Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua phân tích, dự báo xu hướng biến động của thị trường Hoa Kỳ.
Trang 1Bộ công Thương
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua phân
tích, dự báo xu hướng biến động của thị trường Hoa Kỳ
Trang 2Mục lục
Chương 1: Một số phân tích và dự báo về thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ
1.1 Một số đặc điểm trong tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ
1.2.5 Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản Hoa Kỳ 19
1.3 Các vấn đề liên quan đến nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ
1.4 Dự báo thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ giai đoạn tới 30
Trang 3Chương 2: thương mại thuỷ sản Việt Nam – Hoa Kỳ và mối liên hệ với những biến động của thị trường thủy sản Hoa Kỳ thời kỳ 2002-2007
2.2 Cơ cấu mặt hàng – thị phần sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
2.3.1 Về lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hoa Kỳ
622.3.2 Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tới Hoa Kỳ 632.3.3 Về thị phần đối với từng dạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu 64
Chương 3: một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới thị
xuất khẩu của Việt Nam hiện đang có ưu thế, đồng thời tăng thị phần đối với một số mặt hàng có tiềm năng tiêu thụ trong tương lai tại thị trường Hoa Kỳ
68
Trang 43.1.3 Chuyển hướng cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu thời gian tới của Việt Nam trên cơ sở đón bắt thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của Hoa Kỳ cũng như phát triển thêm nhiều sản phẩm thủy sản mới, sản phẩm tăng giá trị gia tăng
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
3.2.1.1 Tăng cường công tác thông tin, tư vấn thông tin và dự báo tình hình thị trường để đón bắt kịp thời nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ hiện tại và thời gian tới
3.2.1.2 Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, quy mô lớn cho chế biến xuất khẩu
3.2.1.3 Thực hiện nghiêm túc vấn đề cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt chú trọng vấn đề truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu
3.2.1.4 Tiến tới xây dựng thương hiệu quốc gia cho một số sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
733.2.1.5 Hoàn thiện quy trình nuôi trồng, khai thác chế biến và xuất khẩu
sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ trên cơ sở cam kết về vấn đề trách nhiệm và gắn kết về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản nhằm kiểm soát hiệu quả đường đi của các sản phẩm thuỷ sản
cầu thị trường Hoa Kỳ trong từng thời kỳ
Trang 5B¶ng 1.2 Th−¬ng m¹i thuû s¶n cña Hoa Kú thêi kú 2002-2007 8
B¶ng 1.3 10 mÆt hµng thuû s¶n ®−îc tiªu thô nhiÒu nhÊt trªn thÞ tr−êng Hoa Kú n¨m 2007
B¶ng 1.4 XuÊt, nhËp khÈu thuû s¶n cña Hoa Kú thêi kú 2002-2007 11
B¶ng 1.5 Tû träng nhËp khÈu thuû s¶n so víi tæng nhËp khÈu cña Hoa Kú thêi kú 2002-2007
B¶ng 1.6 T×nh h×nh nguån cung vµ tiªu thô c¸c mÆt hµng thuû s¶n trªn thÕ giíi thêi kú 2005 – 2007
B¶ng 2.1 Th−¬ng m¹i ViÖt Nam - Hoa Kú thêi kú 2002-2007 35
B¶ng 2.2 Kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng ho¸ cña ViÖt Nam tíi Hoa Kú thêi kú 2002-2007
B¶ng 2.5 Gi¸ trÞ th−¬ng m¹i thuû s¶n cña Hoa Kú thêi kú 2002-2007 40
B¶ng 2.6 C¸c n−íc cung cÊp thuû s¶n lín nhÊt t¹i thÞ tr−êng Hoa Kú thêi kú 2002-2007
Trang 6Bảng 2.10 Tốc độ tăng l−ợng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam tới Hoa Kỳ thời kỳ 2003 – 2007
Bảng 2.18 Dạng sản phẩm cá ngừ nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2007 56
Bảng 2.19 L−ợng, kim ngạch cá ngừ đóng túi của Việt Nam xuất khẩu tới Hoa Kỳ thời kỳ 2002 - 2007
Bảng 2.20 Tỷ trọng xuất khẩu cá ngừ đóng túi so với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Hoa Kỳ
Bảng 2.21 Các quốc gia cung cấp cá ngừ lớn nhất cho Hoa Kỳ 58
Bảng 2.22 L−ợng, kim ngạch cá rô phi của Việt Nam xuất khẩu tới Hoa Kỳ thời kỳ 2002 - 2007
Trang 7Danh môc c¸c h×nh
H×nh 1.1 C¸c yÕu tè cÊu thµnh nªn gi¸ trÞ s¶n phÈm thuû s¶n 33
H×nh 2.1 C¬ cÊu hµng ho¸ xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Hoa Kú n¨m 2007 (tÝnh theo trÞ gi¸)
H×nh 2.2 C¬ cÊu hµng ho¸ xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Hoa Kú n¨m 2006 (tÝnh theo trÞ gi¸)
H×nh 2.3 Tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu thuû s¶n cña ViÖt Nam vµ
kim ng¹ch xuÊt khÈu thuû s¶n cña ViÖt Nam tíi Hoa Kú
Trang 8Danh mục các từ viết TắT
AD Antidumping Duty Law: Luật thuế chống bán phá giá ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
CITES:
Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - Công ước quốc tế về buôn bán các chủng loại động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
CVD Countervailing Duty Law: Luật thuế đối kháng
HACCP Hazad Analysis Critical Control Points: Hệ thống Điểm kiểm soát tới hạn và phân tích nguy hiểm
MMPA Marine Mammal Protection Act: Luật bảo vệ các loài động vật biển có vú
NFI National Fishery Institute: Viện nghiên cứu thủy sản quốc gia Mỹ NMFS National Marine and Fisheries Service: Cơ quan thủy, hải sản
quốc gia Mỹ
US DOC United State Department of Commerce - Bộ Thương mại Mỹ US FDA United State Food and Drug Administration: Cục quản lý thực
