Ưu điểm và nhược điểm của mạng không dây

Một phần của tài liệu 62629808-Internet-Khong-Day-Tren-Mang-Quang (Trang 60)

Ưu điểm

• Sự tiện lợi: Mạng không dây cũng như hệ thống mạng thông thường. Nó cho

phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi đâu trong khu vực được triển khai(nhà hay văn phòng). Với sự gia tăng số người sử dụng máy tính xách tay(laptop), đó là một điều rất thuận lợi.

• Khả năng di động: Với sự phát triển của các mạng không dây công cộng,

người dùng có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu. Chẳng hạn ở các quán Cafe, người dùng có thể truy cập Internet không dây miễn phí.

• Hiệu quả: Người dùng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi này đến nơi khác.

• Triển khai: Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít nhất 1 access point. Với mạng dùng cáp, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà.

• Khả năng mở rộng: Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số

lượng người dùng. Với hệ thống mạng dùng cáp cần phải gắn thêm cáp

Nhược điểm

• Bảo mật: Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị tấn

công của người dùng là rất cao.

• Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể hoạt động tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1 căn nhà, nhưngvới một tòa nhà lớn thì không đáp ứng được nhu cầu. Để đáp ứng cần phải mua thêm Repeater hay access point, dẫn đến chi phí gia tăng.

• Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác (lò vi sóng,….) là không tránh khỏi. Làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng.

• Tốc độ: Tốc độ của mạng không dây (1- 125 Mbps) rất chậm so với mạng sử

Chương 4 TÌM HIỂU BỘ CONVERTER QUANG

4.1 Converter quang – Bộ chuyển đổi quang điện 4.1.1 Khái niệm

Bộ chuyển đổi quang điện (Fiber Optic Media Converter) là sản phẩm chuyển từ tín hiệu dạng điện sang tín hiệu dạng quang - ánh sáng và ngược lại, thường được ứng dụng trong các hệ thống cần truyền tải dữ liệu tốc độ cao, khoảng cách lớn và đòi hỏi khắt khe về sự ổn định của tín hiệu.

4.1.2 Bản chất của converter quang

Là việc chuyển đổi các tín hiệu tương tự sang tín hiệu quang, do việc truyền tín hiệu trên các đường truyền tương tực hay bị các yếu tố nhiễu loạn từ bên ngoài tác động, và dẫn đến tín hiệu thu về không chính xác, suy hao tổn thất trên đường truyền là rất lớn. Với công nghệ hiện đại ngày nay con người đang chuyển dần từ công nghệ truyền tín hiệu trên đường truyền tương tự sang đường truyền tín hiệu quang.

Hình 4.1: Bộ chuyển đổi quang điện

Có rất nhiều các loại bộ chuyển đổi quang điện (Fiber Optic Media Converter) thường thì nó gắn với các chuẩn điện mà nó chuyển đổi sang, ví dụ như: Ethernet, Composite Video, E1, chuẩn nối tiếp (RS232, RS485, IEA 422), SDI video, SD video, HD video, VGA video, DVI video, FXS, FXO, V35, V11, mono Audio, Audio...

4.1.3 Ứng dụng

Trong công nghiệp có rất nhiều chuẩn tín hiệu điện, tuy nhiên, các bạn thường gặp cụm từ: converter quang hay bộ chuyển đổi quang điện (Fiber Optic Media Converter) chứ không nói đến chuẩn điện đề cập trong rất nhiều phương tiện truyền thông, ở đây người sử dụng muốn nói đến: Bộ chuyển đổi Ethernet sang quang, bộ chuyển đổi của chuẩn Ethernet, một chuẩn được đánh giá là thành công và thông dụng nhất hiện nay.

Hiện nay có rất nhiều chủng loại, mỗi loại dùng cho mỗi ứng dụng khác nhau tùy theo từng chuẩn tín hiệu. Dưới đây là một số ứng dụng được sử dụng nhiều nhất:

• Hệ thống mạng nội bộ trên nền cáp quang dùng trong các doanh nghiệp, cơ

quan, nhà máy.

• Hệ thống truyền dẫn video, hình ảnh, âm thanh đòi hỏi tốc độ cao và

khoảng cách lớn mà không làm giảm chất lượng của tín hiệu.

• Hệ thống viễn thông, truyền hình.

4.2 Vì sao cần bộ chuyển đổi quang điện? Khi nào thì cần?

Hiện nay, các chuẩn mạng, truyền thông đang hoạt động trên cáp đồng và có nhược điểm là tốc độ thấp, khoảng cách truyền bị hạn chế, hệ thống hoạt động không ổn định do dễ bị nhiễu về điện từ…Do các hạn chế của cáp đồng mà ngày nay cáp quang đã, đang và sẽ là một giải pháp hoàn hảo để thay thế cho cáp đồng, và converter quang- bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị không thể thiếu khi triển khai các hệ thống truyền dữ liệu trên cáp quang.

Vậy khi bạn ở trong tìn huống sau, nên dùng cáp quang cho truyền thông:

• Kết nối mạng LAN trong nhà máy phạm vi kết nối lớn hơn 100m.

• Truyền tín hiệu video trong diện rộng: như hệ thống camera giao thông,

hội nghị truyền hình, công nghiệp truyền hình…

• Truyên đa ứng dụng: Video + Data + Audio trên khoảng cách lớn.

4.3 Phân loại converter quang

Hiện nay đang tồn tại song song hai loại cáp quang là Multimode và Singlemode do vậy bộ chuyển đổi quang điện cũng được phân ra làm hai loại tương ứng với mỗi loại cáp quang.

Bộ chuyển đổi quang điện (Fiber Optic Media Converter) có 2 thông số rất quan trọng là công suất phát và độ nhạy, nếu trong phạm vi ngắn mà bạn sử dụng

Singlemode thì công suất phát vượt vùng độ nhạy dẫn tới tín hiệu không nhận được và ngược lại đối với khi sử dụng Multimode.

Bảng 4.: So sánh giữa Multimode và Singlemode

Đối tượng Multimode Singlemode

Tốc độ Truyền tối đa là 2-5km Truyền xa hơn là 120km

Ứng dụng

Được sử dụng trong mạng nội bộ của các doanh nghiệp,

cơ quan, nhà máy...

Thường được sử dụng trong ngành viễn thông,

truyền hình…

Có rất nhiều nhà cung cấp đã tư vấn cho khách hàng của mình sử dụng cáp singlemode, và hệ thống vẫn hoạt động bình thường, bạn đừng cho trường hợp này là tốt bởi bộ chuyển đổi đang hoạt động ngoài vùng hoạt động thiết kế định mức, dẫn tới hậu quả không tốt về sau hay hệ thống hoạt động không ổn định.

4.4 Lựa chọn bộ chuyển đổi phù hợp

Bộ chuyển đổi tín hiệu là một thiết bị chuyển đổi tín hiệu nhận được từ một loại cáp truyền dẫn sang tín hiệu phù hợp với các loại cáp truyền dẫn khác. Một bộ chuyển đổi tín hiệu lý tưởng sẽ trong suốt đối với mạng và các phần tử không làm ảnh hưởng tới dữ liệu truyền trên mạng va không gây ra bất cứ hạn chế nào cho thiết kế của mạng.

Ngày nay kích thước của tòa nhà văn phòng, khách sạn ngày càng mở rộng vì vậy hệ thống mạng LAN thông thường không còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng. Công nghệ VDSL được nghĩ đến như một giải pháp thay thé đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Trong giải pháp đó, bộ chuyển đổi tín hiệu không thể không thể không đề cập tới, nó đã góp một phần rất lớn trong việc xây dựng thành công một cho tòa nhà văn phòng và khách sạn.

Chính vì những điều như vậy chúng tôi đã cho ra đời giải pháp chuyển đổi tín hiệu để đáp ứng nhu cầu sử dụng của tòa nhà văn phòng và khách sạn.

Chương 5 THỰC HIỆN HỆ THỐNG WIFI KẾT HỢP TRUYỀN DẪN QUANG

5.1Thiết bị Modem ADSL

Modem ADSL vào đường dây điện thoại ( còn gọi là local loop ) và đường dây này nối tới thiết bị tổng đài nội hạt.

Modem ADSL sử dụng kết hợp một loạt các kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến nhằm đạt được tốc độ băng thông cần thiết trên đường dây điện thoại thông thường với khoảng cách tới vài Km giữa thuê bao và tổng đài nội hạt.

Modem ADSL là thiết bị dùng để cung cấp giải pháp kết nối Internet cho các máy trong mạng Lan sử dụng đường truyền ADSL. Nó không chỉ cung cấp việc truy cập Internet mà còn có các đặc điểm khác được tích hợp bên trong như: firewall/security, VPN, hỗ trợ đa phương tiện, thích hợp Print Server qua cổng giao tiếp USB, Voice over IP, DDNS,…

Hình 5.1: Modem ADSL

 Các loại Modem hỗ trợ ADSL:

 Modem trên card PCI: loại này tích hợp tất cả trên một card PCI. Giá

thành rẻ nhất trong ba loại, nhưng rất khó cài đặt, kén chọn hệ điều hành và không hỗ trợ chia sẻ đến nhiều máy tính.

 Modem USB: đây là loại modem lắp ngoài kết nối qua giao tiếp USB 1.1.

Giá chỉ hơn loại kia một chút nhưng trông có vẻ dễ lắp đặt hơn. Nhưng thực ra loại này cũng kén hệ điều hành không kém loại kia, cài đặt tương đối khó và không hỗ trợ chia sẻ kết nối. Hơn nữa, tốc độ của USB 1.1 rất thấp ( tối đa là 12Mbps nhưng thực ra còn thấp hơn nhiều ), không thích hợp với ADSL tốc độ

cao, lại chiế nhiều tài nguyên hệ thống. Cần cân nhắc trước khi chọn USB cho ADSL.

 Ethernet modem lắp ngoài: đây là loại phổ biến nhất. Nó dùng giao diện

Ethernet với máy tính qua card mạng 10/100. Ưu điểm là rất dễ lắp đặt, hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành, dễ chia sẻ kết nối.Nhược điểm của nó là giá thành cao hơn các loại khác. Ethernet ADSL modem có khi được tích hợp thêm một số chức năng như bức tường lửa ( hardware firewall ) hay router và hub hay swich lắp trong.

 Một số loại modem ADSL thông dụng tại Việt Nam:

STT Tên modem IP mặc định User/Pass

1 Zoom ADSL 10.0.0.2 Admin/ zoomadsl 2 Easy link 10.0.0.2 Admin/ Để trống 3 Cnet 10.0.0.2 Admin/ epicrouter 4 Planet 10.0.0.2 Admin/ epicrouter 5 SpeedStream 5200 192.168.254.254 Admin/ epicrouter 6 Planet 10.0.0.2 Admin/ epicrouter 7 Speedtouch (Alcatel) 10.0.0.138 Admin/ Để trống 8 Aztec 10.0.0.2 Admin/ Để trống 9 SpeedCom 10.0.0.2 Admin/ epicrouter hoặc conexant 10 3Com 10.0.0.2 Admin/ admin 11 Zyxel 192.168.1.1 Admin/1234 12 Huawei 192.168.1.1 Admin/ admin 113 SureCom 10.0.0.2 Admin/ epicrouter

44 Conexant 10.0.0.2 Admin/ conexant 55 Gamnet 10.0.0.2 Admin/ conexant 16 GVC 192.168.1.1 Root/ root

17 Heyes 10.0.0.2 Admin/ heyesadsl 18 Micronet 10.0.0.2 Admin/ epicrouter 19 Smc 10.0.0.2 Admin/ barricade 20 Standar 192.168.1.1 Root/root 21 Draytek 192.168.1.1 Để trống/ Để trống 22 Dlink 192.168.1.1 Admin/ admin 23 Siemens 192.168.1.1 Admin/ admin 24 TrendNET 192.168.0.1 Admin/ password 25 SpeedTouch 530 10.0.0.138 Để trống/ Để trống 26 Draytech Virgo 2500,2600 192.168.1.1 Admin/ Để trống 27 Justec 10.0.0.2 Admin/ epicrouter 28 Ecom 192.168.0.1 Root/ root 29 Alilied Telesyn AT-AR256E / 192.168.1.1 Admin/ admin

5.2Thiết bị chuyển mạch (Switch/Hub)

Switch hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, Switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm.

5.3Thiết bị chuyển đổi Điện quang – Quang điện Converter CTC Union – Fiber media Converter

 Thông số kỹ thuật

Hình 5.3: Converter quang

Họ FMC-10/100 là Fast Ethernet 10/100 Base-TX tới 100Base-FX là converter chuyển đổi đa phương tiện hoạt động độc lập, trong đó cung cấp cho bạn các tùy chọn để lựa chọn các đầu nối cáp phổ biến nhất, ST, SC, FC, hoặc SFP-LC. Cả hai model đơn mode và đa mode đều hoạt động tốt như là BiDi, nó cho phép truyền cả hai hướng trên một sợi cáp duy nhất.

