LỜI MỞ ĐẦU 1.Lí do lựa chọn đề tài này Thế kỷ XXI là thế kỷ của quá trình CNH và HĐH, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt trong quá trình CNH và HĐH đất nước hiện nay. Mở cửa giao thương là vấn đề tất yếu và quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam, một đất nước đầy tiềm năng, với nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đang tận dụng triệt để lợi thế so sánh của mình. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển nhảy vọt, đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nước ta càng có nhiều cơ hội để phát triển, từng bước khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Những cơ hội đó đã đưa các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: thủy sản, dệt may, nông sản có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, cả ở các cường quốc có thế mạnh về kinh tế như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bởi Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu, một tiềm năng dồi dào để phát triển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Năm 2011, mặc dù gặp nhiều rào cản nhưng thủy sản Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,117 tỷ USD. Trong năm 2012 - một năm vẫn còn nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng đều về giá trị. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 6,134 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm trước. Năm 2013, ngành thủy sản Việt Nam cũng gặp nhiều bất lợi trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu,... Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này dự báo sẽ đạt được mức tăng trưởng 5% so với năm 2012. Để có được những thành tựu như vậy trong ngành thủy sản, chúng ta phải kể đến sự đóng góp của ngành thủy sản thành phố Hải Phòng. Như chúng ta biết, Hải Phòng là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn lực thủy sản phong phú, có giá trị lớn. Hải Phòng có lợi thế phát triển thủy sản rất thuận lợi, thể hiện ở cả ba nhóm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Tuy vậy, thủy sản Hải Phòng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trong đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những mặt hàng thủy sản ngày càng chịu nhiều kiểm soát gắt gao từ việc chống bán phá giá đến kiểm tra chất lượng... Cùng với đó, thị trường nguyên liệu trong nước biến động phức tạp theo hướng giá tăng lên, khiến lợi nhuận người sản xuất thấp. Giá dầu thô, lãi suất ngân hàng sẽ là gánh nặng lớn trong cả ba lĩnh vực chế biến, đánh bắt lẫn nuôi trồng. Giảm thiểu chi phí là vấn đề vô cùng khó khăn trong khi kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nhất là các huyện có thế mạnh nuôi trồng, khiến chi phí đi lại, vận chuyển lớn. Đó là khó khăn chung của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở Hải Phòng và của Nhà máy chế biến thủy sản F42 nói riêng. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu em quyết định chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42- Chi nhánh Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng " để biết được thực tiễn của việc xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42 cũng như các doanh nghiệp khác trong nước. Từ đó đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy. 2.Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu •Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Nhà máy từ năm 2009 đến 3 tháng đầu năm 2013. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Nhà máy trong những năm gần đây. Từ đó đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy cũng như ngành thủy sản Việt Nam. •Phương pháp nghiên cứu Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của Nhà máy, tạp chí thủy sản, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động xuất khẩu của Nhà máy do các phòng ban cung cấp. - Thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến thị trường và kết quả xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42 và của Việt Nam trong những năm gần đây. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình xuất khẩu hàng thủy sản của Nhà máy trong thời gian nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp thống kê so sánh kim ngạch xuất khẩu và số liệu qua các năm để đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản Nhà máy trong giai đoạn từ 2009 đến 3 tháng đầu năm 2013. - Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích. 3.Kết cấu của đề tài Chuyên đề gồm 3 chương với nội dung như sau: Chương 1. NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 - CHI NHÁNH CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 TRONG THỜI GIAN TỚI
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là chuyên đề thực tập của em Những kết quả và số liệutrong chuyên đề được thực hiện tại Nhà máy chế biến thủy sản F42- Chi nhánhCông ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng, không sao chép từ bất kỳ nguồnnào khác Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về nội dung củachuyên đề thực tập này
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Đoàn Tiến Dũng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 - CHI NHÁNH CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG 4
1.1 Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam 4
1.1.1 Điều kiện phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam 4
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của Việt Nam 4
1.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam 4
1.1.1.3 Đặc điểm ngành thủy sản 8
1.1.1.4 Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 8
1.1.2 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian qua 11
1.1.2.1 Vai trò của xuất khẩu thủy sản 11
1.1.2.2 Ngành chế biến thủy sản cho xuất khẩu 11
1.1.2.3 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam 12
1.1.2.4 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam 18 1.2 Tổng quan về Nhà máy chế biến thủy sản F42 21
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy chế biến thủy sản F42 21
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy chế biến thủy sản F42 25
1.2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà máy chế biến thủy sản F42 26
1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thời gian gần đây 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 29
2.1 Đặc điểm mặt hàng thủy sản xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42 29
2.1.1 Đặc điểm mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Nhà máy 29
2.1.2 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy 30
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42 31
2.2.1 Các nhân tố khách quan 31
2.2.1.1 Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Nhà máy 31
2.2.1.2 Yếu tố kinh tế Việt Nam 32
2.2.1.3 Các nhân tố chính trị pháp luật 34
Trang 32.2.2 Các nhân tố chủ quan 34
2.2.2.1 Nhân tố con người của Nhà máy 34
2.2.2.2 Các nhân tố về vật chất kĩ thuật của Nhà máy 35
2.2.2.3 Nguồn nguyên liệu đầu vào 36
2.2.2.4 Công tác Marketing 37
2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42 những năm gần đây 37
2.3.1 Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 37
2.3.2 Chủng loại thủy sản xuất khẩu 40
2.3.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản 41
2.3.4 Hình thức xuất khẩu thủy sản 44
2.3.5 Công tác tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42 45
2.4 Đánh giá khái quát hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy thời gian gần đây 46
2.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu 46
2.4.1.1 Thuận lợi 46
2.4.1.2 Khó khăn 46
2.4.2 Những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của Nhà máy .47
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 TRONG THỜI GIAN TỚI 49
3.1 Mục tiêu phát triển của Nhà máy chế biến thủy sản F42 trong thời gian tới 49 3.1.1 Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42 49
3.1.2 Định hướng xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42 49
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42 51
3.2.1 Thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu 51
3.2.2 Xác định đúng đắn chính sách sản phẩm 52
3.2.3 Hoàn thiện chính sách phân phối 53
3.2.4 Xác lập chính sách giá cả hợp lý 54
3.2.5 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến bán hàng 55
3.2.6 Chiến lược về nhân sự 58
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ 59
Trang 43.3.1 Các biện pháp tài chính, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu 59
3.3.2 Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản 61
3.3.3 Xây dựng các vùng cung cấp thủy sản cho chế biến xuất khẩu mặt hàng thủy sản 62
3.3.4 Hỗ trợ tiền cước vận chuyển và giảm các lệ phí khác tại các cảng, cửa khẩu đối với mặt hàng thủy sản 63
3.3.5 Hoàn thiện thủ tục xuất khẩu và chính sách thuế 63
PHẦN KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tốc độ tăng GDP của cảc nước và chỉ số tăng trưởng của ngành
thuỷ sản 9
Bảng 2: Giá trị xuất khẩu của thuỷ sản so với kim ngạch xuất khẩu cả nước 12
Bảng 3: Cơ cấu nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính năm 2012 13
Bảng 4: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam 14
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo các thị trường 15
Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong các năm từ 2010- 2012 .28
Bảng 7: Tình hình nhân sự của Nhà máy 35
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Nhà máy từ 2010 đến năm 2012 37
Bảng 9: Tình hình tăng/giảm sản lượng xuất khẩu thủy sản của Nhà máy từ 2010 đến 2012 38
Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu mực của Nhà máy 3 tháng đầu năm 2013 39
Bảng 11: Bảng tổng kết so sánh hàng giá trị gia tăng XK năm 2012/2011 40
Bảng 12: Cơ cấu giá trị hàng thủy sản xuất khẩu của Nhà máy từ năm 2010 - 2012 .40
Bảng 13: Thị trường xuất khẩu của Nhà máy 42
Bảng 14: Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản(2013-2015) 50
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 16
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài này
Thế kỷ XXI là thế kỷ của quá trình CNH và HĐH, không một quốc gia nàophát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc
tế và khu vực Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt trong quá trìnhCNH và HĐH đất nước hiện nay Mở cửa giao thương là vấn đề tất yếu và quantrọng của mỗi quốc gia Việt Nam, một đất nước đầy tiềm năng, với nguồn nhânlực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đangtận dụng triệt để lợi thế so sánh của mình Trong những năm qua, nền kinh tếnước ta không ngừng phát triển nhảy vọt, đóng vai trò quan trọng trong khu vựcĐông Nam Á Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nước ta càng có nhiều cơ hội đểphát triển, từng bước khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế Những cơhội đó đã đưa các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: thủy sản, dệt may, nôngsản có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, cả ở các cường quốc có thế mạnh về kinh tếnhư: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bởi ViệtNam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu, một tiềm năng dồidào để phát triển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản Năm 2011, mặc dù gặpnhiều rào cản nhưng thủy sản Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước xuất khẩulớn nhất trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,117 tỷ USD Trong năm 2012 -một năm vẫn còn nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng đều về giátrị Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 6,134 tỷ USD, tăng0,3% so với năm trước Năm 2013, ngành thủy sản Việt Nam cũng gặp nhiều bấtlợi trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những ràocản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu, Tuy nhiên, kim ngạchxuất khẩu của mặt hàng này dự báo sẽ đạt được mức tăng trưởng 5% so với năm
2012 Để có được những thành tựu như vậy trong ngành thủy sản, chúng ta phải
kể đến sự đóng góp của ngành thủy sản thành phố Hải Phòng Như chúng ta biết,Hải Phòng là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn lực thủy sảnphong phú, có giá trị lớn
Hải Phòng có lợi thế phát triển thủy sản rất thuận lợi, thể hiện ở cả ba nhómnghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến Tuy vậy, thủy sản Hải Phòng cũng phảiđối mặt với những thách thức không nhỏ Trong đó, sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, những mặt hàng thủy sản ngày càng chịu nhiều kiểm soát gắt gao từ việcchống bán phá giá đến kiểm tra chất lượng Cùng với đó, thị trường nguyên liệu
