Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- NGUYỄN THỊ LƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CỦA 15 CÂY CHÈ TRUNG DU BÚP T
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
NGUYỄN THỊ LƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CỦA 15 CÂY CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bởi một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên
Nguyễn Thị Lương
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của tất cả các học viên trước khi
ra trường, nó như là trang giấy cuối cùng tổng kết lại tất cả những gì đã viết trong một cuốn sách cũng như là bài tổng kết lại quá trình học tập, rèn luyện
về đạo đức, kỹ năng và tư cách của một người học viên
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, của 15 cây chè Trung du búp tím tại Thái Nguyên” Qua đây, tôi xin
được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường, gia đình, bạn bè đã cùng tôi đi suốt chặng đường vừa qua
Đặc biệt, tôi muốn cảm ơn tới thầy giáo TS Dương Trung Dũng đã tận tình
hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực tập tại trường
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy, các cô và các bạn để luận văn của tôi ngày một hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2014
Học viên Nguyễn Thị Lương
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Phạm vi nghiên cứu 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2 Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè 6
1.2.1 Nguồn gốc cây chè 6
1.2.2 Phân loại cây chè 7
1.2.3 Sự phân bố của cây chè 9
1.2.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè 9
1.3 Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới và trong nước 10
1.3.1 Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới 10
1.3.1.1 Tình hình sản xuất 10
1.3.1.2 Tình hình nghiên cứu chè trên Thế giới 13
1.3.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè ở Việt Nam 15
1.3.2.1 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 15
1.3.2.2 Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên 16
1.3.2.3 Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam 21
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2 Thời gian địa điểm nghiên cứu 28
2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 28
2.3.2 Phương pháp điều tra tuyển chọn cây chè Trung du đầu dòng 29
2.3.3 Nghiên cứu đánh giá, khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành của cây chè Trung du ưu tú 31
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết của tỉnh Thái Nguyên 33
3.1.1 Vị trí địa lý 33
3.1.2 Địa hình,đất đai 33
3.1.2.1 Địa hình 33
3.1.2.2 Đất đai 34
3.1.3 Ảnh hưởng của thời tiết Thái Nguyên đến cây chè 34
3.2 Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du 37
3.2.1 Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú 37
3.2.2 Đặc điểm hình thái của cây chè Trung du 38
3.2.3 Đặc điểm sinh trưởng của các cây chè Trung du ưu tú 44
3.2.4 Chất lượng chè nguyên liệu và thành phẩm của các cây chè Trung du 46
3.2.4.1 Kết quả phân tích thành phần hóa sinh búp chè của các cây chè Trung du 47
3.2.4.2 Kết quả đánh giá chất lượng chè xanh thành phẩm của 16 cây chè Trung du 48
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3 Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống của các cây chè Trung du 50
3.3.1 Tỷ lệ ra mô sẹo của các cây chè Trung du 50
3.3.2 Tỷ lệ ra rễ của các cây chè Trung du 51
3.3.3 Tỷ lệ nẩy mầm của các cây chè Trung du 53
3.3.4 Khả năng cung cấp hom giống, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của các cây chè Trung du khi giâm cành 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
1 Kết luận 57
2 Đề nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tài liệu tiếng Việt
II Tài liệu từ Internet
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 - 2012 11
Bảng 1.2: Năng suất chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2008 - 2012 12
Bảng 1.3: Sản lượng chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 - 2012 13
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam từ
năm 2002 - 2011 16
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Thái Nguyên
từ năm 2004 - 2011 18
Bảng 1.6: Diện tích trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng chè của một số địa phương trong tỉnh Thái Nguyên năm 2011 20
Bảng 3.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 - 2014 35
Bảng 3.2: Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú 37
Bảng 3.3 Đặc điểm hình thái thân cành của 16 cây chè Trung du 39
Bảng 3.4 Đặc điểm hình dạng màu sắc lá của các cá thể chè Trung du 41
Bảng 3.5: Kích thước và số đôi gân chính của chè Trung du ưu tú 41
Bảng 3.6 Đặc điểm búp của các cá thể chè Trung du 43
Bảng 3.7 Thời gian sinh trưởng búp chè và số lứa hái trong năm
Của 16 cây chè Trung du ưu tú 45
Bảng 3.8 Khả năng cho năng suất của 16 cây chè Trung du 46
Bảng 3.9 Kết quả phân tích thành phần hóa sinh của 16 cây chè Trung du 47
Bảng 3.10 Kết quả thử nếm cảm quan sản phẩm chè xanh của 16 cây chè Trung du 49
Bảng 3.11 Tỉ lệ ra mô sẹo của các cá thể chè Trung du 50
Bảng 3.12 Tỉ lệ ra rễ của các cá thể chè Trung du 52
Bảng 3.13 Tổng số hom, tỉ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của các cá thể chè 55
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ loại bỏ các cá thể qua các chỉ tiêu đo đếm 23Hình 1.2: Sơ đồ chọn lọc cá thể chè 24Hình 1.3: Sơ đồ đợt sinh trưởng tự nhiên 26
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O kuntze) là cây công nghiệp dài ngày
có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, châu Phi Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì cây chè được trồng ở hơn 60 nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam
Hiện nay, trên thế giới có tới 63 quốc gia trồng chè, nhưng tập trung chủ yếu
ở các nước châu Á và châu Phi Sản phẩm từ cây chè được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống Người ta uống chè không chỉ để thưởng thức hương vị độc đáo của nó mà còn do chè có giá trị dinh dưỡng rất lớn đối với sức khoẻ con người Các nhà khoa học Nhật Bản khi nghiên cứu các loại thực phẩm kỹ thuật cao đã xác nhận uống chè có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, chống phóng xạ, ngăn ngừa và chống bệnh tim mạch, viêm nhiễm… Ngoài ra, chè còn có tác dụng giải khát, khử đờm, làm sáng mắt, lợi tiểu, khử ngấy, nâng cao độ tinh tường, làm tỉnh táo tinh thần… uống trà (chè) còn có thể phòng và chữa một số bệnh như bệnh tiểu đường, ngăn ngừa bệnh ung thư, chữa bệnh viêm khớp Do chè có những tác dụng tốt lại là thức uống phù hợp với mọi đối tượng nên số người uống chè ngày càng tăng
Chè là một loại cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao Theo các nghiên cứu
về sinh vật học, Việt Nam là một trong những quê hương của cây chè trên thế giới Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè Chè được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Á, sau đó đến châu Phi
Nghề trồng chè Việt Nam đã có từ lâu, nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay Trong các vùng
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Việc sản xuất và cung cấp chè vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nước và nhu cầu xuất khẩu Chính bởi vậy, so với các loại cây trồng khác ở Việt Nam, chè là một trong những cây có ưu thế nhất cả về điều kiện khí hậu và nguồn lực lao động Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi của Việt Nam Ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai, ở miền Bắc là các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với Indonesia
Thái Nguyên là một tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho phát triển cây chè So với các huyện trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với các vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức Hiện nay, cây chè Thái Nguyên trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong Tỉnh
Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu các giống chè Trung du, Viện Nghiên cứu chè Kenia cho thấy chè Trung du có chất lượng rất cao nên khi đưa ra sản xuất chè thành phẩm có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với các giống chè bình thường khác Trong chè Trung du có nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn các giống chè khác Cũng theo hướng nghiên cứu, phân tích này, thế giới đã tạo ra triết chất chống oxy hóa trong chè Trung du làm chất bảo quản thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe Giống chè Trung du quý hiếm này nếu được phát triển sẽ tạo ra một thương hiệu riêng, một loại chè đặc biệt cao cấp không chỉ sử dụng làm nước uống mà còn có tác dụng trong y học phòng chữa một số bệnh, đặc biệt ngăn ngừa phóng xạ, chống ung thư
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên, một mặt do chè Trung du được hình thành tự phát nhờ hạt mọc
tự nhiên, hoặc do người dân trồng từ hạt không qua tuyển chọn nên vùng chè Trung du không có sự đồng đều về hình thái và chất lượng búp, trong đó có cây chè Trung du có nguồn gốc từ các thứ chè khác Sự không đồng đều về hình thái
đó đã có ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây chè và đặc biệt là có ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm của vùng chè Thái Nguyên Mặt khác, do không hiểu biết về giống chè này cũng như hiệu quả về y học của nó nên người dân đã chặt bỏ chuyển sang trồng chè lai và một số loại cây trồng khác
Để phát triển ngành chè phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hôi trong phạm vi cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tiếp tục xây dựng chiến lược bảo tồn các giống chè quý của địa phương, trong đó có giống chè Trung du - giống chè được coi là giống địa phương của Thái nguyên
Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, của 15 cây chè Trung du búp tím tại Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển chè Trung du tại Thái Nguyên
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của 15 cây chè Trung
du ưu tú tại Thái Nguyên
- Đánh giá được tỷ lệ sống, khả năng sinh truởng và tỷ lệ xuất vườn của
15 cây chè Trung du ưu tú tại Thái Nguyên
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Chọn được cây chè Trung du ưu tú làm vườn cây giống gốc có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp hom chè giống để phát triển vùng chè
- Bảo tồn giống chè Trung du mang nhiều đặc tính quý
- Nghiên cứu kỹ thuật giâm cành chè Trung du, tạo cây chè con có kích thước thích hợp để phát triển sản xuất
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Góp phần phát triển vùng chè Trung du miền núi phía bắc một cách bền vững.Vừa tạo ra độ che phủ mặt đất, chống xói mòn, vừa cho thu hoạch thường xuyên, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực trung du miền núi phía Bắc
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học
kĩ thuật, người sản xuất kinh doanh chè, giáo viên, sinh viên và học viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm Cây chè sau trồng 2 - 3 năm đã
có khả năng ra hoa Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, thường chỉ đạt từ 2 - 4 % Hoa chè là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ của hoa chè rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa, đây là nguyên nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có
sự phân ly lớn về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất lượng Nói chung những cây chè con mọc từ hạt có sự phân ly lớn so với cây mẹ
Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả năng nhân giống bằng hạt thì người ta có thể nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành… Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè có độ đồng đều cao, có khả năng cho năng suất cao hơn so với trồng hạt, nguyên liệu có độ đồng đều cao, dễ canh tác, thu hái và chế biến Dựa trên cơ sở khoa học này, ngày nay ở hầu hết các
cơ sở sản xuất chè trên thế giới cũng như Việt Nam, các giống chè thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Khả năng giâm cành của chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó
có 3 yếu tố quan trọng đó là yếu tố hom giống Thời vụ giâm cành (điều kiện môi trường ngoại cảnh) và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong vườn ươm
Giống chè Trung du của tỉnh Thái Nguyên, hầu hết được mọc từ hạt do vậy phân ly rất lớn về sinh trưởng, phát triển và các đặc điểm hình thái
Những vấn đề trên là cơ sở thực tiễn quan trọng của đề tài Nghiên cứu chọn lọc cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống cho vùng
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2 Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè
1.2.1 Nguồn gốc cây chè
Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là:
Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc:
Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung Quốc như Schenpen, Jaiding … đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông lớn đổ về các con sông
ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma Đầu tiên, cây chè mọc ở Vân Nam, sau
đó hạt chè di chuyển trôi theo dòng nước đến các vùng nói trên và lan sang các vùng khác Cũng theo Daraselia, dựa trên cơ sở học thuyết “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, phân
bố ở khu vực Đông nam, men theo cao nguyên Tây Tạng [10]
Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ):
Năm 1823, R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam - Trung Quốc [10]
Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam:
Những công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin của lá chè được trồng trọt và mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về
sự tiến hoá sinh hoá của cây chè và trên cơ sở đó xác minh “Nguồn gốc cây chè
chính là ở Việt Nam”[10]
Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhưng đều có điểm chung thống nhất là: Nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm [10]
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2.2 Phân loại cây chè
Khi nghiên cứu về cây chè, năm 1753 nhà thực vật học nổi tiếng Line
đã đặt tên cho cây chè là: Thea sinensis, sau lại đặt là Camellia Sinensis Vấn
đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tranh luận và cũng có rất nhiều cách đặt tên Theo Nguyễn Ngọc Kính thì cách phân loại của Cohen Stuart (1919) được các nhà thực vật học thống nhất đến nay:
Dựa vào các đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh hóa, nguồn gốc phát sinh cây chè Cohen Stuart chia Camellia Sinensis ra làm bốn thứ:
a) Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var Bohea)
Đặc điểm:
- Cây bụi thấp phân cành nhiều
- Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm
- Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều
- Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường
- Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -120C đến -150
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn
- Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ
- Năng suất cao, phẩm chất tốt
Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc)
c) Chè Shan (Camellia sinensis var Shan)
Đặc điểm:
- Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m
- Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày
- Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi
là chè tuyết
- Có khoảng 10 đôi gân lá
- Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất
Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền Bắc của Miến Điện và Việt Nam
d) Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var assamica)
Đặc điểm:
- Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa
- Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài
- Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2.3 Sự phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu Các kết quả nghiên cứu đều đưa đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới thích hợp cho cây chè Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau và được trồng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới Theo Đỗ Ngọc Quỹ [16], thì hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42º vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ) đến 27º Nam Coriente (Achentina)
Sự phân bố của cây chè theo điều kiện khí hậu đất đai và địa hình cũng
có sự khác nhau Đất trồng chè tốt phải nhiều mùn, thoát nước tốt và có độ dốc thoải Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với nhiều giống chè, chất lượng khác nhau Các nhà khoa học cho rằng: Chè trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển thường có chất lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp
Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 15ºC đến 20ºC, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000ºC; lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2000 mm; độ ẩm đất 70 - 80% Tuy nhiên với khả năng thích nghi rộng cùng với sự tiến bộ của khoa học hiện nay chè được trồng ở những vùng khắc nghiệt hơn [10]
1.2.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè
Chè là cây công nghiệp lâu năm có chu kì kinh tế dài, sản phẩm cho thu hoạch chính là lá và búp non Trong thời gian sống cây chè trải qua 2 chu kì phát triển lớn và chu kì phát triển nhỏ
- Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống của cây chè được chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai, đây là giai đoạn đầu tiên của cây chè chủ yếu nằm ở vườn chè giống lấy hạt hoặc lấy cành -> giai đoạn cây con trong vườn ươm -> giai đoạn cây con -> giai đoạn cây chè trưởng thành -> giai đoạn chè già cỗi
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm) bao gồm giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng Giai đoạn sinh trưởng của cây chè gồm 2 quá trình hoạt động song song: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Tùy điều kiện ngoại cảnh và sinh trưởng của giống mà cây chè
có những ưu thế sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực khác nhau
Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh tổng hợp giữa các đặc điểm của giống (tính di truyền) với các điều kiện ngoại cảnh Như vậy nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống trong các vùng sinh thái khác nhau chúng ta sẽ đánh giá được khả năng thích ứng của giống trong từng vùng sinh thái, từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất búp cao, phẩm chất tốt
Nghiên cứu mối quan hệ giữa giống chè và môi trường sống, tác giả Carr (1972), Wickramaratne (1981) cho thấy, sự thay đổi môi trường nếu không được xem xét kỹ khi lựa chọn giống chè sẽ không phát huy được bản chất tốt của giống mà còn có tác dụng ngược lại Cây chè trồng trong môi trường thích hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến sản lượng và chất lượng chè
1.3 Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới và trong nước
1.3.1 Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2008) [19], quốc gia đầu tiên trên Thế giới phát triển sản xuất chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm 805 sau Công Nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1780, vào Nga năm 1833, vào Malaixia năm 1914, đến năm 1920 thì tiến tới các nước Châu Phi như: Kenya, Malavi, Ghine, Trên Thế giới cây chè được phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 18 trở lại đây Đến năm
2000, đã có hơn 100 nước trồng và xuất khẩu chè
Tình hình sản xuất chè trên Thế giới trong những năm gần đây được thể hiện như sau:
Bảng 1.1: Diện tích chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính
Kenya 157.700 158.400 171.900 187.855 190.600 Bangladest 58.005 59.000 59.700 56.670 58.000 Châu Á 2.661.699 2.684.098 2.779.168 2.879.925 2.912.072 Thế giới 2.969.025 2.997.607 3.117.531 3.256.762 3.275.991
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)[27]
Tính đến năm 2012 diện tích chè trên Thế giới đạt 3.275.991 ha tăng 306.966 ha tương đương 9,37% so với năm 2008 Trong đó Trung Quốc là nước
có diện tích trồng chè lớn nhất Thế giới với diện tích 1.513.000 ha, chiếm 46,18% tổng diện tích chè toàn Thế giới Ấn Độ là nước đứng thứ 2 với diện tích
là 605.000ha, chiếm 18,47% tổng diện tích chè toàn thế giới Diện tích chè Việt
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nam đạt 115.964 ha chiếm 3,54% tổng diện tích chè toàn Thế giới Diện tích chè tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á chiếm 88,89% (2.912.072 ha) tổng diện tích toàn Thế giới, đây cũng là nơi phát sinh ra cây chè
Bangladest 10,172 10,085 10,050 10,676 10,603
Thế giới 14,190 14,152 14,464 14,336 14,707
(Nguồn: Thống kê của FAO năm 2013)[27]
Tính đến năm 2012, năng suất chè trên Thế giới đạt 14,707 tạ chè khô/ha tăng 3,52 tạ chè khô/ha tương đương 19,88% so với năm 2008 Kenya là nước
có năng suất chè cao nhất đạt 19,381 tạ chè khô/ha, vượt hơn năng suất bình quân của Thế giới là 9,45% Mianma là nước có năng suất thấp nhất chỉ đạt 4,051 tạ chè khô/ha tương ứng 22,88% năng suất chè thế giới Việt Nam tính đến năm 2012 đạt năng suất 18,704 tạ chè khô/ha vượt hơn năng suất bình quân của Thế giới là 5,6%, so với năng suất bình quân châu Á là 303,32%
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việt Nam 173.500 185.700 198.466 206.600 216.900 Indonexia 150.851 146.440 150.000 142.400 150.100
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2014)[27]
Sản lượng chè toàn Thế giới năm 2012 là 4.818.118 tấn tăng 606,721tấn, tương đương 12,59 % so với năm 2008 Trung Quốc là nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới đạt 1.714.902 tấn chiếm 35,59 % tổng sản lượng chè toàn Thế giới, chiếm 41,79 % tổng sản lượng chè Châu Á Sản lượng chè thấp nhất là Mianma chỉ đạt 32.000 tấn chiếm 0,66% tổng sản lượng chè toàn Thế giới Việt Nam đạt sản lượng 216.900 tấn chiếm 4,50% tổng sản lượng chè toàn Thế giới
1.3.1.2 Tình hình nghiên cứu chè trên Thế giới
Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng đầu Thế giới Nghiên cứu sử
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dụng giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm từ rất sớm
Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan
Âm đã có từ hơn 200 năm về trước đều là những giống chè chiết cành
Năm 1956 Trần Khôi Dũ đưa ra phương pháp chọn giống 100 điểm, đối với cây ăn quả và phương pháp này đã được phát triển theo chiều sâu Giống chè được chọn lọc, khảo nghiệm đánh giá bằng cách xác định mối tương quan giữa các yếu tố hình thái, sinh trưởng của cây chè với sản lượng hoặc dựa trên mối tương quan giữa các yếu tố đó với nhau
Ngoài những giống nổi tiếng từ lâu đời, hiện nay Trung Quốc có nhiều giống chè cho năng suất cao, chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và chè đen như: Phúc Vân Tiên (1957 - 1971), Hoa Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch (Phúc Kiến), Phú Thọ 10 (Vân Nam), Long Vân 2000 (Triết Giang)
