Chương 6: Đưa ra quyết định đạo đức: Kỹ thuật và quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc
6.3. Xây dựng và truyền đạt, phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
Hành vi đạo đức có thể được khuyến khích thơng qua việc hình thành các tiêu chuẩn đạo đức của cơng ty. Những tiêu chuẩn này có thể mang những quy định về đạo đức hoặc các điều lệ trong chính sách áp dụng trong các hành vi đáng ngờ cụ thể nào đó. Một bản quy định về đạo đức cần phải cụ thể, đủ để có thể ngăn chặn một cách hợp lý các hành vi sai phạm.
Những quy định quá chung ở mức độ “không làm hại” hoặc “công bằng và trung thực” là không đủ. Công ty cần phải đưa ra đủ các phương hướng cho các nhân viên để tránh các nguy cơ liên quan đến việc kinh doanh cụ thể của họ.
Các nhân viên có thể có các triết lý đạo đức khác nhau và đến từ những nền văn hoá và xuất thân khác nhau. Nếu khơng có các chính sách và các tiêu chuẩn chung họ có thể gặp khó khăn trong việc xác định hành vi nào là được chấp nhận trong công ty. Các quy định về đạo đức là hệ thống chính thức những hành vi đạo đức một tổ chức mong đợi. Hệ thống này cho nhân viên biết những hành vi nào được chấp nhận hoặc là sai trái.
Nhiều tổ chức đã hình thành những quy định nghiêm ngặt về đạo đức hay những chính sách liên quan đến đạo đức, cũng như các chiến lược để thực hiện. Các quy định về đạo đức sẽ khơng thể giải quyết được tất cả các tình huống đạo đức khó xử nhưng chúng cung cấp các luật và hướng dẫn cho các nhân viên làm theo. Những quy định này có thể giải quyết nhiều tình huống, từ cách vận hành nội bộ đến bán hàng và giải trình tài chính.
Quy định về đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh được những mong muốn của ban giám đốc đối với việc tổ chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách tạo ra một mơi trường có đạo đức. Nhóm phát triển bản quy định về đạo đức cần bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc và các quản lý, những người sẽ thực hiện bản quy định đó. Walter W. Manley II đã phát triển sáu bước để thực thi một bản quy định về đạo đức nghề nghiệp:
Việc liên lạc và cộng tác của các giám đốc điều hành cấp cao là rất quan trọng. Nó giữ cho cơng ty ln trong chương trình đạo đức của mình và các giám đốc này cần phải đảm bảo rằng môi trường đạo đức nhất quán với những mục tiêu tổng quát của công ty.
Việc truyền tin vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những hướng dẫn cho các tiêu chuẩn và hoạt động đạo đức làm hội nhập các khu vực chức năng của doanh nghiệp. Ví dụ như phó chủ tịch phụ trách marketing phải liên lạc và cộng tác với các giám đốc bán hàng khu vực và các nhân viên bán hàng khác để đảm bảo rằng tất cả đều nhất trí về quan điểm điều gì tạo ra những hành vi vô đạo đức như hối lộ, thông đồng trong việc định giá, và các tiểu xảo bán hàng lừa đảo. Các giám đốc cấp cao phải liên lạc với các giám đốc cấp điều hành (trong sản xuất, bán hàng và tài chính) và tăng cường các tiêu chuẩn đạo đức tổng quát trong tổ chức.
Công tác đào tạo và truyền đạt cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của một tổ chức: kích thước, văn hóa, các tiêu chuẩn đạo đức, phong cách quản lý, và nền tảng nhân viên. Điều quan trọng là chương trình đạo đức phải phân biệt được giữa đạo đức cá nhân và đạo đức tổ chức. Nếu công tác đào tạo đạo đức có hiệu quả thì nó phải bắt đầu với một nền tảng, một bản đạo đức nghề nghiệp, quy trình tuân thủ đạo đức, sự tham gia của nhân viên và ban quản lý và sự ưu tiên đối với vấn đề đạo đức đã truyền đạt cho nhân viên. Các trưởng phịng phải tham gia vào q trình phát triển của một chương trình đào tạo đạo đức.
Quá trình đưa ra quyết định đạo đức bị ảnh hưởng bởi văn hoá của tổ chức, bởi các đồng nghiệp và các giám sát viên, và bởi các cơ hội có thể tham gia vào những hành vi vô đạo đức. Bởi vậy sự xuất hiện và sự tăng cường của các luật lệ và quy trình của công ty sẽ giới hạn các hoạt động vô đạo đức trong tổ chức. Nếu được thiết kế đầy đủ và kỹ lưỡng, chương trình đào tạo đạo đức có thể đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức có thể:
- Nhận ra các tình huống có thể bao hàm những quyết định đạo đức. - Hiểu được các tiêu chuẩn đạo đức và văn hoá của tổ chức.
- Có thể đánh giá tác động của các quyết định đạo đức lên công ty về mặt cấu trúc giá trị của công ty.