Tình hình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản
Mô hình H-O của hai nhà bác học Eli Hecksher (1879-1952) và B.Ohlin (1899-1979) trong: “Thương mại liên khu vực và quốc tế” [32], xuất bản năm
1933, tiếp tục phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo Theo họ, trong một nền kinh tế mở cửa các nước đều có xu hướng chuyên môn hoá các ngành cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó thuận lợi nhất để có được ưu đãi hơn so với nước khác Chính những lợi thế về vốn, lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu đã giúp cho một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất những sản phẩm xuất khẩu nhất định Cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chủ yếu là dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo nhưng ở cấp độ cao hơn vì đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các các nguồn lực trong sản xuất Vì vậy, lý thuyết H-O còn được gọi là “lý thuyết lợi thế so sánh các nguồn lực sản xuất vốn có”.
“Thành tựu trong xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu: Hạn chế về điều kiện cung và cầu” của Fugazza (2004) [33] Trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Các yếu tố này được chia thành 2 nhóm: nhóm các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong Nhóm các yếu tố bên ngoài bao gồm khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu hàng hóa và một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu hàng hóa Nhóm yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố liên quan đến cung xuất khẩu, vị trí địa lý ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn nguyên liệu tự nhiên và các nguồn nguyên liệu khác Nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận thị trường các nước bên ngoài khu vực trở thành yếu tố quan trọng để có được những thành tựu trong xuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định tầm quan trọng của những hiệp định thương mại khu vực Môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi và cơ sở hạ tầng giao thông trong nước là yếu tố quan trọng thể hiện khả năng cung và được cho là có tác động tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
“Free Trade Agreements (Trade In Goods) Guide for SME” của Spring
Singapore (2005) [131] đã tập trung phân tích vai trò của FTA đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các nội dung cơ bản về khái niệm, khuôn khổ, quy định của FTA và các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp xuất khẩu để thực thi các giải pháp phù hợp đáp ứng được yêu cầu và tận dụng lợi thế mà FTA mang lại cho doanh nghiệp.
Cuốn sách “Bilateral and regional free trade agreement: Some critical elements and development implications” của tác giả Martin Khor (2005)
[130], đã nghiên cứu những vấn đề quan trọng có liên quan đến FTA song phương và khu vực Tác giả cũng phân tích những lợi ích và hạn chế của FTA đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển khi tham gia FTA.Theo đó, tác giả cho rằng nếu đàm phán thành công FTA sẽ mang lại nhiều lợi ích thương mại cho quốc gia như: tạo thị trường hàng hóa, dịch vụ; giảm các quy định khắt khe về vệ sinh dịch tễ và rào cản công nghệ; tăng cường các biện pháp hỗ trợ; tăng dòng chảy đầu tư công nghệ Tuy nhiên, FTA cũng dẫn đến một số bất lợi cho các quốc gia bao gồm: tăng nợ quốc gia; thâm hụt cán cân thương mại, doanh nghiệp trong nước thiệt hại Theo tác giả, hầu hết các quốc gia đang phát triển hiện nay đều gặp phải những khó khăn này khi tham gia FTA song phương và đa phương Do vậy, các quốc gia này cần nghiên cứu, đánh giá, so sánh giữa khó khăn và lợi ích để đưa ra các quyết định khi đàm phán, giúp cho FTA mang lại hiệu quả cao nhất.
Bose, Shekar và Galvan (2005) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm đá tươi sống của New Zealand sang thị trường Nhật Bản[123] Hai tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu tôm hùm chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố như: khối lượng sản xuất tôm hùm trong nước, giá sản xuất tôm hùm trong nước và tính mùa vụ Nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh từng phần (Partial Adjustment Model - PAM) với số liệu thứ cấp từ năm 1989 - 1998 để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm của New Zealand sang thị trường Nhật Bản Kết quả nghiên cứu chỉ ra khối lượng xuất khẩu tôm hùm của New Zealand sang thị trường Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi khối lượng sản xuất tôm hùm của New Zealand. Như vậy, chỉ có một yếu tố khối lượng sản xuất trong nước của quốc gia xuất khẩu có tác động đến khối lượng xuất khẩu thủy sản của New Zealand sang Nhật Bản, kết quả này chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và chưa có tính thuyết phục cao.
Gudmundsson & cs (2006), đã nghiên cứu “Revenue distribution through the seafood value chain FAO Fisheries Circular” [129] ở bốn nước
Iceland, Tanzania, Moroccan, Đan Mạch đại diện bốn loại thủy sản khác nhau cho các nước phát triển và các nước đang phát triển Dựa trên khái niệm chuỗi giá trị của Kaplinsky, các tác giả đã mô tả chuỗi giá trị cho các sản phẩm thủy sản được chọn của từng nước (cá tuyết ở Iceland, cá rô ở Tanzania, cá cơm ởMoroccan, cá trích ở Đan Mạch) Chi phí, giá trị gia tăng mỗi phân đoạn trong chuỗi giá trị cũng được tính toán Tiếp đó, xem xét trong toàn bộ chuỗi giá trị hải sản xuất khẩu, nước xuất khẩu kiểm soát bao nhiêu phần trăm và khâu phân phối thu nhập được phân bổ như thế nào Cuối cùng, so sánh chéo giữa các chuỗi giá trị gia tăng của các quốc gia.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản
Nguyễn Văn Nam (2002) trong “Chính sách và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn đến 2020” [81], đã đề cập đến những vấn đề cơ bản có liên quan đến phát triển xuất khẩu hàng hóa Tác giả cho rằng phát triển xuất khẩu hàng hóa là một khái niệm bao hàm nhiều vấn đề khác nhau trong đó quan trọng nhất là phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa và phát triển hàng hóa xuất khẩu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nhằm giải quyết vấn đề tiêu thụ số hàng hóa sản xuất ra và vấn đề tạo ra được những hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới Tác giả nhấn mạnh cần lấy việc phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường làm định hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao hiệu quả, gắn xuất khẩu với nhập khẩu và lấy việc đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới làm mục tiêu chính cho sản xuất trong nước Qua đề tài này, tác giả đã chỉ ra để phát triển xuất khẩu hàng hóa cần phải phát triển thị trường xuất khẩu và để phát triển thị trường xuất khẩu cần phải chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Cuốn sách “Phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay” của Võ Văn Đức (2004) [31] Tác giả đi sâu phân tích các lợi thế so sánh của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị cũng như hệ thống những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam trong tình hình mới Tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết những lợi thế củaViệt Nam trong xuất khẩu hàng hóa bao gồm: lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên và bất lợi thế, thách thức của Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Sách tham khảo: “Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam”, của Đinh Văn Thành (2007) [96] Tác giả đã nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam vào một số thị trường như: Trung Quốc, EU, Mỹ Dựa vào phân tích thực trạng đó, tác giả đánh giá những kết quả đạt được, tập trung đánh giá đến yếu tố lợi thế so sánh của xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam cũng như phân tích những thách thức mà xuất khẩu cao su Việt Nam gặp phải Từ đó, dự báo triển vọng thị trường cao su tự nhiên thế giới cũng như Việt Nam và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam.
Sách chuyên khảo: “Rào cản thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu:
Trường hợp xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường EU”, Đinh Công
Hoàng (2021) [38] Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết vể rào cản thương mại và vượt rào cản thương mại đối với mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU Đồng thời, làm rõ thực trạng bức tranh xuất khẩu da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn từ 2014 đến năm 2019 qua đó đánh giá những biện pháp khắc phục rào cản thương mại ở cả ba cấp là Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp đồng bộ và cụ thể, có tính khả thi, dựa trên những phân tích về thực trạng hạn chế của nội tại ngành da giày Các nhóm giải pháp vượt rào cản thương mại được xây dựng và đề xuất một cách đồng bộ và hệ thống nhằm khắc phục những mặt hạn chế của ngành da giày Đó là những đề xuất có ý nghĩa khoa học, góp phần thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày nói riêng và hàng hóa Việt Nam nói chung sang thị trường EU trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài cấp Bộ:“Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đinh VănThành (2008) [99] đã có một cách tiếp cận mới về phát triển xuất khẩu hàng hóa từ nội dung về tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa Theo tác giả, phát triển xuất khẩu hàng hóa được thể hiện qua cả về mặt số lượng lẫn chất lượng hàng hóa Phát triển xuất khẩu bền vững thể hiện không chỉ là quy mô hay tốc độ của sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa một cách nhanh và liên tục mà còn là sự gắn kết giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội. Đào Thị Thu Giang “Biện pháp vượt qua rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam” (2009) [34], tác giả đã hệ thống hóa những luận cứ khoa học về hàng rào thương mại phi thuế quan (NTBs) trong thương mại quốc tế Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra được định nghĩa và cách phân loại riêng về NTBs để làm rõ cơ sở cho việc nhận thức cơ chế tác động của hệ thống NTBs, từ đó chỉ ra vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vượt qua các rào cản tại thị trường nhập khẩu Trên cơ sở hệ thống lý luận và tình hình thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Tác giả cho rằng việc xây dựng năng lực vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần phải có một sự phối hợp tổng thể mang tính thống nhất của các bên liên quan và một tầm nhìn chiến lược mới có thể đối phó một cách có hiệu quả đối với các rào cản này.
“Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong 3 ngành may mặc, thủy sản và đồ điện tử ở Việt Nam” của Quỹ Châu Á
(The Asia Foundation TAF) và Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
(2011) [93] đã đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Theo Báo cáo chỉ ra sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng nhanh nhưng do mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu là sơ chế và nguyên liệu nên doanh thu còn thấp Mức tăng này chủ yếu là nhờ Việt Nam đã tạo ra được vùng nuôi trồng thủy sản và tập trung vào các sản phẩm dành riêng cho xuất khẩu Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng thủy sản lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu cho thấy mặt hàng chế biến và nguyên liệu thủy sản của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp Hàng thủy sản chế biến xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh, nhưng tỷ trọng còn thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Trái với sự đa dạng hóa cao của thị trường, mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam lại tập trung vào các sản phẩm như Cá phi lê và Giáp xác đông lạnh Việt Nam dễ bị tổn thương trước những biến động về giá cả, nhu cầu nhập khẩu từ các quốc gia khác do mức độ đa dạng hóa sản phẩm thủy sản còn thấp Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, tác giả đã đánh giá: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn thấp, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp; Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đối mặt với những yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh; Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hoạt động trong môi trường chính sách không đủ kích thích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đề tài cấp Bộ: “Tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu thông qua các công ty xuyên quốc gia (TNC) - Bài học cho Việt Nam” của Bộ
Công Thương, do Viện nghiên cứu Thương mại thực hiện năm 2012 [5], đã chỉ ra bài học cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu thông qua các TNC Mặc dù tìm hiểu về hàng nông sản nhưng những nội dung, thông tin được đề cập trong đề tài có liên quan đến ngành hàng thủy sản Do vậy, việc nghiên cứu đó rất có ý nghĩa với việc nghiên cứu của đề tài luận án. Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Luận cứ khoa học phát triển thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” của Viện Nghiên cứu
Chiến lược, Chính sách Công Thương (2018) [121] đã phát triển thêm cơ sở lý luận về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới Đề tài cũng chỉ ra các FTA thế hệ mới với những cam kết sâu rộng và toàn diện và tiêu chuẩn cao về tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, các vấn đề phi thương mại có tính ràng buộc trách nhiệm cao đối với những bên tham gia có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sư phát triển của thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó Đề tài cũng chỉ ra việc thực thi các FTA thế hệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng về nội dung và phương thức phát triển của thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Từ đó, đề tài đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển thị trường và các yếu tố tác động tới thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dưới ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới hiện nay Đồng thời, đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa khi các quốc gia tham gia FTA thế hệ mới.
Tác giả Hoa Hữu Cường “Nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2011-2020” (2016) [16], trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa đã đưa ra một số kiến nghị cũng như giải pháp đối với nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong việc nâng cao khả năng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào thị trường
EU Đối với nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý, ổn định môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và tiếp cận thị trường EU, đẩy mạnh đầu tư công nghệ, có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần tích cực nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của thị trường EU, có chiến lược thâm nhập thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU
1.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU
Nghiên cứu “EU Import Conditions for Seafood and Other Fishery Products” được xuất bản năm 2008 của Tổng giám đốc điều hành các vấn đề về sức khỏe và người tiêu dùng thuộc Ủy ban châu Âu (EC) [133], nhóm tác giả đã nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của Luật an toàn thực phẩm EU,nhấn mạnh đến nguyên tắc kiểm soát quá trình chế biến sản phẩm thủy sản và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản thông qua chuỗi dây chuyền chế biến từ khâu đánh bắt, đến chế biến và phân phối tới người tiêu dùng Nhóm tác giả cũng đề cập đến các điều luật chung trong việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản ở thị trường EU Đặc biệt, các tác giả đã đề xuất ra tám danh mục điều kiện mà các nước xuất khẩu thủy sản tới EU buộc phải thực hiện Nhóm tác giả khẳng định EU sẵn sàng dành gói cứu trợ cho các nước đang phát triển về đào tạo nguồn nhân lực để các nước này có thể tuân thủ được những yêu cầu nhập khẩu thủy sản nghiêm ngặt của EU.
Công trình EU Market Access: “Condition and Challenges for ACP Countries” của tác giả Campling L và Dugal M (2009) [126], các tác giả đã phân tích những điều kiện quan trọng để các nước có thể tiếp cận thị trường thủy sản EU, những cơ hội, thách thức trong việc xuất khẩu thủy sản của nhóm các nước châu Phi, Carribean và Thái Bình Dương khi tiếp cận thị trường thủy sản EU Đặc biệt, các tác giả cũng chỉ ra những ảnh hưởng của việc giảm thuế quan của các nước phát triển tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của các nước ACP.
Công trình Fairer Fishing “The Impact on developing Countries for the
European Community Regulation on Illegal, Unreported and Unrgulates Fisheries” được xuất bản năm 2009 bởi Ban thư ký của Chính phủ Cộng hòa
Anh (Commonwealth Secretariat), London, UK, tác giả Tsamenyi M [132] chủ yếu phân tích những tác động điều chỉnh của EU tới các nước đang phát triển trong việc đánh bắt cá bất hợp pháp, việc đánh bắt cá như thế nào được xem là bình đẳng đối với các nước đang phát triển? Tác giả cũng đề cập đến những giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nước đang phát triển trong đánh bắt thủy sản xa bờ.
Nghiên cứu của đồng tác giả Arie Pieter van Duijin, Rik Beukers and Willem van der Pijl, “The VietNamese seafood sector A value chain analysis”
(2012) [122], các tác giả đã tập trung phân tích những đặc điểm và xu hướng của ngành thủy sản Việt Nam trong những năm tới; nhu cầu của thị trường
EU đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; những điểm tắc nghẽn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU Công trình đã sử dụng công cụ chuỗi giá trị toàn cầu để phân tích các phân ngành nhỏ của thủy sản Việt Nam như cá tra, cá ngừ, tôm và phân ngành nghêu, trai, sò
Báo cáo “Việt Nam: Tăng cường hội nhập và thực thi EVFTA” của Ngân hàng Thế giới (2020) [82] đã chỉ ra lợi ích mà EVFTA mang lại cho ViệtNam đó là: thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và nâng cao năng lực, khuyến khích phát triển các dịch vụ, bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông và nhập cảnh tạm thời cho các nhà cung cấp dịch vụ, như hải quan, logistics và thương mại điện tử,
… Báo cáo cũng chỉ ra bốn thách thức chính: Thứ nhất, thách thức về quy tắc xuất xứ thể hiện qua những quy định cao và nghiêm ngặt cả về nguồn gốc trong nước tối thiểu hoặc nguyên liệu có nguồn gốc ngoài EU tối đa… mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đáp ứng để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan của EU; Thứ hai, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cao và nghiêm ngặt; Thứ ba, EVFTA sẽ thúc đẩy gia tăng dòng vốn FDI và thách thức cơ bản đối với Việt Nam là phải quản lý được số lượng các khiếu nại về thương mại ngày càng tăng do tranh chấp giữa các nhà đầu tư và nhà nước và phải tuân thủ các điều khoản bảo vệ đầu tư được quy định trong Hiệp định EVIPA; Thứ tư, đại dịch có thể có ảnh hưởng lớn đến các giải pháp chính sách nếu Việt Nam muốn khai thác lợi ích của Hiệp định EVFTA trong thời kỳ hậu Covid- 19.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU
Trên cơ sở tiếp thu các nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản từ các nước, một số tác giả của Việt Nam cũng đã tiếp cận nghiên cứu xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU Cụ thể:
Báo cáo “Thị trường thủy sản EU và những khuynh hướng”, của Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) (2010) [115], thông qua những phân tích về các yếu tố thay đổi của thị trường EU trong giai đoạn khó khăn kinh tế vừa qua cũng như những khuynh hướng chủ đạo đang chi phối thị trường tiêu thụ thủy sản thế giới, báo cáo đã phân tích về thị trường tiêu dùng thủy sản thị trường EU Đây là một nghiên cứu rất công phu của Trung tâm, những thông tin phân tích về các kênh phân phối, tình hình nhập khẩu thủy sản và các khuynh hướng tiêu dùng của thị trường thủy sản EU có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu đang muốn tiếp cận thị trường EU Do là báo cáo nghiên cứu về thị trường thủy sản EU và những khuynh hướng nên báo cáo chỉ chủ yếu phân tích về những đặc điểm và khuynh hướng của thị trường này Báo cáo cũng đề cập đến tình hình nhập khẩu thủy sản của thị trường EU, song lại chưa phân tích được cơ cấu về sản lượng thủy sản, cơ cấu về thị trường nhập khẩu thủy sản, giá trị về các sản phẩm thủy sản nhập khẩu Đặc biệt, báo cáo chưa phân tích sâu về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này.
