Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (trung quốc) tại tân cương thành phố thái nguyên (Trang 39 - 47)

- Đất đai: Thái Ngun có tổng diện tích là 356.282 ha Cơ cấu đất đa

4.2.2.Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc

Chiều dài và đường kính lộc là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình sinh trưởng của giống. Qua đó chúng ta có thể biết được giống sinh trưởng tốt hay khơng, giống nào có lộc phát triển mạnh, chiều dài và đường kính lộc có kích thước lớn thì giống có khẳ năng sinh trưởng mạnh, từ đó tạo tiền đề cho cây phát triển tốt sau này sẽ cho năng suất cao, ngược lại cây có lộc phát triển kém cả chiều cao và đường kính thì giống đó sinh trưởng phát triển kém dẫn tới năng suất sản lượng sau này kém. Tuy nhiên sự sinh trưởng phát triển của cây bưởi còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc và khả năng thích ứng của giống. Mặt khác các đợt lộc non là điều kiện để các sâu bệnh gây hại vì vậy cần thường xuyên kiểm tra theo dõi sự sinh trưởng của các đợt lộc để có biện pháp phịng trừ sâu bệnh kịp thời để cây sinh trưởng tốt nhất. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc được thể hiện qua các chỉ tiêu: số lộc/cây, động thái tăng trưởng chiều dài lộc, kích thước lộc và số lá/lộc

Để đánh giá được khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của lộc của từng thời kỳ khác nhau chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng của các đợt lộc là 5 ngày một lần và kết quả được thể hiện qua bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc của các đợt lộc

Đơn vị: cm

Chỉ tiêu Đợt lộc

Sau khi lộc nhú....(ngày)

5 10 15 20 25 30 35 40 45 Lộc hè (đợt 2) 1.4 3.9 7.21 11.22 14.9 4 17.96 19.3 8 19.89 19.89 Lộc thu 0.87 2.25 5.15 8.71 12.4 8 15.33 16.2 8 16.61 16.61 Lộc đông 0.47 1.56 3.18 4.59 6.71 6.74 6.74 6.74 6.74

Hình 4.1: Đồ thị động thái tăng trưởng lộc

Qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.1 trên ta thấy thời gian và sự sinh trưởng, phát triển của ba đợt lộc Hè, lộc Thu và lộc Đơng là khác nhau. Lộc nhìn chung xuất hiện tập trung và kết thúc sớm, thời gian thành thục dao

động trong khoảng 45 ngày. Qua biểu đồ trên ta thấy sau khi lộc nhú 5 ngày thì sự phát triển của lộc dao động từ 0.47 - 1.4cm.

Lộc Hè tăng trưởng mạnh nhất vào giai đoạn sau khi lộc nhú 10 - 30 ngày. Thời gian này điều kiện mưa nhiều của mùa hè, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp nên cây phát triển mạnh. Sự sinh trưởng bắt đầu chậm lại trong khoảng thời gian 30-40 ngày, sang ngày 40 thì sự sinh trưởng ngưng hẳn đạt chiều dài 19,89cm. Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của lộc Hè sự phát triển mạnh của sâu bệnh và cỏ dại cũng làm ảnh hưởng một phần nào tới sinh trưởng của cây mặc dù đã xử lý và phịng trừ.

Lộc Thu có tốc độ phát triển nhanh hơn lộc hè trong khoảng 20 - 25 ngày, lộc sinh trưởng chậm dần trong khoảng thời gian 30-35 ngày. Về tổng thể cả quá trình thì sự phát triển khơng bằng lộc Hè. Lộc Thu tuy sinh trưởng trong điều kiện mát mẻ của mùa Thu nhung do ánh sáng và lượng mưa không dồi dào như thời tiết mùa hè nên chiều dài lộc thành thục kém hơn so với lộc Hè, lộc khi dừng sinh trưởng chiều dài cuối cùng đạt 16,61cm.

Lộc Đông xuất hiện vào cuối tháng 11, sự tăng trưởng diễn ra rất chậm (vì lúc này nhiệt độ không quá thấp so với yêu cầu của cây). Lộc Đông phát triển yếu ớt, sự tăng trưởng chỉ diễn ra trong 20 ngày tới ngày thứ 25 thì sự tăng trưởng diễn ra rất chậm và dừng lại và đạt chiều dài cuối cùng 6,74cm vào ngày thứ 30.

4.2.2.2. Động thái ra lá của các của các đợt lộc

Động thái ra lá của cây phản ánh trực tiếp được tình hình sinh trưởng của mỗi giống, giống có khả năng ra lá nhiều, diện tích lớn thì sản phẩm quang hợp của giống đó tốt giúp cây sinh trưởng mạnh và ngược lại nếu khả năng ra lá kém, diện tích lá nhỏ thì giống đó sinh trưởng kém.

