1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn

73 5,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 175,75 KB

Nội dung

Rất hay bà bổ ích !

Trang 1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Cây ăn quả là loại cây có vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấucây trồng, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa có tác dụng trong việc bảo vệmôi trường Hiện nay, cây ăn quả đã được chú trọng phát triển trên nhiềuvùng sinh thái đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùngkhó khăn và đã mang lại những hiệu quả thiết thực Trong thực tế có nhiều dự

án lớn về trồng cây ăn quả đã được quan tâm chú trọng phát triển ở nhữngvùng này và đã mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao vai trò nghề trồng cây

ăn quả trong việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhiều người dân

Ngày nay khi đời sống xã hội đã được cải thiện thì nhu cầu của conngười ngày càng cao Ngoài những giá trị về mặt kinh tế, cây ăn quả còn cóvai trò quan trọng trong việc cung cấp những giá trị dinh dưỡng cho conngười Quả tươi là một phần rất cần thiết trong bữa ăn của mỗi gia đình, tăngkhẩu phần quả tươi trong mỗi bữa ăn là mức phấn đấu của nhiều nước có nềnkinh tế phát triển Đáp ứng đủ nhu cầu quả tươi trong mỗi bữa ăn hàng ngày

là đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho mỗi người

Chuối là loại trái cây có công dụng đa dạng, rất thông dụng ở ViệtNam Từ quả chuối, hoa chuối, thân chuối có thể chế biến ra nhiều món ănnhư chuối khô, chuối sấy, mứt chuối, rượu chuối, nước cốt chuối, bột chuối, Trái chuối tây, chuối tiêu, chuối hột có thể điều chế ra các bài thuốc điều trịhơn 20 căn bệnh khác nhau: sỏi thận, tiêu chảy, rụng tóc, tiểu đường, viêmloét dạ dày, phong thấp, hắc lào… Thân chuối còn được dùng làm hàng thủcông mỹ nghệ hoặc chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm Rác thải từcây chuối còn được sử dụng làm than tổ ong, sản xuất chất dẻo Đặc biệt tráichuối bị hư hỏng, vạt bỏ trong quá trình thu hoạch, chế biến còn được nghiêncứu phân hủy tạo ra một nguồn năng lượng điện mới

Chuối là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều công sức chăm bón, ít khi

bị sâu bệnh và ít chịu tác động của thời tiết nên rất phù hợp với điều kiện kinh

tế cũng như tập quán canh tác của bà con nông dân Chỉ cần một lao động cóthể chăm sóc được 03 ha chuối Nếu chăm sóc tốt thì một lứa chuối có thể thu

Trang 2

hoạch từ 4 - 5 năm Bình quân 01 ha đất trồng được khoảng 1.400 gốc chuối,sau hơn 18 tháng chuối bắt đầu cho thu hoạch, trừ hao hụt do ngã đổ thì cũngthu được ít nhất 1.300 buồng Bán tại vườn cho mấy chủ buôn lớn với giákhoảng 30.000-35.000 nghìn đồng/buồng thì thu được khoảng trên 40 triệuđồng/ha Nếu nhà vườn biết cách để kìm cây chuối cho trổ buồng, thu hoạchđúng vào các dịp rằm, mùng 5 tháng 5 âm lịch hoặc Tết Nguyên đán thì sẽbán được giá hơn ngày thường 2 - 3 lần

Thị xã Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 13.195 ha, trong đó đất sảnxuất nông nghiệp 1.426,5 ha, đất lâm nghiệp 8.506,43 ha, đất chưa sử dụng1.835,42 ha Dân số 37.959 người, gồm 5 dân tộc cùng chung sống là Tày,Kinh, Dao, Nùng, Hoa, với 8592 hộ dân trong đó thành thị 5505 hộ, nông thôn

3087 hộ Số hộ dân sống ở nông thôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp làchính, cây trồng chủ là các loại cây lương thực như lúa, ngô theo hướng tựcung tự cấp, các loại cây trồng khác chưa được chú trọng phát triển, các sảnphẩm mang tính hàng hoá không đáng kể và còn manh mún, nhỏ lẻ.[5]

Cho đến nay thị xã chưa có sự đầu tư thích ứng, để phát triển nhữngtiềm năng sẵn có ở địa phương trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế - xãhội phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới

Cây chuối là cây trồng quen thuộc với mọi miền của đất nước, có khảnăng thích ứng với nhiều loại đất đai và khí hậu Chuối là cây ăn quả nhiệtđới, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch, dễ trồng và chỉ có vùngnhiệt đới mới có, cho nên có địa bàn xuất khẩu rộng và luôn là mặt hàng cógiá trị xuất khẩu cao

Xã Nông Thượng và xã Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn có điều kiện tự nhiênphù hợp cho phát triển nhiều loại cây ăn quả, đặc biệt là người dân ở đây cótruyền thống trồng cây chuối Trong thời gian qua chuối tây đã được trồng ởnhiều nơi trên địa bàn, tuy nhiên việc phát triển cây chuối còn mang tính tựphát, chưa chú trọng về nguồn giống và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việcthâm canh loại cây ăn quả này, vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiêncứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và

cây nuôi cấy mô tại Bắc Kạn”.

Trang 3

1.2 Mục đích

- Xác định khả năng sinh trưởng - phát triển của chuối tây trồng bằng chồi và bằng cây nuôi cấy mô trên điều kiện tự nhiên của 2 xã Nông Thượng

và Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn

- Xây dựng mô hình trồng mới cây chuối tây trồng chồi tại thị xã Bắc Kạn

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học áp dụng kiến thức đó vàothực tiễn

- Tạo điều kiện cho sinh viên có thêm kinh nghiệm sản xuất

- Giúp cho sinh viên nắm được quy trình trồng chuối tây, cụ thể là cây chuối chồi trên vườn sản xuất

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Tìm hiểu được khả năng sinh trưởng phát triển của chuối tây trồng

bằng chồi

- Lựa chọn được phương pháp trồng thích hợp

Trang 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sảnlượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20 - 30 tấn/ha Chuối có giá trịkinh tế khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước Bên cạnh đó,chuốicũng là cây có giá trị dinh dưỡng cao: gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ,sinh tố và khoáng chất Đặc biệt chuối có hàm lượng kali rất cao và cả 10 loạiacid amin thiết yếu của cơ thể Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển NôngNghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủthành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người Do đó,chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em vàngười già, có tác động ngăn ngừa và trị bệnh rất tốt Nhờ những giá trị này màhiện nay chuối đang trở thành mặt hàng mang lại lợi nhuận cao cho ngườinông dân ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia vùngnhiệt đới với thị trường tiêu thụ hứa hẹn nhiều triển vọng

Trồng cây ăn quả nói chung muốn có năng suất cao, phẩm chất quả tốt,kéo dài chu kỳ kinh tế của cây cần áp dụng đúng kỹ thuật của từng loại cây.Không những thế, mỗi loại giống lại có những yêu cầu, đòi hỏi riêng, chỉ khiđáp ứng được những yêu cầu đó thì giống cây mới phát huy đầy đủ những đặctính tốt của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho chủ vườn [9]

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắcđến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm Sảnlượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta cònxuất khẩu một lượng khá lớn Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thìnăng suất trồng chuối nước ta còn thấp Do việc trồng chuối ở nước ta hiệnnay chưa áp dụng được những biện pháp kỹ thuật hợp lý trong sản xuất

Hoạt động nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của cây chuối tâynhằm phát hiện các biểu hiện hình thái, các hiện tượng sinh lý cũng như ảnhhưởng của địa hình, biện pháp kỹ thuật đến sự sinh trưởng và phát triển củachuối Trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, có

Trang 5

ảnh hưởng tốt đến năng suất, chất lượng chuối Góp phần nâng cao sản lượngchuối, nâng cao thu nhập cho người dân, mở rộng thêm nguồn cung cấp chuốicho thị trường nội địa và xuất khẩu.

2.2 Nguồn gốc, sự phân bố và hệ thống phân loại chuối

2.2.1 Nguồn gốc và phân bố

Cây chuối là một cây được con người sớm biết đến và được đưa vềtrồng cách đây 3000 - 4000 năm Là thức ăn chính của người nguyên thủy,còn cung cấp xơ bẹ để làm quần áo cho họ che thân; khi biết chuyển từ kinh

tế hái lượm sang trồng tỉa, con người đã biết đưa cây chuối về trồng

Về nguồn gốc cây chuối, nhiều tác giả nghiên cứu đã thống nhất làchuối có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Ấn Độ, Nê Pan, MiếnĐiện, bán đảo Đông Dương, Malaixia, Philippin

Từ vùng khởi sinh cây chuối được đưa đi theo 2 đường:

- Phát triển về phía Tây: Ấn Độ - Ả Rập - Trung Mỹ - Nam Mỹ

- Phát triển về phía Đông: Indonesia - châu Úc, Tân Ghinê và các quầnđảo Thái Bình Dương, Trung Mỹ.[3]

Cây chuối được trồng ở Nam Ấn Độ từ cách đây khoảng 500 năm trướccông nguyên và từ nơi này chúng được đưa đến Malaixia qua Mandagaca rồichuyển dịch về phương đông qua Thái Bình Dương đến Nhật Bản và Samoa ởmiền trung Thái Bình Dương khoảng 1000 năm sau công nguyên Có lẽ chuốiđược du nhập vào Đông Phi khoảng 500 năm sau công nguyên và được ổnđịnh ở Tây Phi khoảng 1400 năm sau công nguyên, cuối cùng chuối đã có mặt

ở vùng Caribê và Mỹ La Tinh ngay sau năm 1500 sau công nguyên(Simmond 1962 - 1966 - 1976) Cuối thế kỷ XI cây chuối đã được trồng phổbiến khắp các vùng nhiệt đới Ở Nam Mỹ người ta đã thấy cây chuối đượctrồng nhiều ở phía Nam Bolivia và hầu khắp Braxin Ở châu Phi khu vựctrồng chuối trải rộng từ vùng Sahara tới Tanzania, ở phía Tây và ĐôngCotdivia qua Côngô đến các vùng Tây và Trung nước Nam Phi

Những bằng chứng khảo cổ cho thấy chuối đã được trồng ở thế kỷ

VI-V trước công nguyên Đầu thế kỷ I sau công nguyên khoảng năm 200 câychuối đã được trồng ở Trung Quốc, sau đó vào năm 700 chuối được trồng ởvùng Địa Trung Hải Khoảng thế kỷ XV người Tây Ban Nha đưa chuối từ

Trang 6

châu Âu về trồng ở đảo Cana của Đôminica và mãi đến thế kỷ XIX chuối mớiđược buôn bán trên thế giới.

