Đặc điểm đặc trưng về hình thái

Một phần của tài liệu Mô tả đặc điểm hình thái giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô tại Thái Nguyên. (Trang 31 - 43)

Việc đánh giá đặc trưng về hình thái giống được áp dụng theo bộ tiêu chuẩn

đánh giá của Viện nguồn gen cây trồng quốc tế IPGRI (1996) [15] (Phụ lục 2).

4.2.3.1. Đặc điểm chung về ngoại hình

Dng góc lá:

Hình 4.1. Dạng góc lá của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ

Giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ có dạng góc lá so với trục thân chính ở

nhóm 01 (góc lá đứng) trong 04 nhóm phân loại của IPGRI là nhóm cây có góc là đứng, trung bình, rủ và rất rủ.

Dng thân:

Giống chuối Phấn Vàng nằm trong nhóm chuối có chiều cao phổ biến (nhằm phân biệt với giống chuối lùn) theo tiêu chuẩn phân loại của IPGRI (1996) [13].

4.2.3.2. Mô tả chi tiết về hình thái

B phn r

Chuối có dạng rễ chùm. Giống chuối tây Phấn Vàng có rễ phân bố chủ yếu

ở tầng đất mặt 10 - 30cm. Loại rễ này mọc xung quanh đốt dưới gốc chuối. Rễ

mọc dài, bò ngang trên lớp đất mặt, có nhiều rễ ăn xa trên 150cm, ăn sâu đến 30- 50cm. Trên các đầu rễ có nhiều lông tơ màu trắng (lông hút), đây chính là bộ phận hút nước và dinh dưỡng để nuôi sống cây.

Thân chui

- Thân ngầm (thân thật): nằm dưới mặt đất, phần đỉnh sinh trưởng sinh trưởng kéo dài lên trên mặt đất (Hình 4.4). Thân bao gồm các đốt ngắn, nằm trên các đốt là mầm ngủ, các mầm ngủ có khả năng phát triển thành cây mới. Thân ngầm chính là củ chuối hay gốc chuối, là cơ quan sinh sản duy trì giống nòi.

- Thân giả: là phần nằm trên mặt đất, được tạo thành bởi các bẹ lá ôm chặt lấy nhau (Hình 4.3c).

Chiều cao thân giả có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và đồng thời

ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây chuối. Chiều cao thân giả được tính từ mặt đất đến điểm xuất hiện cuống buồng , chiều cao thân giả

phản ánh rõ về sự sinh trưởng của cây, về khả năng tích luỹ vật chất khô trong cây, chiều cao thân giả phụ thuộc vào giống, đất đai, điều kiện nhiệt độ, ẩm

độ, ánh sáng, chếđộ chăm sóc, bón phân. Sự phát triển chiều cao thân giả còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của cây, khi mới trồng là thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mạnh nhất và giảm dần đến khi phân hoá mạnh.

Chiều cao trung bình của thân giả: 4,02 (± 0,1) m (Phụ lục 1). Kết quả

cho thấy, giống chuối nghiên cứu nằm trong nhóm 3 (nhóm cây cao) theo bộ

tiêu chuẩn đánh giá của IPGRI (1996) [15].

Thân chuối có thân thật và thân giả, thường thân thật nằm ở dưới đất nên ta không thể đo được đường kính của thân thật. Vì vậy ta chỉ xác định được

đường kính gốc (đo cách mặt đất 10cm), sự tăng trưởng của thân thể hiện khả

năng thích nghi, mức độ sinh trưởng và đặc điểm của giống chuối.

Đường kính gốc trung bình : 24,33 (± 0,29) cm (Phụ lục 1). Đường kính được tính theo công thức toán học từ chu vi: C = π.d (trong đó, C là chu vi; d là đường kính và π là hằng số, bằng 3,14).

Màu sắc thân giả:

(a) Màu sắc lớp vỏ ngoài (b) Màu lớp vỏ (bẹ) thứ 2 (c) Lát cắt dọc thân giả

Hình 4.3. Màu của vỏ và lát cắt dọc thân giả

Lớp vỏ bẹ ngoài cùng của thân giả nằm trong nhóm 01, có màu pha tạp giữa màu xanh và màu vàng và có dạng bóng láng (Hình 4.3a).

Lớp vỏ bẹ thứ 2 (khi bóc lớp vỏ ngoài ra) thuộc nhóm 05 (màu Hồng – tía) (Hình 4.3b)

Màu nhựa cây (sáp) có dạng nước loãng (nhóm 01) và rỉ sáp ở bẹ lá xuất hiện rất ít hoặc không thấy dấu hiệu của sáp (nhóm 01).

Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Trong một chừng mực nhất định, động thái ra lá và động thái tăng diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng lớn dẫn đến khả năng đồng hoá và tích luỹ vật chất khô vào trong cây càng nhiều nó cũng là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Theo tiêu chuẩn IPGRI lấy lá thứ 3 được đếm từ lá cuối cùng (lá 1) phát sinh trước khi trổ buồng để mô tảđặc trưng của lá.

Lá chuối được sinh ra từ thân ngầm (đỉnh sinh trưởng) đến giữa thân giả rồi mọc thẳng lên. Chu kỳ sống của giống chuối có khoảng 33 - 38 lá. Ở thời điểm cây đã trổ buồng, trung bình một cây có 7,87(± 0,12) lá/cây (Phụ lục 1). Trong

đó, số lá bị rách do tác động của gió chiếm tỉ lệ khá lớn, trung bình 6,83 (± 0,07) lá/cây (chiếm 86,8% số lá trên cây) (Phụ lục 1).

Cuống lá được tính từ thân giảđến phiến lá: Đặc điểm của lá thứ 3 (lá bang

đã mở rộng, đếm từ điểm đỉnh của cây) có vết đốm nhỏ (nhóm 2) và màu nâu (nhóm 1), trong đó ởđỉnh của bẹ lại không có vết đốm (Hình 4.5).

Hình 4.5. Không có vết đốm trên bẹ lá thứ 3 của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ

Ống cuống lá thứ 3 nằm trong nhóm phân loại 04, có gờ cuống uốn cong

(a) (b)

Hình 4.6. Hình dạng ống cuống lá thứ 3 của giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ

Gờ cuống lá là dạng có cánh, bám sát vào thân giả (Hình 4.7), gờ cuống thuộc nhóm có gờ cuống còn tươi, rìa của gờ cuống có mầu nâu đỏ chạy dọc theo cuống (Hình 4.5, 4.7b).

(a) (b) (c)

Độ mở của gờ cuống nằm trong nhóm 01 (>1cm) (Hình 4.6b, 4.7c).

Chiều dài cuống lá thứ 3 với giá trị trung bình là 52,02 (± 1,42) cm (Phụ

lục 1), nằm trong nhóm thứ 2 (51 - 70cm).

Chiều dài phiến lá (đo ở lá có kích thước lớn nhất) trung bình là 178,43 (± 3,09) cm (Phụ lục 1), nằm trong nhóm 2 trong bộ tiêu chuẩn phân loại về

chiều dài lá.

Chiều rộng phiến lá (đo ở lá và vị trí lá có kích thước lớn nhất): 52,66(± 0,68) cm (Phụ lục 1), nằm trong nhóm có chiều rộng lá ≤ 70cm.

Tỷ lệ lá (chiều dài/chiều rộng): 3,39

Màu sắc lá: mặt lá trên, lá của giống chuối Phấn Vàng có dạng màu xanh trung bình, bề mặt ngoài dạng mờđục, không có nếp nhăn (Hình 4.8).

(a) (b) (c)

Hình 4.8. Màu sắc mặt lá trên và dưới của giống chuối Phấn Vàng

Bề mặt dưới của lá có một lớp phấn mỏng màu trắng (Hình 4.8b, 4.9a). Khi loại bỏ lớp phấn, bề mặt dưới có màu xanh trung bình (Hình 4.9b).

(a) (b)

Đáy phiến lá (điểm gắn giữa phiến lá và cuống lá) nằm trong nhóm có dạng không cân xứng (Hình 4.10).

Hình 4.10. Sự không cân xứng của hai bên phiến lá so với trục cuống lá

Bề mặt sống gân lá (ở mặt dưới phiến lá) có dạng màu vàng nhạt (Hình 4.10). Màu của bề mặt bụng lá có màu xanh-vàng (Hình 4.9b).

Hình 4.11. Đặc điểm màu sắc lá đọt (đọt xì gà)

Hoa, qu chui

Hoa chuối còn gọi là bắp chuối (bi chuối) gồm nhiều chùm hoa (hay hàng hoa) xếp theo một trục sau này phát triển thành buồng chuối. Bẹ ngoài của hoa (thường gọi là bi chuối), bẹ có nhiều màu sắc khác nhau, tùy theo giống chuối (Pillay & Tenkouano 2011) [16] giống chuối nghiên cứu có màu bi đỏ tím (Hình 4.12). Khi bẹ ngoài (lá bi) mở ra sẽ thấy hoa ở trong, về sau bẹ hoa ngoài rụng đi. Lúc bẹ ngoài mở sẽ lộ từng hàng hoa cái nở ra ở gốc bi chuối, rồi đến hoa trung tính sau cùng là hoa đực ở cuối. Hai loại hoa trung tính và hoa đực sẽ không phát triển thành quả.

Hình 4.12. Đặc điểm của hoa chuối khi nở

Trong điều kiện để tự nhiên, bi chuối sẽ sinh trưởng kéo dài, ở giữa và cuối buồng chuối là các loại hoa trung tính và hoa đực, những hoa này sẽ rụng đi và để

lại các vết sẹo trên thân cuống buồng . Đối với những buồng được ngắt bi, quả sẽ

có kích thước lớn hơn, do không bị mất dinh dưỡng để nuôi bi chuối trong quá trình từ khi ra hoa đến khi thu hoạch (Hình 4.13b).

Hình 4.13. Đặc điểm của buồng chuối Phấn Vàng

Chiều dài cuống của buồng được đo từ đỉnh lá đến nải chuối thứ nhất: Trung bình là 42,83(± 1,63) cm (Phụ lục 1); độ rộng cuống đo ở đoạn giữa của cuống buồng: 4,5 (± 0,06) cm (Phụ lục 1).