Sách “Thị trường Châu Âu và khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001-2010” của Vũ Chí
Lộc và Nguyễn Thị Mơ (2011) [74], đây là kết quả của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001- 2010” Tác giả đã xác lập luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001-2010 Tuy nhiên, do thời gian thực hiện nghiên cứu đã trên dưới
10 năm nên số liệu đã cũ song một số quan điểm của tác giả trong cuốn sách hiện vẫn có ý nghĩa tham khảo.
Cuốn sách “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu” của nhà xuất bản Công thương - Bộ Công thương (2011) [4], cuốn sách này gồm 4 chương Chương I: Khái quát về thị trường thủy sản EU;Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU; chương 3:Thách thức và triển vọng vượt các rào cản thương mại của EU để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt
Nam vào thị trường EU thời gian tới; Chương 4: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU Các tác giả đã phân tích những thông tin về đặc điểm thị trường EU, thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2002-2011 đồng thời chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế của hàng thủy sản Việt Nam, các tác giả cũng đưa ra hệ thống giải pháp khá toàn diện, bao gồm 6 nhóm giải pháp: từ nuôi trồng đánh bắt, chế biến, thương mại cũng như các hoạt động hỗ trợ khác. Đây là một tài liệu hữu ích không chỉ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU mà còn cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ tập trung phân tích về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu và cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ chính sách.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Minh Tâm (2012) “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường liên minh Châu Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [110] đã đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam vào thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Luận án đã tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành thủy sản Việt Nam và từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án được hoàn thành năm 2012 nên đã thể hiện được số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu của ngành thủy sản trong giai đoạn này Đây là điểm mạnh của luận án và cũng đưa ra được những khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Tuy nhiên, luận án chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản và chưa có các giải pháp về tái cơ cấu lại ngành thủy sản hoặc liên kết doanh nghiệp theo chiều dọc.
Trong luận án tiến sĩ kinh tế của Hoàng Hải Bắc (2017)“Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới” [11], tác giả đã phân tích được một số cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu với các nội dung: khái niệm, phân loại, bốn tiêu chí đánh giá năng lực qua đó đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU trong giai đoạn 2007-2015, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Tác giả đã phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU, từ đó chỉ ra được lợi thế và những hạn chế đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu mặt hàng này Đặc biệt, tác giả đã đề xuất được nhiều quan điểm có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới.
Luận án tiến sĩ kinh tế Hoàng Thị Thu Hiền (2017) “Nghiên cứu giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU” [37] đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống rào cản nói chung và hệ thống rào cản đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam tại thị trường Mỹ và EU nói riêng Luận án tập trung phân tích những thành công, những tồn tại, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp vượt rào cản mà các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn của Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua Luận án cũng bổ sung, đề xuất các giải pháp vượt rào cản đối với sản phẩm tôm và cá da trơn được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU Từ đó giúp các doanh nghiệp có căn cứ để tổ chức và quản lý việc chế biến, xuất khẩu tôm và cá da trơn vào hai thị trường này Đồng thời giúp các đơn vị, tổ chức có liên quan đến việc nuôi chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản
2.1.1 Xuất khẩu thủy sản và đặc điểm của xuất khẩu thủy sản
2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu thủy sản
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ăngghen đã luận giải một cách khoa học về tính tất yếu của quốc tế hóa kinh tế Trong lời tựa xuất bản năm 1883 viết cho bản tiếng Đức, C Mác và Ăngghen đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn” [75].
Quá trình quốc tế hoá kinh tế đã có những tiền đề khách quan từ rất sớm, bắt đầu từ sự phát triển của mạng lưới giao thông vận tải thế giới đã mở ra cơ hội cho quá trình này Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hoá của sản xuất là một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của toàn cầu hoá kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế Nhiều ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ, mà dùng những nguyên liệu được đưa từ những miền xa xôi nhất đến và sản phẩm làm ra còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi Điều đó đã nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những nơi xa xôi về Bởi vậy, tình trạng biệt lập của các dân tộc theo hướng tự cung, tự cấp trước kia đã từng bước được thay thế bằng quan hệ qua lại giữa các quốc gia dân tộc.
Phát triển quan điểm của C.Mác và Ăngghen về chủ nghĩa tư bản (CNTB) trong giai đoạn CNTB độc quyền V.I.Lênin cho rằng các các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) từ cuối thế kỷ XIX bắt đầu xuất hiện tình trạng sản xuất hàng hóa dư thừa ở thị trường trong nước do nhu cầu hạn chế bởi thu nhập của người lao động thấp nên họ phải tìm các thị trường ngoài khu vực. Hơn nữa các nhà tư bản châu Âu sau một giai đoạn phát triển tương đối dài đã tích lũy được nhiều tư bản và độc quyền trong nhiều lĩnh vực của thị trường nội địa nên việc tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất ở đó ngày càng ít hiệu quả trong bối cảnh mức cung đã vượt qua nhu cầu, do đó họ phải bành trướng thế lực thông qua xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Vận dụng sáng tạo lý luận của C Mác, Ăngghen và V.I.Lênin, ngay từ những ngày đầu mới tuyên bố độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tư tưởng mở cửa và hội nhập quốc tế Trong “Lời kêu gọi Liên Hiệp quốc tháng 12 năm 1946”, Người nhấn mạnh: Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài cǎn cứ hải quân và không quân [70].
Trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung về xuất khẩu hàng hóa nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước vận dụng khá toàn diện và được cụ thể hóa thông qua các chủ chương, chính sách và luật định Cụ thể:
Theo Điều 28, Khoản 1 của Luật Thương mại được Quốc hội NướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành số 36/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [91].
Xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận của thương mại quốc tế, là hoạt động đưa các hàng hóa hay dịch vụ từ một quốc gia bán ra bên ngoài quốc gia đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích nói chung và lợi nhuận nói riêng Xuất khẩu hàng hóa phản ánh mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới Do những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên một quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này nhưng lại bất lợi về lĩnh vực khác, xuất khẩu hàng hóa nhờ đó mang đến cơ hội khai thác tối đa những tài nguyên vốn có của quốc gia Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này Xuất khẩu là khâu cuối cùng tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng hóa. Như vậy, xuất khẩu hàng hóa được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Nếu không tính đến xuất khẩu các dịch vụ thì xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là xuất khẩu những sản phẩm hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, chế biến hoặc các khu chế xuất nhằm mục đích để tiêu thụ tại nước ngoài Chủ thể thực hiện xuất khẩu hàng hóa có thể là Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và người dân Đối tượng của xuất khẩu hàng hóa là các loại hàng hóa hữu hình được sản xuất ra ở trong nước.
Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra và cung cấp các sản phẩm thủy sản tiêu dùng trực tiếp cho con người Thủy sản theo nghĩa rộng là những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ) Hoạt động sản xuất thủy sản là việc tiến hành nuôi trồng, khai thác, vận chuyển thủy sản khai thác được; bảo quản, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Cho đến nay, tùy theo cách tiếp cận đã có một số quan niệm khác nhau về xuất khẩu thủy sản, song đều có điểm chung đó là: xuất khẩu thủy sản là quá trình mua bán, trao đổi giữa hai quốc gia khác nhau, hai vùng lãnh thổ khác nhau, hai chủ thể kinh tế ở hai quốc gia khác nhau.
Từ đó, tác giả luận án cho rằng: Xuất khẩu thủy sản là tổng hợp các hoạt động từ sản xuất tới tiêu thụ thủy sản nhằm cung cấp các sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng cuối cùng tại thị trường nước ngoài.
Như vậy, chủ thể của hoạt động xuất khẩu thủy sản có thể là một quốc gia, một địa phương hay một doanh nghiệp Sản phẩm xuất khẩu là thủy sản, sản phẩm đó có thể là sản phẩm tươi sống, là một dạng nguyên liệu cho chế biến, hay một sản phẩm thủy sản hoàn chỉnh Quá trình tiêu thụ có thể là trực tiếp cho người tiêu dùng hay phải trải qua các khâu trung gian… Toàn bộ các vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản của một quốc gia.
Xuất khẩu thủy sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi các khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, các hoạt động sản xuất thủy sản chưa có sự tách biệt giữa các khâu một cách rõ ràng, thậm chí còn lồng ghép vào nhau thì khối lượng sản phẩm thủy sản được sản xuất ra còn ít, chất lượng chưa cao và chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường nhỏ Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đã làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao, các hoạt động của xuất khẩu thủy sản ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hợp thành một thể thống nhất làm cho sản phẩm thủy sản tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
2.1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Một là, sản phẩm xuất khẩu là hàng thủy sản Đây là những sản phẩm thủy sản có giá trị cao và mang tính bổ sung cho nước nhập khẩu Ở Việt Nam, sản phẩm thủy sản là được tạo ra từ các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng Đó là những sản phẩm thủy sản có thể nằm dưới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế Thủy sản xuất khẩu là một loại hàng hoá xuất khẩu được bán trên thị trường ngoài nước Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và người tiêu dùng tại nước nhập khẩu về các tiêu chí như an toàn thực phẩm, an toàn kỹ thuật, môi trường
Hai là, xem xét hoạt động xuất khẩu thủy sản dưới góc độ chuỗi giá trị.