Những bằng chứng khảo cổ khác lại cho thấy khoảng 10.000 năm trướcđây ở châu Á vào thời kỳ đồ đá, con người đã tìm thấy một giống cây đột biến

có thể ăn được mà không có hạt Họ nhân giống chuối bằng cách tách mầmcon từ thân ngầm của cây mẹ để đem trồng, phương pháp này vẫn được duytrì đến ngày nay Điều này có ý nghĩa là các cây chuối đều giống nhau về mặt

di truyền (không có sự kết hợp gen giữa các cây khác nhau), do vậy qua thờigian dài chúng sẽ mất đi đặc tính chống chịu sâu bệnh và một khi dịch bệnhxuất hiện sẽ rất nghiêm trọng

Vào những năm 50 giống chuối Gros Michel đã bị quét sạch khỏi trái đất Theo chân chuối Gros Michel là Cavendish hiện bị đe dọa bởi đại dịch toàn cầu khác do nấm đen Sigatoka gây ra Loại nấm này xuất hiện đầu tiên ở

núi Phú Sĩ (Nhật Bản) từ năm 1963, sau đó đã nhanh chóng phát tán và pháhủy gần hết các cánh đồng chuối ở Amaron, làm giảm tới 70% sản lượngchuối ở đây

Ngày nay chuối được trồng hầu hết ở các vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới

ẩm, phân bố từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam

Theo FAO, tổng diện tích trồng chuối trên toàn thế giới tính đến năm

2010 là 4.771.944 ha tập trung chư yếu ở các nước Trung và Nam Mỹ, châu

Á và châu Phi Các nước trồng nhiều chuối là: Ấn Độ, Braxin, Ecuador,Honduras, Philippin, Columbia, Panama, Thái Lan, Trung Quốc, Venezuela

2.2.2 Phân loại

Cây chuối nói chung có tên khoa học là Musa do nhà phân loại học

người Anh Chline (1707 - 1778) đặt ra để tưởng nhớ đến Antonius Musa mộtthầy thuốc sống vào thời hoàng đế Rome thứ nhất Octavius Agnstus

Việc phân loại chuối từ lâu đã là một vấn đề lớn đối với phân loại học.Ban đầu chuối được sắp xếp vào 2 loại chuẩn theo Linmaur là chuối ăn tươi

và chuối ăn luộc vì tinh bột ở những quả này khi chín không chuyển hóathành đường dễ tan Nhưng sau đó những dòng chuối thu thập được ngàycàng nhiều, có những dòng có thể vừa ăn tươi vừa ăn luộc được (khi quả xanh

Trang 7

có thể ăn luộc, khi quả chín tinh bột lại chuyển hóa thành đường dễ tiêu).Trước sự đa dạng của các giống chuối người ta nghĩ ra việc gọi tên chúngbằng cả ngôn ngữ Latin và tên gọi thông thường của địa phương.Việc phânloại đã trở nên lộn xộn khi các giống chuối ngày càng tăng Sau đó vấn đềphân loại chuối được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, tiêubiểu là công trình phân loại của tác giả Kurs (1865) sau đó là học giảChesman (1948) và gần đây nhất là Simmond và Shepherd (1955).

Tất cả các loài chuối trồng hiện nay đều bắt nguồn từ 2 loài chuối dại là

Musa acuminata và Musa balbisiana Tùy theo mức độ lai của 2 loài này mà

cho ra các giống chuối khác nhau.[3]

Bảng 2.1: Bảng đặc tính phân biệt M.acuminata và M.balbisiana

(theo Simmonds 1966) Đặc tính M.acuminata (A) M.balbisiana (B)

Màu sắc thân giả Vết nâu đên từng đám Xanh lục

Rãnh gân lá chính Mở hình chữ U Đóng hình chữ O

Thai hạt 2 hàng đều nhau 4 hàng không đều

Bẹ nải chuối Cuốn ngược lên Không cuốn ngượcHình bẹ nải (bắp quả) Hẹp (x/y < 0,28) Rộng (x/y > 0,30)

Do chuối có lịch sử trồng trọt lâu đời, biến dị cũng rất đa dạng nên việcphân loại chuối gặp nhiều khó khăn Theo một số nhà khoa học người Anh thìhiện nay chuối có trên 300 giống (trong đó có 150 giống được tạo thành dođột biến mầm) và họ phân loại dựa vào hệ thống phân loại trên cơ sở nhiễm

sắc thể của Simmond (1966) Theo hệ thống phân loại này chi Eumusa, thuộc loài M.paradisiaca, có số nhiễm sắc thể là 11 và có 131 giống chuối ăn được xếp trong 9 - 10 loài của chi Eumusa (Simmond 1982).

Trang 8

Bảng 2.2: Phân loại chuối theo số nhiễm sắc thể cơ sở

(Theo Simmonds 1982) Chi Số nhiễm sắc thể cơ sở Số loại Phân bố

Cho đến nay ngày càng có nhiều phương pháp phân loại chuối bổ xungkhác nhưng hệ thống phân loại dựa trên số nhiễm sắc thể của Simmonds vàShepherd vẫn là phương pháp có vai trò quan trọng, không thể thiếu đượcmặc dù còn hạn chế là chưa đề cập đến sự có mặt của dòng thuần

M.balbisiana colla và không đưa ra giới hạn cho nhóm này.

Các loài chuối trồng hiện nay thuộc dòng Musa acuminata có các loài như:

- Loại chuối có lưỡng bội thể AA: cây có đặc điểm màu lá xanh vàng,

vỏ mỏng, cây mảnh mai, quả ngắn, mập, thịt quả ngọt, thơm nhưng do vỏmỏng, vận chuyển gặp nhiều khó khăn nên ít xuất khẩu Là loại chuối tiêu thụnội địa ăn tráng miệng tốt Ở Việt Nam có giống chuối ngự thuộc nhóm này

- Loại chuối có tam bội thể AAA: nhóm này gồm hầu hết các loài chuốitrồng xuất khẩu hiện nay như Grosmichel, cây cao trồng nhiều ở châu MỹLatinh, Cavendis, Lacatan, Grandenaine, và Naine, giống chuối tiêu (chuốigià) ở Việt Nam cũng thuộc nhóm này

- Loại tam bội thể có tính trội acuminata (AAB): loại này quả thường

phải nấu mới ăn được, trồng nhiều ở châu Phi và châu Mỹ Ở Việt Nam cógiống chuối tây (chuối sứ) thuộc nhóm này

- Loại tam bội thể có tính trội balbisiana (ABB): cây to cao, quả to, có

cạnh, dùng lấy bột Ở Trung Mỹ loại chuối này có thể được trồng để che bóngcho cao su, cà phê lúc còn nhỏ

Trang 9

2.3 Các nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, sinh thái học của cây chuối

2.3.1 Đặc điểm thực vật học

2.3.1.1 Bộ rễ

Rễ chuối thuộc lớp một lá mầm, rễ chùm Ở cây con mọc từ hạt thì rễ

sơ cấp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó chỉ có rễ phụ mọc từ thân củ

Đường kính rễ từ 5,1- 8,5mm Mỗi điểm mắt, thân, củ có 1 - 3 rễ Mỗithân củ thường có từ 200 - 300 rễ, đặc biệt có thể đạt tối đa 1000 rễ Đầu rễchính bị tổn thương thì mọc ra chùm rễ ở đó.[2]

Người ta chia rễ chuối thành 2 lớp: lớp rễ ngang và lớp rễ đứng

- Lớp rễ ngang: mọc xung quanh thân ngầm, phân bố trên lớp đất mặt,phạm vi 10 - 20cm, nếu đất tốt, xốp tầng dày rễ có thể phát triển đến 35 - 70cm

Rễ này có thể phát triển cách xa tán lá đến 2m, giữ vai trò chủ đạo trong việccung cấp chất dinh dưỡng cho cây

- Lớp rễ đứng: thường mọc từ phía đáy thân ngầm, đâm thẳng xuốngtầng đất sâu có thể sâu tới 1 - 1,5m, nó giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ chocây vững chắc, ít bị đổ

Rễ trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là thành phần cơgiới, độ tơi xốp của đất, giống, mực nước ngầm và chế độ canh tác TheoFawcett (1913) rễ của chuối có thể ăn sâu gần 5,2m, thường là 0,75m và chiềungang có thể ăn rộng 2 - 3,5m

Rễ hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25 - 300C Thường mùa Xuân rễ bắt dầuhoạt động mạnh Từ tháng 4 - 9 rễ hoạt động mạnh nhất Sau tháng 10 rễ pháttriển chậm dần và hầu như nghỉ trong mùa Đông

Mùa Hè rễ phát triển chồi lên mặt đất để hô hấp, do đó cần tránh nhữngthao tác trong vườn chuối sẽ làm gẫy rễ.[3]

2.3.1.2 Thân chuối

Thân chuối chia làm 2 phần: thân thật và thân giả

Thân thật là củ chuối nằm trong đất và từ đó sinh ra các cây con tạothành bụi Thân chuối sinh trưởng phát triển theo chiều ngang và có xu hướngnhô dần lên mặt đất vì vậy thường có hiện tượng "trồi gốc" ở các vườn chuốilâu năm Ở Bắc Kạn, Thái Nguyên các vườn chuối trồng theo phương thứcquảng canh thường xảy ra hiện tượng này