Bảng 4.5. Động thái ra lá của các đợt lộc

Đơn vị: cm

Chỉ tiêu Đợt lộc

Sau khi nhú.....(ngày)

5 10 15 20 25 30 35 40 45

(đợt 2) 7 3 5 Lộc thu 1.77 3.83 6.65 8.93 10.7 2 11.83 13.0 3 13.1 3 13.14 Lộc đông 1.54 3.71 6.13 8.02 9.55 9.77 9.77 9.77 9.77 Hình 4.2: Đồ thị động thái ra lá của các đợt lộc

Qua bản số 4.5 và hình 4.2 ta thấy động thái ra lá của các đợt lộc tương đối cao và phát triển tương đối đều trong thời gian đầu. Động thái ra lá của lộc Hè mạnh và tăng trưởng đều, trong thời gian 35-45 ngày vẫn có sự tăng trưởng về số lá.Lá lộc Thu thời gian 15-35 ngày có sự tăng trưởng nhanh, sau đó tăng rất chậm trong quãng thời gian 35-45 ngày, ngày 40-45 gần như khơng có sự tăng trưởng về số lá. Lá Lộc Đơng ban đầu cũng tăng trưởng, sự tăng trưởng chậm dần trong quãng 20-25 ngày sau đó dừng hẳn. Do q trình ra lá ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây nên cần phải bón phân, tưới nước hợp lý để cây sinh trưởng phát triển không làm ảnh hưởng tới năng suất chất lượng quả sau này.

4.2.2.3. Đặc điểm kích thước lộc thành thục

Đối với cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, để đánh giá được khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu, ngoài việc theo dõi về số lượng lộc,

động thái tăng trưởng lộc, chúng ta cần đo kích thước lộc thành thục và đếm số lá trên lộc thành thục, kích thước lộ thành thục lớn, dài, có nhiều lá trên lộc chính tỏ cây sinh trưởng tốt. Khi lộc thành thục qua theo dõi chúng tơi thu được kết quả sau:

Bảng 4.6: Kích thước lộc thành thục Đợt lộc Kích thước (cm) Số lá/cành Số mắt lá/cành ĐK gốc cành cànhDài Lộc Hè 0.63 18.75 17.45 16.2 Lộc Thu 0.58 18.13 18.12 15.66 Lộc Đông 0.45 15.05 11.75 8.87

Qua bảng 4.6 ta thấy đường kính gốc cành của ba đợt lộc chênh nhau không đáng kể, đợt lộc Hè cành Hè phát triển hơn cành Thu. Lộc Hè to khỏe đường kính gốc cành đạt 0,63cm, chiều dài cành đạt 18,75cm sinh trưởng mạnh hơn lộc thu trên cả 2 chỉ tiêu dài cành và đường kính gốc cành. Lộc Thu đường kính gốc cành là 0,58cm, chiều dài cành là 18,13cm. Đợt lộc Đông phát triển yếu hơn hai đợt lộc trước vì trong thời gian sinh trưởng đợt lộc Đơng gặp phải kiểu thời tiết khí hậu mùa đơng lạnh và khơ hạn, khơng thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển.

4.2.2.4. Khả năng tăng trưởng hình thái cây của giống bưởi thí nghiệm

Đặc điểm về hình thái cây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để phân biệt các giống cây trồng cũng như giống bưởi với nhau. Khả năng sinh trưởng hình thái cây ngồi việc phụ thuộc giống cịn phụ thuộc vào điều kiện sinh sống, nếu điều kiện sinh sống thuận lợi cây sinh trưởng mạnh thì hình thái cây sẽ tăng trưởng nhanh và ngược lại. Khả năng sinh trưởng hình thái cây được

thể hiện thông qua các chỉ số động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc cây. Mgiống bưởi có một hình thái tán khác nhau, có giống tán xịe rộng, có giống tán hẹp ngọn,…Tùy theo đặc điểm hình thái tán mà ta có thể điều chỉnh mật độ, khoảng cách trồng sao cho cây có thể sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất và hạn chế được tác động của điều kiện ngoại cảnh, cũng như sâu bệnh để cây sinh trưởng cây, tán rộng thì dễ thu hoạch và ít chịu ảnh hưởng của gió bão, đồng thời khi ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc, kiểm tra sâu bệnh, tỉa cành đơn giản và thuận tiện hơn.

