1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng đạo đức NGHỀ NGHIỆP

107 1,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 218,14 KB

Nội dung

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái cảm xúc, tâm lýchung của cộng đồng về các giá trị: thiện, ác; đúng, sai; tốt, xấu… Được cộng đồngthừa nhận như là những quy

Trang 1

trờng đại học tài nguyên và môi trờng hà nội

khoa KINH TẾ TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG

––––––––

BÀI GIẢNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

Hà Nội 2015

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC

Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) - bản thân mình cư xử và gốc

từ Hy lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn ở họ ỞTrung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa làđức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái cảm xúc, tâm lýchung của cộng đồng về các giá trị: thiện, ác; đúng, sai; tốt, xấu… Được cộng đồngthừa nhận như là những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với

cá nhân, giữa cá nhân với xã hội

Đạo đức là phạm trù đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xửtrong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.

Từ giác độ khoa học, đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tựnhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý

về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùngmột nghề nghiệp

Với tư cách là một hình thái xã hội, đạo đức có đặc điểm:

- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương

Các tầng lớp khác nhau, các dân tộc, vùng miền khác nhau có quan niệm khácnhau về nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá hành vi của con ngườiđối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội

- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể Theothời gian, những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc trong lối sống, sinh hoạt, mối quan

hệ và hành vi của con người cũng có những thay đổi với điều kiện cụ thể

- Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con ngườitheo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của

sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và củagiáo dục

Như vậy, có thể hiểu về đạo đức:

- Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quytắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi củamình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trongquan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội

- Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giáctrong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên

Trang 5

và với cả bản thân mình.

Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thâncũng như đối với người khác và xã hội Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn đểxây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người

Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trựckhiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát,phản bội, bất tín, ác

Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:

- Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế màmang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy

- Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉđiều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước còn đạo đứcbao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chungnhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật.1.2 CẤU TRÚC CỦA ĐẠO ĐỨC

Đạo đức vận hành như là một hệ thống tương đối độc lập của xã hội Cơ chế vậnhành của nó được hình thành trên cơ sở liên hệ và tác động lẫn nhau của những yếu tốhợp thành đạo đức Khi phân tích cấu trúc của đạo đức người ta xem xét nó dưới nhiềugóc độ Mỗi góc độ cho phép chúng ta nhìn ra một lớp cấu trúc xác định Chẳng hạn:xét đạo đức theo mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì hệ thống đạo đức hợp thành

từ hai yếu tố ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức Nếu xét nó trong mối quan hệ giữangười và người thì người ta nhìn ra quan hệ đạo đức Nếu xét theo quan điểm về mốiquan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến cái đặc thù với cái đơn chất thì đạođức được tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân

1.2.1 Ý thức đạo đức và thực hiện đạo đức

Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảmtâm lý chung của cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm,hạnh phúc, công bằng…và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa

cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội

Hình thái ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ rất sớmtrong lịch sử, ngay từ xã hội nguyên thủy Sự ý thức về lương tâm, danh dự và lòng tựtrọng…phản ánh khả năng tự chủ của con người là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, lànét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là biểu hiện bản chất xãhội của con người Với ý nghĩa đó, sự phát triển ý thức đạo đức là nhân tố biểu hiệntiến bộ xã hội

Trong ý thức đạo đức, yếu tố tình cảm đạo đức là yếu tố đặc biệt quan trọng, nếuthiếu nó thì những khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận được

Trang 6

bằng con đường lý tính không thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức.Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang tínhtoàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau Đó lànhững quy tắc đơn giản nhằm điều chỉnh hành vi của con người, cần thiết cho việc giữgìn trật tự xã hội chung và sinh hoạt thường ngày của mọi người.Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì nội dung chủ yếu của đạođức phản ánh quan hệ giai cấp, nó có tính giai cấp Trong các phạm trù đạo đức luônluôn phản ánh địa vị và lợi ích của giai cấp Mỗi giai cấp trong những giai đoạn pháttriển nhất định của lịch sử xã hội đều có những quan niệm đạo đức riêng của mình.Giai cấp tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của xã hội thì đại diện cho một nền đạođức tiến bộ, còn các giai cấp phản động thì đại diện cho một nền đạo đức suy thoái.Ph.Ăngghen viết: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đếnnay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ Và vì cho tới nay xãhội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn làđạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thốngtrị, hoặc là, khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậychống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị ápbức"

Đạo đức là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức về hệ thống những nguyên tắc,chuẩn mực, hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đều có những ranh giới củahành 3 vi và những quan hệ đạo đức đang tồn tại Mặt khác, nó còn bao trùm cả nhữngcảm xúc, những tình cảm đạo đức con người Trong quan hệ giữa người và người vềmặt đạo đức đều có những ranh giới của hành vi và giá trị đạo đức Đó là ranh giớigiữa cái thiện và cái ác, giữa chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và tinh thần tập thể Về mặt giátrị của hành vi đạo đức cũng có ranh giới: lao động là hành vi thiện Ăn bám bóc lột là

vô nhân đạo Ngay cả trong một hành vi thiện mức độ giá trị của nó không phải lúcnào cũng ngang nhau, mà có những thang bậc nhất định (cao cả, tốt, được) Ý thức đạođức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đốichiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những qui tắc đạo đức xã hội đặt ra; nó giúpcon người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện nhữngnghĩa vụ đạo đức Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình cảm đạo đức củacon người Tóm lại, ý thức đạo đức (về mặt cấu trúc) gồm tri thức đạo đức Thực tiễnđạo đức là hoạt động của con người do ảnh hưởng của niềm tin, ý thức đạo đức, là quátrình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc sống Ý thức và thực tiễn đạo đức luôn

có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau tạo nên bản chất đạo đức conngười, của một giai cấp, của một chế độ xã hội và của một thời đại lịch sử Ý thức đạođức phải được thể hiện bằng hành động thì mới đem lại những lợi ích xã hội và ngăn

Trang 7

ngừa cái ác Nếu không có thực tiễn đạo đức thì ý thức đạo đức không đạt tới giá trị, sẽrơi vào trừu tượng theo kiểu các giáo lý của tôn giáo Thực tiễn đạo đức được biểuhiện như sự tương trợ, giúp đỡ, cử chỉ nghĩa hiệp, hành động nghĩa vụ…Thực tiễn đạođức là hệ thống các hành vi đạo đức của con người được nảy sinh trên cơ sở của ý thứcđạo đức.

1.2.3 Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân

Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, và làphương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành;phát triển hoàn thiện tồn tại xã hội ấy Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộngđồng về lợi ích và hoạt động của cá nhân thuộc cộng đồng Nó tồn tại như là một hệthống kinh nghiệm xã hội mang tính phổ biến của đời sống đạo đức của cộng đồng.Đạo đức cá nhân là đạo đức của những cá nhân riêng lẻ của cộng đồng, phản ảnh vàkhẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng lẻ của tồn tại xã hộicủa cộng đồng về lợi ích và hoạt động của các cá nhân Trong hoạt động thực tiễn vànhận thức của mình, các cá nhân thu nhận đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm

xã hội, những lí tưởng, chuẩn mực, tư tưởng, đánh giá đạo đức đã được hình thành nêntrong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân… Trướcmắt cá nhân đạo đức xã hội tồn tại một cách khách quan mà trong cuộc sống của mình,

cá nhân tất yếu phải nhận thức, tiếp thu và thực hiện Đạo đức xã hội hay đạo đức cánhân là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cáiđặc thù và cái đơn nhất Đạo đức cá nhân là sự biểu hiện độc đáo của đạo đức xã hội,nhưng không bao hàm hết thảy mọi nội dung, đặc điểm của đạo đức xã hội Mỗi cánhân tiếp thu lĩnh hội đạo đức xã hội khác nhau và ảnh hưởng đến đạo đức xã hội cũng

Trang 8

khác nhau Đạo đức xã hội không thể là số cộng của đạo đức cá nhân mà nó tổng hợpnhững nhu cầu phổ biến được đúc kết thành những tinh hoa của đạo đức cá nhân Nótrở thành cái chung của một giai cấp, một cộng đồng xã hội, một thời đại nhất định, nóđược duy trì và củng cố bằng những phong tục, tập quán, truyền thống, những di sảnvăn hóa vật chất và tinh thần, được biến đổi phát triển thông qua hoạt động sản xuấttinh thần và giao tiếp xã hội 5 Quan hệ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân là quan hệgiữa những chuẩn mực chung mang tính phát triển đặc thù trong từng xã hội vớinhững phẩm chất hành vi những yêu cầu cụ thể hàng ngày, quan hệ giữa lý tưởng xãhội và hiện thực của cá nhân, giữa trí tuệ, tri thức xã hội với tình cảm, ý chí và nănglực hoạt động đạo đức cụ thể của cá nhân.

Phạm trù là những khái niệm chung nhất, phản ánh những đặc tính cơ bản, nhữngphương tiện và mối quan hệ phổ biến nhất của hiện tượng trong đời sống thực tế.Các phạm trù đạo đức cũng giống như phạm trù khoa học khác về tính khái quát,tính phổ biến và các mối liên hệ xác định với nhau theo những quy luật nhất định

- Phạm trù đạo đức học là những khái niệm đạo đức cơ bản phản ảnh những đặctính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiệntượng đạo đức trong đời sống hiện thực

- Nghiên cứu các phạm trù đạo đức học giúp người nghiên cứu nắm được mộtcách hệ thống, cơ bản nội dung của khoa học đạo đức học

- Hệ thống các khái niệm, phạm trù đạo đức học cung cấp phương tiện và công

cụ để các chủ thể phản ảnh các hiện tượng đạo đức hết sức phức tạp, đa dạng trong đờisống hiện thực, đồng thời nó còn làm phát triển khả năng tư duy khoa học một cách hệthống và có căn cứ

- Phạm trù đạo đức học có lịch sử phát triển lâu dài Trong từng thời đại và xãhội cụ thể, các phạm trù đạo đức học là sự khái quát hóa những hiện tượng và nhu cầuđạo đức của đời sống hiện thực gắn liền với sự phát triển của những điều kiện kinh tế -

xã hội tương ứng

Cùng với sự phát triển của lịch sử, nội dung các phạm trù, khái niệm đạo đức họclại được bổ sung và phát triển Qua đó, qua hệ thống các phạm trù và những nội dungcủa nó phản ảnh một cách khái quát nhất sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đứcqua các thời đại

Trang 9

Các phạm trù đạo đức là sự khái quát dưới hình thức lý luận các hiện tượng đạođức trong đời sống hiện thực và những quan niệm của con người về những hiện tượng

đó Vì vậy, phạm trù đạo đức ngoài ý nghĩa thông tin các nội dung cơ bản, nó còn baohàm sự đánh giá và nhận định các giá trị

Tính phân cực là một trong những điểm đáng chú ý của phạm trù đạo đức học

Đó là sự phân cực giữa thiện và ác, giữa hạnh phúc và bất hạnh, lương tâm và vôlương tâm

- Nội dung các phạm trù đạo đức học tuy là kết quả phản ảnh của đời sống hiệnthực, mà còn chứa đựng những quan niệm giá trị như niềm tin bên trong đã được thănghoa thành những tình cảm thiêng liêng cao cả

1.3.1 Lẽ sống

Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đời sốngcon người Có thể xem quan niệm con người về lẽ sống là nền tảng tinh thần của họ

Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống của con người hết sức

cơ bản như lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện, ác Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn để vươn lêntrong cuộc sống Ngược lại, sự khủng hoảng về quan niệm lẽ sống sẽ có thể dẫn conngười tới đổ vỡ niềm tin, chao đảo tinh thần, lệch hướng trong cuộc sống, rối loạntrong hành động dẫn tới những hậu quả khó lường

Do lẽ sống là vấn đề mang bản chất tinh thần sâu xa nhất gắn liền với xã hội vàcon người, nên nhiều nhà triết học, đạo đức học đã xem lẽ sống là vấn đề vừa có ýnghĩa triết học, vừa có ý nghĩa đạo đức học và là trung tâm khi nghiên cứu con ngườicủa mọi thời đại

Ngay từ thời cổ đại, lẽ sống của con người đã trở thành một trong những vấn đềthu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà triết học Người đặt vấn đề lẽ sống đầu tiên lànhà triết học cổ đại Epyquya Ông quan niệm lẽ sống của con người là sự hài hòa với

tự nhiên, trong đó con người có một cuộc sống tinh thần thanh thản, yên tĩnh Do đó,ông cho nguồn gốc của lẽ sống đúng đắn của mỗi người lả trí thông minh của họ.Chính trí thông minh giúp con người lựa chọn sự hợp lý và loại bỏ khỏi mình những

ảo tưởng, những tham vọng không có căn cứ

Epyquya đặt câu hỏi con người sống có ý nghĩa là gì? Trả lời câu hỏi này có một

số quan niệm khác nhau

Trang 10

- Quan điểm thứ nhất cho rằng con người sống không có ý nghĩa gì cả Tiêu biểucho quan niệm này là các trường phái tôn giáo, duy tâm, chủ nghĩa bi quan lịch sử.Theo họ, con người ra đời đã khổ sở, chẳng có ý nghĩa gì.

- Quan điểm thứ hai cho rằng cuộc sống con người có ý nghĩa, nhưng ý nghĩakhác nhau tùy thuộc vào những quan điểm khác nhau

Trung Quốc thời cổ đại: Theo Nho giáo thì mẫu người quân tử và lẽ sống “tuthân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” Mạnh Tử: “giàu sangkhông đánh mất tâm tính, nghèo nàn không đổi được khí tiết, uy quyền, bạo lực khônglàm mình nhục chí, như thế mới đáng bậc trượng phu”

Thời cận đại thì lẽ sống là tìm kiếm tri thức khoa học, đề cao lý trí con người.Thời hiện đại tư bản chủ nghĩa, lẽ sống là tiền bạc

- Ý nghĩa cuộc sống? Mỗi con người trong cuộc sống của mình đều trực tiếp haygián tiếp trả lời câu hỏi này Thông thường trả lời câu hỏi này có hai thái độ

+ Tích cực đối với cuộc sống: tức thấy được bản chất con người thì bản chất xãhội là quan trọng,chủ yếu cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi thấm đượm chủ nghĩa nhânđạo sâu sắc, khi quán triệt nguyên tắc “mình vì mọi người và mọi người vì mình” Do

đó, nhìn nhận trách nhiệm và hạnh phúc của mình trong mối quan hệ biện chứng vớinhau

+ Tiêu cực với cuộc sống: Thấy mọi giá trị trên đời đều là hư ảo, cuộc sống có ýnghĩa khi thực hiện nghĩa vụ của mình Hay chỉ thấy lợi ích của mình mà không thấylợi ích của người khác và xã hội, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được thỏa mãn nhữngnhu cầu ham muốn của cá nhân mình như giàu có, danh lợi, vì tiền

Từ việc lý giải ý nghĩa cuộc sống này mà hình thành nên những ước mơ, khátvọng cần vươn tới gọi là lẽ sống

Lẽ sống có hai loại:

+ Lẽ sống tầm thường: Được nảy sinh và giới hạn bởi những ham muốn cụ thể và

ít liên quan đến trách nhiệm của mình đối với người khác và xã hội

+ Lẽ sống đạo đức: Là một quan niệm sống của con người mà nội dung chính làmối quan hệ giữa hạnh phúc và nghĩa vụ Nói cách khác, lẽ sống đạo đức lẽ sống đạo

Trang 11

đức chính là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự nhận thức được, tự giác hành động vìmột lý tưởng đạo đức cao đẹp dựa trên một quan niệm nhân sinh tiến bộ.

- Lẽ sống đạo đức khác lẽ sống tầm thường ở chỗ con người nhận ra ý nghĩa cuộcsống của mình hướng tới những giá trị đích thực, tự nguyện, tự giác làm điều lợi vìhạnh phúc của xã hội, tự giác sống vì người khác dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều

có ý thức giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình “giàu sang không quyến rũ, nghèokhó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”

- Lẽ sống đạo đức sẽ mang lại hạnh phúc chân chính cho xã hội, cá nhân lẽ sốngđúng đắn tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làmvương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) Các vị lãnh tụ đã chọn lẽ sống để cống hiến, manglại hạnh phúc nhiều nhất cho nhân dân nên trong khó khăn vẫn luôn lạc quan yêu đời.Quan niệm về lẽ sống của đạo đức học Marx-Lenin:

- Đạo đức học Marxist khẳng định ý nghĩa cuộc sống của con người trong đờisống hiện thực và xem đó như nền tảng tinh thần của đời sống con người

- Để có thể giải quyết một cách khoa học nội dung của ý nghĩa cuộc sống conngười cần phải xuất phát từ những tiền đề hiện thực, khách quan gắn liền với nhữnghoạt động cơ bản, hoạt động sinh sống của con người

- Để có thể tồn tại và phát triển, con người và xã hội loài người phải dựa vào laođộng sản xuất, lao động là phương thức tồn tại và phát triển xã hội

Lao động sản xuất còn là động lực, là phương thức hình thành và phát triển hoànthiện con người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần

Trang 12

Lao động sản xuất của con người không chỉ bó hẹp trong một mục đích duy nhất

là duy trì sự tồn tại thể xác của họ, mà còn biến bản thân hoạt động ấy thành đối tượngcủa ý thức và ý chí khiến cho hoạt động ấy trở nên chủ động, sáng tạo và theo quy luậtcủa cái đẹp

Quá trình lao động sản xuất không chỉ là sự sản xuất các giá trị vật chất, đồngthời còn sản xuất ra các giá trị tinh thần thấm đượm vào các sản phẩm vật chất khiếncho bản thân chúng cũng được thể hiện ra như những giá trị tinh thần xã hội

Vì vậy, trong quá trình lao động sản xuất và hưởng thụ xã hội để duy trì và pháttriển đời sống, con người tìm đối tượng không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần, vănhóa Cùng với sự phát triển của hoạt động lao động sản xuất với tính xã hội hóa ngàycàng cao, chứa đựng hàm lượng trí tuệ ngày càng lớn thì đời sống tinh thần, văn hóacàng có ý ngỹia hết sức quan trọng đối với lao động sản xuất xã hội Chính vì vậy, laođộng sản xuất của con người không chỉ dừng lại ở trình độ kỹ thuật, công cụ mà trênmột bình diện cao hơn, nó còn đòi hỏi tìm cho mình một ý nghĩa cho toàn bộ hoạtđộng đó

Những hoạt động lao động sản xuất là cốt lõi của toàn bộ hoạt động của conngười, là bản chất sâu xa nhất của con người, cho nên ý nghĩa của lao động sản xuấtcũng là ý nghĩa cuộc sống con người

Như vậy, vấn đề ý nghĩa cuộc sống con người là một quá trình phát triển khôngngừng bắt nguồn từ hoạt động sống của con người, xét đến cùng là từ lao động sảnxuất xã hội

Lao động sản xuất của con người bao giờ cũng mang tính chất xã hội Quá trình

đó cũng là quá trình phát triển và hoàn thiện con người thông qua sự phát triển cácquan hệ xã hội Vì thế khi xem xét ý nghĩa cuộc sống của con người không thể xemxét nó với ý nghĩa là một con người đơn độc mà phải đặt con người trong xã hội và chỉ

có như vậy, ý nghĩa cuộc sống con người mới có tính chất hiện thực

- Đạo đức Marxist cho rằng quá trình hoạt động sống mà cốt lõi là lao động sảnxuất bao giờ cũng mang tính xã hội Các chủ thể tham gia vào lao động sản xuất xã hội

đã tạo nên những giá trị vật chất hoặc tinh thần đóng góp vào thành quả chung của xãhội Chính những thành quả đó làm cho cuộc sống của các chủ thể hoạt động mangmột ý nghĩa xã hội

Trang 13

Việc các chủ thể lao động sản xuất đóng góp vào xã hội như vậy cũng là sự đòihỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân thành viên trong quá trình lao động sống của mình.

Quá trình lao động đóng góp mang ý nghĩa cống hiến cho xã hội của mỗi cánhân, mỗi chủ thể hoạt động như vậy chính là thực hiện nghĩa vụ của mình

Mặt khác, trong quá trình hoạt động sống, các chủ thể không chỉ thực hiện với ýnghĩa cống hiến, đóng góp cho xã hội mà còn làm cho các hoạt động sống trở nên có ýnghĩa với bản thân chủ thể Đó là sự hoàn thiện năng lực hoạt động, kỷ năng, kỷ xảonâng cao phẩm chất trí tuệ, làm sâu sắc và phong phú nhận thức, bồi dưỡng tình cảmtốt đẹp, cao thượng, tạo ra những nguồn thu nhập nhằm bồi dưỡng, bù đấp phát triểnthể chất, tinh thần và cả những phương thức hưởng thụ những thành quả do mình và

xã hội sáng tạo ra

Toàn bộ những ý nghĩa đó đối với chủ thể hoạt động chính là hạnh phúc conngười

Như vậy, ý nghĩa cuộc sống hay lẽ sống của con người là sự thống nhất nghĩa vụ

và hạnh phúc thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội của con người, cho nên

lẽ sống đạo đức đó là sống đúng đắn biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và xã hội

Một điều chú ý là ý nghĩa cuộc sống không phụ thuộc vào thời gian sống mà phụthuộc vào chất lượng sống, phụ thuộc vào giá trị xã hội trong đó con người được laođộng tự giác, sáng tạo và tự do, cống hiến cho xã hội và hưởng thụ sản phẩm mà họtạo ra Do đó, con người có thể nhân cuộc sống của mình lên gấp nhiều lần thông qualao động sáng tạo

ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác

- Các quan niệm khác nhau về hạnh phúc

+ Thời cổ đại:

Trang 14

 Democrate: Hạnh phúc là sự yên tĩnh, sự thanh thản của tâm hồn Mọi dụcvọng, ham muốn của con người là nguyên nhân của đau khổ.