Trang 10

Kích thước và hình dáng thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thường códạng tròn, tròn dẹp, hình trứng, hình chùy, đường kính khoảng 30cm, có trọnglượng từ 2,5 - 3,0kg

Thân giả do các bẹ lá mọc dài ôm sát lấy nhau, tạo thành một khối trụ trònnhẵn, có thể cao từ 2 - 5m, có khi cao 6 - 8m Tùy theo loài, tùy vào cường độchăm bón mà thân giả có thể cao hay thấp, to hay nhỏ và màu sắc, độ bền chắccũng khác nhau Do đó khả năng chống đổ, chống sâu bệnh cũng khác nhau

Trong quá trình phát triển, thân giả cần được vệ sinh sạch sẽ để tránhsâu bệnh đặc biệt là sâu đục thân

Khi cây phân hóa mầm hoa thì thân củ mọc ra cuống chùm hoa Cuốngnày vươn dài lên vượt ra khỏi thân giả, đưa chùm hoa ra ngoài phát triển tạothành buồng quả chuối Phần cuống đó gọi là thân ký sinh.[2]

Mỗi thân giả chỉ cho một buồng chuối độc nhất rồi chết và được cácnhánh ngang (chồi con) thay thế Sự tồn tại được bảo đảm bằng sinh sản vôtính.[1]

2.3.1.3 Lá chuối

Lá chuối gồm có bẹ lá, cuống lá và phiến lá Khi mới nảy chồi, cây có

lá kiếm, thường có 3 - 5 lá kiếm rồi cây mới hình thành lá thật Lá cuốn thànhhình ống, một nửa cuốn vào trong, nằm gọn trong rãnh của gân chính, cònnửa kia cuốn ngược lại bao ra ngoài gân chính, lá mọc xen kẽ hình xoắn ốccho nên điểm sinh trưởng luôn luôn được che kín hoàn toàn

Theo các tác giả Trung Quốc cây chuối tiêu phân hóa hoa khi đạt được

22 lá thật Tổng số lá thật của nó đạt 28 - 30 lá Sau khi phân hóa hoa cây còn

ra tiếp 8 lá nữa thì hoa xuất hiện Trước khi hoa ra, có xuất hiện một lá nhỏchỉ bằng 1/2 kích thước các lá khác Tuổi thọ trung bình của một lá chuối là

90 ngày (phạm vi không quá 130 ngày) Nếu vườn chuối bị bệnh đốm lá

(Cercospora musac Zim), thì tuổi thọ lá giảm nhanh Giải phẫu lá thấy giữa

các gân lá có các "tế bào bản lề" nó nằm giữa điểm giao nhau của cuống láchính và gân phụ, những tế bào này rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.Khi môi trường hạn, nắng gay gắt các tế bào này mất nước làm cho nó xẹplại, 2 mép phiến lá rủ xuống để giảm bớt sự thoát hơi nước Ngược lại khi môi

Trang 11

trường dư thừa nước hoặc trời râm mát, các tế bào này hút nước, căng lên vàlàm cho phiến lá trải rộng ra.

Giải phẫu cũng cho thấy mô cơ giới và bó dẫn ở lá chuối và bẹ chuốithường tập trung thành bó nên nó có độ bền cơ giới Một số loài có thể dùnglàm dây thừng

Sự ra lá của cây chuối phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của đất Thuậnlợi thì 7 - 10 ngày ra một lá: lá to, dày, xanh đậm Nếu gặp hạn, thiếu dinhdưỡng, nhiệt độ thấp thì 20 - 30 ngày mới được một lá: lá nhỏ, mỏng, màuxanh nhạt

Ở Việt Nam từ tháng 12 đến tháng 2 thì chuối chỉ ra được 1 - 1,5lá/tháng Từ tháng 5 đến tháng 9 chuối ra 4 - 5 lá/tháng

Ở miền Nam hiện tượng khác biệt này ít hơn và chu kỳ từ trồng đến lúc

ra hoa cũng ngắn hơn

Qua nghiên cứu thấy quan hệ giữa diện tích lá và năng suất của cây cótương quan rất chặt Nhìn vào bộ lá của cây chuối có thể dự đoán được tìnhhình phát triển của cây, là căn cứ để xác định việc bón phân đem lại hiệu quảtốt Khi nhìn vào một cây chuối, nếu thấy có số lá xanh trên cây từ 10 - 12 lá,phiến lá rộng, mềm mại, màu xanh bóng thì ta không cần bón thêm phân nữa

và chắc chắn sẽ cho năng suất khá Ngược lại lá cây ít, màu xanh vàng, mỏng,cần bón thêm phân thúc

Cũng cần chú ý hạn chế sự rách lá (gió, bão) vì rách lá làm vỡ mạchdẫn, ảnh hưởng đến quang hợp, giảm năng suất.[3]

2.3.1.4 Hoa và quả chuối

Khi cây chuối có từ 28 - 55 lá thì phân hóa hoa Thời gian phân hóa hoađến khi hoa nhú ra khỏi thân giả dài 60 - 85 ngày Hoa chuối xếp trên trục hoathành các chùm nải Mỗi chùm nải có một lá bắc màu đỏ Chuối tiêu có 6 - 12chùm nải tạo được thành quả Chuối tây có 4 - 8 chùm nải tạo được thànhquả; các chùm hoa sau đó không tạo được thành quả và hoa sẽ rụng dần nênphải cắt bỏ phần hoa không quả (cắt bi chuối).[2]

Cấu tạo một hoa đơn bao gồm đủ các bộ phận: đế, đài, tràng, nhị, nhụy(thuộc loại hoa đủ) Song căn cứ vào hình thái của ha người ta chia ra làm 3loại: hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa đực.[3]

Trang 12

Hoa cái là phần sẽ phát triển thành quả chuối sau này, thường tập trung

ở gốc chùm hoa, luôn luôn nở trước các hoa khác và quyết định đến năng suấtcủa cây chuối Số hoa cái nhiều hay ít được quyết định ngay từ khi phân hóahoa Lúc này nếu cây chuối sung sức, đủ đạm thì số hoa cái sẽ nhiều

Số lượng hoa lưỡng tính trên chùm hoa ít, khả năng hình thành quảkém Hoa đực là phần không thể phát triển thành quả được và rụng dần theothời gian

Quá trình chuyển đổi từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinhthực cần có một số điều kiện nhất định, mà trong đó quan trọng nhất là sự tíchlũy dinh dưỡng (gồm hàm lượng hydrat cacbon, các chất có đạm và các chất vôcơ ) Vì vậy trồng chuối vào vụ nào thuận lợi, cây sinh trưởng nhanh, bónphân đầy đủ, cây nhanh chóng đạt được số lá tối đa, thì sẽ sớm ra hoa

Quả chuối thuộc loại quả mọng phần ăn được do tử phòng phát triểnthành Khi mới phát dục quả còn mang cạnh, càng già quả tròn dần Khi gặpđiều kiện lạnh khô (mùa Đông) trọng lượng quả chỉ bằng 1/2 mùa Hè, quảngắn, có cạnh Mùa Hè quả thẳng, tròn, bình quân trọng lượng quả chuối tiêu

89 - 90g Lớn có thể từ 130 - 150g Quả phát triển liên tục từ tuần đầu đếntuần 10 - 12 Sau đó là giai đoạn tích lũy và chuyển hóa trong quả

Trong quá trình chọn lọc, các loài chuối không hạt được chú ý pháttriển Trong sản xuất hiện nay nơi nào chăm sóc kém thì một số loài lại quaytrở lại tính hoang dã của tổ tiên chúng, lại mang hạt.[3]

2.3.1.5 Chồi con và sự đẻ chồi của chuối

Chồi con là thế hệ tiếp theo để duy trì nòi giống của chuối Chồi đượcmọc ra từ thân thật Các chồi ở vị trí thấp của cây mọc trước, dần dần lên cácchồi phía trên Thường sau trồng 6 - 7 tháng thì cây bắt đầu mọc chồi (nhất là

từ sau khi cây phân hóa hoa)

Chồi mọc khỏe hay yếu phụ thuộc vào điều kiện môi trường Đủ nước,

đủ dinh dưỡng, nhiệt độ từ 25 - 350C, chồi mọc khỏe cả về số lượng và tốc độ.Sau mùa Xuân chồi mọc sớm song yếu, tháng 4 - 7 - 8 chồi mọc khỏe và tăngdần, cho những cây con chất lượng tốt nhất Sau tháng 10 tốc độ mọc chồichậm dần

Trang 13

Do đặc điểm về chồi nên bụi chuối sau một vài năm sẽ rất rậm rạp vànăng suất giảm dần Trong kỹ thuật cần chú ý biện pháp tỉa chồi thích hợp đểkéo dài tuổi thọ và năng suất của vườn chuối.[3]

2.3.2 Yêu cầu sinh thái

2.3.2.1 Điều kiện nhiệt độ

Các giống khác nhau yêu cầu nhiệt độ khác nhau Trên thế giới cácvùng có nhiệt độ bình quân 24 - 250C trồng chuối tốt Khi nhiệt độ giảmxuống 10 - 120C, cây ngừng sinh trưởng, quả bé, phẩm chất giảm nếu nhiệt

độ giảm -10C cây có thể chết (do không lấy được nước) (Trần Như Ý và CS,2000)[3] Chuối tiêu lùn chịu rét tốt hơn chuối tiêu vừa và chuối tiêu cao ỞGhinê khi nhiệt độ giảm xuống -50C thấy cây chuối tiêu cao lá bị vàng songchuối tiêu lùn lá vẫn còn xanh

Theo Ganry (1980) nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng thân lá là 26