Từ sản xuất thủy sản đến xuất khẩu thủy sản phải trải qua các khâu chính như: sản xuất thủy sản, thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản thủy sản và cuối cùng là xuất khẩu thủy sản Các khâu này đều có mối liên hệ chặt chễ với nhau. Mỗi một khâu trong chuỗi giá trị này đều có những đặc điểm riêng biệt Xuất khẩu là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị của hàng thủy sản Đây chính là khâu thu được nhiều lợi nhuận nhất trong chuỗi Hoạt động xuất khẩu thủy sản tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường và được tiến hành trên cơ sở “trao đổi ngang giá” của thị trường.
Ba là, trong hội nhập quốc tế, hoạt động xuất khẩu thủy sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương về cơ bản mang lại những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Ngoài ra, những thay đổi về cung - cầu hàng thủy sản, về chính sách của nước nhập khẩu thủy sản, về đối thủ cạnh tranh trên thị trường đều có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Điều này đòi hỏi các nước xuất khẩu thủy sản phải nâng cao khả năng dự báo về thị trường, cơ chế, chính sách điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu thủy sản phải linh hoạt để theo kịp với những sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới.
Nội dung và các tiêu chí đánh giá xuất khẩu thủy sản
2.2.1 Nội dung nghiên cứu xuất khẩu thủy sản
2.2.1.1 Cơ chế chính sách xuất khẩu thủy sản
Chính sách xuất khẩu thủy sản giúp định hướng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản phù hợp với mục tiêu mà Nhà nước theo đuổi Vai trò định hướng của chính sách xuất khẩu thủy sản được thể hiện trong việc Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu thủy sản để đạt được mục tiêu mà Nhà nước đề ra như: khuyến khích các hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển chính là việc hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ nhận được những ưu đãi của Nhà nước như tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển Hiện nay, Chính phủ các quốc gia đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Các Nghị định, chính sách được ban hành từ tổng thể như chính sách tái cơ cấu ngành thủy sản đến các chính sách cụ thể như chính sách tín dụng cho ngành thủy sản, thu hút đầu tư cho ngành thủy sản xuất khẩu.
2.2.1.2 Thị phần xuất khẩu thủy sản
Cũng giống như các loại hàng hóa khác, mỗi mặt hàng thủy sản thường có những khu vực thị trường riêng với số lượng khách hàng nhất định Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của doanh nghiệp xuất khẩu, quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu, quốc gia xuất khẩu loại mặt hàng thủy sản trên một thị trường và trong thời gian nhất định Một mặt hàng thủy sản có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đó càng có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác Ngược lại, một mặt hàng thủy sản có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì mặt hàng thủy sản đó không phát huy được lợi thế, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng thủy sản đối với thị trường là rất kém.
Mỗi loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu thường chiếm những mảng thị trường nhất định, những mảng thị trường đó chính là số lượng khách hàng tiêu dùng mặt hàng thủy sản của doanh nghiệp Khi mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể kết hợp các yếu tố bên trong sản phẩm thủy sản và những yếu tố bên ngoài sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và mức độ bao phủ thị trường lớn hơn, khoảng thị phần tồn tại từ trước đến nay trở nên nhỏ bé so với sức mạnh và khả năng của nó Với sức mạnh đó, tạo nên năng lực cạnh tranh rất lớn trước đối thủ cạnh tranh, buộc mặt hàng thủy sản xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh yếu hơn nhường lại từng phần thị trường đã chiếm.
2.2.1.3 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các thành phần của từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của mỗi quốc gia rất đa dạng, phong phú nên có thể phân loại cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo công dụng của sản phẩm thủy sản, theo tính chất chuyên môn hoá sản xuất, theo sản phẩm thô, sơ chế hoặc chế biến, theo hàm lượng các yếu tố sản xuất mà cấu thành nên giá trị của sản phẩm thủy sản.
Khi nhìn vào cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của một quốc gia trong một giai đoạn, có thể đánh giá được nhiều vấn đề khác nhau, tuỳ vào góc độ xem xét Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu phản ánh hai đặc trưng cơ bản là sự dư thừa hay khan hiếm về nguồn lực và trình độ công nghệ của sản xuất thủy sản cũng như mức độ chuyên môn hoá sản xuất.
Việc đổi mới cơ cấu xuất khẩu thủy sản có mối quan hệ hữu cơ với quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa Việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu thủy sản cũng phản ánh sự phát huy thế mạnh, lợi thế của đất nước về nguồn lao động và tài nguyên nhằm nâng cao lợi thế so sánh và tăng cường sức cạnh tranh của hàng thủy sản của một nước trên thị trường thế giới Để nâng cao cạnh tranh, cũng như hạn chế sự giao động về giá cả thì không còn con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế.
2.2.1.4 Giá cả mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Cạnh tranh về chi phí sản xuất thủy sản là xuất phát điểm và là điều kiện cần để một sản phẩm thủy sản có thể duy trì được ở trên thị trường quốc tế. Thước đo của nó là chi phí và giá cả trên một đơn vị sản phẩm thủy sản Khả năng cạnh tranh về chi phí của sản phẩm thủy sản sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của tất cả các khâu, bao gồm sản xuất, mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng, vận chuyển quốc tế để tạo ra và đưa sản phẩm thủy sản đó đến thị trường quốc tế.
Việc so sánh chi phí sản xuất để làm ra sản phẩm thủy sản giữa các nước cùng sản xuất trong điều kiện tự do hóa thương mại, loại trừ các rào cản xuất nhập khẩu sẽ giúp đánh giá lợi thế của sản phẩm thủy sản nước này so với nước khác Quy luật chung là chi phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm thủy sản thấp hơn giá thành trung bình của sản phẩm thủy sản đó tại khu vực và thế giới chứng tỏ sản phẩm đó có lợi thế và ngược lại.
Giá cả của mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác nhau làm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng, chênh lệch về giá cả sẽ khiến khách hàng đưa ra các quyết định khác nhau khi mua hàng Thông thường, khách hàng sẽ chọn những sản phẩm thủy sản cùng loại, cùng chất lượng, các dịch vụ khách hàng được cung cấp như nhau nhưng có giá rẻ hơn.
Những sản phẩm thủy sản xuất khẩu có sự khác biệt dành cho những nhu cầu đặc biệt, giá cả của mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể không được khách hàng quan tâm do những nhu cầu đặc biệt đó khác với những nhu cầu thông thường của đa số khách hàng Nhu cầu đặc biệt chỉ xuất hiện ở một nhóm khách hàng và yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng có tính khác biệt cao, vì thế giá cả không phải là vấn đề quan tâm lớn Nhưng đa số các khách hàng của mặt hàng thủy sản là thông thường và nhu cầu không đặc biệt, giá cả mặt hàng thủy sản xuất khẩu sẽ là yếu tố cân nhắc khi quyết định mua. Giá cả càng được cân nhắc kỹ lưỡng khi môi trường xã hội có nhiều biến động như bất ổn về kinh tế, chính trị sẽ làm cho người tiêu dùng quan tâm đến giá nhiều hơn Nhìn chung, với đặc điểm của mặt hàng thủy sản là liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người và trong xu thế tự do hóa thương mại nên tiêu chí giá cả của mặt hàng thủy sản xuất khẩu không được xem là tiêu chí quan trọng nhất trong cạnh tranh Tuy nhiên, tiêu chí này vẫn ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo từng khu vực thị trường và từng nhóm khách hàng nhất định.
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu thủy sản
Việc đánh giá kết quả xuất khẩu thủy sản sang thị trường mục tiêu sẽ bao gồm đánh giá: kim ngạch và sự thay đổi thị phần xuất khẩu thủy sản, các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường mục tiêu… từ đó làm căn cứ để xem kết quả xuất khẩu sang thị trường mục tiêu đã tương xứng với tiềm năng của đất nước để có các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
2.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Tiêu chí này được thể hiện thông qua quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bao gồm các chỉ tiêu như tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, so sánh với kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong khu vực hoặc thế giới; kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên đầu người; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản hàng năm hay bình quân trong một giai đoạn nhất định, so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản: là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt hàng thủy sản tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng thời kỳ nhất định thông thường là hàng tháng, hàng quý, từng năm, 5 năm hoặc 10 năm Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đánh giá được doanh số bán hàng thủy sản xuất khẩu trong một đơn vị thời gian, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng hay giảm giá trị xuất khẩu thủy sản qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, một địa phương hay một quốc gia trong những khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính kim ngạch xuất khẩu thủy sản:
M = P x Q Trong đó: M là kim ngạch xuất khẩu của một mặt hàng thủy sản
P là giá xuất khẩu trung bình của một đơn vị mặt hàng thủy sản Q là quy mô của mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
Sự biến động kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể được biểu thị bằng con số tuyệt đối hay tương đối.