 Aristote: Hạnh phúc con người có được là do hoạt động lý trí và do quan niệmcủa mỗi người

trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Tôn giáo: Hạnh phúc không có ở cuộc sống trần thế mà chỉ có ở thế giới bên kia

 Quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam: hạnh phúc gắn liền với tình bạn,tình yêu lứa đôi, gia đình là sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần

Tóm lại, có thể tóm tắt các quan niệm trước chủ nghĩa Marx về hạnh phúc theo 3

xu hướng sau:

- Thứ nhất, cho hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn thường xuyên nhữngnhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc, khỏe mạnh, sống lâu Để có sự thỏa mãn đó conngười phải giàu có, của cải dư thừa

Xu hướng này có từ thời cổ đại Hy Lạp và phát triển mạnh trong TK XVII –XVIII ở Châu Âu gắn liền với sự đi lên của giai cấp tư sản

Tính hợp lý trong các quan niệm gắn với xu hướng này là ở chỗ tình trạng nghèođói, khốn khổ không thể nói đến hạnh phúc Cho nên, niềm sung sướng, hạnh phúc củacon người không thể tách rời việc thỏa mãn đến mức độ nhất định các nhu cầu vậtchất

Nhưng trong thực tế, sự giàu có về của cải vật chất, sự thừa thãi trong hưởng thụcác nhu cầu vật chất chưa hẳn đã làm cho con người cảm thấy hạnh phúc

Sở dĩ có tình trạng như vậy là do nhiều khi sự thỏa mãn một cách tối đa thừa thãithường xuyên các nhu cầu vật chất nang tính chất một chiều như vậy không nhữngnâng cao hoặc phát triển các nhu cầu mà lại làm cho các nhu cầu đó ngày càng trở nênhời hợt, nhàm chán, vô vị

Những niềm vui của sự hưởng thụ ban đầu cùng với thời gian và sự thừa thải sẽngày càng mất đi và thay thế vào đấy là cảm giác chán chường của kẻ sống thừa vàmất đi cái nhận thức quý giá làm người của mình

Đó là lý do vì sao tình trạng khủng hoảng tinh thần, tâm lý, nhiều thói hư, tậtxấu, các tệ nạn xã hội, chủ nghĩa bi quan, chán đời thường hay xuất hiện trong nhữnghoàn cảnh dư thừa của cải, tiền bạc Cùng với kiểu chạy theo sự hưởng thụ một chiềucòn dẫn tới sự tham lam vô độ, ích kỷ của chủ nghĩa cá nhân cực đoan tàn bạo và bạcbẻo

Như vậy, nếu chỉ có sự hưởng thụ, thỏa mãn những nhu cầu vật chất cũng chưahẳn đã làm cho con người có được hạnh phúc chân chính

Trang 15

- Xu hướng thứ 2, ngược lại với xu hướng trên, cho hạnh phúc đích thực của conngười là sự thỏa mãn các nhu cầu tinh thần mà bản chất của nó là sự thanh thản, yêntĩnh tâm hồn, tránh mọi xúc động, lo âu, suy nghĩ, trăn trở, sống với tự nhiên, vô tưhiền hòa, tránh xa mọi âm mưu quỷ kế và thói thâm độc của người đời.

Những quan niệm theo xu hướng này có tính hợp lý ở chỗ, xem sự thanh cao, yêntĩnh ở tinh thần con người là tiêu chuẩn hạnh phúc Thật vậy, tâm hồn giữ được sự yêntĩnh, thanh cao, trong sáng, thanh thản sẽ đem lại cho con người những niềm vui nhẹnhàng nhưng sâu sắc

Xu thế này dẫn đến những mâu thuẫn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn

Theo các quan niệm của xu hướng này thì muốn có được hạnh phúc con ngườiphải giữ cho được sự yên tĩnh của tinh thần, làm cho tinh thần không bị quấy rối bởicác nhu cầu ước muốn không hợp lý Nhưng trong thực tế rất khó phân định nhữngnhu cầu nào là hợp lý còn nhu cầu nào là không hợp lý, nếu lấy theo tiêu chuẩn của sựyên tĩnh

Vì thế về thực chất là sự kìm hảm, giảm bớt các nhu cầu, làm cho các nhu cầu đóngày càng thấp đến mức tối thiểu, nếu làm thế là phá bỏ bản thân cái gốc làm nên kháiniệm hạnh phúc, khiến cho khái niệm này chỉ còn lại có ý nghĩa tiêu cực đi ngược lạibản chất của nó

Trong thực tế, xu thế này khuyến khích chủ nghĩa khắc kỷ, giam hãm con ngườivào chủ nghĩa thầy tu Cuối cùng là một xu hướng xem ra có vẻ hoàn bị nhưng lạiphản ảnh thái độ phản ứng thất vọng của con người trước thực tế đầy đau khổ không

có chỗ đứng cho hạnh phúc Các quan niệm hạnh phúc theo xu hướng này cho rằnghạnh phúc của con người là sự thỏa mãn thường xuyên các nhu cầu vật chất, tinh thần

và loại trừ mọi nỗi đau khổ

Một quan niệm như vậy là không thể có được nhất là khi xem xét con người vớitoàn bộ cuộc đời của họ Vòng đời của con người sinh, lão, bệnh, tử ai mà thoát được

- Biểu hiện sự khủng hoảng của con người về quan niệm hạnh phúc trong xã hội

tư sản hiện đại là sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh, xem cuộc đời chỉ là sự bi đát vàđau khổ Theo các đại biểu hiện sinh thì trong hiện thực chỉ toàn nổi đau khổ, còn hạnhphúc chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôi

* Hạnh phúc theo quan điểm đạo đức học Marxist:

Hạnh phúc theo nghĩa rộng là sự đánh giá chung nhất đời sống của con người là

sự tổng hợp những yếu tố xã hội của con người có tính lịch sử xã hội Hạnh phúc đíchthực của con người là sống và hoạt động để tạo ra nhiều giá trị vật chất, tinh thầnnhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn nhu cầu đạođức cao cả

Trang 16

Hạnh phúc đúng nghĩa không phải chỉ có cái do con người cảm nhận được màbao hàm cả sự đánh giá, thừa nhận của xã hội Do đó, nhiều lúc con người thỏa mãncác nhu cầu của mình mà không coi là hạnh phúc thậm chí có khi đó là sự cắn rứt củalương tâm, có khi là bất hạnh nếu bị xã hội lên án.

- Hạnh phúc theo nghĩa hẹp là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn các nhu cầu đạođức cao cả Do đó, hạnh phúc bao gồm 2 yếu tố:

+ Mặt khách quan của hạnh phúc chính là nhu cầu phát triển của xã hội mà chủthể nhận thức biến thành tình cảm, trách nhiệm

+ Mặt chủ quan là nổ lực hăng say hoạt động của con người vươn tới nhữngthành quả phù hợp nhu cầu xã hội

+ Thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả nghĩa là khi nhu cầu thỏa mãn mang lại chochủ thể sự thanh thản của lương tâm, tự hào về cuộc sống, nâng cao ý thức nghĩa vụ.Loại nhu cầu này thỏa mãn mang lại hạnh phúc

Trong cuộc sống không phải bất cứ nhu cầu nào thỏa mãn cũng là hạnh phúc, cókhi nhu cầu thỏa mãn mang lại sự cắn rứt lương tâm Hơn nữa nhu cầu luôn lớn lên,tức là nhu cầu này thỏa mãn thì xuất hiện nhu cầu khác, cảm giác về sự thỏa mãn nhucầu này không bền

- Hạnh phúc cá nhân là sự thống nhất lâu bền giữa khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu

về vật chất, sự thỏa mãn về đời sống tinh thần Hạnh phúc gia đình là cảm giác vuisướng của cuộc sống do gia đình mang lại, đó là sự tin yêu, quan tâm, chăm sóc lẫnnhau và tạo điều kiện cho từng thành viên của gia đình phát triển phù hợp với sự tiến

bộ của xã hội

- Hạnh phúc chỉ có được trong hoạt động thực tiễn mà chủ yếu nhất là thực tiễnsản xuất vật chất Trong thực tế, để thỏa mãn những nhu cầu sống của mình con ngườiphải lao động sản xuất của cải vật chất xã hội Cùng với quá trình sản xuất ra của cảivật chất để duy trì và phát triển cuộc sống xã hội, con người cũng đồng thời sản xuất racác giá trị tinh thần Như vậy, con người không những sản xuất ra của cải vật chất màcòn nhận thức, suy nghĩ cảm nhận về quá trình sản xuất và hướng thụ các giá trị xã hội

đó Qua đó, con người nhận ra và suy nghĩ về niềm sung sướng hạnh phúc và nổi bấthạnh đau khổ của mình

Trang 17

- Quá trình lao động sản xuất và hoạt động xã hội của con người chẳng những làquá trình con người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầucủa bản thân con người và xã hội, đồng thời cũng là quá trình nảy sinh, phát triển cácnhu cầu.

- Nhờ có lao động, con người chẳng những đã có được những sản phẩm có thểthỏa mãn những nhu cầu sống của mình mà còn làm cho những nhu cầu nguyên thủymang tính động vật trở thành những nhu cầu mang tính người Quá trình đó cứ pháttriển làm cho những nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng, sâu sắc cả

về vật chất lẫn tinh thần

Quá trình lao động sản xuất và hoạt động xã hội không những tạo ra các giá trịvật chất và tinh thần, phát triển các nhu cầu mà còn tạo nên những phương thức thỏamãn các nhu cầu đó ngày càng phong phú, sâu sắc, giàu cảm xúc và nâng cao tính vănhóa của bản thân quá trình hưởng thụ xã hội

Đó cũng là quá trình mỗi chủ thể hoạt động hoàn thiện thể chất, nâng cao nănglực hoạt động, làm phong phú tri thức, tinh thần, tư tưởng, cảm xúc, phát triển và làmgiàu các quan hệ xã hội một cách tích cực

Kết quả đó đưa lại cho con người niềm vui, niềm tự hào sung sướng, nâng cao ýthức phẩm giá con người, tin tưởng vào xã hội và con người, gắn bó mỗi cá nhân vớicộng đồng trong tình thương yêu, quí trọng lẫn nhau, đó chính là hạnh phúc của conngười

Như vậy hạnh phúc không bao giờ được đặt ra như mục tiêu trực tiếp, cuối cùng

mà nó chỉ đến với con người như một tặng thưởng kèm theo những giá trị vật chất,tinh thần mà họ đã tạo ra vì xã hội

Do đó, hạnh phúc không phải là cái gì có sẵn để con người có thể nhận lấy mộtcách thụ động mà phải do chính bản thân họ sáng tạo ra Đó là lẽ vì sao, sự lười biếng,thói ỷ lại, trì trệ, hưởng thụ một chiều trong thực tế là kẻ thù của hạnh phúc