Đặc điểm hình thái tán ảnh hưởng tới khả năng cho năng suất sau này của cây, cây có bộ khung tán đều đẹp khả năng cho năng suất cao hơn cây có tán khơng đều. Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ sinh trưởng, phát triển, tạo tán mạnh, để có bộ khung tán vững chắc. Hàng năm tán được mở rộng nhờ sự sinh trưởng của cây và sự hình thành cành thơng qua các đợt lộc tạo cho cây có bộ khung tán to nhỏ khác nhau, là tiền đề cho năng suất cao và ổn định. Vì vậy cần tiến hành chăm sóc, cắt tỉa tạo tán ngay từ lúc cịn nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Động thái tăng trưởng về chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán là chỉ tiêu giúp ta đánh giá được khả năng sinh trưởng của giống bưởi. Trong điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc như nhau ln có sự chênh lệch về chiều cao, đường kính gốc, đường kính tán. Đó chính là độ chênh lệch giữa các lần theo dõi sự chênh lệch được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng hình thái cây bưởi thí nghiệm

Đơn vị: cm

Thời gian Chỉ tiêu

Tháng Tăng trưởng

Đường kính gốc 2.19 2.45 2.6 2.81 2.98 2.98 0.79 Đường kính tán 87.66 98.7 106.2 113.5 120.6 120.6 32.94

Chiều cao cây 75.54 103.4 115.3 126.7 134.1 134.9 59.36

Hình 4.3: Đồ thị động thái tăng trưởng hình thái cây của giống bưởi thí nghiệm

*Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Đối với cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên mỗi giống khác nhau đều có khả năng sinh trưởng khác nhau, mức độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào đặc điểm di truyền giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Giống bưởi thí nghiệm đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản nên trong q trình chăm sóc chúng tơi đã tiến hành khống chế chiều cao và mở rộng tán cây bằng các biện pháp kéo doãng cành, treo cành nên chiều cao tăng trưởng có phần bị hạn chế so với phát triển tự nhiên

Qua bảng 4.7 và hình 4.3 ta thấy từ tháng 7 đến tháng 12 giống bưởi thí nghiệm có chiều cao trung bình tăng thêm 59,36cm, tốc độ tăng trưởng giữa

các tháng là không đồng đều. Trong tháng 7 và tháng 8 ta thấy sự tăng trưởng chiều cao nhanh và mạnh nhất, chiều cao trung bình tăng đạt 27,86cm. Chậm nhất là tháng 11- 12, trong tời gian này chiều cao cây hầu như khơng có sự tăng trưởng. Nguyên nhân do thời tiết khí hậu khơng thuận lợi mấy cho sự sinh trưởng (số giờ nắng giảm mạnh chỉ còn 95h, lượng mưa dao động trong khoảng 4-5mm).

*Động thái tăng trưởng đường kính gốc cây

Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây thì động thái tăng trưởng đường kính gốc giúp ta biết rõ hơn khả năng sinh trưởng của giống vì gốc là bộ phận nâng đỡ thân cây, cành lá. Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong cơng tác chọn giống, nó thể hiện khả năng chống chịu của cây và liên quan đến khả năng tạo tán của cây. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc và sự thích nghi của giống.

Qua bảng số liệu 4.7 và đồ thị 4.3 trên ta thấy sau 6 tháng theo dõi đường kính gốc của giống bưởi thí nghiệm trung bình tăng thêm 0,79cm. Tuy nhiên mức độ tăng diễn ra không đồng đều trên các tháng theo dõi. Tháng 7-8 mức độ tăng trưởng là nhiều nhất, tăng thêm 0,26cm. Về các tháng cuối năm tốc độ tăng chậm dần, tháng 11-12 hầu như không tăng và chững hẳn.

*Động thái tăng trưởng đường kính tán cây

Đường kính tán cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng. Đường kính tán tăng dần theo tuổi của cây nó liên quan chặt chẽ tới khả năng cho năng suất của cây, là cơ sở xác định biện pháp bón phân.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ cành, lá sinh trưởng mạnh, đường kính tán mở rộng nhanh vì vậy cần cắt tỉa tạo tán ngay từ lúc cịn nhỏ.

Nhìn chung qua các thang theo dõi thì đường kính tán cây tăng khá nhanh, tăng mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, trong thời gian này đường kính tán tăng được 25,84cm sau đó chậm dần vào thời gian

cuối năm, tháng 11-12 hầu như khơng có sự tăng trưởng nữa. Như vậy ta thấy sự tăng trưởng đường kính tán phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, tháng 7 tháng 10 nhiệt độ và ẩm độ thich hợp nên đường kính tán cây tăng nhanh hơn cả.

* Tổng hợp đặc điểm hình thái cây khi kết thúc theo dõi thí nghiệm

Sau khi kết thúc thời gian theo dõi giống bưởi thí nghiệm Sa Điền chúng tôi thu thập và tổng hợp số liệu về hình thái cây của giống bưởi thí nghiệm. Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 4.8.

Bảng 4.8: Tổng hợp số liệu về hình thái cây tháng 12/2011

Các chỉ tiêu Số liệu (cm)

Chiều cao cây (cm) 134.9

Đường kính tán cây (cm) 120.6

Đường kính gốc cây (cm) 2.98

Chiều cao cành cấp I (cm) 15.81

Chiều cao cành cấp II (cm) 23.33

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (trung quốc) tại tân cương thành phố thái nguyên (Trang 39 - 47)