Về mặt tuyệt đối, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản:
∆M = Mt - M0. Trong đó: ∆M là sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Mt là Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm t
M0 là kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm gốc
Về mặt tương đối, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản: g(%)= ∆M x 100%
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản được tính bằng %
∆M là sự thay đổi về số lượng hay quy mô của kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
M0 là kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm gốc
Các chỉ tiêu ∆M và g càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu thủy sản càng cao và ngược lại Khi đánh giá tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản đối với cả nước có thể so sánh chúng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung hoặc tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một nhóm hàng khác Ngoài ra, ta cũng có thể so sánh tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản theo từng giai đoạn khác nhau, hoặc cùng một giai đoạn (thời gian), hoặc so với các nước tương tự khác.
2.2.2.2 Sự thay đổi trong thị phần xuất khẩu của mặt hàng thủy sản
Thị phần xuất khẩu thủy sản được tính theo công thức sau:
MS: Thị phần xuất khẩu thủy sản
R: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của quốc gia trong thời gian nhất định TR: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các quốc gia xuất khẩu vào thị trường đó trong thời gian nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản
Cũng như nhiều hàng hóa khác trên thị trường, hoạt động xuất khẩu thủy sản chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: điều kiện tự nhiên, môi trường chính sách, năng lực của các chủ thể kinh tế, sự biến động của thị trường trong nước và thị trường quốc tế Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ cho phép nhận diện đầy đủ, sâu sắc về hoạt động xuất khẩu thủy sản và các nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như những hạn chế trong lĩnh vực này Các nhân tố đó có thể chia thành hai nhóm Đó là:
2.3.1 Các nhân tố quốc tế
2.3.1.1 Việc tham gia và thực hiện cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do liên quan đến xuất khẩu thủy sản
Xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo điều kiện để xuất hiện nhiều liên minh kinh tế với các mức độ khác nhau như APEC, ASEAN, EU,… Nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới song phương và đa phương đã được ký kết như EVFTA, JVEPA với mục tiêu chính là giảm thuế quan giữa các nước tham gia và đẩy mạnh hoạt động thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới Như vậy, với một quốc gia khi có được những mối quan hệ kinh tế quốc tế bền vững và mở rộng sẽ tạo được tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản nhằm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu Để làm được điều này, các quốc gia cần tăng cường tham gia vào các liên minh kinh tế cũng như việc ký kết FTA với các khối và các quốc gia khác.
Càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng ngày càng phụ thuộc vào những chuyển động của kinh tế thế giới Tác động của xu hướng tự do hóa thương mại và sự bùng nổ các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới đã đưa đến những cơ hội cũng như thách thức, do đó sẽ có ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản (ví dụ như thẻ vàng cá ngừ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với xuất khẩu tôm vào thị trường EU).
2.3.1.2 Cung và cầu hàng thủy sản thế giới
Cung, cầu, biến động giá cả và hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản giữa các nước và khu vực trên thế giới là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, các yếu tố nguồn cung, nhu cầu hay thị hiếu tiêu dùng, biến động giá cả trên thị trường các nước sẽ có tác động nhất định đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Hàng thủy sản xuất khẩu của một nước có phát triển hay không phụ thuộc vào sản lượng hay nguồn cung thủy sản của các nước khác hay của đối thủ cạnh tranh bao gồm cả sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng thủy sản; tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản bình quân mỗi năm trong một giai đoạn nhất định; nước nào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản trên thế giới; nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản của các nước, nhất là của các nước nhập khẩu chính, chủ yếu là xu hướng thị hiếu tiêu thụ hàng thủy sản của dân cư; xu hướng biến động giá cả các mặt hàng thủy sản trên thế giới, thể hiện qua tốc độ tăng - giảm giá bình quân các mặt hàng thủy sản từng giai đoạn dưới tác động của yếu tố cung - cầu, giá thành sản xuất, chế biến và chi phí lao động.
Sự biến động tỷ giá của đồng USD - đồng tiền được sử dụng chính trong thanh toán quốc tế - so với các đồng tiền mạnh khác như đồng Euro hay đồng Yên Nhật; yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản và mức tiêu thụ thủy sản bình quân tính theo đầu người của một nước hay trên toàn cầu và việc đẩy mạnh thương mại hàng thủy sản toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa cung - cầu thủy sản ở các nước khác nhau Thương mại hàng thủy sản thể hiện qua tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu thủy sản trong một giai đoạn nhất định của một nước, một khu vực hay toàn cầu.
Như vậy, cung và cầu hàng thủy sản thế giới là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Mỗi quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đều phải tính đến nhân tố quan trọng này, trong đó, ViệtNam cần quan tâm đến các yếu tố nguồn cung, dung lượng thị trường, thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng ở thị trường EU nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
2.3.1.3 Chính sách nhập khẩu thủy sản của các nước
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và bùng nổ các FTA thế hệ mới, chính sách thương mại hàng thủy sản của nước nhập khẩu sẽ được xây dựng và thực thi theo hướng mở rộng tự do hóa, cắt giảm và tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan từ đó tác động tích cực và mở ra những cơ hội mới cho các nước, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Ngược lại, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nước sẽ tăng cường áp dụng chính sách, biện pháp phi thuế quan, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, đối kháng với việc thực thi các rào cản thương mại kỹ thuật, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, cùng các quy định kiểm tra nghiêm ngặt nhằm bảo vệ thị trường và người tiêu dùng trong nước, do đó tạo ra những thách thức và rào cản không nhỏ với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và ký kết các FTA thế hệ mới, những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế và việc điều chỉnh chính sách thương mại hàng thủy sản của các nước nhập khẩu sẽ tạo sức ép đối với các nước xuất khẩu thủy sản, ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu thủy sản, giải quyết hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như việc hoạch định và thực thi các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản ở mỗi quốc gia Đồng thời, việc điều chỉnh chính sách thương mại hàng thủy sản của các nước nhập khẩu góp phần đổi mới tư duy các nhà hoạch định chính sách, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản, vừa phải bảo vệ nền kinh tế trong nước trước những tác động bất lợi của việc mở cửa và hội nhập nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế tối đa những thách thức trong quá trình hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thủy sản về quy mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới.
Căn cứ quan trọng trong việc xây dựng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản, cũng như ban hành các quy chế, tiêu chuẩn của Việt Nam cho ngành thủy sản đó là các quy định của WTO, thực hiện các cam kết, quy định trong các FTA đã ký kết Việc cập nhật thông tin về các quy định cũng như tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng thủy sản, cũng như các yêu cầu mới ngày càng khắt khe của thị trường xuất khẩu thủy sản là hết sức quan trọng giúp thực thi hiệu quả và chủ động ứng phó, vượt qua các rào cản đó, đồng thời để xây dựng, điều chỉnh các quy định của Việt Nam cho phù hợp.
2.3.2 Các nhân tố trong nước
2.3.2.1 Cơ chế, chính sách của nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Các nhân tố về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản có ảnh hưởng lớn đến giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của một quốc gia Luật pháp, các công cụ chính sách là những điều kiện cần thiết để thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Tùy vào việc sử dụng các công cụ khác nhau mà các chính sách có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Các chính sách tác động đến xuất khẩu thủy sản khá đa dạng, trong đó quan trọng nhất là những chính sách tác động trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản Cụ thể:
Chính sách thuế quan và phi thuế quan: Khi các rào cản thương mại tăng lên tức là thuế nhập khẩu hàng thủy sản tăng hoặc yêu cầu về các tiêu chuẩn hàng thủy sản nhập khẩu cao hơn Điều này sẽ tạo ra những ảnh hưởng đáng kể làm giảm giá trị và kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của một quốc gia. Ngược lại, khi các rào cản thương mại này giảm đi (tức là quốc gia đó tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định thương mại tự do…) sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của quốc gia đó.
Chính sách tỷ giá hối đoái: chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản là do những thay đổi trong mức tỷ giá hối đoái gây ra Tỷ giá hối đoái sẽ tác động trực tiếp đến giá cả của hàng thủy sản xuất khẩu - yếu tố quan trọng trong việc xác định mức cầu chung của thị trường. Khi đồng nội tệ của một quốc gia tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác tức là giá cả của thủy sản xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ giảm, khi đó cầu của hàng thủy sản này tăng làm cho sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng lên Ngược lại, nếu đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ thì sẽ khiến cho sản lượng thủy sản xuất khẩu giảm.
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản phải tập trung vào việc nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ việc dựa vào lợi thế sẵn có về tài nguyên và lao động sang lợi thế cạnh tranh dựa vào vốn, công nghệ và tri thức, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản chế biến, có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao.
2.3.2.2 Năng lực sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu
Nhân tố quan trọng quyết định quy mô, sản lượng và tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thủy sản chính là năng lực sản xuất hàng thủy sản Đó là năng lực tổ chức sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị từ nuôi trồng, khai thác thủy sản, sản xuất nguyên liệu, đến chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu, trong đó năng lực của các nhân tố tham gia chuỗi, đặc biệt là năng lực của doanh nghiệp sản xuất thủy sản giữ vai trò quyết định Bên cạnh đó, khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản với các hộ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản cũng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng lực sản xuất thủy sản, do đó tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Đặc điểm thị trường EU và hiệp định EVFTA ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường EU
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm khôi phục và tái thiết châu Âu, một số quốc gia đã thống nhất thiết lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC) Trải qua nhiều lần đổi tên, đến năm 2013, EU đã trở thành một thị trường lớn nhất với 28 quốc gia thành viên Phạm vi liên kết được mở rộng từ Cộng đồng than - thép châu Âu đến Thị trường chung châu Âu (EEC) và đỉnh cao là EU với sự thống nhất đạt đến liên minh kinh tế và chính trị Năm 2016, Anh quốc tách ra, EU còn 27 nước vẫn tiếp tục là một trong những thị trường lớn nhất thế giới.
