Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (trung quốc) tại tân cương thành phố thái nguyên (Trang 29 - 32)

- Địa điểm: Xã Tân Cươn g TPTN, tỉnh Thái Nguyên.

3.3.2.Phương pháp nghiên cứu

- Khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm: nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu cây ăn quả lâu năm hiện hành do Viện Nghiên cứu rau quả TW ấn hành

3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất nơng dân tại xóm Soi Vàng - Xã Tân Cương - Thành phố Thái nguyên. Vườn thí nghiệm rất bằng phẳng và đồng đều, có cùng điều kiện chăm sóc như nhau. Số cây theo dõi là 30 cây,

chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 cây. Khoảng cách giữa các cây là 4m x 4m, diện tích thí nghiệm là 480m2

3.3.2.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng lộc, lá:

- Thời gian bắt đầu: 10% tán cây xuất hiện lộc - Thời gian lộc rộ: 70% tán cây xuất hiện lộc

- Thời gian kết thúc sinh trưởng lộc: khi lộc đã ổn định

- Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm): đo từ gốc cành (điểm mọc ra trên cành của đợt lộc trước) đến đỉnh sinh trưởng tận cùng, 5 ngày đo một lần

- Tổng số lộc/cây: đánh dấu để đếm toàn bộ số cành lộc/đợt/cây, tính trị số trung bình với mỗi đợt lộc trước

- Kích thước cành và số lá/cành thành thục: Theo dõi trên mỗi cây 4 cành lộc đã ổn định sinh trưởng quay về 4 hướng; đếm số lá; đo chiều dài từ gốc cành đến mút cành; đo đường kính ở vị trí lớn nhất.

- Kích thước lá và eo lá:

+ Chiều rộng lá (cm): đo ở vị trí rộng nhất + Chiều dài lá (cm): đo từ gốc lá đến mút lá

+ Chiều rộng eo lá (cm): đo chỗ rộng nhất của eo lá + Chiều dài eo lá (cm): đo từ gốc lá đến chỗ thắt eo

* Các chỉ tiêu về hình thái cây

- Chiều cao cây (cm): đo bằng thước dài, đo từ vị trí trên vết ghép 5cm đến điểm cao nhất của tán cây.

- Đường kính tán (cm): đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây theo hướng Đơng - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình.

- Đường kính gốc cây (cm): đo bằng thước Palme ở vị trí cách mặt đất 10 cm.

- Đếm và đo chiều cao các cấp cành.

đầu tiên.

+ Chiều cao phân cành cấp II(cm): đo tư gốc cành cấp I đến cành cấp II đầu tiên

* Tình hình sâu và bệnh hại:

+ Theo dõi tình hình sâu và bệnh hại trên vườn thí nghiệm: theo dõi phương pháp theo dõi sâu bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật: quan sát trực tiếp trên vườn thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại và mức độ hại của sâu, bệnh hại chính.

- Đối với loại chích hút (sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng): Phân theo 3 cấp hại như sau:

Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).

Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 lộc, cây). Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 lộc, cây).

- Đối với sâu đục thân: theo dõi số lỗ đục/cây và phân thành 3 cấp: Cấp 1: Nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục trên thân hoặc 1 cành bị héo, cây vẫn xanh tốt).

Cấp 2: Nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 cành bị đục, cây phát triển trung bình).

Cấp 3: Nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán cây vàng héo).

- Đối với bệnh loét sẹo cam, quýt: theo dõi tỷ lệ bộ phận bị bệnh (cành, lá, lộc, quả, chùm hoa) so với số cành, lá, lộc... điều tra

Theo dõi vào thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng. Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ bị bệnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 3: > 5 - 10% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 7: > 15 -20% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (trung quốc) tại tân cương thành phố thái nguyên (Trang 29 - 32)