Trang 7trong nước biến động phức tạp theo hướng giá tăng lên, khiến lợi nhuận ngườisản xuất thấp Giá dầu thô, lãi suất ngân hàng sẽ là gánh nặng lớn trong cả ba lĩnhvực chế biến, đánh bắt lẫn nuôi trồng Giảm thiểu chi phí là vấn đề vô cùng khókhăn trong khi kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nhất là các huyện có thế mạnh nuôitrồng, khiến chi phí đi lại, vận chuyển lớn Đó là khó khăn chung của các doanhnghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở Hải Phòng và của Nhà máy chế biến thủysản F42 nói riêng Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu em quyết định chọn đề tài " Một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biếnthủy sản F42- Chi nhánh Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng " đểbiết được thực tiễn của việc xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42 cũng như cácdoanh nghiệp khác trong nước Từ đó đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu thủy sản của Nhà máy
2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Nhà máy từ năm 2009 đến 3tháng đầu năm 2013 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩuthủy sản của Nhà máy trong những năm gần đây Từ đó đưa ra những giải pháp
để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy cũng như ngành thủysản Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủyếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của Nhà máy, tạp chí thủysản, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánhgiá về tình hình hoạt động xuất khẩu của Nhà máy do các phòng ban cung cấp
- Thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến thị trường và kết quả xuất khẩuthủy sản của Nhà máy F42 và của Việt Nam trong những năm gần đây
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình xuất khẩu hàngthủy sản của Nhà máy trong thời gian nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê so sánh kim ngạch xuất khẩu và số liệuqua các năm để đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản Nhà máy trong giai đoạn
từ 2009 đến 3 tháng đầu năm 2013
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biếnđộng cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích
3 Kết cấu của đề tài
Chuyên đề gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1 NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ
Trang 8MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 - CHI NHÁNH CÔNG TY CHẾ BIẾNTHỦY SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢNCỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42
Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 TRONGTHỜI GIAN TỚI
Trang 9CHƯƠNG 1 NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 - CHI NHÁNH CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG
1.1 Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam
1.1.1 Điều kiện phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dàihơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), diện tíchvùng nội thuỷ và lãnh hải rộng hơn 226.000 km2, có diện tích vùng đặc quyềnkinh tế rộng trên 1.000.000 km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảolớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sảnphẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong nhữngchuyến ra khơi Biển Việt Nam còn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông (trong đóhơn 10.000 ha đã quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản) và trên 400.000 ha rừng ngậpmặn Đó là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồngthuỷ hải sản Cùng đó trong đất liền còn có khoảng 1,7 triệu ha diện tích mặtnước có thể nuôi trồng thuỷ sản trong đó có 120.000 ha hồ ao nhỏ, mương vườn,244.000 ha hồ chứa mặt nước lớn, 446.000 ha ruộng úng trũng, nhiễm mặn và635.000ha vùng triều
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới Tàinguyên khí hậu đã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi
Chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó
có nhiều loài có giá trị kinh tế cao
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn dođiều kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ, vàomùa khô lại hay bị hạn hán gây khó khăn và cả những tổn thất to lớn cho ngànhthuỷ sản
1.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa Hệ thốngchính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý vànhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam Trên thực
tế cho đến nay (2013) các đại biểu là đảng viên trong Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trởlên, những người đứng đầu Chính phủ, các Bộ và Quốc hội cũng như các cơ quan
tư pháp đều là đảng viên kỳ cựu và được Ban Chấp hành Trung ương hoặc Bộ
Trang 10chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử.
Đảng Cộng sản Việt Nam lă Đảng duy nhất lênh đạo trín chính trường ViệtNam theo quy định trong điều 4 của Hiến phâp 1992 Người đứng đầu ĐảngCộng sản Việt Nam lă một Tổng bí thư Tổng bí thư hiện nay tại đại hộiXI(2011) lă ông Nguyễn Phú Trọng
Quốc hội, theo hiến phâp lă cơ quan đại biểu cao nhất của nhđn dđn, cơquan quyền lực Nhă nước cao nhất của nước Cộng hòa Xê hội Chủ nghĩa ViệtNam Quốc hội lă cơ quan duy nhất có quyền lập hiến vă lập phâp Nhiệm vụ củaQuốc hội lă giâm sât, quyết định những chính sâch cơ bản về đối nội vă đốingoại, câc nhiệm vụ kinh tế, xê hội, quốc phòng, an ninh, những nguyín tắc chủyếu của bộ mây Nhă nước, về quan hệ xê hội vă hoạt động của công dđn Nhiệm
kỳ Quốc hội lă 5 năm Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của BanChấp hănh Trung ương Chủ tịch Quốc hội hiện nay lă ông Nguyễn Sinh Hùng.Chủ tịch nước, theo hiến phâp lă người đứng đầu Nhă nước được Quốc hộibầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hănh Trung ương.Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến phâp trong đó quan trọng nhất lă: công
bố hiến phâp, luật, phâp lệnh Thống lĩnh câc lực lượng vũ trang nhđn dđn vă giữchức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng vă An ninh Đề nghị Quốc hội bầu, miễnnhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chânh ân Tòa ân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sât tối cao Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước lă 5 năm Không có quy địnhgiới hạn số nhiệm kỳ được lăm Chủ tịch nước Chủ tịch nước hiện nay lẵng Trương Tấn Sang
Chính phủ, theo hiến phâp lă cơ quan chấp hănh của Quốc hội, cơ quanhănh chính Nhă nước cao nhất của nước Cộng hòa Xê hội Chủ nghĩa Việt Nam.Chính phủ chịu sự giâm sât vă thực hiện chế độ bâo câo công tâc trước Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vă Chủ tịch nước Nhiệm kỳ Chính phủ lă 5năm Chính phủ gồm có Thủ tướng, câc Phó Thủ tướng, câc Bộ trưởng vă Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ Đứng đầu Chính phủ lă Thủ tướng Chính phủ do Chủtịch nước giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hănh Trung ương để Quốc hội bầu.Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được lăm Thủ tướng Chính phủ Thủtướng Chính phủ hiện nay lă ông Nguyễn Tấn Dũng
Câc Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phí chuẩn, lă ngườigiúp việc cho Thủ tướng vă được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.Câc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hộiphí chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhă nước đối với ngănh hoặc lĩnh vựccông tâc được giao Việc tổ chức nhđn sự cấp cao năy đều thông qua Bộ Chính
Trang 11trị và các viên chức này đều do Bộ Chính trị quản lý Các Thứ trưởng và chức vụtương đương do Thủ tướng bổ nhiệm, nhưng Ban Bí thư thông qua và quản lý.Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ Ngoài ra chính phủcòn quản lý 5 cơ quan hành chính và 3 cơ quan truyền thông trực thuộc là Thôngtấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam
Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam Chánh
án Tối cao là người đứng đầu Tòa án Nhân dân Tối cao Chánh án Tối cao hiệnnay là ông Trương Hòa Bình
Từ ngàn năm nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp Trước năm 1986,Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của cácnước xã hội chủ nghĩa Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế
mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Các thànhphần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điềuhành của Nhà nước Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước pháttriển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàngnăm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Namnăm 1994 Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vàonăm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, vàtăng lên đến 4,8% năm 1999 Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữanhững năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ Hiện nay,giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành cácchính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo racác ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn
Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng dotình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ caocủa thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cáchhành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục
từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên vớicon số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm
2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với ViệtNam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa Theo thống kênăm 2011 của Ngân hàng Thế giớiWB thì PPP đầu người của Việt Nam là 3.435USD, bằng 3/4 so với Indonesia, 40% so với Thái Lan và chỉ bằng 1/18 so vớiSingapore
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương
Trang 12mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả cácnước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu
Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc) Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007
Ngày 3 tháng 4 năm 2013, tại một hội thảo tại Hà Nội, các chuyên gia kinh
tế của Việt Nam đã nhận định nền kinh tế Việt Nam đi xuống sau 5 năm gia nhậpWTO Cụ thể, trong giai đoạn 2007-2011, chỉ có 1 năm (2008) Việt Nam đạtmức tăng trưởng GDP trên 8% Tuy xuất khẩu tăng 2,4 lần lên 96,9 tỷ USD tronggiai đoạn này nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn 5 năm trước khi gia nhậpWTO Đa phần tỷ trọng xuất khẩu là do khối doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng60%, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là nông - lâm sản, vàkhoáng sản thô Sau hội nhập, tỷ trọng nhập siêu cũng tăng mạnh, 18 tỷ USD vàonăm 2008 Kinh tế Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng bởi giai đoạn khủng hoảngkinh tế từ 2007-2008 đến nay Đến năm 2013, sau 7 năm hội nhập, tình hình kinh
tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực, từ nợ xấu đến lạm phát, tín dụngtăng trưởng thấp
Về địa lý kinh tế, chính phủ Việt Nam phân chia và quy hoạch thành cácvùng kinh tế-xã hội và các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung vàmiền Nam
Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu
từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc -nam, riêng cáctuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các consông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển
Nghề khai thác thuỷ sản đã được hình thành từ lâu Nguồn lao động có kinhnghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thếgiới Hiện nay Nhà nước đang coi thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn do đó cónhiều chính sách đầu tư khuyến khích để đẩy mạnh sự phát triển của ngành
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc đặt ra chongành thuỷ sản nước ta đó là hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc,công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao Nguồnlao động tuy đông nhưng trình độ văn hoá kỹ thuật không cao, lực lượng đượcđào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sựthay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường Cuộc sống của lao độngtrong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó không tạo được sự gắn bó vớinghề
Nhưng về cơ bản vẫn có thể khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng dồi
Trang 13dào để phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế quan trọng.
Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch đều rất dễ hư hỏng do đó cần có
sự đầu tư công nghệ bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Đây là một ngành có tính hỗn hợp, phát triển thành một quy trình gắn kết
từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến Cả quy trình phải phát triển một cách nhịpnhàng thì mới đảm bảo cho sự phát triển của toàn ngành Các hoạt động đánh bắt
và nuôi trồng (thuộc lĩnh vực nông nghiệp) là tiền đề cho các hoạt động chế biếnphát triển đông thời các hoạt động chế biến phát triển sẽ quay lại thúc đẩy việcđánh bắt và nuôi trồng, chỉ có sự liên kết chặt chẽ, đồng bộ mới có thể khẳngđịnh vị trí ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay của ngành thuỷ sản
1.1.1.4 Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1.4.1 Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta
Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân Trongsuốt những năm qua, ngành thuỷ sản đã có những bước chuyển biến rõ rệt, saunhững năm cùng toàn dân tộc vừa xây dựng miền bắc XHCN vừa đấu tranh chống
Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rồi sau đó bước vào mộtgiai đoạn thời kỳ suy thoái, ngành đã có những bước tiến rõ rệt, từ chỗ chỉ là một
bộ phận không lớn của kinh tế nông nghiệp, trình độ công nghệ lạc hậu đến nayngành đã có quy mô ngày càng lớn, dựa vào Bảng 2- trang 17 ta thấy tốc độ pháttriển ngày càng cao, chiếm 4-6%GDP (nếu chỉ tính thuỷ sản gồm có nuôi trồng vàkhai thác) và trên 10% kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã cómặt trên 100 quốc gia đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia đứng đầu vềxuất khẩu thuỷ sản và Nhà nước hiện tại đã xác định thuỷ sản sẽ là một trongnhững ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn tới
1.1.1.4.2 Tác động của ngành thủy sản đến kinh tế xã hội đất nước
Do có vị trí quan trọng nên tác động của ngành tới sự phát triển của kinh tế
xã hội đất nước là rất lớn, thể hiện qua các mặt:
Thứ nhất, sự phát triển của ngành thuỷ sản tác động tới nền kinh tế quốc dân: Một là, sự phát triển của thuỷ sản tác động tới tăng trưởng kinh tế của đấtnước, những năm qua ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao, ngành đã góp
Trang 14phần làm tăng sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế quốc dân
Bảng 1: Tốc độ tăng GDP của cảc nước và chỉ số tăng trưởng của ngành thuỷ sản
Tuy nhiên càng gần lại đây vai trò của ngành đã tụt giảm, một phần là dogặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, mặt khác thể hiện đúng quy luật phát triểnkinh tế là giảm tỷ trọng của các ngành nông nghiêp, tăng tỷ trọng của các ngànhcông nghiệp và dịch vụ, nhưng ngành vẫn đảm bảo tăng về mặt giá trị, vẫn gópphần vào sự tăng trưởng của nèn kinh tế quốc dân khi nền kinh tế đất nước đang
ở giai đoạn tích luỹ cho sự phát triển
Hai là, việc phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản đã gópphần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến &Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 1996 quan hệ thương mại quốc tếcủa ngành thuỷ sản là 30 nước, đến năm 2001 các mặt hàng thuỷ sản đã được bántại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, năm
2004 con số nay là 80 nước vùng lãnh thổ và đến năm 2013, hàng thủy sản ViệtNam hiện đã có mặt tại gần 170 nước và vùng lãnh thổ Việc mở rông quan hệthương mại quốc tế của ngành thuỷ sản, đặc biêt trong quan hệ thương mại vớicác quốc gia Mỹ, Nhật, EU… đã tạo tiền đế trông việc mở rộng quan hệ thươngmại quốc tế của nền kinh tế Việt Nam Quan hệ thương mại thuỷ sản mở rộng đãdẫn đến các quan hệ, với nhiều ký kết song phương và đa phương, với nhiềuquốc gia và tổ chức quốc tế Các ký kêt này đã phát huy hiệu quả to lớn trong cáclĩnh vực kinh tế - xã hội của ngành thuỷ sản và cả nước Qua đó tạo điều kiện choViệt Nam hiểu sâu hơn về pháp luật và thông lệ quốc tế giúp cho Viêt Nam thâmnhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn vào thị trường thế giới
Thứ 2 , sự phát triển của ngành thuỷ sản tác động tới sự phát triển của xã hội:Một là, ngành thuỷ sản tác động tới sự phát triển của nguồn nhân lực, sự tácđộng đó được đánh giá trên hai khía cạnh:
- Khía cạnh thứ nhất đó là việc phát triển ngành thuỷ sản góp phần giảiquyết vấn đề việc làm cho xã hội Trong xu hướng phát triển chung của đất nước,
Trang 15số lao động thiếu việc làm ngày càng tăng trên phạm vi cả nước thì việc mỗingành tạo ra việc làm và thu hút lao động có tác động rất lớn đến việc giải quyếtcông ăn việc làm cho xã hội Điều này sẽ làm cho thu nhập của ngành, của đấtnước tăng lên đồng thời làm giảm sức ép của nạn thất nghiệp Theo số liệu thống
kê cho thấy số lao động có việc làm thường xuyên trong ngành thuỷ sản đã tăngliên tục từ 3.120.000 lao động năm 1996 lên 3.400.000 lao động năm 2000 và3.950.000 lao động năm 2003, năm 2012 là gần 5.000.000 lao động, như vậy mỗinăm ngành đã tạo ra gần 100.000 việc làm mới ổn định
- Khía cạnh thứ hai là, ngành thuỷ sản phát triển còn góp phần nâng caodân trí Sự tác động của ngành thuỷ sản tới phát triển nguồn nhân lực được đánhgiá trên 2 khía cạnh số lượng và chất lượng Về số lượng như đã đề cập ở trêncòn về chất lượng: Do yêu cầu kinh tế kỹ thuật ngày càng cao của ngành đòi hỏimỗi người lao động phải tự nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của mình,cùng với đó việc tăng thu nhập của mỗi cá nhân cũng tạo ra những cơ hội học tập
và từ đó nâng cao dân trí quốc gia
Hai là, tác động của thuỷ sản còn thể hiện qua việc góp phần xoá đói giảmnghèo, thông qua cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triểncộng đồng mà giảm tỷ lệ các hộ đói nghèo Đối với người nghèo thì ngành thuỷsản là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và không thể thiếu Nhờ có thuỷ sản
mà cuộc sống của người dân được đảm bảo hơn Không chỉ cung cấp thực phẩmcho người nghèo, thuỷ sản là nguồn cung cấp một lượng thuỷ sản lớn và quýtrong khẩu phần ăn của người Việt Nam
Ba là, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản có liên quan chặt chẽ đến việc đổimới cơ chế chính sách của Nhà nước Sự phát triển của ngành thuỷ sản kéo theo
sự thay đổi về cơ chế chính sách và ngược lại sự thay đổi về cơ chế chính sách sẽtác động ngược lại đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản, mối quan hệ này rấtkhăng khít, cái nàylàm tiền đề phát triển của cái kia Sự tác động là hoàn toànmang tính hai chiều, bổ sung hỗ trợ nhau trong một thể thống nhất và sau mỗigiai đoạn thì sự phát triển lại được nâng lên một tần mới
Tuy có nhiều tác động tích cực nhưng một vấn đề luôn bao hàm hai mặt và
sự phát triển của ngành thuỷ sản cũng không tách rời khỏi quỹ đạo đó Phát triểnngành thuỷ sản sẽ tiềm ẩn, chứa đựng các nguy cơ huỷ hoại môi trường sinh thái
và sự cạn kiệt tài nguyên gần bờ do cách đánh bắt thủ công và việc đánh bắtkhông có quy hoạch gây ra
Đó có thể coi đây là những tác động khái quát của ngành thuỷ sản tới sựphát triển kinh tế xã hội đất nước
Trang 161.1.2 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian qua
1.1.2.1 Vai trò của xuất khẩu thủy sản
1.1.2.1.1 Phát huy lợi thế quốc gia
Xuất khẩu thuỷ sản tạo điều kiện cho nước ta phát huy được lợi thế so sánhcủa mình Với điều kiện tự nhiên, sông ngòi, khí hậu thuận lợi, với nguồn laođộng cần cù, có kinh nghiệm lao động, trong điều kiện kinh tế đất nước còn gặpnhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho công nghệ máy móc còn hạn chế, số laođộng lớn thì việc phát triển ngành thuỷ sản đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản chếbiến là hoàn toàn hợp lý, nó giúp chúng ta tận dụng được nguồn lực sẵn có mộtcách hiệu quả nhất, tiết kiệm nguồn lực tạo tiền đề phát triển các ngành lĩnh vựcđòi hỏi vốn đầu tư lớn
1.1.2.1.2 Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nước ta trong những năm qua luôn đứng ở vịtrí thứ 3 trong số các sản phẩm xuất khẩu, sau dầu thô và dệt may Với kim ngạchxuất khẩu năm 2012 là 6,134 tỷ USD, cao hơn không nhiều so với năm 2011(6,117 tỷ USD) nhưng xuất khẩu thuỷ sản vẫn đóng góp 5,3% trong giá trị xuấtkhẩu của cả nước