-280C, đối với sự phát triển của quả là 29 - 300C, nhiệt độ xuống dưới 160C đã

làm tổn hại lá của nhóm Cavendish; cây ngừng sinh trưởng hoàn toàn ở nhiệt

độ 100C và ở 110C quả bị hại, nhiệt độ xuống thấp hơn sẽ gây chết thân giả

Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhịp độ sinh trưởng, thời gian ra lá, ra hoa vàảnh hưởng đến phẩm chất, trọng lượng quả Khi nhiệt độ quá cao trong thờigian ngắn cũng ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất quả như hóa nâu thịtquả, tích lũy tinh bột, chuyển hóa và tạo các este thơm, độ chắc của thịt quả(Phạm Văn Duệ, 2006) [2]

Ở những vùng có nhiệt độ tháng 12 và tháng 1 lạnh, song nếu chỉ trongchốc lát về ban đêm, còn ban ngày lại nóng, nhiệt độ cao như ở Ghinê thì ítảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối, song một số vùng như ở Israel, châu

Úc, đảo Canari, nam châu Phi có một mùa Đông lạnh và khô kéo dài thìchuối chỉ sinh trưởng và ra hoa kết quả trong vòng nửa năm.[3]

2.3.2.2 Điều kiện về nước

Nhu cầu nước của cây chuối là rất lớn Theo tác giả J.Shampion diệntích thoát hơi nước của một cây chuối tiêu lùn khoảng 13,5 m3/cây thì mộtngày nắng cần 25 lít, ngày nửa nắng, nửa râm cần 18 lít, ngày râm cần 9,5 lít

Khả năng chịu hạn của chuối không lớn Khi thiếu nước khí khổngđóng lại Song không hoàn toàn khép kín nên vẫn tiếp tục thoát hơi nước Cây

Trang 14

chỉ hút nước tốt ở 30% lượng nước có trong đất Nếu lượng nước có trong đấttiêu thụ hết 60% thì cây chuối đã bước vào thời kỳ khô héo Nếu kéo dài cóthể bị khô chết Hạn hán làm cho các khí khổng đóng lại sớm, do đó làm giảmquang hợp, sinh trưởng chậm, ra lá chậm Giảm kích thước lá, hoa ít và nhỏ,

lá mau tàn, thân giả mau chết Nếu nhẹ cũng làm cho cây khó trổ hoa (nghẹnbuồng) Tuy cần nước như vậy song nếu bị ngập nước chuối cũng rất dễ chết,chuối tiêu chỉ độ 2 tuần là chết, chuối tây khả năng chống chịu có khá hơn

Để thỏa mãn nhu cầu nước cho chuối thì hầu khắp các vùng trồng chuốiđều phải xây dựng hệ thống tưới nước, không thể căn cứ vào tổng lượng mưa

mà phải căn cứ vào sự phân bố mưa trong năm Nếu có thời gian khô hạn liêntục 2 - 3 tháng thì phải tưới nước nhân tạo

Ví dụ ở Ghinê tổng lượng mưa tới hơn 3000mm Song lại có tới 5tháng khô nên việc trồng chuối vẫn phải tưới Ở Ănggôla chuối chỉ ra lá, trổhoa, kết quả trong 6 tháng mùa mưa Còn 6 tháng mùa khô, chuối bị khô chếtthân giả, chỉ tồn tại thân thật ở trong đất.[3]

2.3.2.3 Điều kiện về ánh sáng

Người ta đã thí nghiệm trong điều kiện thiếu ánh sáng không ảnhhưởng đến sự ra lá của cây chuối Nếu thiếu hoàn toàn phiến lá sẽ có màutrắng nhạt, bẹ lá vươn dài nhanh Điều kiện trong vườn chuối thiếu ánh sángcây vươn cao

Ánh sáng có ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng của cây Nếu giảm 75%cường độ ánh sáng thì chu kỳ cây kéo dài thêm 2 tháng

Chuối yêu cầu ánh sáng nhiều trong thời kỳ ra hoa, sinh trưởng củaquả, cường độ ánh sáng thích hợp để cây quang hợp là: 1000 - 10000 lux,hoạt động quang hợp của lá mạnh nhất ở 2000 - 5000 lux (mặc dù nó có thểchịu đến 10000 lux Bức xạ quá mạnh và đột ngột sẽ làm bỏng (rám) chỗcong của cổ buồng và quả chuối.[3]

Về độ dài ngày, chuối là cây trồng yêu cầu không nghiêm ngặt, chúng

có thể phân hóa ở bất kỳ độ chiếu sáng nào

Chuối tiêu chịu cường độ ánh sáng yếu hơn chuối tây Khi đủ ánh sáng látăng trưởng mạnh, lá rộng, dày, có màu xanh đậm, phản quang, tốc độ ra lá nhanh

Trang 15

2.3.2.4 Ảnh hưởng của gió bão

Gió ảnh hưởng rất lớn đến chuối, nó làm cây bốc hơi nước nhanh, làmrách lá, gẫy buồng đổ cây… Nhất là ở các vùng có gió bão hàng năm Chỉriêng việc làm rách lá cũng làm giảm năng suất tới 20 - 25% ở Camơrun và10% ở Bờ Biển Ngà Thậm chí một số vùng phải bỏ nghề trồng chuối vì gióquá mạnh Ở ta còn bị ảnh hưởng bởi gió nóng (gió Lào) làm lá khô héo, quảcũng bị nhỏ và quắt lại.[3]

Gió nhẹ 4 - 5 m/s làm thông thoáng vườn, giảm sâu bệnh [2] Để hạnchế tác hại của gió bão, người ta chọn đai rừng chắn gió, chọn các giốngchống đổ tốt hoặc làm cọc chống.[3]

Các loại đất khác nhau ảnh hưởng đến số nải và chiều dài quả khác nhau

Bảng 2.3: Ảnh hưởng của đất trồng tới số nải và chiều dài quả

(Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả, 1997)

Để trồng chuối thu được hiệu quả người ta phải chọn đất tốt, nhiềumàu Nếu trồng trên đất cát, đất sỏi cơm… ta phải bón thêm một lượng dinhdưỡng khá, để thỏa mãn nhu cầu của cây chuối đặc biệt là K.[3]

Ở nước ta, về khí hậu thì nhiều vùng có thể trồng chuối được, song vềđất đai, tìm được một vùng thích hợp là rất khó Những vùng trồng chuối phùhợp thì hiện đang được khai thác để trồng các cây lương thực (lúa, ngô…).Còn nếu đưa lên vùng đồi núi thì cũng gặp nhiều khó khăn, cần tránh nhữngvùng có sương muối

Trang 16

2.4 Ý nghĩa kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây chuối

Chuối là cây ăn quả mà chỉ có vùng nhiệt đới mới có, cho nên có địabàn xuất khẩu rộng lớn Theo thống kê của FAO, xuất khẩu chuối trên thếgiới có giá trị tổng cộng 8,08 tỷ USD trong năm 2009, làm cho chuối thực sự

là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nước

Ở nước ta chuối từ lâu đã là cây trồng quen thuộc bởi không những nó

là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch, dễ trồng vàcho sản lượng khá cao, có hiệu quả kinh tế lớn mà còn có khả năng thích ứngkhá tốt với nhiều loại đất đai,nhiều vùng khí hậu Nó cũng yêu cầu kỹ thuậtsong không có gì phức tạp và phù hợp với dân trí ở nước ta Chuối là câytrồng có năng suất khá cao, bình quân có thể đạt 20 - 30 tấn/ha Trên thế giớinhiều vùng trồng chuối đã đạt năng suất khá như: Paragoay: 35 tấn/ha;Braxin: 50 tấn/ha Những vùng thâm canh, chuyên canh cao như một số nướcTrung Mỹ (Panama, Costarica ) đã có điển hình đạt 100 tấn/ha

Chuối là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và cần ít vốn đầu tư Hàngnăm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệlớn và ổn định Do vậy chuối luôn luôn là mặt hàng có giá trị cao trong cácnông sản xuất khẩu ở nước ta

2.4.2 Giá trị dinh dưỡng

Chuối là cây trồng được sử dụng triệt để nhất Người Trung Quốc cónói bộ phận nào của cây chuối cũng đều là của quý giá Từ củ chuối, thânchuối, lá khô lá tươi, hoa, trái xanh trái chín đều có thể sử dụng được: để ăn,

Trang 17

làm rau sạch, làm kẹo chuối, mứt chuối, lá tươi và khô làm nguyên liệu gói,trái chuối chín để cải thiện dinh dưỡng cho mọi người và làm hàng hoá.

Chuối có vỏ màu vàng, quả no tròn và dài, vỏ mỏng, thịt dẻo và mềm,mùi vị thơm ngon, dinh dưỡng phong phú Chuối có chứa 16 loại Acid amin

và nhiều Vitamin, thích hợp dùng cho cả người lớn và trẻ em

Quả chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần,

vì thế mà nó còn được xem là kho cung cấp năng lượng trong thiên nhiên Hiệnnay trên thế giới có 1/2 sản lượng chuối được dùng ăn tươi, 1/2 còn lại được sửdụng dưới dạng nấu chín và chế biến thành các loại thực phẩm khác [10]

Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng ở một số giống chuối đangtrồng phổ biến ở Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Hàm lượng dinh dưỡng ở một số giống chuối trồng phổ biến ở

Chuối tiêu 76,5 18,4 0,8 1,8 0,15 0,07 0,8 6,5Chuối tây 70,5 22,5 0,8 1,5 0,20 0,05 0,8 4,0Chuối ngự 75,0 17,1 1,1 1,8 0,10 0,12 0,8 9,0

(Nguồn: Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình,(2002)) [11]

Ngoài Vitamin C trong quả chuối còn có một lượng Vitamin B1(0,04%), B2 (0,05%) và rất giàu khoáng chất như P, Ca, Fe [3]

Về giá trị năng lượng : 1kg quả chuối cho 1.100 - 1300 calo

1kg chuối khô cho 2790 calo 1kg hoa chuối cho 200 calo 1kg thân cây chuối cho 50 - 60 caloThành phần dinh dưỡng tính trên 100g chuối ăn được (Theo cách tínhcủa Tổ chức Nông - Lương thế giới - FAO, 1976) : protein hàm lượng 1,8g,lipid hàm lượng 0,2g, glucid hàm lượng 18,0g, vitamin A hàm lượng 80,0UI,carotene hàm lượng 60IU, canxi hàm lượng 10,0mg, vitamin C hàm lượng8,0mg, năng lượng 72,0 calo, kẽm hàm lượng 0,18g, sắt hàm lượng 0,4mg

Trang 18

Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dược liệu thiênnhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh So với quả táo, chuối có hàm lượngCarbohydrate cao gấp 2 lần, protein cao gấp 4 lần, Vitamin A và sắt cao gấp 5lần, những loại Vitamin và khoáng chất khác cao gấp 2 lần, hàm lượngPhosphorus cao gấp 3 lần [17].

Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiềuloại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượngdồi dào cho cơ thể Hai quả chuối có thể cung cấp năng lượng cho 90 phút luyệntập thể thao Không những thế, chuối còn giúp điều trị một số bệnh, nhờ đóchuối được xếp vào hạng “top” trong thực đơn hàng ngày [17]

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, quả chuối, loại trái câyphổ thông trên thế giới là một thần dược Chuối là loại trái cây dễ tiêu hóa, làthực phẩm giàu chất carbon hydrate, các loại vitamin, nhiều chất khoáng.Thành phần bổ dưỡng của chuối khác nhau trong từng loại chuối, trong từngthời kỳ thu hoạch và khi sử dụng nó (xanh hay chín) Một quả chuối chín cóthể cung cấp đủ năng lượng calo trong mỗi ngày Về dinh dưỡng, cứ 100gchuối cung cấp 99 calo, rất bổ ích cho người chơi thể thao vì cơ bắp hấp thụđường trong chuối nhanh hơn Chuối giúp phục hồi sức khỏe nhanh, nhưngkhông nên ăn nhiều chuối khô, vì 100g chuối khô cung cấp đến 285 calo [17]

Ngoài ra trong quả chuối chín có chứa 0,5 - 0,7% chất xơ hoà tan Acidhữu cơ trong chuối chủ yếu là Acid malic Dù là chuối tươi hay chuối sấykhô, đều chứa hàm lượng đường lớn, mỗi quả chuối có khoảng 335kj đường(1kj = 0,24kcal ) [12]

Như vậy cây chuối đem lại cho con người rất nhiều lợi ích, do đó ngànhtrồng chuối cần được mở rộng hơn nữa trên cơ sở áp dụng rộng rãi các biệnpháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượngcủa chuối

2.5 Tình hình sản xuất chuối trên thế giới và trong nước

2.5.1 Tình hình sản xuất chuối trên thế giới

Chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia vàvùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong

Trang 19

thương mại rau quả của toàn cầu Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng vàđứng thứ hai về kim ngạch sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây ở thế giới.Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở nhữngnước đang phát triển Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ởnhững nước đang phát triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển Vàonăm 2007, tổng cộng có 130 nước sản xuất chuối Tuy nhiên, về việc sản xuấtcũng như xuất nhập khẩu chuối thường là tập trung vào một số nước nhất định.

Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng chuối trên thế giới 2008 -2010 Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: theo thống kê của FAO, 2011)[22]

Qua bảng số liệu cho ta thấy, diện tích trồng chuối trên thế giới năm

2009 tăng 116.526 ha so với năm 2008 nhưng năm 2010 giảm 151.640 ha sovới năm 2009 Tuy nhiên sản lượng chuối được tăng lên hàng năm, năm 2009tăng hơn 3,5 triệu tấn so với năm 2008 và năm 2010 tăng hơn 4,7 triệu tấn sovới năm 2009 Điều đó nói lên mức độ ứng dụng những biện pháp khoa học

kỹ thuật mới trong việc sản xuất chuối của thế giới, công tác chọn tạo giốngđược chú trọng đặc biệt là sử dụng công nghệ cao trong chọn tạo như nuôi cấy

mô tế bào nhờ đó năng suất đã dược nâng cao hơn Ngoài ra sự tăng cườngmối quan hệ giữa các quốc gia cùng với việc thành lập các tổ chức, diễn đàntrao đổi kinh nghiệm giữa các nước trồng chuối tạo điều kiện thuận lợi chocác nước đang phát triển có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các kỹthuật mới Đây là những điều kiện tốt cho sự phát triển sản xuất chuối cũngnhư phát triển thị trường chuối trên thế giới

Trang 20

Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng chuối 10 nước đứng đầu trên thế giới

2008 - 2010 Đơn vị

(Nguồn: Theo FAO Start, 2011)[22]

Qua bảng 2.6 ta thấy việc sản xuất chuối trên thế giới tập trung vào một

số nước nhất định, 10 nước sản xuất chính chiếm tới 60,03% diện tích và76,85% sản lượng chuối thế giới vào năm 2010 Trong đó thì Ấn Độ, TrungQuốc, Philippin và Ecuado chiếm 64,39% sản lượng chuối thế giới Diện tíchtrồng chuối ở các nước có mức tăng giảm khác nhau qua các năm, tuy nhiên nhìnchung đều có sự tăng về sản lượng Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về sản xuấtchuối, năm 2010 có diện tích tăng 9,57% và sản lượng tăng 20,51% so với năm

2009, so với toàn thế giới năm 2010 Ấn Độ có diện tích trồng chuối chiếm17,69% và sản lượng chiếm tới 31,24% Việc sản xuất chuối tập chung ở một số

Trang 21

nước dẫn đến sự tập trung hoá về phân phối chuối trên toàn thế giới Theo đánhgiá của FAO tổng kim ngạch xuất khẩu chuối đạt 15 triệu tấn vào năm 2010, trungbình tăng sẽ là 1 - 2%/năm Chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lựccủa nhiều nước đang phát triển Mỹ La Tinh, Caribean, cũng như là châu Á vàchâu Phi - Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả thế giới đạt được trên 4,7 tỷ/1 nămđem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước (FAO Star, 2009) [22].

Xuất khẩu chuối trên thế giới chủ yếu là tập trung vào các nước đangphát triển và Trung Đông là thị trường tiềm năng lớn để một số nước xuất khẩuchuối; riêng Philippin là nước xuất khẩu chuối lớn thứ 2 trên thế giới sauEcuador khoảng 279.500 - 286.000 tấn, đem lại kim ngạch 720 triệu USD.Trong quý đầu năm 2011, xuất khẩu chuối của Peru đạt kim ngạch 21,74 triệu

đô la Mỹ tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, ước tính cuối năm 2011 xuấtkhẩu đạt 61,7 triệu USD Xuất khẩu chuối của Honduras năm 2010 đạt 350triệu USD, xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ chiếm 90% Costa Rica cũng lànước xuất khẩu chuối lớn với 200.000 tấn/năm, tăng trưởng xuất khẩu chuốicủa nước này trong năm 2010 đạt 20% so với năm trước và kim ngạch xuấtkhẩu đạt 602,4 triệu USD (Theo FAO Star, 2010) [22]

Ecuador Costa Rica Colombia Nước khác

(Theo: UNCTAD Secretariat from FAO statistics)[22]

Hình 2.1 Biểu đồ tỷ trọng xuất khẩu chuối trên thế giới năm 2010

Tình hình nhập khẩu chuối chỉ riêng EU, Mỹ và Nhật, đã chiếm trên70% nhập khẩu trên toàn thế giới năm 2009 Thế giới nhập khẩu chuối tăng lên

Colombia

13% Costa Rica 15%

Ecuador 39%

Nước khác

33%

Trang 22

khoảng 14,3 triệu tấn trong năm 2010 Riêng Mỹ đứng đầu trong các nướcnhập khẩu chuối, năm 2009 Mỹ nhập khẩu chuối tương đương 1,9 tỷ đồng và

Mỹ và Canada nhập khẩu hơn 4,6 triệu tấn năm 2010 Còn tại Nhật Bản nhậpkhẩu chuối được dự báo tăng 0,7% mỗi năm, đạt gần 1,1 triệu tấn năm 2010.Các nước Đông Á đang phát triển nhập khẩu đạt 1,3 triệu tấn trong năm 2010,cộng với 75% so với thập kỷ này và giá sẽ tăng từ 1 - 2% mỗi năm Đối với cácnước thuộc khu vực EC và khu vực Trung Đông, nhập khẩu chuối năm 2010 là3,9 triệu tấn và 900 nghìn tấn Theo một bản báo cáo được công bố của FAO

đã chỉ ra chuối là mặt hàng nông sản ít chịu tác động của các cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu hơn so với các mặt hàng nông sản khác FAO dự đoán nhậpkhẩu chuối năm 2009 sẽ giảm nhẹ xuống còn 13.8 triệu tấn Nhập khẩu chuốicủa EU, Mỹ và các nước phát triển lần lượt giảm 4,1%, 5,5% và 3,2% Nhu cầu

về chuối của các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng, dự kiến sẽ tăng 2,5% lên2,33 triệu tấn, chủ yếu là nhu cầu từ Trung Quốc FAO cho biết nếu suy thoáikinh tế kết thúc, nhu cầu về chuối sẽ tăng lên 7,8% và nhu cầu các loại hoa quả

nhiệt đới sẽ tăng khoảng 2%

Mỹ Canada Nhật Bản EU Nga Trung Quốc Nước khác

(Theo: UNCTAD Secretariat from FAO statistics)[22]

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu nhập khẩu chuối trên thế giới năm 2010

2.5.2 Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắcđến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm Sản

Trang 23

lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta cònxuất khẩu một lượng khá lớn Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trongnhững xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuốitây, chuối bom, chuối ngự, có loại chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng(Nam Định), từng là đặc sản tiến vua Phần lớn diện tích trồng chuối ở các hộnông dân cá thể, các nông trường quốc doanh chỉ chiếm diện tích nhỏ.

Chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng như chuối tiêu, chuối lá,chuối xiêm và chuối ngự… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cảnước Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị

mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự,loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sảnlượng không cao Chuối tiêu, chuối gòn có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy khôngngon bằng nhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến

Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩucủa Việt Nam, nhất là đối với giống chuối tiêu và chuối tây Viện Nghiên cứuCây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh câygiống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sangmàu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philippin, Đài Loanvào thị trường châu Âu, Nhật Bản Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, ĐồngNai, Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triểncây chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối (Nguyễn Văn Luật, 2010) [13]

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối cả nước

từ năm 2008 - 2010 Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 24

giảm xuống còn 157,4 tạ/ha Điều đó cho thấy sản lượng chuối hàng năm tănglên là do tăng diện tích Do đó cần chú trọng việc tăng diện tích trồng chuối điđôi với việc tăng năng suất cây chuối.

Ở miền Bắc những tỉnh có sản lượng chuối lớn là: Vĩnh Yên, Phú Thọ,Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Thanh Hóa, Hải Phòng

Ở miền Nam: Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, nhiều tỉnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ

Bảng 2.8: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của vùng Trung du và

miền núi phía Bắc năm 2010 (phân theo địa phương).

ST

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 25

ha Tiếp theo là các tỉnh như Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, YênBái… có diện tích từ 1.100 - 1.800 ha So với cả nước diện tích của vùngchiếm hơn 12%, sản lượng chiếm hơn 10% và năng suất thuộc diện khá thấp

so với các vùng trên cả nước, điều kiện khí hậu và địa hình phức tạ có ảnhhưởng lớn đến việc mở rộng diện tích trồng chuối của vùng Vùng có diệntích trồng chuối lớn nhất cả nước là ĐB.Sông Cửu Long với diện tích chiếmhơn 31% tổng diện tích cả nước, vùng có năng suất cao nhất là ĐB.SôngHồng đạt 262 tạ/ha

Hiện nay chuối Việt Nam được đánh giá là ngon nhưng có sức cạnhtranh kém so với chuối nhập ngoại Các siêu thị và đại lý bán hoa quả chobiết, mặc dù giá của loại chuối này đắt gấp 3 lần so với chuối trong nước,nhưng khách hàng vẫn thích mua loại chuối này hơn Chuối Philippin có giá22,000 đồng/kg, trong khi đó chuối Việt Nam chỉ từ 5,000 - 7,000 đồng Cácthương lái cho rằng nguyên nhân của việc xuất hiện nhan nhản các mặt hàngchuối nhập khẩu là do sự thiếu thận trọng trong quá trình vận chuyển hoa quả

từ các nhà vườn nên không thể giữ nguyên được hình thức bên ngoài củachúng và cũng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp Do đó để tăng khả năngcạnh tranh của sản phẩm chuối Việt Nam cần bảo quản đúng kỹ thuật, vậnchuyển cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến mẫu mã sản phẩm gây ra thiệthại không đáng có và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.[18]

Trong chiến lược xuất khẩu hàng nông sản đến năm 2020, Bộ Côngthương có đề cập đến việc xuất khẩu chuối và xem đây là một mặt hàngquan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế Mặt khác chuối Việt Nam theo đề

án quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn

Trang 26

2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuối được nhiều địaphương chọn làm cây trồng chủ lực Chuối Việt Nam theo ông Vũ MạnhHải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương là loại cây trồng cógiá trị kinh tế cao

2.6 Một số giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Nam

Từ lâu đời nay cây chuối đã trở thành loại cây trồng quen thuộc đối vớingười dân Việt Nam Chuối được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam, đặc biệt ởvùng nông thôn có thể nói nhà nào cũng có cây chuối Theo nghiên cứu củacác nhà khoa học nước ta thì chuối Việt Nam được sắp xếp trong 9 nhómphân loại chủ yếu (xem bảng 2.6)

Theo GS.TS Trần Thế Tục thì các giống chuối chính ở miền Bắc đượcxếp vào 4 nhóm cơ bản là:

- Nhóm chuối tiêu, gồm 3 giống: tiêu cao, tiêu lùn, tiêu nhỏ Đây là loạiđược trồng rộng rãi ở nước ta Hàng năm cho sản lượng lớn nhất và cũngđóng vai trò chủ yếu trong xuất khẩu chuối của nước ta Có phẩm chất tốt,hàm lượng đường và vitamin đều cao, khi chín vào tháng 10 đến tháng 12,tháng 1 năm sau Các giống trong nhóm này có chiều cao cây thấp đến trungbình, từ 1,2 - 3,5m, năng suất quả trung bình đến rất cao, phẩm chất thơmngon thích hợp cho xuất khẩu quả tươi, sinh trưởng khỏe thích hợp với nhữngvùng khí hậu mùa Đông lạnh Một buồng quả trung bình từ 15 - 20kg, cá biệt

có buồng tới 30kg Buồng hình nón cụt xong nhỏ dần từ cổ buồng xuống đáy

Có từ 7 - 14 nải, quả dài 18 - 25cm, cong, đường kính 2 - 2,5cm Khi chín vỏquả có màu vàng, thịt quả màu vàng và chắc

- Nhóm chuối tây, loại này cũng được trồng khá phổ biến ở nước ta, sảnlượng chỉ sau chuối tiêu Nhóm này bao gồm các giống: chuối tây, tây hồng,tây phấn, sứ, xiêm, có chiều cao trung bình 2,5 - 4,5 m Cây sinh tưởng khỏe,không kén đất, chịu hạn tốt song dễ bị héo rụi Phẩm chất chuối ngon hơn vàomùa Hè Buồng có dạng hình trụ, thường có 5 - 10 nải, quả tròn, ngắn, mập,thẳng, dài 15 - 18cm, đường kính 2,5 - 4cm Thịt quả ngọt đậm nhưng kémthơm hơn so với các giống chuối khác

- Chuối ngốp, bao gồm các giống: ngốp cao và ngốp thấp, có chiều caotrung bình từ 3 - 5 m, sinh trưởng khỏe, chịu bóng, chịu hạn thích hợp với đất

Trang 27

đồi Giống này thường ít bị sâu bệnh, quả lớn nhưng vỏ dày Thịt quả nhão,hơi chua so với các giống chuối khác.

- Chuối ngự, còn gọi là chuối “tiến”, “ngự tiến”, vì xưa kia là chuối quýđược đem dâng vua Các giống chuối thuộc nhóm này bao gồm: chuối ngự,ngự mắn, ngự tiến, ngự mít, ngự thường, ngự cau… nhóm này có chiều caotrung bình từ 2,5 - 3,5m Chuối thuộc nhóm này rất dễ đổ gãy và yêu cầu thâmcanh cao, song ở những vùng có điều kiện thuận lợi về đất đai và giao thông cóthể phát triển chuối ngự để xuất khẩu quả tươi, sẽ rất có giá trị Lá tương đốidày và hẹp ngang, cây cao mảnh Buồng ngắn hình trụ, có từ 5 - 8 nải, quảngắn 10 - 12cm, quả tròn múp đầu, vỏ mỏng dễ bị nứt Thịt quả dai, có ánhkim, rất thơm Chín vào tháng 4 - 8 phẩm chất tốt hơn chín vào mùa Đông

Bảng 2.9: Phân loại các nhóm chuối ở Việt Nam

TT Nhóm

chuối Loại

Đặc điểm thân Đặc điểm hoa quả

Tính thích nghi chống chịu

-Quả dài cong, vỏ dày 5 cạnh Mùa Đông nhiệt độ thấp thì chất lượng ngon

Mùa Hè quả nhũn

Sinh trưởng khỏe, thích hợp khí hậu khô lạnh.

Quả to mập, thơm ít Mùa

Hè quả ngon, mùa Đông quả sượng.

Cao 3-5m

Quả lớn, vỏ dày; khi chín nâu đen, thịt nhão, hơi chua.

Chịu bóng, chịu hạn, sinh chồi thấp Thích hợp với đất đồi.

-Quả ngắn nhỏ, vỏ sáng, thịt quả chắc, thơm đặc biệt.

Trang 28

7 Chuối hột Quả to, thẳng, 5 cạnh, có hạt.

8 Chuối

rừng

Hoa đỏ, quả hình tam giác,

có nhiều hạt, không ăn được

(Nguồn: GS.TS Trần Thế Tục và PTS Đoàn Thế Lư 1998)

2.7 Kỹ thuật trồng mới cây chuối

Dùng loại chồi con để trồng: trồng bằng chồi thường có 2 loại chồi

con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng Trong 2 loại chồi thì chồi conđuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất, chồi được sinh ra khoảng tháng 4 đếntháng 6 Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, loại chồi nonnày sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh Chồi này rất sung sức, khitrồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng,sản lượng cao

Dùng cây giống chuối nuôi cấy mô:

- Ưu điểm của chuối nuôi cấy mô: có độ thuần giống cao, hoàn toàn

sạch bệnh, cây con sinh trưởng đồng đều, thời gian sinh trưởng, năng suất vàsản lượng rất đồng đều nên thuận lợi cho sản xuất hàng hóa có giá trị cao, sảnphẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường

- Nhược điểm: cây giống nhỏ, sinh trưởng chậm giai đoạn đầu (sau trồng từ 1 - 2 tháng) nên người trồng phải chú ý chăm sóc

2.7.2 Chuẩn bị đất, đào hố, bón lót

a) Chuẩn bị đất: do đất trồng chuối là đất đồi núi nên trước khi trồng

chuối, phải chuẩn bị dọn sạch cỏ dại và làm băng chống xói mòn trên đất dốcbằng cây cốt khí

Trang 29

b) Đào hố trồng: kích thước đào: 40 x 40 x 40cm, khoảng cánh 3m x

2,8m (1.200 cây/ha); trồng theo đường đồng mức theo kiểu so le, hàng chuốithiết kế theo đường đồng mức

c) Bón lót: lượng phân bón theo quy trình gồm:

(0,4kg phân hữu cơ vi sinh + 0,3kg lân supe + 0,4kg kha li + 0,4kg Vôibột)/cây Trộn đều với đất và lấp đầy hố trước khi trồng chuối

2.7.5 Quản lý và chăm sóc vườn chuối sau trồng

Làm cỏ: sau trồng định kỳ 30 ngày quan sát thấy cỏ mọc làm cỏ xung

quanh gốc đảm bảo sạch cỏ dại

Tưới nước: cây chuối cần nhiều nước, vì thân và quả chứa tới 80%

nước Thời gian hạn ít mưa cần phải tưới đặc biệt chú ý giai đoạn cây phânhoá hoa (sau trồng 8 - 10 tháng) đến khi quả lớn đều Thời gian trời nắng đấthạn, cần tưới 30 - 60 m3 nước cho một ha chuối (Phạm Văn Duệ, 2006) [2]

Bón phân thúc: ngoài phân bón lót trong quá trình chăm sóc cần bổ

sung phân cho cây vào các đợt sau:

Bảng 2.10: Liều lượng bón phân cho chuối (gam/cây/vụ)

Số lần

bón

Ngày sau trồng ( ngày)

Phân Ure (gam)

Phân Kali sulfat (gam)

Trang 30

Cách bón: trộn đều hai loại phân, rắc đều xung quanh gốc, xăm nhẹ

bằng tay (dùng xén), sau đó tưới nước cho tan phân

Nhu cầu dinh dưỡng của chuối rất lớn, khó có thể có loại đất nào trồngchuối lâu dài nếu không bón bổ sung cho đất đạm và kali, là những yếu tố ảnhhưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cảphẩm chất, khả năng vận chuyển cất giữ quả

Lượng chất khoáng mà chuối lấy đi từ đất trong một chu kỳ kinh tế theoMaltil Prevel (1980), Lahav Tcinel (1983) và Marchal, Mallerard (1979) như sau:

Bảng 2.11: Lượng khoáng chất mà chuối lấy đi từ đất cho 1 chu kỳ

(Nguồn: Theo Maltil Prevel 1980, Lahav Tcinel 1983 và Mallerard 1979)[19]

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá thứ ba của cây được coi là thiếu hụtcần phải bổ sung, biến đổi rất nhiều ở các mức sau (Maltil Prevel, 1983) N: 2,40 - 3,00%

P: 0,15 - 0,24%

K: 2,74 - 3,50%

Ca: 0,40 - 1,00%

Trang 31

Mg: 0,20 - 0,42%

Về nguyên tắc khi cây lấy đi từ đất bao nhiêu cần bổ sung bấy nhiêunguyên tố cho đất, song tuỳ thuộc loại đất khí hậu mà lượng phân trả đất cóthể khác nhau

Ví dụ: đối với giống Grand với mật độ 2.500 cây/ha khi đạt 25 tấn/hathì lượng bón tương ứng là 80, 20, 240kg

Bảng 2.12: Lượng phân bón cho chuối 1 ha/năm ở một số vùng trồng

chuối trên thế giới

(Nguồn: Theo Martil Prevel, năm 1983)

Ở nước ta lượng phân khoáng cho 1 cây (bụi) như sau: đạm 100 - 200

g, Kali 250 - 300 g, phân hữu cơ bón 10 - 20kg

2.7.6 Phòng trừ sâu bệnh

Trong vườn chuối có thể phun các loại thuốc như Decis và Mancozeb với nồng độ 0,1% để phòng ngừa một số dịch hại

- Sâu đục thân: điều tra nếu phát hiện có thì làm bẫy bắt, loại bỏ khỏi

vườn những cây bị nhiễm nặng để tránh lây lan

- Sâu gặm vỏ: phát hiện trước khi trổ buồng thì phun Dipterex nồng độ

0.1% hoặc Trebon 10ND nồng độ 0.1% lên cổ lá non

Trang 32

- Sùng đục củ (Cosmopolites sordidus): vệ sinh vườn chuối thường

xuyên và sử dụng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc dùng bảmồi bằng những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng

- Sâu ăn lá (bọ nẹt), sâu cuốn lá (Erionata thorax): quan sát trên

vườn để phát hiện và tiến hành ngắt bỏ các lá bị cuốn và giết sâu Phun thuốc

Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và quả còn nhỏ là đảm bảo.

- Bù lạch (Chysannoptera thripidae): thành trùng rất nhỏ, có màu nâu

hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm quả cónhững chấm màu nâu đen (Ghẻ), làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu Phun thuốc

Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và quả còn nhỏ là đảm bảo.

- Tuyến trùng hại rễ: phòng trị bằng cách loại cây bệnh ra khỏi vườn,

rải Basudin hay Furadan trên khu đất có cây nhiễm với lượng thuốc 20-30kg/

ha Phải khử đất và xử lý con giống trước khi trồng mới

- Bệnh đốm lá: Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigtoka

đen (Mycosphaerella fijiensis), gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có

màu nâu với viền vàng rất rõ (Sigatoka vàng) Đối với Sigatoka đen nhữngđốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá Bệnh phát triểnmạnh vào những tháng mùa mưa, ảnh hưởng tới năng suất chuối

Phòng trị bệnh: bằng cách vệ sinh vườn cắt bỏ những lá bệnh đem đốt,

đào rãnh để thoát nước tốt cho vườn Phun Bordeaux 2% hay Benomyl, Oxyclorua đồng, Kasuran từ 2 - 4 tuần/lần trong mùa mưa

- Bệnh héo rũ Panama (Fusarium oxysporium): các lá bị vàng từ bìa

lá vào gân chính và từ các lá dưới lên các lá trên Khi cắt ngang thân giả thấycác mạch dẫn truyền có màu nâu đỏ Thuỳ và quả nhỏ phát triển không bìnhthường (lép), chín sớm

Phòng trị bệnh: trên vườn chuối nhất thiết phải tiêu hủy cây bị bệnh,

sau đó tiến tiến hành khử đất bằng vôi hoặc Bordeaux Chọn cây con không bịbệnh và phải xử lý truớc khi trồng

- Bệnh chùn ngọn (Bunchy top virus): cây có nhiều lá mọc chụm lại

ở ngọn thân giả, lá nhỏ, mép lá bị vàng hay uốn cong đi, cuống lá rất ngắn.Trên phiến lá có các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ Bệnh lây

Trang 33

lan trực tiếp qua con giống và trung gian truyền bệnh như rầy cánh mềm

(Pentalonia nigronervosa coq), sống ở các bẹ lá chuối, tuyến trùng trong đất

nhằm truyền virus từ cây này sang cây khác

Phòng bệnh: bằng cách loại bỏ cây bệnh khỏi vườn, chọn cây chuối

giống sạch bệnh để trồng, phun thuốc diệt côn trùng, thường xuyên quan sátvườn chuối để phát hiện bệnh kịp thời

2.7.7 Cắt tỉa, định cây, bao buồng

- Thường xuyên cắt bỏ lá già, khô làm vệ sinh cây

- Sau trồng 4 - 6 tháng, cây non mọc nhiều thì tỉa bớt chỉ để 1 cây mẹ

và 1 cây con cho vụ sau, các chồi để lại phải tương đối đồng đều về kíchthước, tuổi

- Khi buồng trổ hoàn chỉnh, cần cắt bi chuối và dùng túi polyetylen cóđục lỗ để bao buồng, mục đích giữ cho màu sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế

bù lạch chích hút trái non và sẽ làm tăng năng suất quả thêm 1kg

- Nên dùng cây chống để tránh đỗ cây khi đã trổ buồng

- Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc hình dạng quả và núm quả

- Căn cứ vào độ nhớt hay độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng

- Căn cứ vào thời gian ra hoa đến khi thu hoạch 2,5 - 3 tháng ở điềukiện vùng đồng bằng sông Hồng Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vàothị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ (Phạm VănDuệ, 2006) [2]

Trang 34

PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu

Giống chuối tây bằng chồi và cây trồng nuôi cấy mô sạch bệnh

3.2 Địa điểm nghiên cứu

Tại 2 xã Xuất Hóa và Nông Thượng, tỉnh Bắc Kạn

3.3 Thời gian nghiên cứu

Từ 01/07/2011 - 31/12/2011

3.4 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra đánh giá tình hình sản xuất chuối tại thị xã Bắc Kạn trên 2địa bàn xã Nông Thượng và Xuất Hóa

- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng - phát triển của chuối tây trồng bằngchồi tại xã Xuất Hoá, Nông Thượng

- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng - phát triển của chuối tây trồng bằngcây nuôi cấy mô tại hai xã Nông Thượng, Xuất Hoá

3.5 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm

3.5.1 Điều tra đánh giá tình hình sản xuất chuối tại thị xã Bắc Kạn tại 2

xã Nông Thượng và Xuất Hóa

- Thu thập và sử dụng, tài liệu sẵn có của các cơ quan chức năng:phòng Kinh tế, UBND xã về:

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

+ Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp

+ Tình hình sản xuất cây ăn quả

+ Tình hình sản xuất chuối (diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ trồng,điều kiện trồng trọt - đất bằng, đất dốc…, tình hình sâu bệnh hại, tiêu thụ sảnphẩm - giá sản phẩm, địa bàn tiêu thụ…

3.5.2 Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của chuối tây trồng bằng chồi tại xã Xuất Hoá, Nông Thượng

Thí nghiệm 1 : Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng biện pháp thâm

canh với cây chuối tây trồng chồi tại xã Nông Thượng, Xuất Hoá.