EU đã đạt được nhiều thành tựu trên một số lĩnh vực quan trọng như: cải cách thể chế và hoạch định chính sách, thống nhất chính sách an ninh và đối ngoại chung của toàn khối, tăng cường quyền hạn chung của khối Hiện tại,
EU được đánh giá là tổ chức liên kết thành công nhất thế giới với quá trình phát triển từ liên kết kinh tế chuyển thành liên kết về chính trị - xã hội dưới hình thức thể chế Nhà nước siêu quốc gia, trong đó vẫn giữ vững vai trò độc lập của các quốc gia thành viên.
EU là một thực thể kinh tế, chính trị lớn và quan trọng hàng đầu thế giới.
Có thể nói, với sự tham gia của nhiều nền kinh tế phát triển, EU là một thị trường tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng Các nước thành viên EU áp dụng thuế suất và chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá thống nhất Tuy nhiên, mỗi nước lại có những đặc điểm riêng biệt nhất định về vị trí địa lý, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, thị hiếu, tốc độ tăng trưởng thương mại trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của EU
Tính đến năm 2019, EU có 447 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 34,843 USD/năm EU là thị trường rộng lớn và tiềm năng nhất trong trao đổi thương mại với các quốc gia trên thế giới Riêng mặt hàng thủy sản,
EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu thủy sản năm 2019 từ các nước bên ngoài khối đạt 30.86 tỷ USD [115]. Tuy các nước EU chỉ chiếm 3% diện tích đất liền, dân số của liên minh này chiếm đến 7,3% dân số thế giới Mật độ dân số cao, lên đến 115,9 người/km² [115] đã khiến cho các nước EU trở thành một trong những khu vực đông dân cư nhất trên thế giới Khoảng cách thu nhập giữa các thành viên trong EU là tương đối lớn, GDP của các nước thuộc nhóm EU15 như Đức, Pháp rất cao, trong khi những nước mới gia nhập gần đây chủ yếu là các quốc gia Đông Âu có mức sống tương đối thấp GDP nước cao nhất là Đức, cao gấp 401 lần nước thấp nhất Malta Khoảng cách lớn về GDP giữa các quốc gia một phần là do sự khác biệt về dân số, dân số của nước đông dân nhất Đức cao gấp 190 lần nước có dân số thấp nhất Malta Về mức sống của dân cư: Năm 2015, GDP bình quân đầu người của Liên minh đạt 31,857 nghìn USD/năm Tương tự như GDP, thu nhập của người dân cũng có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia, nước có thu nhập người dân cao nhất Luxembourg cao gấp 14,12 lần nước thấp nhất Bulgaria Với những lợi thế đã đạt được, EU hiện là liên minh có vai trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực EU có 2/5 nước là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, 4/7 nước thuộc nhóm công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20 EU cũng thường xuyên duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới [115].
3.1.3 Tập quán, thị hiếu tiêu thụ sản phẩm thủy sản
Là một khối gồm 28 quốc gia (hiện nay là 27 quốc gia), tập quán tiêu dùng của người dân EU đối với toàn bộ hàng hóa nói chung, hàng thủy sản nói riêng mang đặc tính “thống nhất trong đa dạng” Trong“Hành vi tiêu dùng của EU đối với mặt hàng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt” của EC phát hành tháng 01 năm 2017 đã phân tích 175 nghiên cứu hiện hành về hành vi tiêu dùng của người dân các nước trong khối EU đối với mặt hàng thủy sản. Nghiên cứu này đã rút ra các nhận định chung nhất về hành vi tiêu dùng của toàn khối EU đối với mặt hàng thủy sản như sau:
- Người dân EU bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống và thói quen hơn là bị ảnh hưởng bởi sự cân nhắc giữa ích lợi và rủi ro khi quyết định tiêu dùng các sản phẩm thủy sản.
- Người tiêu dùng EU luôn quan tâm đến thông tin sản phẩm thủy sản được in trên bao bì, nhãn mác như hạn sử dụng, giá cả, chủng loại, tên gọi và trọng lượng Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU quan tâm đến các thông tin bổ trợ như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Người tiêu dùng EU tin rằng các sản phẩm thủy sản đều có lợi cho sức khỏe Đặc biệt, những loại thủy sản đánh bắt trong tự nhiên được ưa chuộng hơn thủy sản nuôi trồng.
Hành vi tiêu dùng của khu vực Nam EU:
- Tiêu thụ hải sản tương đối nhiều, nhất là Bồ Đào Nha.
-Người tiêu dùng nói chung ưa chuộng thủy sản tươi sống Bồ Đào Nha, Ý thì ưa chuộng cả thủy sản tươi sống và đông lạnh
Hành vi tiêu dùng của khu vực Tây EU:
- Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng.
- Giá cả là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm nhất.
- Người tiêu dùng chủ yếu mua hàng qua kênh siêu thị ngày càng tăng, qua kênh chợ truyền thống và cửa hàng chuyên bán thủy sản ngày càng có xu hướng giảm.
-Tâm lý của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi truyền thông mạng xã hội. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các nước EU, nhưng về cơ bản 27 quốc gia thành viên EU đều có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá do đó người dân thuộc khối EU có nhiều điểm chung về thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đa số họ đều có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao Người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chất lượng kém, bị nhiễm độc do tác động của môi trường hay do chất phụ gia không được phép sử dụng Họ có xu hướng ưa chuộng sản phẩm thủy sản đã qua chế biến, nhưng phải có chất lượng và chỉ dùng những sản phẩm thủy sản đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng mã số và mã vạch Người tiêu dùng EU cấm nhập và bán các loại thủy sản có chưa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Cholarae…
Dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản ở EU mà chỉ thay đổi về giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm thủy sản Nếu như trước đây, người tiêu dùng EU có nhu cầu tiêu dùng tôm cỡ to, tôm sú nhiều hơn, thì nay chuyển dần sang tôm sú cỡ nhỏ và trung bình hoặc tôm thẻ có mức giá phù hợp trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu Những sản phẩm tôm phục vụ nhà hàng, thủy sản tươi sống để phục vụ nhà hàng cũng ít được tiêu dùng do đặc thù giãn cách xã hội. Những sản phẩm thủy sản có tính tiện dụng cho tiêu dùng ở nhà đang là lựa chọn chính của phần đông người tiêu dùng thủy sản ở EU Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân thiện là không thay đổi.
3.1.4 Yêu cầu của thị trường liên minh Châu Âu
EU là thị trường khó tính với nhiều điều kiện bắt buộc mà cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn chính phủ của nước xuất khẩu buộc phải tuân theo nếu muốn xuất khẩu thủy sản vào thị trường này Bên cạnh các điều kiện bắt buộc, phía EU còn có một loạt các điều kiện khác mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cơ sở chế biến thủy sản phải đáp ứng như các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, môi trường và xã hội Điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là quốc gia của doanh nghiệp đó phải nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU Muốn vậy, quốc gia xuất khẩu phải có đủ năng lực để đảm bảo thủy sản được chế biến tại nước đó sẽ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của EU và không đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng EU Cụ thể, quốc gia đó phải được Cơ quan thẩm quyền
EU đánh giá tương đương về: hệ thống văn bản pháp lý, năng lực của cơ quan thẩm quyền, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu và các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thưc phẩm.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong thời kỳ 2008-2020
Thủy vực và nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thủy sản nội địa, Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn về biển để phát triển thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng Với bờ biển dài 3.260km, 12 đầm, phá; 112 cửa sông, lạch, trong đó có 47 cửa có độ sâu từ 1,6-3,0m, dễ đưa tàu cá công suất tới 140CV ra vào khi có thủy triều Hệ thống 4.000 hòn đảo, đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ an ninh Tổ Quốc Biển Việt Nam bao gồm: (i) vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000km 2 ; (ii) vùng biển đặc quyền kinh tế rộng một triệu km 2 Có nhiều vũng, vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để nuôi thủy sản Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Hòn Khoai, Thổ Chu, … thuộc những ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác Diện tích vùng ven biển và vùng biển của Việt Nam gấp 3 lần diện tích đất liền Trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt Nam được chia thành bốn khu vực môi trường đó là môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt Với mỗi một môi trường sẽ có những nguồn lợi thủy sản khác nhau làm cho nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
Thủy vực Việt Nam có những vùng chồng lấn tiếp giáp với một số nước như Indonesia, Malaysia, Campuchia nên thủy sản xuất khẩu cũng phải làm rõ khu vực khai thác mới được thị trường EU chấp nhận.