Xuất khẩu thuỷ sản mỗi năm đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước,
từ năm 2008 mỗi năm xuất khẩu thuỷ sản đem lại cho đất nước hơn 4 tỷ USDngoại tệ, góp phần tạo nguồn vốn cho nhập khẩu công nghệ, máy móc phục vụcho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trong hơn hai thập kỷ qua, xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trò động lực,đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến vàhậu cần nghề cá Mỗi năm xuất khẩu một lượng thuỷ sản lớn, năm 2012 giá trịxuất khẩu đạt 6,134 tỷ USD đem lại nguồn thu lớn phục vụ tái đầu tư công nghệ,máy móc cho các bộ phận trong quy trình sản xuất thuỷ sản
1.1.2.2 Ngành chế biến thủy sản cho xuất khẩu
Đây là ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Với một đất nước có lợi thế về sản xuất thuỷ sản với nguồn nguyên liệu đa dạng,phong phú và dồi dào thì chế biến thuỷ sản tạo ra những sản phẩm có giá trị giatăng đem lại nguồn thu cho ngân sách nhờ đó tạo tiền đề cho xuất khẩu, là cầunối giữa khu vực sản xuất(nuôi trồng, khai thác) với khu vực lưu thông (xuấtkhẩu thuỷ sản)
Công nghiệp chế biến thuỷ sản giúp sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu,giảm thất thoát sau khi thu hoạch, khắc phục hạn chế là các sản phẩm dễ hỏngsau khi đánh bắt, đồng thời chế biến làm tăng giá trị các sản phẩm, tăng cường
Trang 17sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Các sản phẩm chế biến khá đa dạng và phong phú nhờ nguồn nguyên liệu
đa dạng, phương thức chế biến cũng rất phong phú, có cả các sản phẩm từ truyềnthống đến hiện đại như sản phẩm tươi sống, khô, hun khói, muối, đông lạnh, đồhộp, sản phẩm ăn liền, nấu liền, dạng phi lê hoặc surimi
Công nghệ chế biến mặc dù đã được đổi mới nhưng vẫn còn lạc hậu so vớicác nước trong khu vực và trên thế giới Các sản phẩm chế biến phụ thuộc rấtnhiều vào nguồn nguyên liệu trong khi các nguyên liệu lại có chất lượng thấp docông nghệ bảo quản sau thu hoạch còn nhiều yếu kém
Do vậy muốn xuất khẩu thuỷ sản phát triển, trước hết cần phát triển ngànhcông nghiệp chế biến, đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực đảm bảophong phú đa dạng về chủng loại và chất lượng cho các sản phẩm được chế biến
1.1.2.3 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
1.1.2.3.1 Những thành công của xuất khẩu thủy sản
Tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn vào GDP cả nước
Xuất khẩu thuỷ sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản ViệtNam, xuất khẩu thuỷ sản đã góp phần xác định vị trí quan trọng của ngành thuỷsản đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷsản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu có những bước tiến rõ rệt trong nhiều năm qua, năm
1986 giá trị xuất khẩu là 0,102 tỷ USD, năm 1992 là 0,37 tỷ USD và tăng nên1,479 tỷ USD vào năm 2000, 5,033 tỷ USD năm 2010 và năm 2012 là 6,134 tỷUSD Trong suốt nhiều năm liền xuất khẩu thuỷ sản luôn là ngành then chốt vềgiá trị xuất khẩu của cả nước Như vậy hàng năm xuất khẩu thuỷ sản có đóng góplớn vào giá trị GDP của cả nước
Bảng 2: Giá trị xuất khẩu của thuỷ sản so với kim ngạch xuất khẩu cả nước
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: số liệu của Trung tâm tin học- Bộ thuỷ sản)
Xuất khẩu thuỷ sản đã có một tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độtăng trưởng của các ngành công nghiệp dịch vụ và xây dựng, năm có tỷ lệ tăng
Trang 18trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây là năm 2011 với tỷ lệ tăng so với năm trướcđạt 21,5% (cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP), tuy nhiên đang có xu hướng giảm
đi do gặp nhiều khó khăn như năm 2012 tỷ lệ tăng so với 2011 chỉ đạt 0,3%
Nhờ những cố gắng to lớn trong xuất khẩu mà thuỷ sản Việt Nam đã khẳngđịnh vị trí của mình trên thị trường thế giới từ vị trí không đáng kể năm 1992, từnăm 2001 đã vươn lên một trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới,với một số mặt hàng đứng đầu: tôm sú, cá tra
Trước tốc độ phát triển của xuất khẩu thuỷ sản, để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của thị trường nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nâng cấp cơ sở sản xuất,đổi mới công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận đươc với trình
độ công nghệ của khu vực và thế giới, đây có thể coi là một trong những thànhcông lớn nhất trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng củaxuất khẩu thuỷ sản
Cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi tích cực
Bảng 3: Cơ cấu nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính năm 2012
SẢN PHẨM Năm 2012 (triệu USD) So với năm 2011 (%)
(Nguồn: số liệu của Trung tâm tin học- Bộ thuỷ sản)
Việc đổi mới công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đa dạnghoá các mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổitích cực
Trang 19Bảng 4: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam
cá basa vào thị trường Mỹ và các loại cá khác tăng 21,1% về giá trị
Các mặt hàng khác như mực và bạch tuộc giá trị xuất khẩu chiếm 9,5%trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012, giảm 0,3% về giá trị so vớicùng kỳ Sản phẩm thuỷ sản như cua ghẹ,… chiếm 1,9% trong kim ngạch xuấtkhẩu, giảm 0,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước
Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu được nâng cao
Đổi mới công nghệ không chỉ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của ViệtNam đa dạng hoá các sản phẩm mà chất lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩucủa Việt Nam đã được nâng lên không ngừng và đang được các thị trường khótính chấp nhận Thị trường EU là nơi đặc biệt khắt khe về yêu cầu chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm đã chấp nhận hàng thuỷ sản Việt Nam, điều này đã chứngminh cho chất lượng các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, hiện nay Việt Nam đã có
171 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nằm trong danh sách loại 1 xuất khẩu vào thịtrường EU
Thị trường xuất khẩu được mở rộng
Trang 20Nhờ quá trình đổi mới công nghệ thiết bị, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm vànâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam đã được mởrộng hơn.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì vấn đề thị trườngđược các doanh nghiệp quan tâm hơn lúc nào hết, bằng nhữg biện pháp xúc tiếnthương mại, chủ động tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới thay vì thụ động ngồichờ khách hàng đã giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường mới, đồng thời duytrì và phát triển các thị trường truyền thống Đến nay sản phẩm thuỷ sản của ViệtNam đã có mặt tại gần 170 nước và vùng lãnh thổ
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo các thị trường
Đơn vị: triệu USD
Cơ cấu thị trường cũng có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp xuất khẩu khôngcòn quá lệ thuộc vào thị trường truyền thống như Nhật Bản, mà đã mở rộng racác thị trường và bắt đầu dành được thị phần trên các thị trường lớn, trong đó Mỹ
và Nhật Bản là hai thị trường lớn nhất nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Năm 2008, thị trường EU là thị trường lớn chiếm hơn 25% tổng kim ngạchxuất khẩu của ngành,dù đến năm 2011 có giảm tỷ trọng còn 22% nhưng vẫn làthị trường lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 2012 đã tụtxuống vị trí thứ 2 sau thị trường Châu Á với tỷ lệ 21% còn thị trường EU chỉchiếm 18,5% Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, nếuduy trì và phát triển được trên thị trường này sẽ giúp thuỷ sản Việt Nam có thịtrường lớn ổn định
Thị trường Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng thuỷ sản lớn của ViệtNam từ năm 2009-2011 với 16,8% thị phần năm 2009 và 19,3% năm 2011, dùđang có sự phát triển lớn vào năm 2011nhưng do tác động hết sức tiêu cực của
Trang 21các vụ kiện bán phá giá và các rào cản kỹ thuật do Mỹ đưa ra để bảo hộ chongành thuỷ sản trong nước họ nên giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ đãkhông có được sự phát triển mạnh trong năm 2012 khi chỉ chiếm 19,4% (hơnnăm 2011 0,1%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, lượng xuất vẫntiếp tục tăng mạnh, vì vậy mà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã không còn quá lệthuộc vào các thị trường truyền thống mà phát triển trên rất nhiều thị trường.Việc cơ cấu các thị trường xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực được thểhiên rõ nét qua cơ cấu các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2012:
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Nguồn: Vẽ theo số liệu của Trung tâm tin học-Bộ thuỷ sản
1.1.2.3.2 Những mặt hạn chế của xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Nhìn vào thực tế xuất khẩu thuỷ sản chúng ta có thể thấy được những thànhcông, những chuyển biến tích cực góp phần ổn định và phát triển kinh tế đấtnước Tuy nhiên bên cạnh đó xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiềuhạn chế, khó khăn nhất định, trong đó phải kể đến:
Đầu tiên đó là thiếu nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho hoạt độngchế biến Chế biến thuỷ sản cho xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyênliệu, chất lượng nguồn nguyên liệu có cao thì mới đảm bảo chất lượng sản phẩmchế biến đạt yêu cầu xuất khẩu
Việc nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đang phát triển một cách tự phát, không
có quy hoạch, thiếu đồng bộ trong công nghệ nuôi trồng Các vấn đề thuỷ lợi,giống, thức ăn, phòng chữa bệnh chưa được chú trọng, việc kiểm soát tiêu chuẩn
Trang 22an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều thiếu sót do đó mà nguyên liệu đàu vào chochế biến không tốt, có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép và ảnh hưởngđến hoạt động xuất khẩu Cuối tháng 8/2005, có 3 bang miền Nam nước Mỹ(Louisiana, Misissipi, Alabama) đã áp đặt lệnh cấm bán cá ba sa và thuỷ sản ViệtNam trong phạm vi các bang do phát hiện có dư lượng kháng sinhFluoroquinolones trong các sản phẩm thuỷ sản Mặc dù chỉ phát hiện có dư lượngkháng sinh trong 2 mẫu trong hàng trăm mẫu thử nhưng đó là lý do để họ đưa racác rào cản đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đó có thể thấy đượctầm quan trọng của chất lượng nguyên liệu chế biến thuỷ sản.
Chủng loại thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu làtôm, mực đông lạnh, cá tra và cá ba sa dưới dạng thô, mới chỉ mới qua sơ chế vìvậy mà giá trị xuất khẩu thấp, tính cạnh tranh của các sản phẩm không cao, việcxuất khẩu cá sản phẩm cao cấp có phần chưa được chú trọng
Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến, và bảo quản tuy co đượccải tiến nhưng vẫn ở trình độ thấp so với các nước cùng xuất khẩu khác như TháiLan, Inđônêxia,Trung Quốc… Cùng với đó trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệpcòn nhiều hạn chế cả về kiến thức và kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trườngquốc tế đã làm giảm lợi thế so sánh của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Khả năng phát triển thị trường cho xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều yếukém Công tác dự báo nhu cầu, nghiên cứu kỹ đăc điểm, nhu cầu, truyền thốngvăn hoá, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường còn bị bỏ ngỏ làm hạnchế tốc độ mở rộng thị trường Bên cạnh đó kinh nghiệm trong việc giải quyếtcác vụ kiện và tranh chấp thương mại cũng còn nhiều hạn chế Vấn đề thị trườngvẫn là vấn đề khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản nước ta, làm sao để không bị mấtthị phần và phát triển mở rộng đó là bài toán lớn đặt ra với các doanh nghiệp nóiriêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung Do khó khăn xuất khẩu vào thị trường
Mỹ mà năm 2012 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra, năm
2012 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chỉ tăng 0,3% so với năm 2011
Việc xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu là một điểm yếu lớn củathuỷ sản Việt Nam Đây là một vấn đề mang tính chiến lược và cần được đầu tưlâu dài nhưng các doanh nghiệp lại chưa có kế hoạch và chương trình xúc tiếnthương mại trên thị trường nước ngoài Và việc mất thương hiệu là điều rất dễxảy ra (điển hình là nước mắn Phú Quốc) Các doanh nghiệp còn ít tham gia vàocác hội chợ triển lãm để chủ động tìm kiếm khách hàng do đó nhiều khi để mấthợp đồng xuất khẩu vào tay các đối thủ cạnh tranh Điều này cần được nhanhchóng khắc phục để khẳng định thương hiệu thuỷ sản Việt Nam và phát triển mở
Trang 23rộng thị trường.
1.1.2.4 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam 1.1.2.4.1 Những cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Giá trị nhập khẩu trên thế giới có xu hướng tăng
Theo báo cáo của FAO, giá trị xuất khẩu của các thị trường trên thế giới lớn
và có xu hướng tăng, thời kỳ 2008- 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm
là trên 10%/ năm Theo dự báo của FAO thì nhu cầu thuỷ sản của các thị trườngnhập khẩu thuỷ sản trên thế giới tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, sau cơn lốctài chính những năm vừa qua và những biến động chính trị lớn trên thế, nền kinh
tế thế giới đang có xu hướng dần ổn định trở lại và thị trường thuỷ sản thế giớicũng nằm trong xu thế chung đó
Các thị trường tiêu thụ thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam như: Nhật Bản, Mỹ,Trung Quốc, EU… đang có nhu cầu cao và đa dạng về các mặt hàng thuỷ sản màViệt Nam có khả năng nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu với khốilượng lớn như: Tôm, cá,…do lượng người tiêu thụ lớn và sở thích đa dạng
Bên cạnh đó thuỷ sản được coi là nhóm ngành cơ bản, nhu cầu sẽ tăng khithu nhập tăng, đặc biệt là các mặt hàng cao cấp, do đó thị trường thuỷ sản luôn có
xu hướng mở rộng
Giá các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới đặc biệt là các mặt hàng cao cấp có
xu thế tăng do cung vẫn chưa thoả mãn được cầu và do giá thành sản xuất, chếbiến cũng đang tăng
Để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam đang củng
cố lại công nghệ chế biến, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn HACCP,qua đó sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ,Nhật Bản
Các sản phẩm của Việt Nam trong những năm qua đã và đang dần có đượcchỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Nhật Bản vàcác thị trường EU, Mỹ đó cũng là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trongcuộc cạnh tranh khốc liệt để dành lấy thị trường xuất khẩu
Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên được coi là phong phú củanước ta, cùng với lợi thế về nguồn lao động có chi phí thấp sẽ là những thuận lợicho việc cạnh tranh về giá khi xuất khẩu thuỷ sản
Lợi thế cạnh tranh khi gia nhập WTO và các khối liên kết kinh tế
Các hiệp định thương mại, các ký kết đàm phán song phương và đa phươngtạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu Điều này được khẳng định bằng hiệp địnhthương mại Việt - Mỹ, sau khi hiệp định được ký kết hàng hoá của Việt Nam đã
Trang 24có cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ, trong đó xuất khẩu thuỷ sản có bước pháttriển nhảy vọt Năm 1997 sản lượng thuỷ sản được xuất khẩu vào thị trường Mỹ
là 6098 tấn với giá trị là 39,242 triệu USD, đến năm 2004 sản lượng xuất khẩuvào Mỹ đã tăng lên 91380,69 tấn với giá trị là 602,969 triệu USD và đến năm
- Gia nhập WTO và tham gia vào AFTA ngành thuỷ sản, đặc biệt là cácdoanh nghiệp sản xuất và chế biến sẽ có cơ hội tiếp cận với tiến bộ khoa họccông nghệ trên thế giới và áp dụng phù hợp với điều kiện doanh nghiệp mình,qua đó đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu kĩthuật khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới
- Cùng với đó các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ có cơ hộihọc tập những kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp trên thếgiới, hiểu rõ hơn về các thị trường nhập khẩu thủy sản, điều kiện luật pháp, cácnền văn hóa của các nước từ đó phát triển một cách sáng tạo phù hợp để pháttriển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
- Mặt khác, các thông tin về thị trường được cập nhật nhanh chóng sẽ giúpcác doanh nghiệp dự báo trước sự phát triển của thị trường thủy sản thế giới, từ
đó có những chính sách phát triển hợp lý
- Qua việc liên kết kinh tế, hợp tác sản xuất kinh doanh, người lao động vàcác doanh nghiệp sẽ có cơ hội cọ sát nâng cao trình độ tay nghề, tạo ra các sảnphẩm có sức cạnh tranh trên thị trường
- Bên cạnh những thuận lợi về cơ bản, những cơ hội trải ra trước mắt còn
có những khó khăn và thách thức đặt ra đối với xuất khẩu thủy sản, đòi hỏi chúng
ta phải vượt qua để tăng trưởng cả về lượng và chất
1.1.2.4.2 Những thách thức với xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Sự cạnh tranh gay gắt
Thách thức lớn nhất phải nhắc đến là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sảntrở nên quyết liệt hơn trong khi nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật Bản,
Trang 25Mỹ, EU có sự thay đổi không lớn thì số nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăngnhanh, với hơn 130 nước được phép xuất khẩu vào thị trường EU, Nhật, Mỹ Cácsản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh tranh gaygắt từ các sản phẩm cùng loại của các cường quốc về xuất khẩu thủy sản nhưThái Lan, Indonexia, Trung Quốc, Mỹ, Nhật và các nước EU, đó là những nước
có kĩ thuật nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản rất hiện đại
Chất lượng và mẫu mã sản phẩm không đa dạng
Cạnh tranh là vô cùng gay gắt nhưng hiện tại các mặt hàng xuất khẩu củanước ta còn chưa phong phú, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhưngcác sản phẩm chủ yếu là sơ chế, các sản phẩm tinh chế đạt mức thấp, việc tăng tỷtrọng các sản phẩm chế biến sâu sang các thị trường là bài toán khó đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam Trong điều kiện công nghệ máy móc còn lạc hậu, việcđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không thể giải quyết và đem lại hiệu quả trongthời gian ngắn, các điều kiện sản xuất còn quá phụ thuộc vào tự nhiên đang làthách thức to lớn đặt ra cho xuất khẩu thủy sản
Nguồn nguyên liệu không ổn định, lại thường xuyên bị dịch bệnh, dư lượngkháng sinh trong các sản phẩm ở mức cao không đạt tiêu chuẩn cho phép của cácnước có yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao như Mỹ, Nhật, EU
Các rào cản thương mại
Thị trường thủy sản thế giới chịu sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ cácnước thông qua các rào cản về thuế quan, phi thuế quan, các rào cản về kĩ thuật,tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Việc tuân thủ các quy định của các nướcnhập khẩu lớn và có quy đinh chặt chẽ để vượt qua các rào cản về thương mạithâm nhập vào các thị trường, đó là một thách thức to lớn, một yếu tố quyết định
sự thành bại trong hoạt động xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam thường tập trung vào một số nước nhưNhật, Mỹ, EU đây sẽ là bất lợi cho ngành thủy sản khi những thị trường lớn nàygặp vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội hoặc ngay những lỗi lầm do chính chúng
ta gây ra sẽ làm cho việc xuất khẩu thủy sản gặp phải những khó khăn
Thách thức khi gia nhập WTO và tham gia các khối liên kết kinh tế
Tham gia vào thị trường thủy sản thế giới khi thực hiện AFTA và gia nhậpWTO, Việt Nam với trình độ nguồn nhân lực và trình độ quản lý không cao, khảnăng ứng xử trước những biến động của thị trường còn kém sẽ dẫn đến chấtlượng sẩn xuất và dịch vụ không cao, chi phí cao Thực hiện AFTA và gia nhậpWTO với một trình độ kĩ thuật, trình quản lý doanh nghiệp thấp hơn so với cácnước trong khu vực và trên thế giới sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm
Trang 26bị hạn chế.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh trên thị trường khu vực và thếgiới trong điều kiện môi trường kinh doanh không thuận lợi, các cơ chế chínhsách luôn thay đổi, chưa thể đi trước hoặc theo kịp sự phát triển của thị trường,chủ yếu các quy định đưa ra thường chạy theo sau, thiếu đồng bộ, đôi lúc không
rõ ràng khiến cho các cơ quan chấp hành và các doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn khi thực hiện
Các doanh nghiệp vẫn còn rất thụ động với chính sách phát triển củangành, chậm đổi mới công nghệ, thiếu thông tin thị trường nên việc tận dụng cơhội kinh doanh là không lớn
Đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn làm thế nào để có thể pháthuy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua các thánh thức đểđưa xuất khẩu thủy sản Việt Nam lên một tầm cao mới là một vấn đề rất quantrọng cần được Nhà nước và các doanh nghiệp cùng kết hợp giải quyết, đi đếnthành công
1.2 Tổng quan về Nhà máy chế biến thủy sản F42
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy chế biến thủy sản F42
Nhà máy chế biến thuỷ sản F42 nguyên là Nhà máy đông lạnh F42 đượcthành lập từ năm 1986 thuộc Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng.Nhà máy là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toánbáo sổ Qua nhiều năm hoạt động, Nhà máy đã xuống cấp Đến tháng 10/2001nhà máy được cải tạo , nâng cấp đến tháng 5/2002 đã khánh thành và đưa vào sửdụng với tên gọi Nhà máy chế biến thuỷ sản F42, Nhà máy được đánh giá là có
cơ sở vật chất đẹp và hợp lý ở khu vực phía Bắc
Theo Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 27/09/2005 của Uỷ ban nhândân thành phố Hải Phòng ‘‘ v/v sáp nhập Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩuHải Phòng, Công ty kinh doanh dịch vụ thuỷ sản Hải Phòng, Xí nghiệp dịch vụ
và nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn, Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Kiến Thuỵ, Xínghiệp nuôi trồng thuỷ sản Đình Vũ, Xí nghiệp dịch vụ và xây dựng thuỷ sản ĐồSơn vào Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng ’’, Nhà máy chế biếnthuỷ sản F42 là 1 trong 8 chi nhánh của Công ty
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty chế biến thuỷ sản xuấtkhẩu Hải Phòng ban hành theo Quyết định số 1857/2006 ngày 18/08/2006 của
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Nhà máy được thành lập theo Quyết định
số 651/QĐ-CBTS ngày 28/08/2006 của Hội đồng quản trị Công ty chế biến thuỷsản xuất khẩu Hải Phòng Nhà máy sản xuất các sản phẩm chủ yếu là tôm, mực
Trang 27đông lạnh Ngoài ra còn các sản phẩm khác như ghẹ mảnh đông lạnh, sứa ướpmuối và một xưởng chế biến nông sản , sản xuất lợn sữa , lợn choai siêu nạc xuấtkhẩu.
Ngày 29/08/2006 Hội đồng quản trị Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩuHải Phòng ban hành quy chế hoạt động số 667 QC/CBTS của Nhà máy chế biếnthuỷ sản F42 Hiện nay Nhà máy chế biến thuỷ sản F42 là đơn vị hạch toán phụthuộc theo hình thức báo sổ về Công ty và phải chịu trách nhiệm tới kết quả cuốicùng
Một số thông tin về hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác củaNhà máy F42:
Cơ sở vật chất
Dây chuyền cấp đông IQF : 01 chiếc, công suất 200 kg/mẻ
Tủ cấp đông gió : 02 chiếc, công suất 400 kg/mẻ/tủ
Tủ cấp đông tiếp xúc trực tiếp (tủ ben) : 03 chiếc, 3,5 tấn /mẻ
Hầm cấp đông : 02 chiếc (120 m3), 4 tấn / mẻ
Kho bảo quản lạnh : 7 kho lạnh (800 m3 : khoảng 300 tấn)
Dây chuyền sản xuất, chế biến thủy sản: 02 dây chuyền riêng biệt (Với hệthống máy móc, thiết bị phù hợp với chế biến các mặt hàng thủy sản) Diện tích :
350 m2/dây chuyền
Máy hút chân không : 02 chiếc
Máy dò kim loai : 01 chiếc
Hệ thống làm nước đá cây : 24 tấn / ngày
- Công nhân qua đào tạo: 200 người
- Công nhân chưa qua đào tạo : 4 người
Nguyên phụ liệu
Do địa bàn nằm sát biển và các vùng lân cận khác cho nên rất thuận lợi choviệc thu mua nguyên liệu từ biển và cũng như từ các nơi khác đến Mặt khác việcthu mua nguyên liệu với giá cả hợp lý, thanh toán nhanh gọn nên nguồn nguyên liệuphục vụ cho sản xuất tương đối đầy đủ Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
Trang 28phát triển của nhà máy trong vấn đề nguyên liệu và sự đa dạng của các mặt hàng.