Số lóng trên cuống buồng (tính từ lá bắc cuối cùng đến nải chuối đầu tiên) là 2,77 (± 0,03) lóng (Phụ lục 1).

Cuống buồng có màu xanh nhạt khi mới ra bi và chuyển sang màu xanh – vàng khi buồng còn non, sau đó chuyển dần sang màu xanh đậm khi quảđã thuần thục (Hình 14). Ở giai đoạn này, trên các lóng cuống xuất hiện các vết nám màu

đen (Hình 14b).

(a) Màu cuống buồng khi còn non

(b) Màu cuống buồng khi quả thành thục (c) Đo đường kính cuống buồng

Hình 4.14. Đặc điểm buồng và cuống buồng chuối

Trên cuống buồng có rất nhiều lông tơ ngắn lông tơ ngắn (Nhóm 3). Trục cuống buồng và thân chính tạo thành một góc xiên khoảng 450 (Hình 4.13b).

Các nải chuối phát triển khá đều, buồng chuối có dạng hình trụ (Hình 4.13b, 4.14b). Nhìn chung, các nải phân bố khá đều và khít nhau trên trục buồng. Mỗi nải gồm 2 hàng quả sắp xếp tương đối khít nhau (Hình 4.14b). Dưới đáy của buồng có để lại các vết sẹo do hoa trung tính và hoa đực không phát triển thành quả (Hình 4.15b). Đặc điểm này nhằm phân biệt với một số giống chuối khác. Ở

một số giống, lá bắc (lá bi) vẫn tồn tại trên đuôi trục buồng cho đến khi quả chín (Pillay & Tenkouano 2011) [16]

(a) (b)

Hình 4.15. Đặc điểm buồng chuối và vết sẹo đuôi cuống buồng

Trong điều kiện để tự nhiên, không cắt bỏ bi, đuôi cuống buồng sẽ kéo dài, và tạo thành một góc hơi xiên, rủ xuống đất.

Bi chuối (hoa đực) có hình dạng thuôn dài (Hình 4.12, 4.13, 4.14), thuộc nhóm 2 trong bộ phân loại của IPGRI (1996) [15]. Kích thước bi chuối trung bình có chiều dài là 29,5 (± 0,85) cm; chiều rộng trung bình là 13,68 (± 0,52) cm (Phụ lục 1).

Vỏ ngoài của bi có màu đỏ tím, trên lớp vỏ có một lớp phấn màu trắng (Hình 4.12, 4.13a, 4.16a). Mặt trong của bi có màu đỏ (Hình 4.16b). Đáy bi chuối có dạng thuôn nhọn (Hình 4.12, 4.16a).

(a) (b)

Hình 4.16. Đặc điểm của bi chuối

Giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy tương đối thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4 hàng không cân đối trong một ngăn (Hình 4.17).

Trung bình một buồng chuối có 7,6 (± 0,4) nải chuối. Mỗi nải có trung bình 12,87 (± 0,2) quả. Mỗi nải cách nhau một khoảng cách trung bình 3,56 (± 0,42) cm. (Phụ lục 1)

Hình 4.18. Đặc điểm của chuối Phấn Vàng khi chín

Khi chín, quả có màu vàng tươi, trên vỏ quả không có lông tơ. Quả có hình dạng tương đối thẳng. Chiều dài trung bình của một quả (đo ở mặt bụng trong của quả) là 12,52 (± 0,17) cm (Phụ lục 1). Nằm trong nhóm có kích thước quả ngắn.

Đỉnh quả có dạng tròn.

Khi chín, quả không rụng ra khỏi nải. Vỏ quả không bị nứt. Vỏ quả

có độ dày trung bình 0,18 - 0,2cm. Thịt quả cứng và có vị ngọt và thơm

đặc trưng của giống.

Cây con là thế hệ tiếp theo để duy trì nòi giống của chuối, được mọc từ thân thật. Các chồi ở vị trí thấp của thân thật mọc trước rồi đến các chồi phía trên.

Trung bình một cây chuối ở thời điểm cho thu hoạch có 4,5 (± 0,06) cây con (Phụ lục 1). Chiều cao cây con lớn nhất cao hơn 3/4 cây mẹ ở thời điểm cây mẹ cho thu hoạch.

Các cây con được mọc

ở gần sát cây mẹ và sinh trưởng theo một góc xiên ra phía ngoài (Hình 4.19).

Hình 4.19. Góc mọc của cây con so với cây mẹ.

Nhận xét:

Giống chuối bản địa Phấn Vàng là đặc sản của người dân Phú Thọ [2].

Đây là giống có tiềm năng đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Việc nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái giống chi tiết theo bộ tiêu chuẩn IPGRI giúp am hiểu sâu về đặc điểm và yêu cầu của giống. Góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen quý.

Một phần của tài liệu Mô tả đặc điểm hình thái giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối Phấn Vàng nuôi cấy mô tại Thái Nguyên. (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)