Converter 10/100Base-TX tới 100Base-FX. Tự động Negotiation or forced mode. Tự động MDI/MDIX.

Chuyển tiếp tối đa 1600 bytes gói tin.

Hỗ trợ đuôi đôi Q trong Q trên frame (khung tin) trong suốt. Hỗ trợ chuẩn mạng IEEE 802.1q.

Hỗ trợ dòng điều khiển (tạm dừng).

Ứng dụng

Chuyển đổi tín hiệu điện đầu vào thành tín hiệu quang ở đầu ra, mục đích làm tăng khả năng truyền tín hiệu đi xa: tăng băng thông, tốc độ, giảm suy hao…

5.4Cáp quang

Dây nhảy cáp quang

Lựa chọn dây nhảy quang để thay thế cho cáp quang vì lý do đơn giản, gọn, không có rắc rối trong vấn đề thi công…

 Thông số kỹ thuật

Hình 5.4: Dây nhảy cáp quang

Dây nhảy cáp quang FC/PC tới LC/PC thường được sử dụng trong các ứng dụng mà thiết bị quang hỗ trợ chuẩn đầu nối là LC/PC (hoặc FC/PC). Việc sử dụng này sẽ không làm thay đổi hệ thống hộp nối có sẵn.

Đặc điểm kỹ thuật của dây nhảy

• Đầu nối: trái FC/PC, phải LC/PC.

• Dây singlemode, mulitmode, sợi đơn, hay đôi.

• Tốc độ: chuẩn 1 Gbps.

• Chiều dài: theo yêu cầu.

• Đường kính sợi: tùy chọn 0.9, 2, 3mm.

Ứng dụng

• Làm cầu nối, kết nối quang giữa các liên kết mạng quang.

• Kết nối quang giữa các ODF quang, tủ phối quang, các thiết bị truyền dẫn quang với nhau.

5.5Router WiFi

Là thiết bị giúp chuyển đổi tín hiệu Internet (ADSL) từ dạng kết nối hữu tuyến sang dạng tín hiệu vô tuyến (WiFi) và khuếch đại nó ra không gian xung quanh để các thiết bị có bộ phận thu sóng wifi như Laptop (thường tích hợp sẵn), điện thoại hỗ trợ Wifi có thể thu sóng và truy cập Internet.

Access Point Tenda, W311R (còn gọi là Wireless Router Tenda, W311R)

Hình 5.5: Router WiFi

Đặc tính kỹ thuật

• Số ăng-ten: 1 ăng ten.

• Chuẩn B/G/N đạt tốc độ truyền phát tối đa lên tới 150Mbps

• Cổng WAN: Có 1 cổng WAN kết nối thiết bị này với Modem ADSL để qua đó

phát sóng wifi.

• Số cổng LAN: Hỗ trợ 4 cổng LAN, có tác dụng như một Hub, giúp kết nối tới 4

thiết bị mạng (máy tính, máy in, ...) nếu thiết bị đó không hỗ trợ wifi.

Đặc tính Wifi

Hỗ trợ tất cả các mạng thông thường và cả những mạng đặt biệt như SCTV, HTV vì có chức năng autodetect (tự nhận dạng và kết nối). Ngoài ra có chức năng repeater, WDS, WPS Router giúp thu sóng wifi xung quanh và phát lại ...

Bảo mật

Hỗ trợ MAC address Filter giúp ngăn chặn các kết nối từ các máy tính lạ, ngăn chặn không cho phép truy cập.

Cáp mạng Cáp mạng Cáp quang Modem ADSL Cáp UTP Cat.5e Cáp quang Converter quang 1 Converter quang 2 Cáp UTP Cat.5e Router WiFi Máy khách 5.6 Thực thi giải pháp 5.6.1 Sơ đồ khối

5.6.2Sơ đồ đấu nối thiết bị

Mạng Internet Converter quang số 1 Converter quang số 2 Router WiFi Internet Internet

Phần C

PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ Lục I Phụ Lục II

Một phần của tài liệu 62629808-Internet-Khong-Day-Tren-Mang-Quang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w