Vệ sinh an toàn lao động
Căn cứ yêu cầu của chương trình Quản lý chất lượng theo HACCP, nhàmáy đã ban hành và áp dụng 10 qui phạm vên sinh bắt buộc cho các hoạt độngsản xuất liên quan đến chế biến thuỷ sản
Doanh nghiệp có 1 cán bộ phòng kỹ thuật làm công tác bảo hộ lao động và
Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải
Nhà máy sử dụng nguồn nước sinh hoạt của thành phố về chất lượng đạttiêu chuẩn 1329 BYT và 80/778 EEC
Nhà máy có bể chứa 200 m3 bên trong ốp gạch men trắng nguồn nước đượcchâm Chlorine tự động trước khi chảy vào bể (dư lượng 0.5 1ppm)Nước được bơm lên tháp, từ tháp dẫn vào phân xưởng Chế biến bằng ống
Trang 29* Giai đoạn I: Từ năm 1986 đến năm 2001 có những đặc điểm chính nổi bật sau:
- Nhà máy ra đời ngay sau khi nhà nước chuyển đổi quản lý điều hành nềnkinh tế quốc dân theo cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá tậpchung và thị trường bị chia cắt theo giới địa hành chính sang cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Thời kì này đất nước ta đang gặp nhiều cấm vận dovậy mà giao lưu với các nước bên ngoài còn gặp nhiều hạn chế, xuất nhập khẩugiá trị còn thấp
- Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của nhà nước tuy có nhiều thay đổinhưng lạm phát còn lớn, đồng tiền Việt Nam vẫn mất giá mạnh
- Nhà máy lúc bấy giờ là một trong những đơn vị đầu tiên được phép thửnghiệm theo cơ chế tự cân đối, tự trang trải và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với nhànước theo quyết định số 2311/QĐ - HĐBT và số 113/HĐBT của hội đồng bộtrưởng
- Cán bộ am hiểu nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế Nhà máy là một cơ
sở trực thuộc Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng
Như vậy có thể nói nhà máy ra đời trong một hoàn cảnh có nhiều khó khănnhưng cũng có những thuận lợi nhất định Khó khăn ở chỗ cơ chế này đã tạo chocông ty một tình huống : Ra đời với hai bàn tay trắng, nhưng đồng thời cũng mở
ra một thuận lợi mới, đó là sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
* Giai đoạn II: Là giai đoạn từ năm 2002 đến nay Sang giai đoạn này môitrường kinh tế của công ty đã có nhiều thay đổi, cụ thể là:
- Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơchế thị trường có sự điều tiết của nhà nước được một thời gian dài Vì vậy kinhdoanh xuất nhập khẩu thuỷ sản được mở rộng, tính cạnh tranh cao hơn
- Trong khi đó thị trường nước ngoài chuyển quyền quyết định từ tay ngườibán sang tay người mua, thị trường trong nước chuyển quyền quyết định từ tayngười mua sang tay người bán
- Nhà nước tăng cường điều tiết thông qua chính sách thuế nên sức cạnh tranhcủa hàng xuất khẩu thuỷ sản ViệtNam trên thị trường quốc tế được cải thiện
- Từ khi mở của biên giới phía Bắc, hàng thuỷ sản bị nhập lậu, trốn thuếqua biên giới cả trên biển và trên đất liền
Những nhân tố về môi trường bên ngoài đã tác động tới hoạt động của Nhàmáy, chính sách quản lý của nhà nước thay đổi cho phép mở rộng quyền kinhdoanh ngoại thương Các đơn vị địa phương được phép xuất khẩu trực tiếp, các
xí nghiệp dần dần độc lập hơn đối với công ty Nhà máy buộc phải tăng cườngbiện pháp thắt chặt để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu Một trong những chính
Trang 30sách hữu hiệu nhất là Nhà máy nhập máy móc thiết bị, trang bị dây chuyền côngnghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao Ngoài ra Nhà máytập trung vào việc tìm kiếm, mở rộng thị trường đồng thời củng cố và duy trì thịtrường truyền thống, chuyên môn hoá trong khâu xuất khẩu tỏ rõ lợi thế của mìnhtrong lĩnh vực này.
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy chế biến thủy sản F42
a) Chức năng:
Thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp đẩy mạnh xuất nhập khẩu thuỷ sảnphù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, kinhdoanh có lãi nhằm phát triển toàn ngành thuỷ sản
Thông qua xuất khẩu để thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu máy móc,thiết bị phụ tùng vật tư, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, nhằmtrang bị kĩ thuật công nghệ cho ngành thuỷ sản
Thông qua xuất khẩu thuỷ sản mà chúng ta có thể phát huy được lợi thế sosánh của nước ta Đồng thời có thể tạo được nhiều công ăn việc làm cho ngườidân lao động, nâng cao đời sống vật chất cho ngư dân miền biển
Ngoài ra Nhà máy cũng thực hiện nhập các mặt hàng tư liệu sản xuất, tưliệu tiêu dùng khác theo nhu cầu của thị trường trong nước
Đồng thời Nhà máy còn làm tăng thu ngân sách cho nhà nước thông quanộp thuế cho nhà nước ta và làm tròn các nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với
xã hội
b) Nhiệm vụ:
Nhà máy chế biến thủy sản F42 là một Nhà máy thuộc nhà nước được phépthực hiện chế độ tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanhcác ngành nghề :
- Địa chỉ tại Số 101 đường Ngô Quyền, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Có nguồn vốn kinh doanh
- Có nguồn vốn ngân sách cấp và tự bổ sung
- Ngành nghề kinh doanh là:
+ Khai thác, thu mua và chế biến hải sản
+ Xuất khẩu thuỷ sản
+ Cung ứng vật tư cho ngành thuỷ sản
- Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: Nhà hạch toán phụ thuộc theo hìnhthức báo sổ về Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng, hoạt động theođúng pháp luật
1.2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà máy chế biến thủy sản F42
Trang 31 Sơ đồ cơ cấu bộ máy sản xuất kinh doanh:
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Nhà máy chế biến thủy sản F42:
- Giám đốc Nhà máy
Giám đốc Nhà máy chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tổ chức, quản lý,lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao chodoanh nghiệp
- Phó giám đốc Nhà máy
Giúp Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sựphân công của Giám đốc; chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụđược phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động,chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý ban nội chính và phân xưởng cơđiện lạnh
- Ban nội chính
Có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển của Nhà máy;kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện công việc của toàn Nhà máy, chỉ đạohướng dẫn xử lý các vụ việc xảy ra trong Nhà máy được giám đốc giao
- Phân xưởng Cơ Điện Lạnh
Đảm bảo an toàn về điện cho toàn Nhà máy
Sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị trong phân xưởng
- Phân xưởng chế biến
Phân xưởng chế biến là đơn vị thuộc bộ phận sản xuất chế biến của công ty,
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
PX CHẾ BIẾNPHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ
Trang 32có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng thủy sản bằng các máy móc công nghệ hiệnđại Tổ chức sản xuất chế biến đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và trang thiết
bị Phối kết hợp với các đơn vị trong toàn Nhà máy để xử lý và khắc phục hậuquả khi có tai nạn hoặc hoả hoạn xảy ra, đồng thời trực tiếp tham gia vào quátrình điều tra tai nạn cùng với các cơ quan chức năng
1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thời gian gần đây
Trong năm 2013, công ty có sự thay đổi lớn về lãnh đạo điều hành, Giámđốc Nhà máy chuyển vào làm tại Bộ nông nghiệp, song dưới sự đoàn kết nhất trícao của Ban lãnh đạo công ty, tập thể cán bộ công nhân viên luôn ổn định tưtưởng, ổn định sản xuất và công tác, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạchsản xuất đã đề ra trong các năm
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2013 đã được ban lãnh đạo Nhàmáy thông qua như sau:
- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh : 3,607 triệu USD
- Tiền thực thu từ doanh thu : 3,024 triệu USD
- Tổng lợi nhuận trước thuế : 1,083 triệu USD
- Tổng lợi nhuận sau thuế : 0,812 triệu USD
- Nộp ngân sách Nhà Nước : 0,217 triệu USD
- Thu nhập bình quân đầu người/ tháng :; 4,25 triệu VNĐ
Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong các năm từ 2010- 2012
Trang 33Tổng giá trị SXKD Tr USD 7,210 2,110 2,989
Tiền thực thu từ doanh thu Tr USD 6,674 1,917 2,477Tổng lợi nhuận trước thuế Tr USD 2,136 0,728 0,834
Thu nhập bình quân đầu người/ tháng Tr VNĐ 4,37 3,70 4,05
(Nguồn: số liệu từ phòng kinh doanh của Nhà máy F42)
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh trên ta có thể thấy:
- Tổng giá trị sản lượng của Nhà máy năm 2011 chỉ đạt 2,11 triệu USD,kém5,1 triệu USD và tăng trưởng giảm 71% so với năm 2010,năm 2012 đạt 2,989triệu USD, tăng trưởng 42% so với năm 2011 Nguyên nhân của bất ổn định lớnnày là do những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế giới, đặc biệt là khủnghoảng kinh tế ở các nước phát triển đã tác động trực tiếp đến số lượng bạn hàngcủa Nhà máy
- Doanh thu cả năm 2011 đạt 1,976 triệu USD, tăng trưởng giảm 71,3% sovới năm 2010 Đến năm 2012, tình hình đã có nhiều khả quan khi tăng trưởng đạt21,3%,doanh thu đạt 2,511 triệu USD, hơn năm 2011 0,535 triệu USD
- Tiền thực thu từ doanh thu năm 2011 là 1,917 triệu USD, giảm 71,3% sovới cùng kì năm 2010 Tỷ trọng tiền về so với doanh thu là 97% Sở dĩ tiền thựcthu thấp hơn là do Nhà máy phải trừ đi các chi phí như tiền công tác phí, một sốhàng bán bị trả lại,… Trong tổng tiền về, tiền thực thu từ doanh thu ghi nhậntrong năm 2012 là 2,477 triệu USD, cho thấy tỷ trọng tiền về so với doanh thunăm 2012 là cao hơn so với năm trước đạt 98,6%
- Về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2011 của công ty đạt 0,728 triệuUSD, tăng trưởng giảm 65,9% so với năm 2010 Tỷ suất lợi nhuận trên tiền thựcthu từ doanh thu đạt 38% Năm 2012, lợi nhuận của Nhà máy đã tăng trưởng trởlại khi đạt 12,7%, lợi nhuận tăng 0,106 triệu USD so với năm 2011 đạt 0,834triệu USD
- Về nộp ngân sách, năm 2012 Công ty đã nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế đối vớiNhà Nước với tổng số đã nộp là 0,209 triệu USD, nhiều hơn năm 2011 là 0,027 triệuUSD
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 cũng được nâng cao so với năm
2011, đạt 4.050.000 đồng/ người/ tháng
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42
2.1 Đặc điểm mặt hàng thủy sản xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42
2.1.1 Đặc điểm mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Nhà máy
* Tôm đông lạnh: Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và là mặthàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao Chi phí thu mua và bảo quản của mặt hàngnày rất lớn, bình quân chi phí thu mua và chế biến để có được 1 tấn tôm xuấtkhẩu là 5500 USD
Giá trị kinh tế của các loại tôm rất khác nhau Giá trị thu được của một tấntôm xuất khẩu cỡ 8-12 (con/kg) sẽ lớn gấp 2 lần một tấn tôm xuất khẩu loại 25-
35 (con/kg) Đây cũng là một khó khăn cho ngành xuất khẩu tôm của ViệtNam vìphần lớn tôm đánh bắt được đều có kích cỡ trung bình hoặc nhỏ từ 50-70 đến100-125 (con/kg)
Về đặc điểm kỹ thuật : Tôm là loại thực phẩm tươi sống, do đó rất dễ bị hưhỏng nếu để quá lâu và chế biến, bảo quản không tốt Chính vì vậy, việc xuấtkhẩu tôm đòi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng để đảm bảo chất lượng, đảmbảo giá trị xuất khẩu của sản phẩm Việc chế biến và bảo quản phải tuân thủ theocác tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng sản phẩm Đặc biệt để sản phẩm tômđông lạnh có thể được tiêu thụ trên thị trường Hồng Kông Trung Quốc, Nhà máy
đã phải đầu tư một lượng vốn lớn để nâng cấp dây chuyền chế biến và hệ thốngbảo quản (kho lạnh), nhằm mục đích chế biến các sản phẩm tôm đông lạnh đápứng được hệ thống chỉ tiêu của thị trường này Hệ thống chỉ tiêu này được quiđịnh các xí nghiệp tại các nước xuất khẩu đều phải có điều kiện sản xuất và chếbiến nhất định
* Sản phẩm mực: Hiện nay tại Việt Nam có trên dưới 25 loại mực nhưngNhà máy chủ yếu tập trung chế biến xuất khẩu sản phẩm mực nang, mực ống.Đây cũng là những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩuthuỷ sản của Nhà máy Loại mực này có giá trị dinh dưỡng cao, không những lợicho phụ nữ mà đối với nam giới cũng có tác dụng tẩm bổ Mực có chứa nhiềuprotein, các vitamin B1, B2, PP, canxi, phospho, sắt,… Nhiều peptit mà nó chứatrong cơ thể có tác dụng chống độc, chống phóng xạ Những người thiếu máu,chóng mặt, tai ù, di tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa đều
có thể ăn được
Mực là động vật nhạy cảm với biến đổi của điều kiển thuỷ văn, thời tiết và
Trang 35ánh sáng nên di chuyển theo mùa, ngày và đêm, do đó khai thác mực có hai vụchính là Vụ Bắc ( tháng 12-4), vụ Nam (tháng 6-9) và được đánh bắt quanh đảoCát Bà và khu vực Bạch Long Vĩ Mực sau khi được chế biến và đóng thùngđược đưa ngay vào kho bảo quản thành phẩm đảm bảo nhiệt độ ≤ -18oC Giá bánmực hiện nay khoảng 150000- 250000 đồng/kg Vị thế của mặt hàng mực ngàycàng được khẳng định trong các mặt hàng xuất khẩu của Nhà máy
* Sản phẩm cá: Là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng kim ngạchxuất khẩu thủy sản của Nhà máy Nhà máy xuất khẩu chủ yếu cá vược, cá trắmnhưng Nhà máy chưa phát huy hết được thế mạnh của mặt hàng này Bên cạnh
đó, mặt hàng cá vược, cá trắm là những mặt hàng mới, tuy có giá trị xuất khẩucao nhưng chưa được biết đến nhiều như các loại cá khác như cá tra hay cá basa.Nuôi trồng các loại cá này không phải là dễ khi phải thực hiện cẩn thận các quytrình sản xuất giống, nuôi vỗ trong bể, thực hiện đúng kĩ thuật nuôi thương phẩm,
do đó chúng có giá trị xuất khẩu cao, giá bán từ 140000- 150000 đồng/kg Cácsản phẩm cá của Nhà máy được chế biến đông block nguyên con hoặc đông dời
và được bảo quản ở phòng lạnh duy trì nhiệt độ luôn luôn thấp dưới 4 độ C
2.1.2 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy
- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Nhà máy là một hoạt động diễn ratrên phạm vi lớn về không gian và thời gian, hoạt động này được thực hiện khôngchỉ giữa Nhà máy với quốc gia láng giềng như Trung Quốc mà còn diễn ra vớinhiều nước trên thế giới như Italia, Úc,… do đó hoạt động kinh doanh xuất khẩucủa Nhà máy có một thị trường rộng lớn và tạo ra nhiều tiềm năng khai thác.Hoạt động xuất khẩu của Nhà máy có thể diễn ra nhanh chóng trong vài giờnhưng trong nhiều thương vụ có thể kéo dài lâu hơn thậm chí kéo dài hàng năm
- Hoạt động xuất khẩu của Nhà máy chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tốthuộc môi trường vĩ mô như chế độ chính sách, luật pháp, kinh tế, văn hoá, đặcbiệt là chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu.Ngoài ra các yếu tố thuộc môi trường vi mô như tiềm năng tài chính, chiến lượckinh doanh của Nhà máy cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Dochịu sự chi phối của các nhân tố trên mà hoạt động xuất khẩu của Nhà máy mặc
dù đem lại lợi nhuận cao nhưng lại có tính rủi ro tương đối lớn
- Hoạt động xuất khẩu của Nhà máy xét về bản chất chính là hợp đồng muabán quốc tế được ký kết trên cơ sở tự nguyện giữa Nhà máy và đối tác, do đó mà
nó chịu sự điều chỉnh bởi nhiều hệ thống luật như luật quốc gia, luật quốc tế KhiNhà máy thực hiện hoạt động này đồng nghĩa với việc ký kết hoạt đồng mua bánquốc tế, khi đó Nhà máy sẽ chuyển giao chứng từ có liên quan đến hàng hoá