn đề về đạo đức địi hỏi một cá nhân hay một nhóm phải chọn lựa một trong số nhiều hành động được đánh giá là đúng hay sai.

Trong trường hợp kinh doanh, một vấn đề về đạo đức để lại kết quả cho những vấn đề khác bên trong tổ chức và bên ngoài tổ chức. Mức độ của vấn đề về đạo đức liên quan tới tầm quan trọng của vấn đề đó đối với người đưa ra quyết định.

Bởi thế, mức độ của vấn đề về đạo đức có thể được định nghĩa là sự liên quan hay tầm quan trọng của một vấn đề đạo đức đối với một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức.

Cần phải có thời gian để có thể xem xét được các tiêu chuẩn đạo đức, niềm tin, nhu cầu, nhận thức, những đặc tính của tình huống và áp lực cá nhân tồn tại trên nền tảng đang tiếp diễn hoặc tại một thời gian địa điểm cụ thể. Mức độ của vấn đề về đạo đức là một trạng thái nhận thức về một vấn đề ám chỉ sự bao hàm trong các lựa chọn.

Mức độ của các vấn đề đạo đức phản ánh tính nhạy cảm đạo đức của một cá nhân hay một nhóm tham gia vào q trình đưa ra quyết định về đạo đức. Tất cả các nhân tố khác bao gồm sự phát triển đạo đức nhận thức, văn hoá tổ chức, và những dự định, sẽ xác định lý do tại sao mỗi một cá nhân khác nhau lại có những nhận thức về các vấn đề về đạo đức khác nhau. Trong giai đoạn này ln có những mâu thuẫn về đạo đức trừ khi các cá nhân trong một tổ chức duy trì được một số sự quan tâm chung về các vấn đề đạo đức. Các giám đốc có thể gây ảnh hưởng nhận thức về mức độ của vấn đề về đạo đức bằng cách sử dụng sự khen thưởng hay trách phạt, những quy định về đạo đức và các tiêu chuẩn đạo đức từ văn hố tổ chức. Nói cách khác, các giám đốc có thể tác động lên tầm quan trọng của vấn đề đạo đức qua sự khuyến khích tích cực hoặc tiêu cực của mình.

Các nhân viên có thể khơng nhận thức được các vấn đề về đạo đức nếu các giám đốc không xác định và giáo dục nhân viên về những lĩnh vực có vấn đề. Những người nhân viên có những tiêu chuẩn đạo đức và tiểu sử khác nhau phải được đào tạo để biết được tổ chức muốn các vấn đề đạo đức cụ thể được giải quyết như thế nào. Xác định vấn đề đạo đức mà nhân viên có thể gặp phải là một bước quan trọng trong việc phát triển khả năng đưa ra quyết định đạo đức của nhân viên.

Nhiều vấn đề đạo đức đã được phát hiện bởi các nhóm trong tổ chức hay qua các thơng tin chung trong nội bộ. Ví dụ như, hầu hết tất cả các cơng ty đều coi sự phân biệt về chủng tộc, giới tính, hay tuổi tác là một vấn đề về đạo đức nghiêm trọng. Sự phân biệt đối xử trong các doanh nghiệp thường bắt nguồn từ thái độ của một nhóm này với một nhóm khác. Ví dụ như, một nghiên cứu mới đây đã cho biết người Mỹ gốc châu Phi, đặc biệt là phụ nữ phải trả giá tiền mua xe ô tô cao hơn những người da trắng. Bởi vậy vấn đề về đạo đức ở đây liên quan tới sự khác biệt về giá cả do sự khác biệt về chủng tộc. Những nhân viên buôn bán ô tô cần phải biết rằng đây là một vấn đề đạo đức với những hậu quả nghiêm trọng đối với những nhà sản xuất, những người buôn bán và cả xã hội.

Để thực hiện tốt những quy định pháp lý của những hướng dẫn xử phạt của chính phủ cho các tổ chức thì các cơng ty phải xác định được những lĩnh vực nào có nguy cơ vi phạm đạo đức và pháp lý và trên thực tế có thể trở thành vấn đề về đạo đức. Các vấn đề được coi là có tầm quan trọng cao về khía cạnh đạo đức có thể làm tăng thêm mức độ của vấn đề về đạo đức. Người ta nhận thấy rằng tầm quan trọng của mức độ một vấn đề đạo đức có tác động mạnh mẽ tới cả sự đánh giá về đạo đức và dự định của hành vi. Các cá nhân càng nhận thức được tầm quan trọng của một vấn đề đạo đức bao nhiêu thì họ càng ít có những hành vi vơ đạo đức và đáng ngờ bấy nhiêu. Bởi vậy, mức độ của một vấn đề về đạo đức cần phải được xem là nhân tố chủ chốt trong quá trình đưa ra quyết định đạo đức.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w