Srilanca rất chú ý đến công tác chọn dòng, kết hợp chọn dòng có sản lượng cao, có khả năng chống hạn và chống bệnh Trong những năm 1940 đã chọn ra các dòng chè TRI2020, trong đó có các giống nổi tiếng như TRI777, TRI2043 Trong những năm 1950, 1960 Srilanca đã chọn ra các dòng chè triển vọng như TRI14, DT, DN, DP và DV
Hiện nay diện tích trồng chè bằng các giống chè được nhân giống vô tính đạt trên 40% diện tích trồng chè trong cả nước
Theo Satoshi Yamagushi, Jitanaka (1995), giống chè chủ yếu ở Nhật Bản là giống chè lá nhỏ, phù hợp cho chế biến chè xanh
Công tác chọn dòng cũng được đặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nhiều giống chè mới đã được đưa vào sản xuất, trong đó giống Yabukita được trồng phổ biến nhất chiếm tới 70% diện tích chè ở Nhật Bản
Kenia mới chỉ bắt đầu sản xuất chè vào những năm 1925 - 1927 tuy nhiên do có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển, do
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chú trọng đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nên Kenya là một trong những quốc gia có năng suất chè cao nhất thế giới, đạt trên 1500kg chè khô/ha Kenya lần đầu tiên nhập giống chè vào năm 1903 và trồng thành công ở Limuri với diện tích ban đầu là 0,81ha, cho đến nay công tác giống được quan tâm rất nhiều ở Kenya Các giống chè chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn giống chè đại trà tới 20% Diện tích chè được trồng bằng các giống chọn lọc, giâm cành chiếm tới 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các đồn điền lớn Ngoài nhân giống bằng hình thức giâm cành, Kenya còn nhân giống bằng hình thức ghép
1.3.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè ở Việt Nam
1.3.2.1 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng chè từ rất lâu nhưng mới được chú ý trồng và phát triển trên quy mô lớn khoảng 100 năm trở lại đây Điều kiện đất đai và khí hậu nước ta rất thích hợp cho cây chè phát triển, 2/3 diện tích là đất đồi núi, đặc biệt ở những vùng núi cao và có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại tạo lên những giống chè đặc sản nổi tiếng
Những năm gần đây chè được quan tâm nhiều hơn, đầu tư phát triển trên mọi phương diện nhằm khuyến khích người trồng chè tăng thu nhập cho người sản xuất và kim ngạch xuất khẩu Nhà nước
Việt Nam có 35 trên 63 tỉnh, thành phố trồng chè, chủ yếu tập trung ở vùng trung du miền núi phía Bắc và cao nguyên Lâm Đồng với gần 130.000
ha Hiện có khoảng 650 nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/ngày) cùng với hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến tại gia đình Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số
dân sống trong vùng chè
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè của Việt Nam
từ năm 2002 - 2011
Năm Diện tích chè kinh
doanh (1000ha)
Năng suất (tạ khô/ha)
Sản lƣợng (1000 tấn khô)
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)[27]
Từ năm 2002 đến 2012 diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu chè tăng nhanh Năm 2012 diện tích chè là 115.900 ha, tăng 38.700ha tương ứng
40,13% so với năm 2002 Năng suất bình quân năm 2012 là 18,7 tạ khô/ha,
tăng 6,5 tạ khô/ha tương ứng 53,28 % so với năm 2002 Sản lượng chè theo
đó cũng tăng mạnh đạt 216.900 tấn búp khô vào năm 2012 tăng 122.700 tấn tương ứng 130,25% so với năm 2002
1.3.2.2 Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh có điều kiện đất đai địa hình, khí hậu khá phù hợp với sự phát triển của cây chè Thái Nguyên xác định cây chè là cây công nghiệp chủ lực, đóng góp trong nền kinh tế thị trường
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thái Nguyên nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng Trung du Miền Núi phía Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số khoảng 1.127.200 người
Tỉnh Thái Nguyên có phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Với vị trí địa
lý như vậy Thái Nguyên đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục của khu vực Việt Bắc nói riêng và của vùng Trung du Miền Núi phía Bắc nói chung
Tỉnh có diện tích đất nông nghiệp là 275.301,11 ha, địa hình Thái Nguyên
ít bị chia cắt, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 200 - 300m, nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên Thái Nguyên có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm Tổng số giờ nắng dao động từ
1300 đến 1750 giờ và phân phối tương đối đều trong các tháng trong năm
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp ở Thái Nguyên, nhóm đất chủ yếu là nhóm đất Feralit với độ cao 200 - 300 m so với mặt nước biển rất thích hợp để trồng và phát triển cây chè Trong nhóm đất này thì ưu thế hơn cả là đất vàng đỏ trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ
Thái Nguyên đã quy hoạch vùng sản xuất chè thành 2 vùng chính: Vùng chè Tân Cương gồm có Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân và vùng chè Trại Cài Sản phẩm ở Thái Nguyên với thương hiệu nổi tiếng chè Tân Cương đã chiếm được một thị trường khá rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
địa phương, trong nước và nhu cầu Thế giới, góp phần phát triển ngành chè Việt Nam trong việc hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và Thế giới
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chế biến đặc biệt
có kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống từ lâu đời, đã hình thành nên nhiều vùng chuyên canh cây chè có sản phẩm chè ngon được người tiêu dùng ưa chuộng như: Tân Cương, Trại Cài Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng cũng như chất lượng chè và đã trở thành một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên thì diện tích, năng suất, sản lượng chè Thái Nguyên trong những năm trở lại đây được thể hiện ở bảng 1.5:
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Thái Nguyên
từ năm 2004 - 2011
Năm Tổng diện
tích(ha)
Diện tích chè (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng tươi (nghìn tấn)
Sản lượng khô (nghìn tấn)
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năng suất chè năm 2004 mới chỉ đạt 73,07tạ/ha nhưng đến năm 2011 đạt 108,73 tạ/ha, tăng 35,66 tạ/ha Cùng với sự tăng nhanh về diện tích và năng suất thì sản lượng chè cũng tăng mạnh Năm 2011 đạt 181,02 tấn tăng 86,02 tấn so với năm 2004 Kết quả cho thấy sự quan tâm, đầu tư phát triển cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên Hiệu quả từ các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển cây chè mang lại là rất cao
Cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nông dân được trồng tập trung ở một số huyện như Định Hóa, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên Giai đoạn
2000 - 2005, tỉnh đã thực hiện đề án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Sau 5 năm thực hiện các mục tiêu của đề án cơ bản đã đạt được Ngày 28 tháng 3 năm 2006, UBND tỉnh ra quyết định số 520/QĐ - UBND về việc phê duyệt đề án phát triển chè Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 với các mục tiêu chủ yếu: Tổng diện tích đạt 17.500 ha (50% diện tích sản xuất nguyên liệu chè xanh, 30% diện tích sản xuất nguyên liệu chè cao cấp, 20% diện tích sản xuất nguyên liệu chè đen) năng suất bình quân 8,5 tấn búp tươi/ha/năm, giá trị thu nhập bình quân 50 triệu /ha/năm
Những năm gần đây chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong
và ngoài nước, trong đó thị trường nội tiêu chiếm trên 70% sản lượng chè toàn tỉnh Năm 2005, Thái Nguyên xác định mục tiêu phát triển chè trong giai đoạn 2006 - 2010 là: Tập trung mọi nguồn lực để khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây chè đặc sản Thái Nguyên trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè gắn với công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến… nhằm mang lại sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng, để chè Thái Nguyên chiếm lĩnh thị trường trong nước và Thế giới
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.6: Diện tích trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng chè của một số
địa phương trong tỉnh Thái Nguyên năm 2011
(ha)
Diện tích thu hoạch
(ha)
Sản lượng (tấn)
(Nguồn:Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011) [13]
Huyện Đại Từ là địa phương đứng đầu trong tỉnh về diện tích, diện tích thu hoạch và sản lượng; đứng cuối cùng là huyện Phú Bình
Về diện tích trồng chè: Huyện Đại Từ dẫn đầu với 5.307 ha chiếm 29,25% diện tích toàn tỉnh Đứng thứ 2 là huyện Phú Lương (3.811 ha) chiếm 21,01% tổng diện tích.Thành phố Thái Nguyên đứng thứ 6 với 1.255 ha, chiếm 6,92% tổng diện tích Đứng cuối là huyện Phú Bình với 114 ha, chiếm 0,63% tổng diện tích
Về diện tích thu hoạch: Đứng đầu là huyện Đại Từ (4.990 ha) chiếm 29,97% tổng diện tích thu hoạch; thứ 2 là huyện Phú Lương với 3.717 ha chiếm 22,33% tổng diện tích thu hoạch Đứng thứ 6 là thành phố Thái Nguyên (1.106 ha) chiếm 6,64% tổng diện tích thu hoạch Đứng cuối là huyện Phú Bình (101 ha) chiếm 0,61% tổng diện tích thu hoạch
Về sản lượng: Đứng đầu về sản lượng là huyện Đại Từ (51.604 tấn) chiếm 28,51% tổng sản lượng; thứ 2 là huyện Phú Lương với 40.709 tấn, chiếm 22,49% tổng sản lượng Thành phố Thái Nguyên đứng thứ 5 về sản
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lượng với 15.954 tấn, chiếm 8,81% tổng sản lượng Thấp nhất là huyện Phú Bình với 753 tấn, chiếm 0,42% tổng sản lượng toàn tỉnh
1.3.2.3 Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam
* Tình hình nghiên cứu về giống chè
Khi đến Đông Dương người Pháp đã chú ý ngay đến việc điều tra thu thập giống chè Đầu tiên là khảo sát của G.Baux ở Bắc Kỳ năm 1885, tiếp
theo là điều tra của phái đoàn Davie năm 1890 - 1892; Năm 1907 Eberhardt
đã phát hiện ra cây chè dại đầu tiên ở núi Ba Vì (Hà Tây)
Theo Dupasquier (1923) - dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (1991), thì đến năm
1923 Việt Nam đã trồng được 10.368 ha chè đầu tiên với các giống chè thuộc thứ chè Trung Quốc lá to, chè Shan và chè Ấn Độ, đã thu thập được tập đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to
- Từ năm 1918 - 1927 Việt Nam đã nhập 13 giống chè từ Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Lào
- Năm 1923 khi nghiên cứu tập đoàn giống chè nhập nội; Dupasquier
cho rằng: Manipur và Assamica đã tỏ ra thích hợp và có khả năng sinh trưởng
tốt ở Việt Nam Dupasquier cũng cho rằng: Giống chè Trung Quốc đòi hỏi ít
nhất, chịu đất xấu, tỷ lệ lẫn tạp cao, có đặc tính hình thái sinh lý khác nhau,
đa số các cây chè ra hoa, kết quả sớm, do vậy cần phải tiến hành chọn lọc
Về chọn giống Dupasquier đã đề ra tiêu chuẩn giống chè tốt như sau:
+ Chọn cây khoẻ, cành mọc đều, liên tục, ít hoa quả, hình dáng cân đối, búp có tuyết, các cá thể trong giống phải giống nhau
Năm 1931 Trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc được thành lập và tiếp nhận
từ Phú Hộ các giống chè Shan như Thanh Thuỷ, Bắc Hà, Tham Vè, Makomen, đã chọn được 2 dòng chè tốt là TB11 và TB14
Sau hoà bình lập lại, công tác nghiên cứu chè được tiến hành trở lại: Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1980) [16], Trạm nghiên cứu chè Phú Hộ (nay là Trung tâm nghiên cứu phát triển chè - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc) đã tiến hành hai cuộc điều tra ở các vùng chè miền Bắc (1969 - 1970) và
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ở miền Nam (1978) và ở Grudia thuộc Liên Xô cũ (1978) kết quả của các cuộc điều tra là:
Ở Việt Nam, qua nhiều năm nghiên cứu, Viện nghiên cứu chè đã ứng dụng thống kê sinh học qua phân tích tương quan dựa vào các đặc trưng hình thái để lựa chọn nhanh các loại hình chè có triển vọng khi cây chè 2 - 3 tuổi,
sơ đồ tuyển chọn gồm 4 bước:
Bước 1: Đánh giá khả năng cho sản lượng của cây chè của các cá thể 2
- 3 tuổi, bằng các chỉ tiêu hình thái và sinh trưởng trên đồng ruộng kết hợp với phân tích trong phòng theo các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Số búp nhiều, trọng lượng búp tương đối lớn
- Tán rộng, chiều cao cây lớn, số cành cấp 1 nhiều
- Số lá mọc, kích thước lá (dài, rộng) thời gian sinh trưởng đạt trung bình tiên tiến trong quần thể chọn lọc (Hình 1.1)
+ Giai đoạn 1: Loại bỏ các cá thể có các chỉ tiêu đo đếm dưới mức trung bình (X1) của quần thể;
+ Ở giai đoạn 2: Loại bỏ các cá thể có các chỉ tiêu do đếm dưới mức trung bình tiên tiến (X2), chỉ giữ lại những cá thể sau giai đoạn 2 có các chỉ tiêu đo đếm X2
X1: Là giá trị trung bình đo đếm các chỉ tiêu của quần thể lựa chọn X2: Là giá trị trung bình đo đếm các chỉ tiêu của cây sau khi đã loại bỏ
ở giai đoạn 1 (X2 X1)
Theo kết quả thực tế các cá thể giữ lại sau giai đoạn 2 thường có giá trị chỉ tiêu đo đếm được gấp 1,7 lần trở lên so với trung bình quần thể
Ngoài các chỉ tiêu trên cần kết hợp xem xét các đặc điểm phát triển bộ
rễ, sinh trưởng sinh thực, màu sắc lá, sâu bệnh, khả năng giâm cành, điểm thử nếm cảm quan chất lượng
Bước 2: Xác định sản lượng cây tốt nhất giữ lại ở giai đoạn 2 (sau đốn tạo hình) kết hợp với đánh giá khả năng giâm cành
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bước 3: Tiếp tục khảo sát những cá thể có những đặc tính, đặc trưng nông học tốt, lựa chọn rồi giâm cành từng dòng có triển vọng
Bước 4: So sánh dòng triển vọng với giống tiêu chuẩn (dòng phổ biến trong sản xuất), chỉ giữ lại cây có tỷ lệ sống trên 70%, sau khi trồng ra đồi được 10 tháng và chế biến được chè thành phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng thị trường và có giá trị hàng hoá cao
Hình 1.1: Sơ đồ loại bỏ các cá thể qua các chỉ tiêu đo đếm
Về lai tạo giống: Nghiên cứu về lai tạo giống, các tác giả: Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Văn Niệm (1998) [24] cho rằng: Ở Việt Nam các giống chè thường có hoa, nở vào tháng 11, tháng 12 Vì thế việc lai giống chè không cần phải bảo quản hạt Trong trường hợp hoa nở không cùng nhau có thể bảo quản trong điều kiện ẩm độ từ 25 - 30%, nhiệt độ bình thường của không khí, trong điều kiện như vậy, ở Phú Hộ (Phú Thọ) có thể giữ sức nảy mầm của hạt phấn trong vòng 40 ngày
Bằng phương pháp gây đột biến bằng bức xạ, Trung tâm nghiên cứu phát triển chè - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, đã chọn được một số cá thể có biểu hiện tốt về sinh trưởng và sản lượng ở những năm đầu thu hái, đó là N0
Giữ lại ở giai đoạn 2
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cành cấp 1 nhiều, lá lớn, gồ ghề, đang được nhân vô tính thành dòng để tiến hành thí nghiệm so sánh
Ngoài ra các nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu phát triển chè - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc còn sử dụng Consixin xử lý trên mầm chè giống PH1, trong thời gian 24 - 48h với nồng độ 0,2% cũng đã thu được kết quả bước đầu
hình thái
Đánh giá sinh trưởng
Đánh giá trong phòng thí nghiệm
Đánh giá khả
năng tạo tán
Đánh giá khả năng nhân giống
Đánh giá sản lượng
Đánh giá chỉ tiêu đạt
Đánh giá chỉ tiêu lá
Bước 3
Chè 5 tuổi
Khảo sát tính nông học
Phân dòng bằng nhân giống vô tính kết hợp đánh giá khả năng nhân giống
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số giống chè ở Thái Nguyên: Tác giả Lê Tất Khương (1997) [9], cho rằng: Các giống PH1, TRI777, TH3 là những giống dễ giâm cành Tỷ lệ xuất vườn đạt từ 69,7 - 72,0%, giống 1A là giống khó giâm cành, tỷ lệ xuất vườn chỉ đạt 50,7%
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao tỷ lệ xuất vườn cho chè giâm cành tác giả Lê Tất Khương (1997) [9], và số lần bón phân cho chè giâm cành
đã làm tăng tỉ lệ xuất vườn và hạ giá thành cây xuất vườn từ 5,6 - 11,5% trong
đó, công thức đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là tăng 25% lượng phân so với quy trình (78g Ns, 36g Ps, và 60g Ks cho 1m2 - 100 bầu) và bón 7 lần vào tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 sau cắm hom
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái giải phẫu lá và hom chè có liên quan đến tỷ lệ mô sẹo của hom chè giâm cành, tác giả (Nguyễn Thị Ngọc Bình, 2002) [2], cho rằng: Sự hình thành mô sẹo ở hom chè giâm không hoàn toàn
do các mô, mà chỉ giới hạn ở một số mô có khả năng phân chia tế bào mạnh như tượng tầng, trụ bì, libe và một phần nội bì ở vỏ tế bào hom xanh tạo ra Các hoạt động tạo mô sẹo và ra rễ xảy ra tập trung chủ yếu cách bề mặt vết cắt 0,2 - 0,5mm, các tế bào ở xa vết cắt không tham gia quá trình phân chia
mà duy trì hoạt động bình thường
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè
Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng của cây chè đều cho thấy: Một năm cây chè có từ 3 - 5 đợt sinh trưởng tự nhiên, tuy nhiên trong điều kiện có đốn hái búp lá thì một năm chè có thể có tới 6 - 7 đợt sinh trưởng búp, trong điều kiện thâm canh cao cây chè có thể có tới 8 - 9 đợt sinh trưởng búp Thời gian hình thành 1 đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi cây, điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8], Sự hình thành một đợt sinh trưởng búp chè theo 1 tuần tự nhất định, được mô tả theo sơ đồ sau:
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nghiên cứu số đợt sinh trưởng của các giống chè PH1, IA, TH3 Trung