- Công thức 1: tách chồi, trồng chuối theo phương pháp thâm canh

Trang 35

- Công thức 2: tách chồi, trồng chuối theo truyền thống

Bố trí thí nghiệm trên vườn sản xuất của hộ nông dân tại 2 xã, mỗi xã

bố trí 2 công thức tại 2 hộ, mỗi công thức 7 cây, 3 lần nhắc lại Tổng số câycủa thí nghiệm tại 2 xã là 84 cây

Trong đó:

+ Biện pháp thâm canh: nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô từ nhữngcây chuối tây sạch bệnh, chất lượng tốt tại Bắc Kạn hoặc chọn mầm có sẵntrên vườn để lấy giống tốt sạch bệnh để gieo trồng Áp dụng các biện phát kỹthuật tổng hợp trong sản xuất: chọn mật độ trồng hợp lý, kỹ thuật tỉa chồi, kỹthuật làm cỏ chăm sóc, kỹ thuật bón phân, bao buồng và phòng trừ dịch hạikịp thời Đảm bảo sản xuất bền vững lâu dài và cho năng suất, chất lượngchuối cao

+ Canh tác truyền thống: thực chất là phương thức quảng canh, chủ yếuphát triển bằng cách tăng diện tích và tăng số cây gieo trồng Sản xuất tiến hànhdựa chủ yếu vào việc khai thác độ phì tự nhiêu sẵn có của đất đai và lợi dụng điềukiện thời tiết, khí hậu tự nhiên (mưa, nắng, vv.), vì vậy, năng suất cây chuối, năngsuất đất đai thấp và có chiều hướng ngày càng giảm do đất đai bị thoái hoá dần,chưa kể tác hại của yếu tố môi trường sinh thái bị phá vỡ

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng,

phát triển của chuối trồng chồi tại xã Xuất Hoá.

- Công thức 1: chuối trồng chồi trên đất dốc ( 5 - 100 )

- Công thức 2: chuối trồng chồi trên đất dốc (15 - 200)

- Công thức 3: chuối trồng chồi trên đất dốc (>250)

Bố trí thí nghiệm trên vườn sản xuất của hộ nông dân, mỗi công thức 7 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây của thí nghiệm là 63 cây

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng,

phát triển của chuối nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng.

- Công thức 1: chuối nuôi cấy mô trồng trên đất dốc ( 5 - 100 )

- Công thức 2: chuối nuôi cấy mô trồng trên đất dốc (15 - 200)

- Công thức 3: chuối nuôi cấy mô trồng trên đất dốc (>250)

Bố trí thí nghiệm trên vườn sản xuất của hộ nông dân, mỗi công thức 7 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây của thí nghiệm là 63 cây

Trang 36

3.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

1 Tỷ lệ sống, chết (%): đếm tổng số cây sống, chết sau 30, 60, 90 ngàysau trồng, tính %

2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): 15 ngày đo một lần, đo từmặt đất đến giao điểm của 2 lá cuối (chỗ khít của các bệ lá trên ngọn)

3 Động thái ra lá (lá/cây): đếm số lá thực, 15 ngày đếm 1 lần

4 Động thái tăng trưởng đường kính gốc (cm): đo chu vi gốc, cách mặtđất 10cm, 15 ngày đo một lần Từ chu vi tính ra đường kính gốc theo côngthức: C = π.d => d = C/π

5 Tình hình sâu bệnh hại: xác định bằng cách quan sát trực tiếp trênđồng ruộng, tính toán số lượng và mức độ gây hại

3.7 Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được tổng hợp và xử lí bằng Exel và IRRISTAT

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tú, “Kỹ thuật trồng chuối năng suất cao”, Nxb Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng chuối năngsuất cao”
Nhà XB: Nxb Hà Nội
2. Phạm Văn Duệ, “Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả”, Nxb Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả”
Nhà XB: Nxb Hà Nội
3. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn, “Giáo trình cây ăn quả”, Nxb Nông Nghiệp, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây ăn quả”
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
4. Trần Thế Tục và CS, “Giáo trình cây ăn quả”, Nxb Nông Nghiệp, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình cây ăn quả”
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
5. UBND thị xã Bắc Kạn, Thuyết minh dự án “Xây dựng mô hình thâm canh chuối tại Bắc Kạn”, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng mô hình thâm canh chuối tại Bắc Kạn”
6. UBND xã Nông Thượng, “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”
7. UBND xã Xuất Hóa, “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”
8. UBND xã Xuất Hóa, “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Xuất Hóa năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012”, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã XuấtHóa năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012”
9. GS. TSKH Trần Thế Tục, (2008), “Kỹ thuật cải tạo vườn tạp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật cải tạo vườn tạp”
Tác giả: GS. TSKH Trần Thế Tục
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2008
10. Nguyễn Văn Tó, Phan Thị Lài, “Trồng cây trong trang trại chuối - ca cao”, NXB Lao động, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trồng cây trong trang trại chuối - ca cao”
Nhà XB: NXB Lao động
11. Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình, (2002), “Giáo trình cây ăn quả”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây ăn quả”
Tác giả: Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình
Năm: 2002
12. Long Tú Vân, Khôi Nguyên, “Chuối sự kỳ diệu qua những món ăn và bài thuốc”, NXB mỹ thuật, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuối sự kỳ diệu qua những món ăn và bàithuốc”
Nhà XB: NXB mỹ thuật
13. Nguyễn Văn Luật, “Chuối và đu đủ”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuối và đu đủ”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
14. UBND xã Nông Thượng, “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Xuất Hóa năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012”, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xãXuất Hóa năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012”
15. TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh, PGS. TS. Hoàng Văn Thụ, “Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng”, NXB Nông Nghiệp, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng”
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
20. Maltil Prevel 1980, Lahav Tcinel 1983 và Mallerard 1979 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng đặc tính phân biệt M.acuminata và M.balbisiana (theo Simmonds 1966) - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 2.1 Bảng đặc tính phân biệt M.acuminata và M.balbisiana (theo Simmonds 1966) (Trang 7)
Bảng 2.2: Phân loại chuối theo số nhiễm sắc thể cơ sở (Theo Simmonds 1982) - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 2.2 Phân loại chuối theo số nhiễm sắc thể cơ sở (Theo Simmonds 1982) (Trang 8)
Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng chuối 10 nước đứng đầu trên thế giới 2008 - 2010 - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 2.6 Diện tích và sản lượng chuối 10 nước đứng đầu trên thế giới 2008 - 2010 (Trang 20)
Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính và tuỳ theo điều kiện cụ thể mà ta có thể lựa chọn hình thức nhân giống phù hợp. - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Hình th ức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính và tuỳ theo điều kiện cụ thể mà ta có thể lựa chọn hình thức nhân giống phù hợp (Trang 27)
Bảng 2.10: Liều lượng bón phân cho chuối (gam/cây/vụ) Số lần - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 2.10 Liều lượng bón phân cho chuối (gam/cây/vụ) Số lần (Trang 29)
Bảng 2.12: Lượng phân bón cho chuối 1 ha/năm ở một số vùng trồng chuối trên thế giới - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 2.12 Lượng phân bón cho chuối 1 ha/năm ở một số vùng trồng chuối trên thế giới (Trang 30)
Bảng 2.11: Lượng khoáng chất mà chuối lấy đi từ đất cho 1 chu kỳ kinh tế - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 2.11 Lượng khoáng chất mà chuối lấy đi từ đất cho 1 chu kỳ kinh tế (Trang 30)
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Xuất Hóa, xã Nông Thượng và thị xã Bắc Kạn - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Xuất Hóa, xã Nông Thượng và thị xã Bắc Kạn (Trang 38)
Bảng 4.2: Cơ cấu Dân số của xã Xuất Hóa và Nông Thượng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.2 Cơ cấu Dân số của xã Xuất Hóa và Nông Thượng (Trang 39)
Bảng 4.6: Tỷ lệ sống của cây chuối tây trồng chồi tại Nông Thượng và Xuất Hoá - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cây chuối tây trồng chồi tại Nông Thượng và Xuất Hoá (Trang 43)
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái tăng trưởng chiều cao cây chuối tây trồng chồi tại Nông Thượng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái tăng trưởng chiều cao cây chuối tây trồng chồi tại Nông Thượng (Trang 44)
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái ra lá của cây chuối tây trồng chồi tại xã Nông Thượng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái ra lá của cây chuối tây trồng chồi tại xã Nông Thượng (Trang 46)
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái tăng trưởng đường kính gốc của cây chuối tây trồng chồi tại xã Nông Thượng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái tăng trưởng đường kính gốc của cây chuối tây trồng chồi tại xã Nông Thượng (Trang 47)
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái tăng trưởng đường kính gốc của cây chuối tây trồng chồi tại xã Xuất Hoá - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đối với động thái tăng trưởng đường kính gốc của cây chuối tây trồng chồi tại xã Xuất Hoá (Trang 48)
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của địa hình đến động thái tăng trưởng chiều cao cây chuối tây trồng chồi tại  xã Xuất Hoá - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của địa hình đến động thái tăng trưởng chiều cao cây chuối tây trồng chồi tại xã Xuất Hoá (Trang 51)
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của địa hình đến động thái ra lá của chuối tây trồng chồi  tại xã Xuất Hoá - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của địa hình đến động thái ra lá của chuối tây trồng chồi tại xã Xuất Hoá (Trang 53)
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của địa hình đến động thái tăng trưởng đường kính gốc của chuối tây trồng chồi tại Xuất Hoá - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của địa hình đến động thái tăng trưởng đường kính gốc của chuối tây trồng chồi tại Xuất Hoá (Trang 54)
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của địa hình đến tỷ lệ sâu hại cây chuối tây trồng chồi tại xã Xuất Hóa (%) - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của địa hình đến tỷ lệ sâu hại cây chuối tây trồng chồi tại xã Xuất Hóa (%) (Trang 55)
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của địa hình đến tỷ lệ sống của chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của địa hình đến tỷ lệ sống của chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng (Trang 56)
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của địa hình đến động thái tăng trưởng chiều cao chuối tây nuôi cấy mô tại  xã Nông Thượng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của địa hình đến động thái tăng trưởng chiều cao chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng (Trang 57)
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của địa hình đến động thái ra lá của chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chuối tây trồng chồi và cây nuôi cấy mô tại bắc kạn
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của địa hình đến động thái ra lá của chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng (Trang 58)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w