Sau hơn 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể Với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định về chính trị đã tạo tiền đề cho quá trình phát triển của ngành thủy sản Hơn nữa, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nguồn lợi thủy sản và là một trong 20 nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 4 về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
3.2.1 Hệ thống chính sách và và cơ chế quản lý xuất khẩu thủy sản
Ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của Chính phủ trong tất cả các lĩnh vực: từ con giống, nuôi trồng, đánh bắt, tiêu thụ, chế biến, vệ sinh thực phẩm, xuất khẩu đến xúc tiến thương mại Cụ thể:
Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của ngành thủy sản, điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực hoạt động thủy sản bao gồm: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Khai thác và nuôi trồng thủy sản; Chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản; Hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản; Quản lý nhà nước về thủy sản Cùng với Luật thủy sản, đến nay đã có 8 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản được Chính phủ ký ban hành và đã có hiệu lực.
Về tín dụng cho nông dân, ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản Nhà nước đã hỗ trợ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu thủy sản bằng các chính sách cụ thể như: Nghị định 41/2010 - NĐ-
CP ngày 12/4/2010 về tín dụng cho ngư dân; chính sách tín dụng đối với nuôi trồng thủy sản theo văn bản số 1149/TTg-KTKH ngày 08/8/2012; Quyết định số 540/QĐ- TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra ngày 16/4/2014; Nghị định 36/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ngày 29/4/2014; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ chế đảm bảo tiền vay cho các hộ gia đình, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản nói riêng vay vốn không cần thế chấp (tối đa 500 triệu đồng/hộ và 2 tỷ đồng với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản).
Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách trên mang lại hiệu quả chưa cao, nông dân, ngư dân và doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thủy sản vẫn trong tình trạng thiếu vốn chủ yếu là do khó tiếp cận nguồn vốn và hạn mức cho vay thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vay nên gây trở ngại cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.
Về cơ chế chính sách quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu để đáp ứng tốt nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường chủ lực của Việt Nam và góp phần tăng trưởng xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, những cơ chế chính sách của Nhà nước còn tồn tại những hạn chế bất cập gây khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp sản xuất thủy sản xuất khẩu như: vướng mắc liên quan đến một số Quyết định tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, làm gia tăng đáng kể các hoạt động kiểm soát, tăng chi phí kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu, thiệt hại về thời gian và làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Về quy hoạch phát triển và xuất khẩu ngành thủy sản.
Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn
2030 trong đó đề cập đến một số mục tiêu quan trọng cho ngành thủy sản như: Định hướng đến 2030:
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 9,0 triệu tấn (30% khai thác, 70% nuôi trồng).
- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 20 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 6- 7%/năm giai đoạn 2020-2030.
- Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%.
- Khoảng 80% lao động thủy sản qua tập huấn, đào tạo.
Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Với ngành thủy sản, tập trung sản xuất đối với các loại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể, khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế.
Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 25/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Cụ thể, ngành thủy sản cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu thuyền/nghề khai thác hải sản, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu như tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, cá thu, nhóm cá nổi lớn.
Chỉ thị 12/CT-BCT ngày 28/04/2014 của Bộ Công thương về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới Chỉ thị yêu cầu rà soát nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại các thị trường, chính sách nhập khẩu của các nước để đề xuất đàm phán, kí kết các FTA có lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Về chính sách thuế Nhà nước có những ưu đãi lớn về thuế với ngành thủy sản, được quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2014/NĐ-CP như sau:
- Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.
- Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản.
- Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Cơ chế, chính sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng Cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời cho xuất khẩu và hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, do đó, để tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới, nhà nước cần bổ sung và chỉnh sửa cơ chế, chính sách một cách đồng bộ để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới cũng như khi EVFTA có hiệu lực.
3.2.2 Thị phần xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Dự báo và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU
4.1.1 Dự báo xu hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2030
EVFTA sẽ giúp cho Việt Nam sớm được EU công nhận là cơ chế thị trường, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tránh được phần lớn sự phân biệt đối xử trong các vụ kiện chống bán phá giá và các vấn đề khác như lao động, môi trường và xã hội Tuy vậy, thông qua các biện pháp phi thuế, EVFTA sẽ tác động sâu hơn vào những vấn đề mang tính thể chế, phương thức sản xuất, các cấu trúc bên trong của ngành thủy sản Việt Nam điều này cũng sẽ tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khi phải đáp ứng các yêu cầu “phi truyền thống” của EU.
Thứ nhất, ngay khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu cho hàng thủy sản sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần tận dụng các lợi thế về thuế quan về mặt hàng thủy sản để tăng xuất khẩu Đặc biệt, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn khi tham gia EVFTA và đây cũng là cơ hội tốt cho thủy sản ViệtNam tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn như vận tải, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu vật tư, trang thiết bị; Là cơ hội tăng cường hợp tác liên doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chuỗi sản xuất giá trị gia tăng cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu Trong khi, đa số các nước đối thủ với Việt Nam đều chưa ký FTA với EU nên đây sẽ là lợi thế cạnh tranh về mặt thuế nhập khẩu cho thủy sản Việt Nam.
Hộp 4.1: EVFTA cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng thủy sản của Việt Nam
Tôm: tôm càng xanh, tôm sú sẽ được hưởng thuế 0% so với mức thuế GSP 4.2% trước đây Đây là một lợi thế rất lớn về giá để Việt Nam có thể cạnh tranh với đối thủ, vì tôm Ấn Độ xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được hưởng thuế GSP, còn tôm của Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador thậm chí còn phải chịu mức thuế MFN là 12% vì không được hưởng GSP của EU.
Cá tra: Cá tra phi lê ướp lạnh sẽ có mức thuế 4.13% so với mức thuế GSP 5.5% trước đây.
Cá ngừ: Đối với cá ngừ phi lê đông lạnh, EU sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình 3 năm, từ mức 18% hiện nay, cá ngừ chế biến sẽ có mức thuế 0% theo hạn ngạch.
Mực, bạch tuộc: Mực và bạch tuộc sẽ có cơ hội cạnh tranh rất lớn khi mức thuế áp dụng là 0% ngay năm đầu tiên khi EVFTA có hiệu lực, do các đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ chỉ có GSP, còn Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ chỉ có MFN.
Có thể thấy rằng, phần lớn các sản phẩm thủy sản được lợi thế về thuế quan, kể cả có lộ trình hoặc được bỏ thuế ngay, trừ cá ngừ chế biến và surimi là hai sản phẩm có tính cạnh tranh cao với EU sẽ phải có hạn ngạch Một lưu ý nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, sau khi EVFTA có hiệu lực,thủy sản xuất khẩu sẽ hưởng thuế suất của FTA này thay vì thuế GSP như trước Điều này mang lại nhiều lợi ích ở khía cạnh, thuế suất trong EVFTA dành cho đại đa số các sản phẩm xuất khẩu trong khi GSP chỉ dành cho một vài loại sản phẩm nhất định Thêm vào đó, thuế GSP là ưu đãi đơn phương
EU dành cho Việt Nam và có thể rút lại bất cứ lúc nào; trong khi đó cam kết thuế quan của EU-FTA là cam kết song phương mà hai bên bắt buộc phải thực hiện, không có quyền tự ý đơn phương hủy bỏ nghĩa vụ này.
Thứ hai, cơ hội tự hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhằm đáp ứng các quy định của thị trường EU và tăng khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam so với một số quốc gia khác Khi EVFTA có hiệu lực, tạo nên cơ sở pháp lý cho các hoạt động trao đổi thương mại để hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà thị trường này đòi hỏi Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), TBTs, SPS… đã có những tác động nhất định tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian vừa qua được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới Với nội dung chủ yếu không cam kết các quy định cụ thể về những vấn đề chi tiết mà tập trung vào việc thiết lập cơ chế hợp tác nhằm minh bạch hóa và xử lý nhanh những tranh chấp phát sinh, EVFTA sẽ ngày càng góp phần cải thiện quá trình thực thi các quy định liên quan Chính sức ép nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu góp phần nâng cao lòng tin của người tiêu dùng EU đối với hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường này.
Thứ ba, thị trường EU ngày càng phụ thuộc vào hàng thuỷ sản nhập khẩu do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên của EU ngày càng có xu hướng giảm xuống vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường Chính vì vậy, EU sẽ có các chính sách hỗ trợ, giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hiểu rõ hơn về WTO, về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật.
Thứ tư, kinh tế các nước thành viên EU đang trên đà phục hồi nhờ việc tiêm vắc xin trên diện rộng và triển khai các gói hỗ trợ sau Covid Các cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại EU đã bắt đầu mở cửa trở lại Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU tăng, lượng thủy sản dự trữ đang ở mức thấp Trong khi đó, các nguồn cung lớn cho EU là Ấn Độ và Inđônêxia đang gặp nhiều khó khăn về lao động do tác động từ dịch Covid-19, sẽ để lại khoảng trống thị trường lớn về nguồn cung cho thị trường EU Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản vào EU trong thời gian tới Đặc biệt là các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi về thuế từ EVFTA cộng với kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy, uy tín và thương hiệu của thủy sản Việt Nam ở EU đang tăng hơn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Thứ năm, hiện nay, EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản lý an toàn thực phẩm EU với một luật chung về thực phẩm để có thể điều chỉnh nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong một thời gian ngắn đã được trình lên cục quản lý của EU Nếu biện pháp đề xuất được hầu hết các thành viên cục quản lý của EU đồng ý thì sản phẩm thủy sản đó sẽ bị đưa ra khỏi các kênh phân phối trên thị trường EU Những quy định này của thị trường EU hoàn toàn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì dễ áp dụng, không phải tìm hiểu nhiều văn bản đang thực thi; các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; không một nước thành viên của EU nào được quyền đặt ra thêm những quy định riêng đối với hàng thủy sản nhập khẩu.
