Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
7,68 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ DIỆU THÚY Tên đề tài: MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIỐNG CHUỐI PHẤN VÀNG - PHÚ THỌ VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHUỐI PHẤN VÀNG GIỐNG NUÔI CẤY MÔ TẠI THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : K42 – Trồng trọt Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Minh Quân Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên khóa (2010 – 2014), tôi đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích những kinh nghiệm, khả năng tư duy… và đó là tiền đề, động lực cho tôi sau này ra trường. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài, để có được kết quả thực tập này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng toàn thể các thầy, cô trong và ngoài khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.Trần Minh Quân. Là giáo viên đã tận tình chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình ông Đinh Hồng Cương ở thôn Đồng Giao, xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Do hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận của tôi không tránh khỏi khiếm khuyết, thiếu sót. Kính mong sự tham gia góp ý của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 08 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Lê Diệu Thúy DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Phân loại và sự phân bố của các chi thuộc Musa 6 Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng trong quả chuối 7 Bảng 2.3. Hàm lượng vitamin trong một số loại quả 9 Bảng 2.4. Diện tích sản lượng và giá trị chuối của 12 nước có sản lượng lớn trên thế giới giai đoạn 2010 – 2012 11 Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu chuối trên thế giới năm 2011 12 Bảng 2.6. Tình hình nhập khẩu chuối trên thế giới năm 2011 13 Bảng 2.7. Diện tích chuối phân theo vùng 15 Bảng 4.1 Diễn biến khí hậu 5 tháng đầu năm 2014 ở tỉnh Thái Nguyên 21 Bảng 4.2. Tỷ lệ sống của cây chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 37 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 38 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 39 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây chuối Phấn Vàng - Phú Thọ nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 41 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng chuối trên thế giới năm 2012 12 Hình 4.1. Dạng góc lá của của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 24 Hình 4.2. Mặt cắt đường kính gốc chuối Phấn Vàng cách mặt đất 10cm 25 Hình 4.3. Màu của vỏ và lát cắt dọc thân giả 26 Hình 4.4. Bộ phận thân thật của chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 26 Hình 4.5. Không có vết đốm trên bẹ lá thứ 3 của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ . 27 Hình 4.6. Hình dạng ống cuống lá thứ 3 của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 28 Hình 4.7. Đặc trưng của rìa cuống lá thứ 3 giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 28 Hình 4.8. Màu sắc mặt lá trên và dưới của giống chuối Phấn Vàng 29 Hình 4.9. Màu sắc và lớp phấn ở mặt dưới lá giống chuối Phấn Vàng 29 Hình 4.10. Sự không cân xứng của hai bên phiến lá so với trục cuống lá 30 Hình 4.11. Đặc điểm màu sắc lá đọt (đọt xì gà) 31 Hình 4.12. Đặc điểm của hoa chuối khi nở 31 Hình 4.13. Đặc điểm của buồng chuối Phấn Vàng 32 Hình 4.14. Đặc điểm buồng và cuống buồng chuối 32 Hình 4.15. Đặc điểm buồng chuối và vết sẹo đuôi cuống buồng 33 Hình 4.16. Đặc điểm của bi chuối 34 Hình 4.17. Hình dạng bầu nhụy hoa và noãn trước khi phát triển thành quả 34 Hình 4.18. Đặc điểm của chuối Phấn Vàng khi chín 35 Hình 4.19. Góc mọc của cây con so với cây mẹ. 36 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT CV% : Sai số thí nghiệm. CS : Cộng sự. Đ/C : Đối chứng EU : Liên minh châu Âu. FAO : Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc. LSD 05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%. TT : Thứ tự. UNTACD : Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển. USDA : Bộ nông nghiệp Mỹ MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 3 2.2. Nguồn gốc, phân loại và giá trị của cây chuối 4 2.2.1. Nguồn gốc 4 2.2.2. Phân loại và phân bố 4 2.2.3. Giá trị dinh dưỡng 7 2.2.4. Giá trị kinh tế 9 2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối 10 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới 10 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam 14 2.4. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật sản xuất và chăm sóc chuối tây và giống chuối Phấn Vàng 16 2.4.1. Một số nghiên cứu khác về cây chuối 16 PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Vật liệu thí nghiệm 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 18 3.3. Nội dung nghiên cứu 18 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của giống chuối Phấn Vàng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 18 3.4.2 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ được nuôi cấy mô trong tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 18 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thái Nguyên năm 2014 21 4.2. Mô tả đặc điểm đặc trưng giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 22 4.2.1. Thông tin chung về giống chuối 22 4.2.2. Nguồn gốc, phấn bố giống chuối 22 4.2.3. Đặc điểm đặc trưng về hình thái 24 4.