Trong đời sống xã hội con người, về cơ bản có thể phân ra 2 loại nhu cầu: Nhucầu vật chất và nhu cầu tinh thần Nhu cầu vật chất thường cấp bách nhưng có tính lậplại cao, nhu cầu tinh thần có tính phát triển và sâu sắc

Trong các nhu cầu tinh thần thì nhu cầu đạo đức có thể coi là nhu cầu có tính xãhội cao, sâu sắc nhất và mang tính giáo dục cao nhất Chính vì thế, những hoạt độngcủa con người thỏa mãn những nhu cầu đạo đức xã hội làm cho con người đạt đếnhạnh phúc cao nhất

Hạnh phúc được quan niệm như vậy không loại trừ hoàn toàn mọi nổi đau khổ.Nhiều khi chính nổi đau khổ hay sự khổ não của con người cũng tham gia vào làmthành một mặt của hạnh phúc Những nổi đau khổ, đau khổ có tính tích cực là những

Trang 18

trăn trở trong sáng tạo, đau khổ vì nổi đau khổ của người khác, những gian truân, khổ

ải, vượt qua khó khăn trong lao động và cuộc sống

Niềm vui, niềm hạnh phúc mà con người nhận được phụ thuộc rất nhiều vàonhững trăn trở và đau khổ mà họ phải trải qua, đau khổ ở mức độ càng cao, mục đíchtrong sáng, hướng tới cái tốt đẹp, cái thiện, cái cao cả càng lớn lao bao nhiêu, thì niềmvui, niềm hạnh phúc mà họ nhận được sau khi đã hoàn thành công việc càng lớn bấynhiêu

1.3.3 Nghĩa vụ đạo đức

Nghĩa vụ đạo đức chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống đạo đức xãhội Việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức tốt hay xấu là thước đo đặc thù nói lên tình trạngtiến bộ hay thoái hóa của đời sống đạo đức trong một xã hội nhất định Do đó, phạmtrù nghĩa vụ đạo đức đã được nhiều nhà tư tưởng, nhà hiền triết của các thời đại bànluận, quan tâm sâu sắc

* Quan niệm khác nhau về nghĩa vụ đạo đức trước Marx

- Democrate là người đầu tiên đưa phạm trù nghĩa vụ vào đạo đức Ông cho rằng

ý thức nghĩa vụ là động cơ sâu kín bên trong của con người, là động lực thúc đẩy conngười hành động

- Các tôn giáo: Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm trước thượng đế Con người cónghĩa vụ hy sinh quyền lợi trước thực tại để hưởng hạnh phúc ở thế giới bên kia

- Kant: nghĩa vụ là mệnh lệnh tuyệt đối, là chân lý tất yếu con người cần phảilàm dù muốn hay không nghĩa vụ như một mệnh lệnh bắt buộc

- Các nhà duy vật Pháp TK XVII – XVIII coi nghĩa vụ đạo đức như gắn liền vớilợi ích cá nhân, nó là tất yếu với mọi người và mọi người phải thực hiện

- Một số khuynh hướng triết học tư sản hiện đại, nhất là chủ nghĩa hiện sinh, xem

ý thức nghĩa vụ đạo đức là hoàn toàn không có ý nghĩa, thậm chí đó là những ràngbuộc vô bổ với những hoạt động của con người Từ đó họ cho rằng sự thừa nhậnnhững chuẩn mực nghĩa vụ đạo đức là có hại cho các cá nhân hiện sinh Những lýthuyết này biện hộ và cổ vũ cho những hành động bất chấp mọi hệ chuẩn đạo đức xãhội và mở đường cho tội ác

* Quan niệm nghĩa vụ đạo đức của đạo đức học Marxist:

Trang 19

- Nghĩa vụ đạo đức không thể là sự ép buộc từ bên ngoài, mà gắn bó chặt chẽ với

ý thức của con người về lẽ sống, lý tưởng về hạnh phúc và về những quan niệm mangtính triết lý của cuộc sống Những quan niệm đúng đắn giúp con người trước hết lànhận thức được sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, thống nhất hạnhphúc cá nhân và hạnh phúc xã hội và người khác

Vì thế có thể xem sự trưởng thành của ý thức nghĩa vụ đạo đức liên quan chặtchẽ đến mức độ trưởng thành trong nhận thức của con người về những vấn đề lẽ sống,hạnh phúc, thiện, ác

Ý thức nghĩa vụ đạo đức thường được nuôi dưỡng, củng cố phát triển trong môitrường của một nền giáo dục tốt, môi trường gia đình đầm ấm, xã hội lành mạnh.Trong những điều kiện đó, mỗi thành viên của cộng đồng chẳng những được hưởngthụ một bầu không khí đạo đức trong sáng, cao quý và chứa chan tình người mà bảnthân họ cũng đồng thời là những cá nhân trưởng thành về đạo đức, yêu lao động, có lýtưởng hoài bão, kính người, yêu đời, lạc quan tin tưởng vào xã hội Mất đi ý thứcnghĩa vụ đạo đức cũng chính là đánh mất ý thức về chính bản thân mình, mất đi ýnghĩa làm người của mình

Ý thức nghĩa vụ đạo đức là quá trình phát triển lâu dài từ hàng ngàn, hàng vạnnăm Thông qua hoạt động lao động sản xuất và hoạt động xã hội, bảo vệ cái thiện,chống cái ác, xã hội đã hình thành nên những quan hệ giữa người và người ngày càng

đa dạng phong phú, sâu sắc nếu thiếu nó thì lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân, lợi ích củamọi cộng đồng, mọi xã hội sẽ bị đe dọa Các quan hệ đó có thể là quan hệ chính trị,quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, nhưng bao trùm lên tất cả, thấm sâu vào mọi mối quan

hệ xã hội là quan hệ đạo đức mà đặc trưng là nghĩa vụ đạo đức của con người

Vì thế ý thức nghĩa vụ đạo đức được tất cả mọi người trong xã hội vun đắp, giữgìn, phát triển để trở thành niềm tin, thành tình cảm thiêng liêng mà mỗi thế hệ người

kế tiếp giữ gìn, kế thừa, bổ sung hoàn thiện như một di sản quý báu thể hiện lòng biết

ơn, sự quý trọng đối với thế hệ đi trước và trách nhiệm cao quý với thế hệ đi sau

Mỗi cá nhân con người, khi sinh ra đã bắt đầu được giáo dục ý thức nghĩa vụ đạođức, trước hết bằng con đường giáo dục gia đình Bằng tình thương yêu, sự chăm sóccủa gia đình, con người đã cảm thụ và hình thành tình thương yêu đối với cha mẹ, ông

bà, anh chị em và những người thân Những cảm thụ ban đầu ấy dần dần sâu sắc thêm,lớn thêm và được củng cố để làm thành những yếu tố tạo nên hạt nhân ban đầu của ýthức nghĩa vụ đạo đức sau này

Trang 20

Cùng với quá trình trưởng thành, mỗi con người còn được hưởng một nền giáodục của nhà trường, của cộng đồng, đoàn thể xã hội và những nhân tố văn hóa truyềnthống, văn hóa xã hội Qua đó mỗi cá nhân, tùy thuộc vào đặc điểm và mức độ hoạtđộng tích cực mà dần dần hoàn thiện ý thức nghĩa vụ đạo đức của mình như niềm tinbên trong, như tình cảm thiêng liêng, như ý thức về đạo đức làm người.

Ý thức nghĩa vụ đạo đức không thể được hình thành thật sự chỉ bằng con đườnggiáo dục lý thuyết Ý thức nghĩa vụ bao giờ cũng được củng cố, phát triển bền vữngbằng con đường trải nghiệm Thông qua hoạt động lao động sản xuất, hoạt động xã hộivới tất cả những khó khăn trở ngại cũng như thách thức, con người ngày càng nhậnthức, kiểm nghiệm trong thực tiễn những giá trị mà nghĩa vụ đạo đức mang lại

Ý thức nghĩa vụ đạo đức mang tính chất một tình cảm thiêng liêng cao cả Nó lànền tảng tinh thần của đạo trung, hiếu, nhân, nghĩa Chính ý thức nghĩa vụ đạo đức caoquý đã hun đúc lòng yêu nước trung thành với tổ quốc, tình yêu thương kính trọng,chăm sóc cha mẹ, lối sống thuỷ chung trong đạo vợ chồng, tình nghĩa anh em, bầubạn

Ý thức nghĩa vụ đạo đức là động lực tinh thần sâu sắc thúc đẩy từ nội tâm để conngười sáng tạo nên những giá trị đạo đức cao cả Vì thế, nghĩa vụ đạo đức không phảichỉ là những giá trị tinh thần mà quan trọng hơn, nó phải được thể hiện ra trong đờisống thực tiễn, tạo nên những giá trị hiện thực đóng góp tích cực vào sự phát triển, sựtiến bộ của xã hội

Ý thức nghĩa vụ đạo đức của con người là quá trình phát triển không ngừng cùngvới quá trình trưởng thành của xã hội và con người Vì thế, việc hình thành ý thứcnghĩa vụ đạo đức và sáng tạo nó trong đời sống thực tiễn phải là quá trình tu dưỡngbền bỉ, rèn luyện không ngừng trong suốt cả cuộc đời một con người

1.3.4 Lương tâm

Quan niệm của các cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và với ngườikhác là tiền đề của hành vi đạo đức của mình Ở đây còn chịu sự phán xử của lươngtâm Vậy lương tâm là gì?

Lương là tốt lành Tâm là lòng Xu hướng tiêu biểu của con người là hành độnghướng thiện, mong muốn làm điều thiện và tự đánh giá, phán xử hành vi của mình Cóđược những điều đó là nhờ có lương tâm lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bêntrong, nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà

Trang 21

đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển Lương tâm giúp con người hối cải và điềuchỉnh lỗi lầm Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũnggiữ được nhân cách tốt đẹp của mình Do đó lương tâm hướng con người đến nhữngđiều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác Nếu người không có lương tâm thì họ khôngthể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳn sàng làm điều ác, tàn bạo.

* Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử

- Platon: Lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đế do đó nó tồn tại vĩnhviễn

- Locko: Lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng của mình, và tuântheo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí Ông rất coi trọng giáo dục lương tâm “khoa học

mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn”

- Kant: Lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với con người như là bẩmsinh

- Hegel: Lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thức được điều thiện và lẽcông bằng

Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Marx đều khẳng định lương tâm là mộtphạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lý giải về lương tâmchưa khoa học

* Quan niệm về lương tâm của đạo đức học Marxist:

- Khái niệm: Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức cá nhân về sự

tự đánh giá hành vi và cách cư xử của mình trong đời sống xã hội, hoặc lương tâm lànăng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức

Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ra như thước đomức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội

- Lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm con người, càng có thiện tâm, thiện ý

và càng hành động tốt bao nhiêu thì lương tâm càng yên ổn bấy nhiêu và ngược lại Do

đó, lương tâm là ngọn nguồn của hạnh phúc

- Nguồn gốc của lương tâm:

Trang 22

Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dài từ ý thức đến tìnhcảm đạo đức.

+ Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước người khác vàtrước dư luận xã hội

+ Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thì không chỉ sợ ngườikhác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chính mình, đạt tới trình độ tự xấu

hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm

+ Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệm trước điều thiện và lẽcông bằng Do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu dự kiến hành vi cho đếnkhi kết thúc hành vi Nhưng sự thức tỉnh của lương tâm tùy thuộc vào điều kiện, hoàncảnh cụ thể của mỗi người

- Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức con người về lẽ sống,

lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụđạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác, còn lương tâm là ý thứctrách nhiệm trước bản thân mình Có thể xem ý thức nghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là

cơ sở hình thành lương tâm của con người

- Lương tâm được biểu hiện ở hai trạng thái khẳng định và phủ định

+ Trạng thái khẳng định là sự thư thái của lương tâm là cảm giác trong sạch củalương tâm

+ Trạng thái phủ định, con người cảm thấy sự cắn rứt, sự không trong sạch củalương tâm

- Trạng thái khẳng định của lương tâm có vai trò nâng cao tính tích cực của conngười, giúp con người tin tưởng vào bản thân trong quá trình hoạt động Đó là niềm tinbên trong có ý nghĩa thôi thúc con người vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp, đóng góp tíchcực vào sự phát triển xã hội

- Đạo đức học Marxist không đồng nhất sự thư thái của lương tâm với sự yêntĩnh của tinh thần mang tính thụ động đến mức thờ ơ với mọi giá trị đạo đức, khôngquan tâm gì đến cái thiện và ác Sự thư thái của lương tâm gắn liền với hoạt động tíchcực của con người vì hạnh phúc của xã hội và người khác

Trang 23

- Trạng thái phủ định của lương tâm gây cho con người cảm giác đau khổ, làmsuy giảm hoạt động tích cực của con người, nhưng trạng thái này cũng có vị trí quantrọng trong hoạt động của con người Bằng sự cắn rứt, đau khổ, trạng thái phủ địnhcủa lương tâm nhắc nhở, giúp các chủ thể hành động suy nghĩ lại và uốn nắn nhữnghành vi sai trái của mình trở lại con đường đúng đắn.

Lương tâm là đặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâmphụ thuộc bởi năng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người Nhưng lươngtâm còn có tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai cấp chi phối ý thứcđạo đức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có tính nhân loại phổ biến đó là

sự công bằng và các giá trị phổ quát Do đó, có những kẻ thuộc giai cấp thống trị vẫn

tỏ ra có lương tâm

Vai trò của lương tâm:

Lương tâm trong sạch khi hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hộicông nhận, tức ý thức được sự lương thiện của mình và tạo ra cảm giác vững tâm vềnhân phẩm, danh dự, tạo ra sự thanh thản cho tâm hồn

Nếu cảm giác lương tâm không trong sạch khi chủ thể hành động không đúngchuẩn mực đã được công nhận, dẫn đến cảm giác lương tâm không trong sạch chính là

sự cắn rứt lương tâm Tình cảm lương tâm là sự hài hòa giữa khát vọng hạnh phúc vàtận tâm với nghĩa vụ Thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực là ngọn nguồn cơ bảncủa niềm vui hạnh phúc của con người Nếu lương tâm cắn rứt dằn vật thì bất hạnh sẽlớn hơn nhiều

Kant cho rằng sự tự đánh giá của lương tâm như là sự xét xử trước tòa Màn kịchnội tâm là đấu tranh giữa nhân vật hành động và nhân vật phán xử Ngược lại, kẻ nàokhông có năng lực tự đánh giá hành vi, kìm chế hành vi vì lợi ích của mình chà đạp lêntất cả đó là những kẻ vô lương

Sự hình thành lương tâm phải là một quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ, lâu dài.lương tâm hết sức nhạy cảm, tinh tế và thường trực giúp con người cảm nhận nên gọi

là giác quan thứ sáu Người ta cho rằng lương tâm thường không mắc sai lầm, nhưngtiếng nói của nó nhiều khi lại hết sức yếu ớt đến nổi con người có thể dập tắt nó khôngkhó khăn Vì vậy, vấn đề rèn luyện, giáo dục lương tâm phải là công việc thườngxuyên cho suốt cả cuộc đời

1.3.5 Danh dự

Trang 24

Danh dự là nhân phẩm của con người đã được xã hội cũng như chính bản thânngười đó đánh giá, công nhận Mỗi người có quyền đánh giá công nhận nhân phẩmcủa mình nhưng sự đánh giá và công nhận của xã hội thường vẫn có ý nghĩa quyếtđịnh.

Nhân phẩm là giá trị đạo đức cao đẹp của mỗi người, là điều mà ai cũng quantâm và chăm lo giữ gìn.Giữ được nhân phẩm ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi hoàn cảnh

là một điều khó khăn, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên rèn luyệ

Nhân phẩm của con người là toàn bộ những giá trị đạo đức cao đẹp mà người đó

đã đạt được, là giá trị làm người của mỗi con người

Người có nhân phẩm là người có những hiểu biết tốt đẹp sau:

- Có lương tâm trong sáng, động cơ hành vi hợp đạo đức, có nhu cầu và tinh thần

và xã hội phát triển cao, lành mạnh

- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội, với người khác Thực hiệntốt các chuẩn mực đạo đức của xã hội

Xã hội đánh giá cao người có nhân phẩm, được kính trọng và có vinh dự lớn.Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội coi thường, thậm chí khinh rẻ

Danh dự có ý nghĩa hết sức to lớn đối với con người Con người cũng phải cólòng tự trọng, chăm lo giữ giữ nhân phẩm và danh dự của mình đồng thời luôn luôntôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, không được có hành vi thô bạo xúcphạm đến những giá trị đạo đức và nhân phẩm của người khác Người có lòng tự trọng

sẽ được xã hội quý trọng và sự quý trọng của xã hội càng củng cố lòng tự trọng củamỗi các nhân

1.3.6 Thiện và ác

Trong lịch sử nhân loại, phạm trù thiện, ác được đề cập rất sớm Nhân loại baogiờ cũng mơ tới cuộc sống thiện, tốt đẹp, hạnh phúc

Trong đời sống của dân tộc ta luôn đề cao cái thiện và đấu tranh loại trừ cái ác

“ác lai, ác báo”, “gieo gió gặp bão”, “ở hiền gặp lành”, “chữ tâm kia mới bằng ba chữtài”, “tu nhân tích đức”

Trang 25

Thiện là lợi ích của con người phù hợp với sự tiến bộ xã hội Thiện cũng lànhững hoạt động phấn đấu hy sinh vì con người làm cho con người ngày càng sungsướng hơn, tự do, hạnh phúc hơn Xã hội càng văn minh càng yêu cầu con người sốngthiện.

* Một số quan niệm thiện ác trong lịch sử:

- Các xu hướng duy tâm tôn giáo, xem cái thiện chính là ý muốn của thượng đế

+ Abrelia cho rằng “ý muốn của thượng đế đó là cái thiện” và giải thích chúa làngười duy nhất sáng tạo và mong cái thiện Xung quanh chúng ta đều là cái ác và do

đó con người sa ngã và mất hết tự do để vươn tới cái thiện, nên chúa phải cứu với conngười ra khỏi cái ác đó chính là cái thiện của chúa

+Platon: Thượng đế đem lại cho con người điều thiện nên con người phải biếtvâng mệnh thượng đế sống thiện và làm điều thiện

+ Mạnh Tử: “nhân chi sơ tính bản thiện”

Các quan niệm thiệc, ác trên có sai lầm cho là phạm trù tiên thiên, nó như là bảnchất vốn có, thậm chí có người cho rằng con người sinh ra đã mang theo mầm móngtội ác Họ không hiểu được bản chất xã hội và tính lịch sử của phạm trù thiện ác

* Quan niệm của đạo đức học Marxist:

Đạo đức học Marxist cho rằng quan niện thiện, ác của con người là một sảnphẩm lịch sử Vì thế nội dung của nó không phải là một cái gì vĩnh viễn không thayđổi Ngược lại, ở mỗi thời đại, từ những quan hệ kinh tế, xã hội và giai cấp, con ngườihình thành nên những quan niệm thiện hay ác khác nhau tương ứng với xã hội trongthời đại đó

VD: Yêu cầu cái thiện trong chế độ phong kiến là cơm no, áo ấm cho nông dânthì cái thiện trong xã hội tư bản là tự do dân chủ, bình đẳng, bác ái Ngày xưa, cáithiện cao nhất là trung với vua, hiếu với cha mẹ thì ngày nay nó mang thêm nội dungmới “trung với đảng, hiếu với dân”

Đạo đức mang tính giai cấp do vậy thiện, ác mang tính giai cấp giai cấp này cho

là thiện thì giai cấp khác có khi cho là ác

Trang 26

- Trong một quan niệm cụ thể về cái thiện bao giờ cũng hàm xúc nhiều lý tưởng

về đạo đức của con người, về lợi ích, sự yêu thương, kính trọng đối với con người, về

sự tôn vinh phẩm giá cao quý của con người Những giá trị đó được thể hiện ra thôngqua giá trị tinh thần, vật chất mà bằng những nổ lực, hy sinh, phấn đấu của bản thânmình, con người đã sáng tạo nên trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể

- Cấu trúc nội tại của bản thân cái thiện đòi hỏi có sự tương hợp giữa lý tưởngđạo đức và hiện thực đạo đức Nếu những lý tưởng đạo đức phù hợp thì sẽ thúc đẩy sựphát triển của hiện thực đạo đức Nếu lý tưởng đạo đức vượt quá xa đời sống hiện thựcthì nó chỉ có thể dừng lại ở những lý tưởng thuần túy mặc dù con người hết sứcngưỡng mộ và tôn thờ nhưng không thể áng tạo nên cái thiện tương ứng Ngược lạitrong đời sống hiện thực, nếu không được hướng dẫn, được thúc đẩy bằng những lýtưởng đạo đức chân chính thì cái thiện cũng khó có điều kiện hình thành và phát triển

- Cái thiện bao giờ cũng phải là sự sáng tạo tích cực của con người theo những lýtưởng cao đẹp, đúng đắn Trong một xã hội cụ thể, tùy theo những điều kiện kháchquan, chủ quan nhất định, mỗi cá nhân hay nhóm thành viên đều có thể và cần phảitham gia vào sáng t5ao nên cái thiện Điều này làm cho cái thiện trong một xã hội cụthể có thể tồn tại và thể hiện ra ở nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triểncác quan hệ xã hội, sự trưởng thành về đạo đức của chủ thể và những hoàn cảnh màtrong đó cái thiện được sáng tạo

- Vì là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người nên trong điều kiện nàocái thiện cũng gắn bó chặt chẽ với cái chân lý và cái đẹp

Cái thiện trước hết phải là cái chân lý, cái đúng đắn Thiếu những điều kiện đókhông thể trở thành cái thiện, cái chân lý chứa đựng trong cái thiện chính là lợi ích của

tổ quốc, của nhân dân, lợi ích chân chính của con người và xã hội loài người

Cái thiện đồng thời phải thỏa mãn những quan niệm thiện, ác khác nhau Tuynhiên, những lý thuyết đạo đức nói chung và quan niệm thiện ác nói riêng gắn với cácgiai cấp tiến bộ của thời đại thì đều là những lý thuyết, những quan niệm tiến bộ

- Đối lập với cái thiện là cái ác, cái mà chúng ta phải kiên quyết gạt bỏ khỏi đờisống xã hội

Mặc dù phản đối việc đề cao cái ác hoặc biện hộ cho cái ác Nhưng đạo đức họcMarx-Lenin không đối lập một cách tuyệt đối giữa cái thiện và cái ác Do là sản phẩm

Trang 27

của lịch sử xã hội nên quan niệm về cái ác cũng thay đổi thậm chí trái ngược nhau từ

xã hội này đến xã hội khác, từ thời đại này đến thời đại khác

Có trường hợp một hiện tượng nào đó được một thời đại này coi là cái bìnhthường thậm chí là cái thiện, nhưng đến thời sau, do sự tiến bộ của xã hội lại bị coi là

Theo Samuel Johnson: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng,còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ Còn những ngườitrung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình” Ngườitrung thực sẵn sàng lắng nghe những điều họ phải nghe về mình hơn là những điều họmuốn nghe Người trung thực trước tiên là trung thực với chính bản thân mình, thànhthật nhìn nhận những nhược điểm và sai lầm của mình Họ nhận thức được là dù họ cócông khai nhìn nhận sai lầm của mình hay không thì thường những người xung quanhvẫn biết

Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 –

1865) đã gởi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: “Kính thưa thầy! Con tôi sẽ phảihọc tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọingười đều chân thật Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặptrên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trịgia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi

Trang 28

biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sứclao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố ”

Sự trung thực là một phẩm chất quan trọng hàng đầu trên hành trình hiện thựchóa ước mơ của mình Trung thực cũng là phẩm chất hàng đầu của nhà lãnh đạo.Những người thiếu trung thực, nhất thời có thể đạt được những lợi ích nhất định,nhưng không sớm thì muộn sẽ bị phát hiện và sẽ đánh mất lòng tin của người khác.Người không trung thực khó lòng duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài và đứng vữngđược trong xã hội Nếu không muốn thất bại, vì tự hủy hoại các mối liên hệ, kể cả đốivới những người thân, thì cần ghi nhớ “một lần bất tín, vạn lần bất tin” Không ít chínhkhách và người đứng đầu quốc gia đã gánh chịu những thất bại đau đớn khi sự thiếutrung thực bị phơi bày trước công luận

Muốn người khác trung thực với mình thì trước tiên mình phải là người trungthực Người có nhân cách không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực

1.4.2 Tính khiêm tốn

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cầnthiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng đồng, vào xã hội.Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập và có được mối quan hệtốt là khiêm tốn Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đếnthành công

Theo từ điển tiếng Việt cho rằng: “Khiêm tốn là sự kính nhường, có ý thức vàthái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự chomình hơn người, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuônthước của cuộc đời, không ngừng học hỏi”.Người có sẵn đức tính khiêm tốn khôngbao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại Lúcnào họ cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm

đủ mọi phương diện để học hỏi

Trang 29

Khiêm tốn là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử thế hàng ngày Đó làthái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi ngườikhác và biết kính trên nhường dưới Những người khiêm tốn thường rất hòa nhã, nhúnnhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận

và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác vàkhông tự mãn với những gì mình đã đạt được Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đứctính khiêm tốn Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm Dù

ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vậtdụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Hay anhthanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” luôn khiêm tốn, cho rằng mình không xứngđáng để được vẽ tranh

Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiệnnay Vì không có ai là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi người chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa

sa mạc rộng lớn, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta có thể hoàn thiện bản thân và mở rộngvốn hiểu biết của mình hơn

đề cao từ xưa đến nay

Vậy thế nào là dũng cảm? – Trước hết phải hiểu thế nào là dũng? – Dũng là sứcmạnh và tinh thần trên hẳn mức bình thường, tạo khả năng đương đầu với sức chốngdối, với nguy hiểm để làm nên những việc nên làm Dũng thường đi đối với trí, để cótrí dũng song toàn; cũng trường hợp hữu dũng vô mưu

Dũng cảm nghĩa là có dũng khí dám đương đầu với chống đối, với nguy hiểm đểlàm những việc nên làm Trong ngôn ngữ dân tộc có những từ ngữ gần nghĩa với dũngcảm là: dũng khí, dũng mãnh, quả cảm, dũng sĩ, dùng tướng…

Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của conngười Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách.Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượtlên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻthù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình

1.4.4 Yêu lao động

Trang 30

Lao động “là lực lượng bản chất của con người” quá trình con người tác độngvào giới tự nhiên để cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình phù hợp với nhu cầu lợiích bản thân mình vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Có nhiều chuẩn mực về phẩm giá của con người như: lương tâm, động cơ, hànhvi,…thái độ đối với lao động Nhưng thái độ đối với lao động là thước đo quan trọngnhất, bởi vì căn cứ vào đó mà ta đánh giá lao động nghiêm túc, trung thực có tráchnhiệm, hay dối trá, qua quít, tiết kiệm hay hoang phí Thái độ lao động đúng đắn, biểuhiện cụ thể ở những nội dung sau:

- Lao động cần cù, khoa học sáng tạo, lao động năng suất, chất lượng hiệu quả

- Chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí

- Coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay

- Yêu quý lao động của mình, lao động của người khác

Xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu đời sống củacon người Đòi hỏi đó hoàn toàn phụ thuộc vào lao động nhiệt tình sáng tạo với năngsuất chất lượng cao của người lao động Theo Lênin chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ bắtđầu từ chỗ nào mà những công nhân bình thường biết quan tâm với một tinh thần hysinh và không quản nặng nhọc đến việc nâng cao năng suất lao động Đây là vấn đề

mà Lênin cho là quan trọng nhất, căn bản nhất cho thắng lợi của chế độ mới so vớinhiệm vụ chiến đấu để đánh đổ chế độ Thái độ lao động tự giác, có kỷ luật, lao độngsáng tạo thể hiện bản chất con người lao động cho xã hội, cho mình mà mình làm chủ.Đạo đức của con người trước hết được thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả laođộng đóng góp của họ đối với xã hội Đạo đức mới hoàn toàn xa lạ với kiểu lao độnghình thức, tắc trách, kém hiệu quả và vụ lợi Chủ nghĩa hình thức, cảm tính chủ quantrong việc đánh giá đạo đức nhân cách của con người cần phải được phê phán và khắcphục

1.4.5 Ý thức học tập suốt đời

Nhìn từ góc độ xã hội, Việt Nam chúng ta hàng ngàn năm nay luôn coi trọngviệc học, coi học tập là nền tảng cho mọi thành công, mọi thắng lợi Truyền thống quýbáu đó đã được hun đúc và phát triển trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nướccủa dân tộc ta Những tấm gương lớn của các danh nhân đất Việt về học tập suốt đờitrong lịch sử và cả hiện nay như: Lê Quý Đôn, Đào Duy Từ, Lê Hữu Trác, Hồ ChíMinh, Trần Đại nghĩa, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn

Trang 31

Hiến Lê, Hữu Ngọc, Trần Văn Giàu, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng, Ngô Bảo Châuv.v là minh chứng cho việc siêng năng, cần cù chịu khó học tập và học tập suốt đời,

để có được chỗ đứng trong xã hội, để phục vụ tốt nhất lợi ích dân tộc và lợi ích củanhân dân

V.I Lênin có nói “Học, học nữa, học mãi”, để ngụ ý nói về nhu cầu và tráchnhiệm cao cả của mỗi công dân, trong việc tiếp thu học vấn và tri thức để góp phầnxây dựng nước Nga Xô viết ngày càng giàu mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là mộttấm gương sáng cho chúng ta soi chung vì tinh thần học tập suốt đời của Người, vì lợiích giai cấp, vì lợi ích dân tộc Người đã từng nói “Thế giới tiến bộ không ngừng, aikhông học là lùi”

Ngày nay trong thời đại nền kinh tế tri thức, trong tiến trình đổi mới đất nước,trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ đã và đang trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp, thì việc học tập và học tập suốt đời đang đặt cho xã hội mộtthách thức to lớn Với sologan “Học tập suốt đời là chìa khóa của mọi thành công”, đãhơn 10 năm nay, phong trào khuyến học phát triển hết sức sâu rộng trong phạm vi cảnước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Sự nghiệp “trồng người”, sự nghiệp giáodục và đào tạo đã trở thành mối quan tâm chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân

ta Sự nghiệp ấy đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã và đang thấm sâuvào từng gia đình, từng dòng họ, từng khu dân cư, từng cơ sở đào tạo, tạo nên mộtphong trào to lớn, có sức lan tỏa rộng rãi tới khắp các địa phương trong cả nước Vàchắc chắn trong tương lai không xa, kết quả của phong trào “học tập suốt đời” sẽ còntiếp tục được nhân rộng trong phạm vi cả nước, trở thành nhân tố tích cực và động lực

to lớn thúc đẩy nhanh, mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.5 MỐI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

1.5.1 Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị

Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp đối với vấn đề nhà nước, đứng về mặtlịch sử chính trị chỉ xuất hiện khi có nhà nước còn đạo đức xuất hiện rất sớm cùng với

sự xuất hiện xã hội loài người

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức cũng như chính trị đều là sản phẩm của một cơ

sở kinh tế xã hội nhất định Do đó giữa đạo đức và chính trị có quan hệ chặt chẽ vớinhau, dưới những hình thức khác nhau, đạo đức là chính trị biểu hiện lợi ích kinh tếcủa một giai cấp nhất định và phục vụ mục đích của nó Nhiều khi các quan hệ đạođức thường lẫn vào chính trị, ngược lại có những quan điểm chính trị phản ánh nhữnggiá trị đạo đức

Trang 32

Đối với giai cấp và nhà nước tiên tiến thì nó thường gắn liền với những quanđiểm đạo đức tiến bộ, ngược lại giai cấp suy tàn thì gắn liền với quan điểm đạo đức lạchậu, bảo thủ kiềm hãm sự phát triển của xã hội.

Đạo đức chúng ta ngày nay, đạo đức tiên tiến là đạo đức của giai cấp vô sản, đạođức phục vụ cho sự nghiệp thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Sự thống nhất biện chứng giữa chính trị và đạo đức còn được thể hiện cụ thểtrong việc xây dựng con người mới, trong đó tài và đức phải kết hợp chặt chẽ và lấyđức làm gốc

1.5.2 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau và cóchức năng chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo toàn và phát triển xãhội Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác nhau

Pháp luật thường được thực hiện thông qua nhà nước, do nhà nước soạn thảo,phổ biến và thi hành trong toàn xã hội Còn đạo đức được bảo đảm do lương tâm conngười do sự phê phán của dư luận xã hội

Phạm vi đạo đức có nội dung bao quát và rộng hơn pháp luật Luật pháp điềuchỉnh một số mặt của đời sống xã hội, đạo đức xâm nhập vào tất cả các hoạt động xãhội, trong mọi quan hệ kể cả đối với chính bản thân mỗi người

Trong thực tế có những hiện tượng pháp luật trừng trị nhưng đạo đức không lên

án và có hiện tượng đạo đức lên án nhưng pháp luật không trừng trị

Luật pháp căn cứ vào kết quả hành vi còn đạo đức căn cứ vào động cơ hành vi

Để đảm bảo cho luật pháp được chấp hành nhà nước áp dụng chủ yếu các hìnhthức cưỡng bức hình phạt, còn đạo đức thì được bảo đảm bằng giáo dục, thuyết phục,ủng hộ hoặc lên án của dư luật xã hội và sự kiểm soát của lương tâm con người

- Quan hệ giữa đạo đức với luật pháp:

Đạo đức và pháp luật phù hợp với nhau khi ý chí của giai cấp thống trị phù hợpvới lợi ích xã hội và cộng đồng dân cư Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì đạo đức

và pháp luật thường có mâu thuẫn với nhau vì đạo đức phản ánh quan hệ lợi ích của

Trang 33

quần chúng nhân dân lao động còn pháp luật bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị màlợi ích của hai giai cấp đối kháng luôn mâu thuẫn với nhau.

1.5.3 Mối quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo

- Tôn giáo là một khái niệm huyền ảo và sai lệch của con người về hiện thực,trong khái niệm đó lực lượng ngoại giới (lúc đầu là lực lượng siêu tự nhiên về sau lạithêm lực lượng xã hội) chi phối đời sống hàng ngày của con người bằng hình thức siêutrần thế, siêu tự nhiên

- Tôn giáo và đạo đức đều hướng con người tới những lý tưởng sống thiện, nhânđạo, tránh cái ác Tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất

- Về mặt lịch sử, đạo đức xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loài người, trướcrất lâu so với sự ra đời của các tôn giáo Như vậy, đã có một giai đoạn lịch sử rất dài,đạo đức tồn tại không có tôn giáo Điều đó cho thấy đạo đức không thể bắt nguồn từtôn giáo và nó tồn tại như một đời sống tinh thần khác với niềm tin tôn giáo

- Đạo đức phản ánh chân thực những nhu cầu khách quan, hiện thực còn tôn giáolại phản ánh thế giới một cách hư ảo với những khát vọng tự giải thoát trong thế giớitinh thần mà hiện thực tỏ ra hoàn toàn bất lực

- Đạo đức và tôn giáo đều thấy được nỗi đau khổ của con người và hướng tớiviệc phấn đấu làm giảm nỗi đau khổ ấy để con người đi đến hạnh phúc Nhưng đạođức xem nỗi đau khổ của con người trong tính lịch sử hiện thực của nó và tin tưởngchắc rằng chính con người là động lực duy nhất giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ

và tự xây dựng hạnh phúc của mình trong đời sống hiện thực thông qua hoạt động laođộng của mình Còn tôn giáo tin rằng, chỉ có những lực lượng siêu nhiên, thần linh,thượng đế mới có khả năng cứu vớt con người ra khỏi nỗi đau khổ và điều đó chỉ cóthể xảy ra trong thế giới khác, thế giới sau cái chết (phủ nhận vai trò của con ngườitrong việc sáng tạo ra giá trị đạo đức của mình)

- Trong điều kiện nước ta Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tín ngưỡngcủa nhân dân Mỗi công dân đều có quyền tham gia hoặc không tham gia thực hiện tínngưỡng của mình, đều có quyền tham gia hoặc không tham gia vào bất cứ tôn giáonào Các hoạt động tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ và hoạt động theo hiến pháp

Để đảm bảo cho các tôn giáo thực hiện được những lý tưởng tôn giáo chân chínhcủa mình, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và phụng sự tín ngưỡng tôn giáo,

Trang 34

pháp luật nước ta nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để kích động nhân dân gây rốiloạn trật tự xã hội nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối.

1.5.4 Mối quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật

Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội Trung tâm

mà nghệ thuật phản ánh là phản ánh cái đẹp, nghệ thuật là nơi hội tụ cái đẹp Nghệthuật đem lại cho con người những khoái cảm thẩm mỹ, những giá trị tinh thần

Do vậy, giữa đạo đức và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ nhau Cái đẹp làhiện tượng của cái thiện và chỉ có cái thiện mới có thể đẹp Thậm chí, khi nghệ thuậtmiêu tả cái ác, cái xấu xa cũng nhằm mục đích đạt đến cái đẹp, cái thiện

Nghệ thuật là phương thức tồn tại của ý thức, một hoạt động sáng tạo độc đáo,một hình thức giao tiếp đặc biệt của con người, nó có tác dụng định hướng, thay đổi, tôđiểm làm đẹp cho bản thân con người, các chuẩn mực đạo đức xã hội tạo nên thị hiếuthẩm mỹ của con người

Ví dụ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người”,

- Đạo đức đặt ra cho nghệ thuật một nhiệm vụ:

Nghệ thuật có nhiệm vụ quan trọng là giáo dục và hoàn thiện nhân cách conngười Nghệ thuật sở dĩ sống được, đứng vững được là do nhiều yếu tố nhưng yếu tốquan trọng nhất là hướng thiện, đề cao cái thiện

Cái thiện là khao khát của nhân dân lao động Do đó tác phẩm nghệ thuật nàolàm tốt giáo dục đạo đức thì sẽ tồn tại mãi

- Nghệ thuật có tác dụng trở lại đạo đức:

Trang 35

Nghệ thuật cung cấp cho con người tình cảm đạo đức tốt đẹp Nghệ thuật có lợithế là phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật, do vậy nó sẽ dễ đi vào lòng người Đốitượng và mục đích phản ánh của nghệ thuật là con người, nên nó rất gần với đạo đức,ảnh hưởng đến đạo đức.

Đạo đức và nghệ thuật giúp cho con người tránh cái xấu, học hỏi hướng tới cáiđẹp và làm theo cái đẹp, tiến tới tự giác làm điều tốt Tương quan giữa đạo đức vànghệ thuật là mối tương quan giữa cái thiện và cái đẹp Cái này làm tiền đề cho cái kia

và bổ sung cho nhau cùng phát triển Nghệ thuật còn làm chức năng giáo dục chânchính, giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người, ngược lại đời sống đạo đức lànguồn chất liệu làm nền móng cho sáng tác nghệ thuật

Nghệ thuật chân chính phải lấy cuộc sống, lấy đạo đức làm điểm xuất phát vì nó

là cơ sở, là nguồn cảm hứng của nghệ thuật phát triển

- Lịch sử đã cho thấy, những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, bất tử với con người

cả về không gian và thời gian là những tác phẩm chứa đựng các giá trị cao cả về conngười Nó là biểu tượng kiệt xuất về con người, về lý tưởng, lòng nhân ái, về số phận,

về sức mạnh tinh thần và phẩm chất của con người và xã hội con người của từng thờiđại cụ thể

Trong điều kiện của đất nước, Đảng ta chủ trương lãnh đạo nhân dân ta xây dựngmột nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn phù hợp với điều kiện

và nguyện vọng tha thiết của nhân dân Trong nền văn hóa ấy giữa truyền thống vàhiện đại được kết hợp với nhau một cách hài hòa trên cơ sở gắn liền đạo đức cáchmạng và nghệ thuật cách mạng Chỉ có đạo đức cách mạng và nghệ thuật cách mạngmới đủ sức bao chứa trong mình những giá trị tiên tiến của thời đại và những giá trịquý báu mang đậm đà bản sắc dân tộc Đồng thời nâng cao giá trị đó, đóng góp vào

công cuộc xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng

văn minh”.

1.5.5 Mối quan hệ giữa đạo đức và công nghệ thông tin

Vấn đề đạo đức và khoa học có mối quan hệ gắn bó nhau, không thể tách rờinhau, vì khoa học luôn là cơ sở cho nền đạo đức thực sự của con người

Mục đích của khoa học và đạo đức có sự thống nhất hài hòa Khoa học và đạođức là điều kiện để con người cải biến xã hội, xây dựng cuộc sống hạnh phúc

Trang 36

Thực tế lịch sử đã chứng tỏ những thành quả của khoa học và công nghệ đã ngàycàng giữ vai trò cơ bản, chủ đạo nâng cao cuộc sống của con người cũng nhờ nhữngthành tựu vĩ đại đó mà con người đã ngày càng xây dựng được những quy luật tựnhiên, quy luật xã hội để thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình.

Như vậy khoa học chẳng những đã chứa đựng trong bản thân nó những lý tưởngđạo đức mà còn là một phương thức mà nhờ đó con người biến những lý tưởng, ước

mơ của mình thành hiện thực đời sống Chính những lý tưởng đạo đức đã đóng vai tròkhông nhỏ làm thành một trong những động lực của sự phát triển khoa học

Nhiều phát minh khoa học vĩ đại đó được sinh ra từ chính nhu cầu của cuộc sống,nhu cầu cải thiện đời sống con người, nhu cầu bảo vệ con người trước thiên nhiên khắcnghiệt, nhu cầu hạnh phúc của con người

So với ý thức đạo đức, ý thức khoa học thường mang tính vượt trước và mangtính biến đối, tính cách mạng mau lẹ hơn Khoa học còn làm cho những lý tưởng, ước

mơ đạo đức biến đổi ngày càng gắn với cuộc sống và góp phần loại bỏ những nhân tốlạc hậu, bảo thủ trong đạo đức, làm cho cái thiện trong đạo đức ngày càng gắn liền vớicái chân lý trong khoa học

Khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định nâng cao lực lượng sản xuất và donâng cao lực lượng sản xuất đó dẫn tới thay đổi các quan hệ sản xuất Nhưng khi cácquan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho tất cả các quan hệ xã hội đều phải thay đổi, trong

đã có được, phục vụ cho mục đích vì mục đích lợi nhuận tối đa của mình

Theo quan điểm đạo đức học Mác-xít, giữa đạo đức và khoa học luôn có mốiquan hệ biện chứng khăng khít Những mâu thuẫn, những xung đột giữa tiến bộ khoa

Trang 37

học công nghệ và tiến bộ đạo đức trong xã hội tư bản đang diễn ra ngày càng gay gắt

là sự phản ánh những mâu thuẫn ngày sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

Chính trong các xã hội tư sản, giai cấp tư sản một mặt sử dụng các thành quả củakhao học công nghệ như một công cụ xâm lược, đàn áp, bóc lột, nhưng mặt khác họcũng đang lợi dụng những thành quả đó để mong điều hòa làm giảm bớt những mâuthuẫn xã hội nhằm củng cố địa vị thống trị của mình

Như vậy, việc giải quyết cơ bản và toàn diện những xung đột gay gắt giữa tiến bộkhoa học công nghệ và tiến bộ đạo đức chỉ diễn ra trong điều kiện một xã hội không

có giai cấp đối kháng, không có chế độ người bóc lột người, chế độ sở hữu cá nhân

Ở đó những thành quả của khoa học công nghệ sẽ để xã hội sử dụng như mộtphương thức giải phóng con người, nâng cao các giá trị nhân phẩm, làm cho con ngườiđược sống ngày càng tự do, hạnh phúc hơn, đồng thời hạn chế những tác động bất lợiđược cuộc sống của xã hội con người mang tính tự phát từ bản thân tiến bộ khoa họccông nghệ

Trong điều kiện nước ta, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đưa nước ta bước vàomột thời kỳ mới, thời kỳ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong thời kỳ này, khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức cơ bản Để phát huynhững thành quả của khoa học công nghệ trong điều kiện mới, tất cả các tiến bộ khoahọc công nghệ đều được diễn ra trong phạm vi của chiến lược chính sách phát triểnkhoa học công nghệ quốc gia một cách toàn diện

Chiến lược này đi từ phát triển tiềm lực con người, sử dụng phân phối các nguồnlực tài nguyên quốc gia, kết hợp phát triển toàn diện với lựa chọn các ngành mũi nhọn,kết hợp giữa chính sách phát triển công nghiệp với bảo vệ tài nguyên, môi trường

Do đó, nghệ thuật mang chức năng giáo dục, trong đó có cả vị trí hết sức quantrọng trong giáo dục đạo đức, làm cho việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạođức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc

1.6 TRIẾT LÝ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHỦ YẾU

1.6.1 Triết lý theo quan điểm vị lợi

Hai đại diện quan trọng của các triết lý theo quan điểm vị lợi là chủ nghĩa vị kỷ

và chủ nghĩa vị lợi

1.6.1.1 Chủ nghĩa vị kỷ

Nguyên tắc hành vi chỉ xuất phát từ lợi ích cá nhân của riêng mình, không đếm

Trang 38

xỉa đến lợi ích của những người xung quanh và của xã hội; là hình thức biểu hiện trựctiếp của chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa vị kỷ xuất hiện cùng với chế độ tư hữu, nền sảnxuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho chủ nghĩa vị kỷ trở thành động cơ phổ biến của hoạtđộng (kinh doanh) Ý thức đạo đức thông thường bao giờ cũng lên án chủ nghĩa vị kỷ,đối lập với nó là chủ nghĩa vị tha Nhưng trong lịch sử, chủ nghĩa vị kỷ đã có lúc đóngvai trò tiến bộ: chống lại đạo đức khổ hạnh của tôn giáo phong kiến, coi trọng nhữngphúc lợi trần gian của con người Các nhà tư tưởng khai sáng thế kỷ 17 – 18 đưa rathuyết chủ nghĩa vị kỷ hợp lý: Nếu hiểu lợi ích của bản thân mình “một cách hợp lý”thì lợi ích của mỗi cá nhân cũng tức là lợi ích của toàn xã hội Chủ nghĩa vị kỷ hợp lýthực ra chỉ là sự lý tưởng hóa hoạt động kinh doanh tư nhân Nhà tư bản chỉ theo đuổilợi ích cá nhân, nhưng đồng thời cũng sản xuất ra hàng hóa, làm dịch vụ, có nghĩa vụphục vụ xã hội Thực tiễn của chủ nghĩa tư bản đã bác bỏ các ảo tưởng về tính hợp lývĩnh hằng của xã hội tư sản: Chủ nghĩa vị kỷ lộ ra là bất nhân, lợi mình hại người Nóbào chữa cho tệ người bóc lột người và trong thực tế hàng ngày, có nghĩa là thái độdửng dưng với mọi người xung quanh và sẵn sàng giẫm đạp lên lợi ích của họ Với tưcách là một học thuyết, chủ nghĩa vị kỷ cho rằng bản tính của con người là vị kỷ (íchkỷ) – đây là một nhận định không khoa học, vì xem xét bản tính con người một cáchtrừu tượng, bên ngoài phát triển xã hội – lịch sử.

Chủ nghĩa vị kỷ định nghĩa một hành vi có thể được coi là đúng đắn và chấpnhận được hay không phải căn cứ vào hệ quả hành vi đó có thể mang lại cho đối tượngnào đó đã xác định

- Những cá nhân, công ty theo triết lý vị kỷ thường chỉ chú trọng đến lợi íchtrước mắt và lợi dụng mọi hành động, cơ hội để đạt mục đích riêng

- Triết lý vị kỷ rất phổ biến bởi lập luận rất đơn giản phù hợp với nhận thức củamọi đối tượng và chúng có thể đo lường được bằng kết quả cụ thể

- Do nó chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế của cá nhân, nên nó thương xuyên gây

ra những vấn đè đạo đức và rất khó giúp các cá nhân đạt được mục đích

Trang 39

đồng.” Ông xác định "lợi ích" là những gì mang đến hoan lạc, hạnh phúc, tiện nghi,tiến bộ hoặc bất cứ hình thức nào ngăn ngừa được khổ đau, tội ác và bất hạnh.

Học thuyết đạo đức phản ánh tâm trạng một số tầng lớp của giai cấp tư sản thế kỷ

19, coi lợi ích hành vi là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi về mặt đạo đức Bentham(J.Bentham), người sáng lập học thuyết cho rằng bản tính của con người là muốnsướng, không muốn khổ; mỗi người lo cho mình thì kết cục là mọi người đều hưởnglơi, thế là đạt đến chỗ “có hạnh phúc lớn nhất cho số người đông nhất” Nhà triết học,

sử học và kinh tế học Xcôtlen Min (John Stuart Mill) về sau có bổ sung: Hanh phúc cánhân đòi hỏi sự đoàn kết và điều hòa lợi ích của tất cả mọi người Song chủ nghĩa vịlợi vẫn bộc lộ là chủ nghĩa vị kỷ, đầu óc tính toán đơn giản về lợi – thiệt, được – mấtcủa giai cấp tư sản Nó không có cơ sở khoa học, đi tìm nguồn gốc của tính đạo đứckhông phải trong phát triển của xã hội, mà trong bản tính con người, hiểu một các trừutượng, phi lịch sử không thấy tính đối kháng của xã hội tư bản chủ nghĩa, trong đóhạnh phúc của người này được xây dựng trên sự bất hạnh của người khác

- Tương tự như chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa vị lợi cũng cho rằng việc đánh giátính xác đáng của một hành động về mặt đạo đức phải căn cứ vào kết quả của nó

- Điểm khác biệt quan trọng của triết lý vi lợi so với triết lý vị kỷ là lợi ích củanhiều đối tượng hữu quan được xét đến đồng thời

- Các quyết định theo triết lý vị lợi thường tiến hành so sánh giữa lợi ích vàthiệt hại của một hành động, một quyết định đối với tất cả những bên hữu quan

- Các triết lý dựa trên quan điểm vị lợi được chấp nhận khá rộng rãi và có ảnhhưởng rất lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế và hoạt động kinh doanh Chúngkhông chỉ giúp biện giải cho các quyết định của cá nhân hay tổ chức, mà còn được sửdụng làm cơ sở xây dựng các phương pháp quản lý và kiểm soát Điểm tích cực quantrọng trong các triết ký đạo đức vị lợi là giải thích được rằng hoài bão và động cơ hànhđộng của con người là hướng tới phục vụ lợi ích của con người Nó cũng khuyến khíchcon người lựa chọn cách hành động tốt nhất để đạt được mụ tiêu đã định Hạn chế chủyếu của chúng là tính bất cập trong việc xác minh những giá trị và hệ quả của mộthành vi Những khó khăn kỹ thuật này dẫn đến những sự khác nhau trong cách đánhgiá một hành động Hạn ché quan trọng khác là các quan điểm này phần lớn quá chútrọng đến kết quả, nên đôi khi xem nhẹ cách thức đạt được một kết quả nhất định.Trong nhiều trường hợp “mục đích biện minh cho phương tiện” chưa phải đã phù hợpvới quan niệm đạo đức của nhiều người Đây cũng là “cố tật” của các triết lý vị lợi: chỉ

có khả năng phán xét về hành vi sau khi chúng đã kết thúc

1.6.2 Triết lý theo quan điểm pháp lý

1.6.2.1 Thuyết đạo đức hành vi

Thuyết đạo đức hành vi liên quan đến các triết lý đạo đức coi trọng quyền của

Trang 40

mỗi người và mục đích của hành vi.

- Các triết lý đạo đức hành vi không tập trung vào kết quả đạt được của hành vi

- Trong thuyết đạo đức hành vi, bản chất là khái niệm có ý nghĩa cực kỳ quantrọng Theo họ, bản chất của một cá nhân chính là những yếu tố sâu xa quyết địnhnhững nguyên tắc đạo đức của một người Nó phản ánh kinh nghiệm sống, nhận thức

va thế giới của người đó, nó hình thành ngay từ rất sớm, rất ổn định và bền vững.Trong các hoạt động hàng ngày nó thường biểu hiện thông qua ĐỘNG CƠ

- Khi đánh giá tính chất đạo đức của một hành vi, triết lý đạo đức hành vi chútrọng đến tính tương thích của hành vi với các quy tắc đạo đức trong cách thức thựchiện Và hành vi chỉ được coi là hợp đạo đức và có thể chấp nhận được một khi cáchhành động phản ánh rõ động cơ, mục đích hành động và phù hợp với các giá trị đạođức phổ thông Như vậy, triết lý đạo đức hành vi rất chú trọng đến “CÁCH THỨCHÀNH ĐỘNG”

- Chủ nghĩa đạo đức hành vi cũng chia thành 2 “nhánh”, chủ nghĩa đạo đứchành vi hành động và chủ nghĩa đạo đức hành vi quy tắc Chủ nghĩa đạo đức hành vihành động cho rằng hành vi chính là căn cứ để phán xét về đạo đức của con người.Triết lý đạo đức hành vi hành động đòi hỏi con người phải ra quyết định và hành độngmột cách công băng, trung thực và không thiên vị Ngược lại chủ nghĩa đạo đức hành

vi quy tắc cho rằng, để đánh giá tính đạo đức của một hành vi phải căn cứ vào tínhtương thích của hành vi với các quy tắc đạo đức Hành động càng phù hợp với quy tắcđạo đức đã định càng được coi là hợp đạo đức Triết lý đạo đức hành vi quy tắc sửdụng cách lập luận loogic để xây dựng quy tắc hành động Những quy tắc sẽ quy địnhcách thức hành động trong các hoàn cảnh cụ thể Con người cần nắm vững các quy tắc

và hành động phù hợp với quy tắc đã định

1.6.2.2 Chủ nghĩa đạo đức tương đối

- Theo thuyết tương đối, hành vi đạo đức được định nghĩa dựa trên kinh nghiệmchủ quan của một người hay nhóm người Những người theo triết lý đạo đức tương đốithường lấy bản thân mình hay những người xung quanh làm căn cứ để xác định chuẩnmực hành vi đạo đức Họ thường quan sát hành vi của một nhóm người nhất định và

Ngày đăng: 21/04/2016, 15:47

w