du, TRI777 trong điều kiện có đốn hái và trong điều kiện tự nhiên tác giả Lê Tất Khương (1997), cho thấy: Tùy điều kiện tự nhiên giữa các giống ít có sự sai khác về số đợt sinh trưởng, số đợt sinh trưởng tự nhiên của các giống biến động từ 3,4 - 3,6 đợt/năm Tuy nhiên, trong điều kiện có đốn, hái giữa các giống có sự sai khác đáng kể về số đợt sinh trưởng, biến động từ 5,5 - 6,2 đợt/năm
Hình 1.3: Sơ đồ đợt sinh trưởng tự nhiên
- Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn Toàn (1994) [23], cho rằng các giống chè có sản lượng búp cao thường có góc lá từ 40 - 60o, khoảng cách giữa 2 lá lớn Nghiên cứu tương quan giữa khoảng cách giữa 2 lá của các giống chè với sản lượng búp chè các tác giả trên cho rằng: Khoảng cách giữa 2 lá có tương quan thuận với sản lượng búp chè (r = 0,624 0,034)
Cành chè ngừng sinh trưởng
Mầm chè được phát động
Giai đoạn ẩn Giai đoạn hiện
Thời kỳ hoạt động
Thời kỳ tiềm sinh
Đợt Sinh trưởng
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nghiên cứu quan hệ giữa diện tích lá với sản lượng búp chè các tác giả Trịnh Văn Loan và Nguyễn Văn Toàn (1994) [23], cho rằng: Trong khoảng diện tích lá chè từ 6cm2
- 36 cm2, khi diện tích lá tăng thì sản lượng búp chè cũng tăng
Đỗ Văn Ngọc (1994), Nguyễn Văn Toàn và Trịnh Văn Loan (1994) [23], cho rằng: Hệ số diện tích lá có tương quan thuận với tổng số búp chè (R
= 0,69) và có tương quan thuận với năng suất búp chè
Theo Nguyễn Văn Toàn (1994) [22], thì đặc điểm giống chè có năng suất cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và kích thước lá lớn (có khối lượng búp lớn)
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên quần thể chè Trung du được trồng bằng hạt ở các huyện Đại từ, Đồng hỷ và xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) tỉnh Thái Nguyên
2.1.2 Thời gian địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2013 - tháng 8/2014
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Đại Từ, Đồng Hỷ và Xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) Tỉnh Thái Nguyên
- Thí nghiệm nhân giống chè được tiến hành tại vườn ươm giống cây trồng của nhà ông Nông Quốc Trường, thị trấn Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
2.2 Nội dung nghiên cứu
* Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất chè ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ và Xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) Tỉnh Thái Nguyên
* Nghiên cứu, khả năng sinh trưởng, phát triển của 15 cây chè Trung
du búp tím cho năng suất, chất lượng cao
* Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của chè Trung
du trong vườn ươm
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ các nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục thống kê tỉnh, báo cáo điều tra tổng kết về sản xuất - phát triển
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chè Trung du của các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ và xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra tình hình sản xuất, phát triển chè Trung du tại vùng nghiên cứu bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA (Participatory Rapid Assessment), kết hợp với điều tra trực tiếp theo phiếu điều tra
2.3.2 Phương pháp dánh giá 15 cây chè Trung du đầu dòng
Tiêu chuẩn cây đầu dòng (số: 67/2004/QĐ-BNN ngày 24/11/2004) của
Bộ Nông nghiệp & PTNT
* Đặc điểm hình thái:
- Thân gỗ, phân cành thấp, tán rộng
- Lá: To, dài, răng cưa sâu, đều, đầu lá nhọn màu xanh sáng đến xanh đậm, phiến lá gồ ghề lồi lõm
- Búp to non, mềm, phần tôm và lá non có màu xanh đậm hay tím
* Đặc điểm sinh trưởng:
- Thời gian sinh trưởng trong năm dài (ra búp sớm và ngừng sinh trưởng búp muộn)
+ Khả năng sinh trưởng: Có nhiều búp trên tán, búp mọc đều khối lượng búp lớn, tỷ lệ búp có tôm cao
+ Đặc điểm chất lượng: Chè nguyên liệu non, mềm, tỷ lệ búp có tôm cao, hàm lượng các chất chủ yếu trong nguyên liệu cao…
+ Tính thích ứng cao, ít sâu bệnh hại
+ Có khả năng cho nhân giống vô tính tốt, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn khi giâm cành cao
* Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi:
- Đường kính thân cây: Theo phương pháp đo chu vi thân cây
- Chiều cao cây: Xác định chiều cao cây tính từ mặt đất đến vị trí cao nhất của tán cây
- Chiều rộng tán: Đo theo hình chiếu vuông góc của tán cây
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Độ cao phân cành: Đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên
- Số cành cấp 1: Đếm tất cả các cành cấp 1 trên thân cây
- Màu sắc lá: Xác định màu sắc lá theo các màu: Xanh, xanh nhạt, xanh vàng, xanh đậm, tím nhạt, tím hồng, tím xẫm
- Phiến lá: Xác định phiến lá: Phẳng nhẵn, gồ ghề, lồi lõm
- Răng cưa của lá: Xác định theo mức độ dày, thưa, nông, sâu
- Chiều dài lá: Đo từ đầu lá đến chóp lá
- Chiều rộng lá: Đo chỗ rộng nhất của phiến lá
- Diện tích lá: Theo công thức tính nhanh D x R x 0,7
- Chiều dài búp chè: Đo chiều dài 30-50 búp lấy trị số trung bình
- Khối lượng búp 1 tôm + 2 lá: Cân 100gr búp 1 tôm + 2 lá đếm số búp/100gr P búp
- Khả năng sinh trưởng phát triển:
Xác định thời gian bắt đầu sinh trưởng và thời gian kết thúc sinh trưởng trong năm
- Năng suất: Tính năng suất thực tế hái được của các lứa hái trong năm + Xác định thời gian hoa nở rộ, thời gian quả chín, mức độ hoa quả
- Mức độ lông tuyết xác định theo 3 mức:
+ Nhiều tuyết: Tuyết phủ dày ở tôm và lá 1, lá 2
+ Tuyết trung bình: Tuyết phủ dày ở tôm và lá 1
+ Tuyết ít: tuyết phủ dày ở tôm và ít ở lá 1
- Chất lượng: Phân tích hóa sinh và thử nếm cảm quan chè xanh
+ Xác định hàm lượng Tanin theo phương pháp: Leventhal với K= 0,582 (%)
+ Xác định hàm lượng chất hòa tan theo phương pháp Vôrônxôp
+ Xác định hàm lượng Cafein tổng số theo phương pháp Bertrand