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 36 4.3.1. Tỷ lệ sống 36 4.3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân giả 37 4.3.3. Động thái ra lá 39 4.3.4. Động thái tăng trưởng chu vi gốc 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây chuối có tên khoa học là Musa sp thuộc họ Musaceae, là loại cây ăn quả dễ trồng, có nguồn gốc nhiệt đới. Cây chuối có thể được trồng ở nhiều nơi khác nhau như: Vùng đồng bằng, vùng đồi núi, trong vườn nhà… với quy mô hộ gia đình hoặc trang trại và được trồng quanh năm ở nước ta. Chuối có giá trị dinh dưỡng rất cao, được coi là loại quả lý tưởng cho mọi lứa tuổi. So với các loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của cây chuối đều có thể tận dụng làm lương thực, thực phẩm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn cho cá…… hoặc phơi khô làm chất đốt (Đào Thanh Vân và cs, 2002) [13]. Trong trái chuối có chứa nhiều vitamin A, B 1 , B 2 , C… và là loại quả cung cấp nhiều năng lượng. Hoa và quả chuối được xem là rau “siêu sạch” nên rất được ưa chuộng. Khi thưởng thức những món ăn được chế biến từ hoa và quả chuối, người dùng luôn an tâm rằng mình đang được thưởng thức một loại rau “siêu sạch”. Theo y học cổ truyền hạt chuối còn có thể chữa bệnh sỏi thận, quả chuối còn thể chữa bênh táo bón, tăng cường sức khỏe…. Cùng với việc phát triển cây trồng theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc bảo tồn nguồn gen là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Những năm trở lại đây, công tác bảo tồn nguồn gen trên địa bàn đã được UBND tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo mà trọng tâm là lưu giữ, phát triển những giống cây trồng đặc sản có thương hiệu, trong đó có cây chuối tây bản địa Phấn Vàng. Để đảm bảo mục tiêu phát triển đi đôi với bảo tồn, góp phần triển khai hiệu quả chương trình hành động của tỉnh, việc nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của giống chuối Phấn Vàng – Phú Thọ là hết sức cần thiết. Tại Phú Thọ cây chuối tây đã được trồng phổ biến trên địa bàn của tỉnh. Trong đó, giống chuối bản địa Phấn Vàng được đánh giá là giống chuối có chất lượng cao và có tiềm năng phát triển, đặc biệt tại xã Tân Minh - huyện Thanh Sơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng chính sách tỉnh Phú Thọ (2012), do cây chuối không được đầu tư đúng mức, cùng với trình độ canh tác và khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, nên diện tích, năng suất và chất lượng cây 2 chuối Phấn Vàng có xu hướng giảm dần. Do vậy, để góp phần vào việc khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, tạo ra nguồn hàng hoá phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, kết hợp với việc mở rộng vùng thích nghi cho giống chuối Phấn Vàng trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi thực hiện đề tài “Mô tả đặc điểm hình thái giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích • Góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen giống chuối Phấn Vàng cho tỉnh Phú Thọ và khu vực miền núi phía Bắc; • Mở rộng vùng sản xuất cho giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ. 1.2.2. Yêu cầu • Mô tả đặc điểm hình thái của giống chuối Phấn Vàng; • Nghiên cứu được khả năng sinh trưởng của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ nuôi cấy mô trồng ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Hiểu được đặc điểm sinh trưởng của giống chuối bản địa Phấn Vàng, là giống địa phương tại Phú Thọ từ trước tới nay có ít các nghiên cứu chuyên sâu; -Nắm được đặc trưng và đặc điểm nông sinh học của giống chuối nghiên cứu; - Nắm được quy trình trồng và chăm sóc của giống chuối Phấn Vàng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài bổ sung nguồn tài liệu cho sản xuất và nghiên cứu giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ; - Kết quả của đề tài là cơ sở để mở rộng vùng sản xuất. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất trồng chuối nước ta còn thấp. Do việc trồng chuối ở nước ta hiện nay chưa áp dụng được những biện pháp kỹ thuật hợp lý trong sản xuất. Trong cơ cấu chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa hiện nay thì chuối là cây có ưu điểm hơn cả vì trồng chuối nhanh cho thu hoạch nên quay vòng vốn nhanh, dễ chuyển đổi theo yêu cầu sản phẩm của thị trường hàng hóa. Chuối là sản phẩm chỉ vùng nhiệt mới có nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Quả chuối có thể ăn tươi hay chế biến thành nhiều loại sản phẩm như chuối khô, mứt chuối…là sản phẩm rất dễ tiêu thụ hiện nay. Cây chuối cũng như tất cả các loại cây ăn quả khác, có yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác riêng. Nghiên cứu về đặc trưng hình thái và yêu cầu ngoại cảnh đối với cây chuối có ý nghĩa vô cùng quan trọng để từ đó có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp, mở rộng vùng thích nghi của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ cho khu vực miền núi phía Bắc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen của giống chuối thí nghiệm; - Kết quả nghiên cứu giúp xây dựng bản mô tả đặc trưng của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ và xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất; - Đề tài được triển khai sẽ góp phần giải quyết các khó khăn đồng thời nâng cao sản lượng chuối và thu nhập cho người dân. [...]