Một là, mặc dù cơ hội của Việt Nam trong việc thực thi EVFTA là rất lớn nhưng để tận dụng hiệu quả các cam kết trong EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức Đó là các cam kết về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại, các vấn đề về pháp lý, thể chế, tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường.
Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng: Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam) Tiêu chí xuất xứ đối với phần lớn thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong EVFTA là xuất xứ thuần túy Xuất xứ thuần túy của mặt hàng thủy sản được hiểu là: Sản phẩm thu được từ đánh bắt tại nước thành viên; Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng; Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của nước thành viên; Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên từ các sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của nước thành viên; Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước thành viên; Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại nước thành viên từ các sản phẩm nêu trên.
Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu khắt khe của EU: EU là một thị trường khó tính và có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm Trong quá trình tham giaEVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải thực hiện cam kết về SPS.Cam kết này bao gồm các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật Tuy nhiên, hình thức của các biện pháp SPS lại rất đa dạng, có thể là yêu cầu về chất lượng, bao bì, quy trình đóng gói, nhưng cũng có thể là phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, hay là cách thức kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê… Trong điều kiện nguồn nhân lực của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn có những hạn chế nhất định về kiến thức pháp lý thì việc triển khai các cam kết cũng trở thành một rào cản không dễ vượt qua.
Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa EU là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này.
Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU đến 2025 và tầm nhìn 2030
4.2.1 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước
Trong mối quan hệ hợp tác thương mại với EU, Nhà nước đóng vai trò quan trọng, tạo nên khuôn khổ pháp lý ổn định và môi trường kinh doanh thuận lợi cho những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, việc tận dụng và phát huy được lợi thế hay không lại phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Để đón nhận những thời cơ cũng như vượt qua thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh lâu dài với thị trường EU và cần đáp ứng tốt các yêu cầu tiếp cận thị trường này, nhất là trong điều kiện EVFTA được thực thi Cụ thể là:
4.2.1.1 Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể đối với xuất khẩu thủy sản
Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, quản lý nhà nước đối với ngành hàng thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng có vai trò to lớn Điều đó được thể hiện rõ ở sự phát triển mạnh mẽ của nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu về kim ngạch, chất lượng, thị phần trên thế giới và trên thị trường EU Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với từng ngành hàng còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất và chưa đồng bộ.
Công tác quy hoạch, kế hoạch cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản còn nhiều bất cập, chồng chéo Quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất lớn gắn với nhu cầu thị trường nhằm hình thành nguồn nguyên liệu tập trung và phát huy được lợi thế của các vùng miền, hạn chế tính tự phát trong sản xuất và nuôi trồng còn chưa được thực hiện rộng rãi. Khi công tác quy hoạch không sát với thực tế, lựa chọn loại thủy sản không phù hợp với điều kiện sản xuất và đặc trưng sinh thái của từng vùng dẫn đến chi phí sản xuất tăng, năng suất thấp, chất lượng thủy sản không cao, giá trị xuất khẩu thủy sản giảm Hiện nay, công tác quy hoạch của Việt Nam chưa góp phần phát huy hết được lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU Do đó, cần hoàn thiện chiến lược phát triển, quy hoạch của từng ngành hàng thủy sản gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.
Trên cơ sở chiến lược phát triển, quy hoạch của từng ngành hàng thủy sản cần xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, bố trí kế hoạch sản xuất thủy sản theo không gian và thời gian Theo quy hoạch tổng thể đó,Chính phủ, các Bộ, Ban ngành, hiệp hội ngành hàng chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chiến lược, quy hoạch của từng ngành hàng thủy sản một cách nghiêm ngặt Kiên quyết xử lý đối với những đơn vị, địa phương thực hiện không đúng với quy hoạch tổng thể Thường xuyên kiểm tra, tổng kết, đánh giá và điều chỉnh chiến lược quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu và khả năng sản xuất, xuất khẩu thủy sản thực tiễn trong từng giai đoạn.
4.2.1.2 Giải pháp về cơ chế và chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam Thứ nhất, chính sách tín dụng cho ngư dân, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng cho phát triển ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản, nhưng các chính sách tín dụng còn chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực; nông dân, ngư dân và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản luôn trong tình trạng thiếu vốn do khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, hạn mức vay vốn thấp không đủ phục vụ sản xuất xuất khẩu Nguyên nhân của tình trạng trên là do: các văn bản, thông tư hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách tín dụng còn chậm trễ, kéo dài trong khi đó ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản đang thiếu vốn trầm trọng; ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản khó tiếp cận vốn vay từ các nguồn vốn ưu đãi do các điều kiện đáp ứng vốn vay theo quy định còn phức tạp, chưa phù hợp với thực tế ngành thủy sản; hạn mức vốn vay tương đối thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để sản xuất, nuôi trồng của ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản; quy trình xem xét vay vốn kéo dài. Để tạo điều cho ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo đủ vốn phục vụ hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản cần xây dựng các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trên Cụ thể:
Nhà nước khuyến khích nông dân, ngư dân tham gia vào các mô hình sản xuất thủy sản với quy mô lớn; tăng cường mối liên kết giữa năm nhà(người sản xuất; ngân hàng cho vay vốn; doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hay tiêu thụ thủy sản; doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc; nhà khoa học) để tăng hiệu quả sản xuất thủy sản xuất khẩu, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và nhiều phương án lựa chọn các ngân hàng cho vay. Đa dạng hóa các hình thức tài trợ: tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với ngư dân, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản với những phương thức cho vay linh hoạt, hình thức cho vay đa dạng Cần có sự ưu đãi hơn nữa trong các thủ tục bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh để thu hút nhiều đối tượng sử dụng hình thức này Nghiên cứu phát triển, mở rộng các hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro trong thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới nhưng chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam.
Chính quyền địa phương các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân, cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về các chính sách tín dụng ưu đãi rộng khắp bằng nhiều phương tiện truyền thông, kênh thông tin khác nhau để đảm bảo ngư dân, nông dân và các doanh nghiệp biết và hiểu các điều kiện vay, thủ tục vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ khi vay vốn,…
Thứ hai, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu
Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường chủ lực và góp phần tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, những cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước liên quan đến kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu còn hạn chế đã gây khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU Những hạn chế của các cơ chế, chính sách này đó là: các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu như luật thương mại, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng hóa, với số lượng văn bản rất lớn nên một số quy định pháp luật về vấn đề này còn chồng chéo, chưa bao trùm hết được các đối tượng có liên quan và chưa phù hợp với điều kiện thực tế; nhiều hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa phù hợp với quy định quốc tế; năng lực kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chưa hiệu quả; chưa thực sự chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về an toàn vệ sinh thực phẩm và các phương pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những cán bộ liên quan.
Xu hướng gia tăng rào cản kỹ thuật thương mại về kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu trong những năm gần đây của thị trường EU ngày càng trở nên khắt khe đã gây ra nhiều tổn thất cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam Để hạn chế những ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này trong một thời gian tương đối ngắn Chính vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật này cũng không tránh những thiếu sót, đã phần nào gây khó khăn cho các đối tượng liên quan thực thi, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Một là, tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn Nhà nước rà soát, loại bỏ các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, bổ sung những quy định còn thiếu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Hai là, cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kiểm dịch, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU Nhà nước ban hành các quy định về kế hoạch hành động vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật theo nguyên tắc tiếp cận ở tất cả các khâu trong chu trình sản xuất, từ đó phân nhóm hành động theo chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan Trên cơ sở nghiên cứu, học hỏi mô hình quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm xuất khẩu của một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ và áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Nhà nước xây dựng và ban hành mô hình quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Ba là, xã hội hóa công tác kiểm định sản phẩm thủy sản xuất khẩu để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Do các đơn vị kiểm nghiệm thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước trong ngành không thể đảm nhiệm hết khối lượng công việc, nên sự tham gia của các phòng kiểm nghiệm chỉ định là rất cần thiết, giúp giảm bớt quá tải dẫn đến kéo dài thời gian kiểm nghiệm ảnh hưởng đến họat động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định
Sau khi bị phạt thẻ vàng IUU, Chính phủ đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản ở các cấp như: Chỉ thị số 45/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025; thực hiện cơ chế xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác (Thông tư số 21/2018/TT BNN&PTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) Mặc dù đã có chủ trương và chỉ đạo quyết liệt của Trung ương và địa phương nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, nhưng các vấn đề liên quan đến khai thác IUU vẫn chưa có hiệu quả rõ ràng.
Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp sau: