- Địa điểm: Xã Tân Cươn g TPTN, tỉnh Thái Nguyên.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cây ăn quả của TPTN của TPTN
4.1.1. Vị trí địa lý
Thái nguyên là một tỉnh Trung du miền núi phia Bắc có diện tích 356.282 ha nằm giữa 21010 đến 21000 vĩ độ bắc và 1050 16 kinh tuyến đơng. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp với Thủ đơ Hà Nội, phía đơng giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang. Với vị trí địa lý như trên, Thái Ngun có nhiều thuận lợi trong thông thương, đầu tư, tiếp cận… trên mọi lĩnh vực trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Xã Tân Cương (địa điểm bố trí thí nghiệm) nằm ở phía tây của thành phố Thái Nguyên và cách trung tâm thành phố 12 km, có:
- Phía Bắc giáp với Phúc Trìu thành phố Thái Ngun, - Phía Nam giáp với xã Bình Sơn của thị xã sơng Cơng,
- Phía Đơng và Đơng Bắc giáp xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên, - Phía Tây giáp xã Phúc Tân huyện Yên Phổ.
Nằm trên địa bàn có tỉnh lộ 267 (nối thành phố Thái Nguyên với khu du lịch Hồ Núi Cốc và vùng chè đặc sản Tân Cương) đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học, kỹ thuật giao lưu văn hóa và đặc biệt phát triển hoạt động thương mại - dịch vụ.
4.1.2. Điều kiện khí hậu
Điều kiện khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh trrưởng, phát triển của các loại cây ăn quả noi chung và cây bưởi nói riêng. Nếu điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ tạo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, từ đó sẽ tạo tiền đề cho năng suất cao, ngược lại nếu điều kiện thời tiết,
khí hâu khơng thuân lợi sẽ lam cho cây sinh trưởng, phát triển kém dẫn đến sâu bệnh phá hoại nhiều từ đó làm cây cho cây giảm năng suất, sản lượng, và phẩm chất của giống.
Từ việc nắm vững mối quan hệ này, cho phép chúng ta xác định được chế độ trồng trọt hợp lý và áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng.
Thái Nguyên là vùng núi trung du phía bắc, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo dõi một số chỉ tiêu khí hậu của TPTN năm 2011 chúng tơi có bảng số liệu 4.1
Bảng 4.1: Tình hình thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu tháng năm Nhiệt độ trung bình (0c) Ẩm độ trung bình (%) Tổng lượng mưa (mm) số giờ nắng (giờ) 01 / 2011 11.9 73 4.4 10.4 02 / 2011 17.3 82 10.8 32 03 / 2011 16.7 80 93.3 10 04 / 2011 23.4 83 30.1 49.2 05 / 2011 26.3 80 226.3 137 06 / 2011 28.7 84 237.5 132.1 07 / 2011 29.5 80 144 181.8 08 / 2011 28.5 82 268 183.2 09 / 2011 27.1 83 284.7 143.1 10 / 2011 24 81 103.8 93 11 / 2011 22.9 79 4.3 137 12 / 2011 16.8 68 5.2 95 Tổng 273.1 955 1412.4 1203.8 TB 22.8 79.6 117.7 100.3
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhiệt độ trung bình giữa các tháng giảm dần từ thang 07 đến tháng 12 / 2011 trong đó thang 07 là 29.50C đến tháng 12 giảm xuống 16,80C như vậy đã giảm 12,70C trong vịng 06 tháng nhiệt độ trung bình giao động từ 29.5 đến 16,80C. Bắt đầu từ tháng 10 nhiệt độ giảm dần đáng kể đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển (Nhiệt độ trung bình cho cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt nhất là 23 - 29 0C về mùa hè, 15 - 180C về mùa đông) nên trong thời gian này cần chú ý tới các biện pháp chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh để cho cây sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên đối với những vùng trồng bưởi để có chất lượng quả ngon thì nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm cần phải lớn tránh những nơi có nhiệt độ mùa đơng quá lạnh.
Độ ẩm trong các tháng theo dõi giảm dần từ 80 - 68% độ ẩm này hơi thấp so với ẩm độ thích hợp cho cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt. Vì vậy trong q trình chăm sóc cần bổ sung nước cho cây.
Tổng lượng mưa năm 2011 là 1412.4, lượng mưa bình quân là 117.7, lượng mưa cao nhất vào tháng 09 đạt 284,7mm thấp nhất là tháng 11 chỉ có 4,3mm qua bảng ta thấy lượng mưa dao động trong khoảng 4,3 đến 284,7mm. Lượng mưa ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, bưởi là loại cây cần độ ẩm lớn nên sẽ cần lượng nước lớn trong tồn bộ q trình sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên nếu lượng mưa quá lớn sẽ gây sâu bệnh cao, ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển và khă năng ra hoa đậu quả làm ảnh hưởng tới năng suất của giống nên trong q trình theo dõi và chăm sóc cần phải theo dõi phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển.
Về tổng số giờ nắng dao động giảm dần từ 181.8 - 93 giờ. số giờ nắng bắt đầu giảm dần từ tháng 07 là 181.8giờ đến thang 12 đạt 95 giờ. Bưởi là loại cây ưu sang nên cần một chế độ ánh sáng thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
4.1.3. Điều kiện đất đai và địa hình