... giống chuối nghiên cứu tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; - Thời gian tiến hành: Từ 24/10/2013 đến 27/5/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Mô tả chi tiết các đặc điểm đặc trưng của giống chuối thí nghiệm - Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của giống chuối nghiên cứu tại Thái Nguyên 3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của giống chuối Phấn Vàng tại. .. PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu thí nghiệm - Giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ, thuộc nhóm chuối tây; - Giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ được nhân giống bằng nuôi cấy mô 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Xã Tân Lập và Tân Minh, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan; - Thời gian tiến hành: Từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2013 - Địa điểm nghiên cứu: tình hình sinh trưởng của. .. khả năng sinh trưởng của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ được nuôi cấy mô trong tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Thí nghiệm : Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón dùng bón lót đến sinh trưởng của cây chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô - Công thức P1: Không bón (đối chứng) - Công thức P2: Bón lót (5kg phân chuồng hoai mục, trộn đều với 400g phân lân và 10g Furadan/1 hố) - Công thức P3:... nguồn gen cây trồng quốc tế IPGRI (1996) [15] (Phụ lục 2) 4.2.3.1 Đặc điểm chung về ngoại hình Dạng góc lá: Hình 4.1 Dạng góc lá của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ Giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ có dạng góc lá so với trục thân chính ở nhóm 01 (góc lá đứng) trong 04 nhóm phân loại của IPGRI là nhóm cây có góc là đứng, trung bình, rủ và rất rủ Dạng thân: Giống chuối Phấn Vàng nằm trong nhóm chuối có... cong đều đối xứng (Hình 4.6) 28 (a) (b) Hình 4.6 Hình dạng ống cuống lá thứ 3 của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ Gờ cuống lá là dạng có cánh, bám sát vào thân giả (Hình 4.7), gờ cuống thuộc nhóm có gờ cuống còn tươi, rìa của gờ cuống có mầu nâu đỏ chạy dọc theo cuống (Hình 4.5, 4.7b) (a) (b) (c) Hình 4.7 Đặc trưng của rìa cuống lá thứ 3 giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 29 Độ mở của gờ cuống nằm trong... trên, lá của giống chuối Phấn Vàng có dạng màu xanh trung bình, bề mặt ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn (Hình 4.8) (c) (b) (a) Hình 4.8 Màu sắc mặt lá trên và dưới của giống chuối Phấn Vàng Bề mặt dưới của lá có một lớp phấn mỏng màu trắng (Hình 4.8b, 4.9a) Khi loại bỏ lớp phấn, bề mặt dưới có màu xanh trung bình (Hình 4.9b) (a) (b) Hình 4.9 Màu sắc và lớp phấn ở mặt dưới lá giống chuối Phấn Vàng ... loãng (nhóm 01) và rỉ sáp ở bẹ lá xuất hiện rất ít hoặc không thấy dấu hiệu của sáp (nhóm 01) Hình 4.4 Bộ phận thân thật của chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 27 Lá Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Trong một chừng mực nhất định, động thái ra lá và động thái tăng diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng lớn dẫn đến khả năng đồng hoá và tích luỹ vật chất khô vào trong cây càng nhiều... thục trên cây và đánh giá sự biến động của số lá trên cây Do tình hình thời tiết không thuận lợi, thí nghiệm không cho phép nghiên cứu các đặc điểm hình thái của giống trong cả thời gian sinh trưởng từ cây con đến giai đoạn trưởng thành Do vậy, đặc trưng của giống được dựa vào theo dõi thực nghiệm từ giai đoạn trồng (tháng 2) đến nay (tháng 5) Các chỉ tiêu được mô tả chi tiết như sau: - Tỷ lệ cây sống... đặc trưng giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ 4.2.1 Thông tin chung về giống chuối Tên thường gọi: Chuối Phấn Vàng – Phú Thọ; Tên khoa học: Musa x paradisiaca, thuộc nhóm chuối tam bội (ABB) (Valmayor 2000) [18] Thuộc họ: Musaceae 4.2.2 Nguồn gốc, phấn bố giống chuối Theo kết quả điều tra, giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ được phát triển tại địa phương từ trước năm 1945, tại thôn Đồng Giao thuộc xã Tân... càng được cải tiến Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị trường châu Âu, Nhật . giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ. 1.2.2. Yêu cầu • Mô tả đặc điểm hình thái của giống chuối Phấn Vàng; • Nghiên cứu được khả năng sinh trưởng của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ nuôi cấy mô. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ DIỆU THÚY Tên đề tài: MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIỐNG CHUỐI PHẤN VÀNG - PHÚ THỌ VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHUỐI PHẤN VÀNG. cho giống chuối Phấn Vàng trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi thực hiện đề tài Mô tả đặc điểm hình thái giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây