Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (trung quốc) tại tân cương thành phố thái nguyên

57 778 0
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (trung quốc)  tại tân cương   thành phố thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất hay bà bổ ích !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với những công cuộc đấu tranh: khám phá, chinh phục, giải phóng, khai thác và cải tạo thiên nhiên, nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng các loại sản phẩm sinh học. Sản phẩm hoa quả là một trong những loại sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu được trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó cũng ngày càng tăng. Trong các loại sản phẩm về hoa quả, thì sản phẩm cây ăn quả có múi luôn có một vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việt Nam được xác định là quê hương của cam quít (Bùi Huy Đáp [6], ngoài những giống cam quít của địa phương và nhập nội, hiện nay còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc họ cam quít. Hiện nay cam quít trở thành một trong những cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam với bộ giống gồm khoảng gần 200 giống khác nhau (Viện nghiên cứu Rau Quả Hà Nội (2000) [14]). Cây Bưởi (Citrus grandis Osbek hay Citrus maxima Merr.) là cây ăn quả nhiệt đới được trồng rất phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước. Ở Việt Nam đã hình thành nên nhiều vùng trồng bưởi nổi tiếng như bưởi Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đường (Hà Tĩnh), bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh), bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh…. Bưởi là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc. Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu. Ngoài ra, vỏ quả bưởi còn có pectin, naringin (một loại glucozid), men tiêu hoá 1 2 peroxydaza và amylaza, đường ramoza, vitamin A và C Dịch ép múi bưởi 8 - 10% đường, 9% acid citric, 50% vitamin C, vitamin A và B 1 , cùng nhiều loại men tiêu hóa amylaza, peroxydaza Chính vì vậy mà cây bưởi còn là thứ dược liệu quan trọng trong đời sống con người (Trần Thế Tục và cộng sự, (1996)[10]; Đỗ Tất Lợi (2006) [9]. Cây bưởiphổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi và tạo nên những vùng quả đặc sản nổi tiếng cho từng vùng sinh thái như bưởi Diễn(Hà Nội), bưởi Năm Roi(Bình Thuận), bưởi Đoan Hùng(Phú Thọ), bưởi Phúc Trạch(Nghệ An) mỗi loại có hương vị riêng đặc trưng cho các vùng miền của đất nước và ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay cây bưởi đang trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất trang trại ở các địa phương. Năm 2008 bộ môn Cây Ăn Quả khoa Nông Học sang thăm quan vùng bưởi nổi tiếng ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã thu thập giống bưởi quý này mang về lưu giữ ở thành phố Thái Nguyên, nhằm bảo tồn và nhân ra để thử nghiệm tại một số vùng sinh thái miền núi phía Bắc Việt Nam. Việc đưa giống bưởi Sa Điền về thử nghiệm để thăm dò khả năng thích ứng của giống với điều kiện sinh thái trước khi bổ sung vào cơ cấu giống cây ăn quả ở nước ta là rất cần thiết. Được sự đồng ý của khoa Nông Học và bộ môn Rau Quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (Trung Quốc) tại Tân Cương - Thành phố Thái Nguyên” 1.2. Mục đích và yêu cầu + Mục đích: Theo dõi khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc) được trồng tại thành phố Thái Nguyên, từ đó đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. + Yêu cầu: - Điều tra một số yếu tố cơ bản về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cây ăn quả của thành phố Thái Nguyên. 2 3 -Theo dõi khả năng sinh trưởng của những cây bưởi thí nghiệm. - Theo dõi các loại sâu bệnh hại xuất hiện trên những cây bưởi thí nghiệm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Đối với học tập: giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, biết cách thực hiện đề tài và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. - Đối với nghiên cứu khoa hoc: giúp sinh viên tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học,nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tạo cho minh tác phong làm viêc đúng đắn, nghiêm túc, sáng tạo, rút ra được những kinh nghiệm quý báu từ thực tế mà trong sách vở không có được. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất; nâng cao năng lực nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bản thân. - Nếu giống bưởi Sa Điền mới nhập nội thích nghi tốt với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu là cơ sở để công nhận giống tốt sẽ được bổ sung vào cơ cấu giống bưởigiống cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh có điều kiện sinh thái tương tự. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc, phân loại 2.1.1. Nguồn gốc và phân bố Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của cam quít (Bùi Huy Đáp (1960) [6]; Trần Thế Tục (1967) [10];… phần lớn đều thống nhất cam quít có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc. Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo (theo tác giả Bùi Huy Đáp (1960) [6]) có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau công nguyên và tiếp theo mới đến các nước ở châu Âu. Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền tây Ấn Độ, tiếp theo là trồng ở Bang Florida (Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ. Các giống quít cũng được xác định có nguồn gốc ở miền nam châu Á, gồm miền nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó được những người đi biển mang đến trồng ở Ấn Độ. Tóm lại, cam quít có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của cam quít trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây. 2.1.2. Phân loại Theo tác giả Swingle, W. T và Reece, P. C. (1967) (trích theo tác giả Bùi Huy Đáp (1960) [6] cây bưởi thuộc: 4 5 Bộ: Aurantiodeae Họ: Rutaceae Chi: Citrus Loài: maxima Bưởi hiện nay có hai loài phổ biến, đó là: Bưởi (C. grandis): Quả to nhất trong các loài cam quít, vị chua hoặc ngọt, bầu có từ 13 - 15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống bưởi phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi, và được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc Việt Nam có rất nhiều giống bưởi nổi tiếng (Vũ Công Hậu [13]) như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, v.v Bưởi chùm (C. paradisi): Được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của bưởi (C. grandis) (theoBùi Huy Đáp [6]), vì vậy hình thái bưởi chùm khá giống với bưởi (C.grandis) nhưng lá nhỏ hơn, eo lá cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm có những giống ít hạt (giống Duncan), phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa phôi nên cũng có thể sử dụng làm gốc ghép. Quả bưởi chùm là món ăn tráng miệng rất được ưa chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để cả cùi cắt thành các lát nhỏ dùng sau bữa ăn. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, riêng bang Florida Mỹ chiếm 70 % sản lượng bưởi chùm của thế giới. Ở Việt Nam vào những năm 60 đã nhập nội một số giống bưởi chùm như Duncan, marsh, forterpink, v.v cho năng suất khá, tuy nhiên bưởi chùm chưa được ưa chuộng thực sự ở Việt Nam. 2.2. Một số đặc điểm chính của cây ăn quả có múi 2.2.1. Đặc điểm thực vật học Bưởi là cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm, cây trưởng thành có than, tán lớn, hạt đơn phôi,… 5 6 *Rễ: Rễ cam quít nói chung thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm Micorhiza sống cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trò như những lông hút ở các cây trồng và thực vật khác, cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ chất hữu cơ cho cây, cây cung cấp hydrat carbon cho nấm (Trần Thế Tục (1967) [10], Nhìn chung rễ cam quít hoạt động mạnh ở thời kỳ 1- 8 năm tuổi sau trồng, sau đó giảm dần và khả năng tái sinh kém. Trong một năm cam quít có 3 thời kỳ rễ hoạt động mạnh: Trước khi ra cành xuân (tháng 2 đến đầu tháng 3); sau rụng quả sinh lý lần 1 (lúc cành hè xuất hiện) và cành thu đã sung sức (tháng 9-10). Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ cam quít: nhiệt độ thích hợp trên dưới 26 0 C; đất thoáng và đủ ẩm (60%); độ chua pH = 4-8 và tối thích là 5,5-6,5, nhiều mùn, đủ dinh dưỡng, đủ chất kích thích sinh trưởng, v.v * Thân cành: Trong một năm cam quít có thể ra nhiều đợt lộc tuỳ vào từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con người, thông thường có từ 2 - 4 hoặc 5 đợt lộc. Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm. Ở những loài cây càng nhiều đợt lộc trong năm, tuổi thuần thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành quả càng ngắn thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc không có, đó cũng là lý do có thể giải thích vì sao quất và một số giống chanh có thể cho quả quanh năm. + Cành xuân nảy mầm vào tháng 2, 3, 4. + Cành hè nảy mầm vào tháng 6, 7, 8. + Cành thu nảy mầm vào tháng 9, 10. + Cành đông nảy mầm vào tháng 11, 12. Tuỳ từng giống, tuỳ từng cây, tuỳ điều kiện khí hậu và chăm sóc mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi, cành non có thể quang hợp được, trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập trung và cành ngắn, còn cành hè thường khoẻ, lá to, dài nhưng rải rác hơn, cành thu kém hơn cành hè và cành đông thì yếu ớt (Trần Như Ý và cs, 2000)[13]. 6 7 Cành cam quýt có 3 loại: cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành quả. - Cành mẹ: Sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè, hoặc cành năm trước. Qua theo dõi cho thấy tuỳ theo từng giống, thường cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao. - Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh có nhiệm vụ chính là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng, sang năm có thể là cành mẹ. - Cành quả: Tuỳ giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3- 25cm thông thường từ 3 - 9cm. Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả không có lá. * Lá: Cam quýt vốn có lá kép song đến nay dấu vết còn lại là eo lá dưới gốc lá đơn, lá là một trong những chỉ tiêu để phân loại giữa các giống, tuổi thọ của lá thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là 15 - 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới có thể dài hơn. Tuỳ theo giống và tuỳ theo mùa, lá có thể khác nhau về hình dạng, độ lớn, mầu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. * Hoa: Hoa cam quít phần lớn có mùi thơm. Xét về hình thái có 2 loại hoa: hoa phát triển đầy đủ và hoa dị hình (Bùi Huy Đáp (1960) [6]. Hoa đầy đủ có cánh dài màu trắng và có công thức cấu tạo: K 5 ; C 5 ; A (20-40 ; G (8-15) , thường thì số nhị gấp 4 lần số cánh hoa và xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Hoa dị hình: là những hoa bị thiếu khuyết 1 trong các bộ phận của hoa. Về hoa tự cũng có 2 loại: hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn có 2 dạng: dạng cành đơn có nhiều lá và 1 hoa ở đầu cành, dạng này có khả năng đậu quả cao nhất, trong điều kiện được chăm sóc tốt thì cây sẽ có nhiều loại cành này; 7 8 dạng cành không có lá, thường có nhiều cành quả/1 cành mẹ, cuống ngắn dễ lẫn với dạng hoa chùm. Hoa chùm: có 3 dạng: dạng trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa và 1 hoa ở ngọn cành, trên mỗi cành có từ 3-7 hoa và khả năng đậu từ 1- 2 quả; dạng trên ngọn cành có 1 hoa và mỗi nách lá có 1 hoa và có 1 số lá không hoàn chỉnh, chỉ ở dạng vảy, dạng này tỷ lệ đậu quả không cao; dạng hoa chùm không có lá có từ 4-5 hoa, loại này tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc không đậu. * Quả: Khi còn xanh chứa nhiều axit đến khi chin thì lượng axit giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2 phần: + Vỏ quả: gồm vỏ ngoài và vỏ giữa. + Thịt quả: bộ phận chính của thịt quả là các con tép, màu sắc thịt quả phụ thuộc vào sắc tố vàng da đỏ. Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu thơm quyết định hương vị quả. Quả có 2 đợt rụng sinh lý • Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3-4) quả còn nhỏ khi rụng mang theo cả cuống. • Đợt 2: Khi quả đạt đường kính 3 -4cm (cuối tháng 4) quả rụng không mang theo cuống. * Hạt: Tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu sắc và phôi hạt. Các loạ quả thuộc cây có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng cây bưởi là hạt đơn phôi. 2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi * Nhiệt độ Bưởi có thể trồng ở vùng nhiệt độ từ 12 - 39 o C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 29 o C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5 o C và cao hơn 40 o C cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả (Vũ Công Hậu, 1996; Vũ Mạnh Hải và cộng sự, 2000). 8 9 Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 - 20 o C, trong mùa hè từ 25 - 30 o C, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30 o C. Nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 - 30 o C thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá. Đối với thời kỳ phân bố mầm hoa nhiệt độ phải thấp hơn 25 o C trong vòng ít nhất 2 tuần, hoặc phải gây hạn nhân tạo ở những vùng nhiệt đới nóng. Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu cho nở hoa là 9,4 o C. Trong ngưỡng nhiệt độ nhỏ hơn 20 o C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, còn từ 25-30 o C quá trình nở hoa ngắn hơn (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996) [10]. Nhiệt độ thấp trong mùa đông có ảnh hưởng đến sự phát sinh cành hoa có lá và cành hoa không có lá. Cành hoa không lá tỷ lệ đậu quả tới khi thu hoạch là rất thấp so với cành hoa có lá, do vậy nếu nhiệt độ mùa đông quá thấp cành hoa không lá sẽ nhiều hơn và như vậy tỷ lệ đậu quả sẽ thấp. Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự thụ phấn gián tiếp thông qua hoạt đông của ong và trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn. Sự nảy mầm của hạt phấn khi rơi vào đầu nhuỵ và tốc độ sinh trưởng của ống phấn trong vòi nhuỵ nhanh hơn khi nhiêt độ cao từ 25 - 30 o C và chậm khi nhiệt độ dưới 20 o C. Sinh trưởng của ống phấn xuyên suốt hết vòi nhuỵ đến noãn từ 2 ngày đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên, thời gian càng kéo dài cũng sẽ làm tỷ lệ đậu quả thấp. Sự rụng quả sinh lý (thời kỳ quả non có đường kính từ 0,5 - 2,0 cm) là một rối loạn chức năng có liên quan tới vấn đề cạnh tranh của câc quả non về hydratcacbon, nước, hoocmon và sự trao chất khác, song nguyên nhân quan trọng nhất được nhấn mạnh đó là nhiệt độ mặt lá lên tới 35 - 40 o C và hạn. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của quả từ 14 - 40 o C, tốt nhất là ở nhiêt độ xung quanh 32 o C, nhiệt độ từ 29 - 35 o C tích luỹ đường tốt nhất và cỏ quả cũng đạt tới màu sắc tốt nhất. Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong của quả. Ở những vùng nóng không có mùa đông hàm lượng diệp lục cao trên vỏ 9 10 quả làm cho quả luôn có màu xanh, nhưng nếu nhiệt độ không khí và đất giảm xuống 15 o C thì chất diệp lục trên vỏ quả bị biến mất và các hạt lục lạp biến đổi thành các hạt sắc tố màu vàng, vàng cam hoặc màu đỏ. Sự tổng hợp carotenoid giảm nếu nhiệt độ trên 35 o C hoặc dưới 15 o C nhưng vẫn làm cho diệp lục biến mất. Ở những vùng nóng có hàm lượng chất khô hoà tan cao hơn và hàm lượng axit giảm (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996) [10]. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất chất lượnh của bưởi, bởi vậy việc chọn vùng trồng bưởi trước hết phải xem xét yếu tố nhiệt độ xem có phù hợp hay không. * Đất Bưởi có thể trồng nhiều trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt. Đất tốt đối với bưởi thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau (Trung tâm Công nghệ phân bón và Thực phẩm, 2003; Trung tâm Kỹ thuật Thực phẩm và Phân bón, (2005); Nguyễn Văn Luật, (2006) - Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên), hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg… phải đạt mức độ trung bình trở lên (N: 0,1 -0,15%; P 2 O 5 dễ tiêu từ 5 - 7 mg/100 g đất; K 2 O dễ tiêu từ 7 - 10 mg/100 g đất; Ca, Mg từ 3 - 4 mg/100 g đất. - Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. - Tầng đất canh tác: dầy trên 1 m. - Thành phần cơ giới: cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ chiếm 65 - 70%), thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10 - 30 cm/h). - Độ dốc từ 3 - 8 o . Các vùng trồng bưởi nổi tiếng ở nước ta phần lớn nằm trên đất phù sa hoặc đất phù sa cổ, có lý tính và độ phì khá. * Nước Cây ăn quả có múi là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước vì rễ của bưởi phụ thuộc loại rễ nấm (hút chất dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập 10 [...]... -31/12/2011 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nội dung nghiên cứu - Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất cây ăn quả của TPTN - Theo dõi khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa Điền tại TPTN 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu - Khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm: nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu cây ăn quả lâu năm hiện hành do Viện Nghiên cứu rau quả TW ấn hành 3.3.2.1 Bố... hướng chọn tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính, các nhà chọn tạo giống cây ăn quả ở các nước trong khu vực đã chọn tạo được một số giống bưởi mới Một số giống bưởi có triển vọng phát triển tốt ở các nước như Thái Lan có 3 giống, Trung Quốc có 3 giống như bưởi Sa Điền, bưởi Văn Đán, bưởi Quân Khê; Indonesia có 5 giống, 7 giống bưởi Chùm (Saunt, 2000) [16] Tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Davao... tăng năng suất cho cây bưởi chưa cao 29 29 Phần 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Giống bưởi Sa Điền: Có nguồn gốc từ huyện Dung, tỉnh Quảng Trâu Trung Quốc * Dụng cụ nghiên cứu: + Thước đo (thước dây, thước kẹp) + Thẻ đánh dấu + Băng dính + Bút xóa 3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài - Địa điểm: Xã Tân Cương - TPTN, tỉnh Thái Nguyên. .. nhận 25 giống bưởi Trong đó 14 giống trồng phổ biến nhiều nhất là bưởi Đường lá Cam, bưởi Thành Trà, bưởi Đường Da láng Theo Phạm Thị Hương (2006) [8], bưởi Đoan Hùng gồm 3 giống được trồng chủ yếu là bưởi Sửu, bưởi Kinh và bưởi Khả Lĩnh Bưởi Sửu và bưởi Khả Lĩnh có các chỉ tiêu vượt trội về năng suất, phẩm vị và đặc điểm cấu tạo quả vì vậy có thể tiến hành tuyển chọn cây đầu dòng để nhân giống và... Bộ, 54 giống đã được thu thập và lưu giữ tại nhà lưới của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam Các cá thể bưởi Năm Roi (BNR03, BNR05) cá thể bưởi đường lá cam (BC12), cá thể bưởi Da xanh (BDX30) và cá thể bưởi đường Bến Tre (BĐ340) có thể dùng làm cây mẹ để nhân giống cho nhu cầu trồng bưởi hiện nay Theo kết quả điều tra khảo sát tập đoàn giống bưởi tại Biên Hòa (Đồng Nai) do Trung tâm Nghiên cứu Cây... hành nghiên cứu 8 giống bưởi (Đoan Hùng, bưởi ngọt Như Quỳnh, Pumello, bưởi đường Yên Phong, Phú Thọ đã đưa ra đặc điểm hình thái, cấu tạo, tỷ lệ từng phần trong quả và thành phần hoá học trong nước ép của các giống bưởi nghiên cứu này Trong quá trình tuyển chọn các giống bưởi ở một số tỉnh Nam Bộ, Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi (1999) [8] có kết luận: từ năm 1995 - 1998 đã xác định được 67 giống bưởi. .. trên, Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong thông thương, đầu tư, tiếp cận… trên mọi lĩnh vực trong việc phát triển kinh tế xã hội Xã Tân Cương (địa điểm bố trí thí nghiệm) nằm ở phía tây của thành phố Thái Nguyên và cách trung tâm thành phố 12 km, có: - Phía Bắc giáp với Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên, - Phía Nam giáp với xã Bình Sơn của thị xã sông Công, - Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Thịnh Đức - thành. .. 24 24 Khi nghiên cứu trên các giống bưởi của Thái Lan, tác giả Suwanapong (1991) [18] cho rằng, tỷ lệ đậu quả khi để các giống tự thụ phấn đạt rất thấp, nhưng khi giao phấn giữa các giống thì tỷ lệ đậu quả tăng lên từ 9 đến 24% Theo Lý Gia Cầu (1993) [2], khả năng ra hoa của bưởi rất cao nhưng nếu để tự nhiên thì tỷ lệ đậu quả rất thấp chỉ đạt 0 - 2% Khi cho bưởi Sa Điền giao phấn với bưởi chua thì... tạo giống mới có hiệu quả Mỗi giống có một vài ưu nhược điểm của nó, khi đưa vào lai tạo có thể tạo ra giống mới có nhiều đặc điểm ưu việt hơn Các giống bưởi May pummelo và Yellow pummelo là 2 giống được tạo ra từ lai tại Trại Nghiên cứu Giống cây ăn quả Okitsu, Nhật Bản, cả 2 giống đều sinh trưởng khoẻ, chống chịu lạnh tốt, hàm lượng chất khô tổng số cao và đều chống chịu bệnh loét tốt, bưởi Hayasaki... Nghiên cứu Cây trồng Davao - Philippines các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu một số giống bưởi đại diện và đã chọn lọc được 4 giống năng suất cao, phẩm chất tốt Trong đó, có 3 giống bưởi có tép màu hồng là Delarcuzink, Magalanes và Amoymantan Một số giống có tép màu trắng ví dụ như Sianese Theo hướng đi từ nuôi cấy hạt phấn, các nhà khoa học của Trung Quốc cũng đã thu được những kết quả nhất . Theo dõi khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc) được trồng tại thành phố Thái Nguyên, từ đó đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. +. đồng ý của khoa Nông Học và bộ môn Rau Quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (Trung Quốc) tại Tân Cương - Thành phố Thái Nguyên 1.2 cầu: - Điều tra một số yếu tố cơ bản về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cây ăn quả của thành phố Thái Nguyên. 2 3 -Theo dõi khả năng sinh trưởng của những cây bưởi thí nghiệm. - Theo

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan