Chương 5: Đưa ra quyết định đạo đức: Trách nhiệm của chủ công ty và quyền lợi của người lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 45 - 49)

của chủ công ty và quyền lợi của người lao động

A. Mục tiêu của chương

1. Thảo luận hai quan điểm khác nhau về đạo đức trong các mối quan hệ cơng sở.

2. Giải thích khái niệm về thủ tục tố tụng tại nơi làm việc.

3. Định nghĩa về “tuyển dụng tùy ý” (EAW) và lập luận đạo đức của nó. 4. Trình bày các mức phí tổn của mơi trường EAW.

5. Lý giải thủ tục tố tụng có liên quan thế nào với việc đánh giá hiệu quả lao động của từng nhân viên.

6. Thảo luận khả năng tinh giảm nhân viên một cách có đạo đức.

7. Giải thích điểm khác biệt giữa các giá trị thực chất và giá trị hỗ trợ theo điều khoản an toàn và sức khỏe.

8. Giải thích phương pháp rủi ro có thể chấp nhận cho các điều khoản an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.

9. Trình bày bản chất trách nhiệm của chủ lao động liên quan đến các điều khoản an tồn và sức khỏe, giải thích tại sao thị trường lại khơng phải là một quan tòa hiệu quả nhất trong việc phán xét trách nhiệm này.

10. Giải thích những lập luận cơ bản ủng hộ và chống đối quy tắc về mơi trường lao động tồn cầu.

11. Trình bày lập luận ủng hộ cách giải quyết vị thị trường trong việc đối phó với nạn phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

12. Xác định tính đa dạng khi áp dụng tại nơi làm việc.

13. Giải thích những lợi ích và thách thức của tính đa dạng tại nơi làm việc. 14. Định nghĩa thế nào là “hành động đồng thuận” và giải thích ba cách để các hành động đồng thuận có thể được thừa nhận hợp pháp.

B. Bài học

Trong kinh doanh, cạnh tranh được coi là nhân tố thị trường tích cực. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên trên đối thủ và lên chính bản thân mình. Đối với nhiều doanh nghiệp, thành công trong cạnh tranh được thể hiện bằng lợi nhuận, thị phần, lợi nhuận cao, thị phần lớn là mong muốn của họ.

Thành công của doanh nghiệp không phải chỉ thể hiện bằng lợi nhuận và thị phần ngắn hạn, mà cịn ở hình ảnh doanh nghiệp tạo nên trong mắt của những bên hữu quan và xã hội. Duy trì và nâng cao uy tín kinh doanh, làm đẹp hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như đối tác kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào. Cạnh tranh lành mạnh luôn là rất cần thiết với các doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm để cạnh tranh cộng với “đạo đức kinh doanh” và tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát triển vững chắc.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt dẫn đến có những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng một thị trường, một lĩnh vực. Cũng chính vì thế mà uy tín kinh doanh của doanh nghiệp rất dễ bị xâm phạm bởi những đối thủ cạnh tranh “xấu chơi”.

Lợi nhuận và thị phần đạt được bằng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh không được các doanh nghiệp trong ngành và xã hội chấp nhận. Lợi dụng câu nói "thương trường là chiến trường", một số doanh nghiệp đã tìm mọi cách làm suy yếu đối thủ bằng nhiều chiêu cạnh tranh không lành mạnh.

Trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh thể hiện phổ biến nhất là hành vi thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ.

Thuật ngữ “hành vi thông đồng” nhằm để chỉ các doanh nghiệp ở cùng một quy mô sản xuất hoặc phân phối nên có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoặc chức năng cung cầu của một thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ.

Từ những đối thủ cạnh tranh của nhau, giờ đây những doanh nghiệp này đã trở thành “những người bạn tốt” cùng vi làm những điều mà các đồng nghiệp trung thực không dám làm. Và đến một lúc nào đó, một cơng ty có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn sẽ phải rút lui khỏi thị trường như là cái giá phải trả cho việc theo đuổi một đường hướng kinh doanh chân chính trong lúc đối thủ của họ thành cơng vì đã vận hành linh

hoạt theo “cơ chế chính sách” của nước sở tại. Điều này sẽ khiến cho cả thị trường xấu đi và cần phải bị lên án.

Hành vi thông đồng nghĩa là hành động của một doanh nghiệp thông đồng với một doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp khác, mà họ có quan hệ cạnh tranh, dưới hình thức ký kết một hợp đồng, một thỏa thuận hoặc ngầm đồng ý để quyết định giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ của họ... từ đó kiềm chế hoạt động lẫn nhau.

“Thông đồng” để “ép giá”, để độc quyền kinh doanh, để thu lợi nhuận lớn ngay trước mắt thay vì sử dụng chính năng lực cạnh tranh và khả năng thực tế của mình để thu hút khách hàng.

Thương trường ngày càng phát triển và cùng với đó là những mặt trái của nó cũng thể hiện ngày càng rõ nét hơn. Trước một cuộc đấu thầu lớn với nhiều đối thủ cạnh tranh, các hành vi “chơi không đẹp” vi phạm pháp luật kinh doanh thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng để thu lợi cho riêng mình.

Trong trường hợp đấu thầu, doanh nghiệp nào có chào hàng ưu đãi hơn sẽ được bản thân chủ sở hữu quyết định và bất kỳ một công ty nào cũng không được phép đưa đến cho chủ sở hữu những thông tin không chắc chắn chống lại bất kỳ một bên dự thầu cụ thể nào.

Nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào việc thu thập các thông tin tấn công các đối thủ cạnh tranh của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh của bản thân mình và từ đó cung cấp những thơng tin sai lệch cho chủ thầu mà không xác minh được các thông tin là đúng sự thật.

Cạnh tranh khơng lành mạnh cịn thể hiện ở hành vi ăn cắp bí mật thương mại của cơng ty đối thủ. Đó là hình thức “bỏ vốn để gặt hái ở những nơi họ không hề gieo cấy và tìm cách biến thành của mình những thành quả lao động của những người bỏ công gieo trồng”. Hành vi ăn cắp bí mật thương mại được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau như:

 Nhặt nhạnh thơng tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp người làm công của công ty cạnh tranh.

 Núp dưới chiêu bài tiến hành các cơng trình nghiên cứu, phân tích về ngành để moi thơng tin.

 Che dấu danh phận để đi tham quan cơ sở của đối thủ cạnh tranh nhằm moi thông tin.

 Dùng mỹ nhân kế, nam nhân kế, khổ nhục kế để moi thông tin.  Dùng gián điệp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin.

Ngồi ra, các đối thủ cạnh tranh cịn sử dụng những biện pháp thiếu văn hố khác để hạ uy tín của cơng ty đối thủ. Ví dụ như dèm pha hàng hố của đối thủ cạnh tranh. Hoặc đe dọa người cung ứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với họ. Có doanh nghiệp nhờ vào thế chính trị, hay quen biết, thậm chí hối lộ để tìm cách khơng cho cơng ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm mới. Có doanh nghiệp tìm cách làm hỏng sản phẩm của đối thủ, hoặc thu gom sản phẩm rồi tung tin bất lợi về đối thủ.. Có doanh nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, sao chép, làm nhái 100% sản phẩm của người khác và dán mác của mình lên.

Những hành vi như vậy thể hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanh nhân. Có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộng đồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ với chính bản thân mình

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w