Trang 9Mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thuỷ sản xuất khẩu luôn là một trong 5 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam Song Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy được hết các thế mạnh vốn có của ngành thuỷ sản để tạo nên những bước đột phá về tăng kim ngạch xuất khẩu Trong khi, đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng GDP với tốc độ cao, là tiền đề để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân
Việc gia nhập WTO tạo cho Việt Nam những cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, tạo tiền đề nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Hơn thế, trước xu thế biến động phức tạp của thị trường thế giới, trong đó có thị trường thuỷ sản, việc gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cả ở quy mô nền kinh tế, ngành, sản phẩm và doanh nghiệp
Toàn cầu hoá và quá trình hội nhập kinh tế là một tất yếu không thể đảo ngược Tận dụng thời cơ và hạn chế những thua thiệt từ quá trình đó, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động như hiện nay để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu mà xuất khẩu thuỷ sản là một mũi nhọn, cần thiết phải có những phân tích sâu sát mang tính dự báo các xu hướng biến động của thị trường thế giới, trong đó có thị trường Hoa Kỳ, là một trong những thị trường xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn tới Trong đó đặc biệt chú trọng tới những thị trường lớn, tiềm năng, nhưng cũng là thị trường mà sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam gặp không ít cản trở và thua thiệt
Với ý nghĩa đó, đề tài: "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam qua phân tích, dự báo xu hướng biến động thị trường Hoa Kỳ" đã được chúng tôi chọn làm hướng nghiên cứu 2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan vấn đề này, như: - Thị trường xuất nhập khẩu thuỷ sản (Report on Fishery Market)/ Nguyễn
Văn Nam, NXB Thống kê, 2005 Sách gồm 4 phần trình bày các nội dung:
Trang 10Ngành công nghiệp và thị trường thuỷ sản thế giới; Tình hình phát triển thị trường thuỷ sản Việt Nam; Những chính sách phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; Đề xuất một số chính sách và giải pháp cho phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
- Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp/ Nguyễn Thị Ngân Loan/Luận văn Thạc sỹ kinh tế Luận văn tập trung làm
rõ các nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản; Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ từ năm 1994 đến nay; Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
- Ngành thủy sản với việc Việt Nam gia nhập WTO/ Bộ Thuỷ sản/ Trong
sách: Việt Nam sẵn sàng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Kỷ yếu diễn đàn Hà nội 3-4/6/2003, Hồ Chí Minh 6-7/ 6/2003, NXB KHXH, 2004 Bài phát biểu trình bày những nội dung sau: Thực trạng phát triển của ngành thuỷ sản thời gian qua, tác động của những yêu cầu và lộ trình cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành thuỷ sản Việt Nam; Những cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản hiện nay; Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam trong hội nhập; Kiến nghị với Chính phủ và với các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ ngành thuỷ sản thực hiện lộ trình hội nhập
- Khó khăn thách thức và phương hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ/ Lại Lâm Anh/ Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, 2005,
Số 10, tr 28-40 Bài viết nêu một số kếtquả đạt được trong xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và những khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ; Từ đó đề xuất phương hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới
- Một số ý kiến về tiếp cận thị trường Hoa Kỳ/ Tô Xuân Dân, Hoàng Xuân
Nghĩa, Phạm Xuân Sơn/ Trong sách Thương mại, đầu tư Việt Nam trong tiến trình hội WTO, 2004, tr 429-434 Bài viết đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam bao gồm các giải pháp về phía nhà nước và các giải pháp về phía doanh nghiệp
- Xuất khẩu sang Hoa Kỳ - Những điều cần biết Thương vụ Việt Nam tại
Hoa Kỳ, 2005 Sách là tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu
Trang 11hệ thống luật pháp phức tạp của Hoa Kỳ về thương mại và liên quan đến thương mại như: Luật Bồi thường thương mại, Luật thuế nhập khẩu và hải quan, Luật Bảo vệ người tiêu dùng , Một số tập quán và văn hoá kinh doanh ở nước này; Gợi ý một số biện pháp doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ
- Vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ/ Lê Việt Anh/
Tạp chí kinh tế Châu á - TBD, Số 15 Bài đánh giá tình hình hoạt động và những đóng góp của các tổ chức xúc tiến thương mại vào kết quả xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nói chung và nói riêng đối với thị trường Mỹ; Những hướng chính để đẩy mạnh xúc tiến thương mại nước ta trên thị trường này Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác, chủ yếu là các bài báo tập trung đề cập đến những rào cản thương mại mà các doanh nghiệp xuất khẩu, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Tuy nhiên, từ góc độ phân tích, dự báo các xu hướng biến động của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ đề xuất những giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản theo hướng chủ động và hiệu quả hơn trong bối cảnh hiện nay hầu như chưa có nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu làm rõ được nội
dung mà đề tài đề cập: (i) phân tích và đưa ra một số dự báo về xu hướng biến động của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ; (ii) đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam thời kỳ 2002-2007, phân tích sự ảnh hưởng của những biến động của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam;
(iii) trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian tới
Vì vậy, việc thực hiện đề tài sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trước những biến động của thị trường thuỷ sản thế giới và thị trường Hoa Kỳ Nếu hoạt động phân tích, dự báo xu hướng biến động của thị trường Hoa Kỳ được thực hiện tốt cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tới thị trường Hoa Kỳ một cách chủ động và đạt hiệu quả hơn trước bối cảnh thị trường thuỷ sản đang chứa đựng nhiều biến động phức tạp như hiện nay
Trang 123 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích và dự báo xu hướng biến động của thị trường Hoa Kỳ và những tác động ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
- Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (về cơ cấu sản phẩm, về thị phần) và làm rõ mối quan hệ giữa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với các yếu tố biến động của thị trường Hoa Kỳ
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới chủ động và có hiệu quả
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và những xu hướng biến động chính của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 2002-2007, những biến động của thị trường Hoa Kỳ những năm gần đây và xu hướng trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Tập hợp và nghiên cứu tài liệu, số liệu
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp - Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học
6 Đóng góp của đề tài
Đánh giá khái quát tình hình thương mại thuỷ sản Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2002 – 2007, trên cơ sở đó, với những phân tích và dự báo về thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ thời gian tới, đề xuất một số giải pháp có tính mới, tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương như sau:
Trang 13Chương 1
Một số phân tích và dự báo về thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ
1.1 Quy mô và đặc điểm thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ
1.1.1 Quy mô thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2007 đạt 2.345,983 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hoá 1.967,853 tỷ USD và dịch vụ 378,130 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2007 là 6,14 %
Là thị trường tiêu dùng khổng lồ, thời gian tới, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam
Bảng 1.1: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ thời kỳ 2002-2007
ĐVT: Tỷ USD
Năm Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Kim ngạch NK hàng hoá
Kim ngạch NK dịch vụ
(Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ)
Đối với nhóm hàng thủy sản, Hoa Kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới và có mức tăng trưởng đều đặn trong nhiều năm qua Năm 2002, Hoa Kỳ nhập khẩu 10,21 tỷ USD mặt hàng thuỷ sản, năm 2007 mức nhập khẩu thuỷ sản đạt 14,27 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ bình quân thời kỳ 2002-2007 là 12,097%/năm
Với xu hướng tăng trưởng mức tiêu thụ thuỷ sản ổn định qua các năm (thể hiện qua kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ) cho thấy đây vẫn là một thị
Trang 14trường nhập khẩu thuỷ sản có sức hút rất lớn đối với các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản cả về dung lượng thị trường, cả về tính ổn định trong tăng trưởng mức nhập khẩu Thêm vào đó, thâm hụt về thương mại thuỷ sản luôn ở mức rất lớn (xem bảng 2) và tốc độ tăng trưởng về thâm hụt có cùng xu hướng với tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ
Bảng 1.2: Thương mại thuỷ sản của Hoa Kỳ thời kỳ 2002-2007
ĐVT: Triệu USD
Năm Kim ngạch XK thuỷ sản
Kim ngạch NK thủy sản
Thâm hụt ngoại thương thuỷ sản
Tổng kim ngạch XNK thuỷ sản
(Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Đặc điểm này làm tăng tính hấp dẫn của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ hiện tại và thời gian tới
1.1.2 Đặc điểm thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ
Có thể khái quát thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ với một số đặc điểm sau, và đó được xem như là những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản tại thị trường Hoa Kỳ
Thứ nhất, Hoa Kỳ được biết đến là một cường quốc thế giới về khai thác,
nuôi trồng và chế biến các sản phẩm thuỷ sản Xu thế chung của tổng sản lượng thuỷ sản của Hoa Kỳ hiện nay là giảm dần số lượng khai thác và tăng dần số lượng nuôi trồng nguyên nhân do chính phủ nước này thực thi chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản lâu dài Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của Hoa Kỳ có đặc điểm là mang đậm tính chất thương mại Cụ thể:
+ Khai thác thuỷ sản: Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới gồm cả cá đáy, cá nổi, giáp xác, nhuyễn thể trong đó có nhiều loại có giá trị thương mại rất cao như tôm he, tôm hùm, cua, cá hồi, cá ngừ, Theo đánh giá của Hoa Kỳ, với điều kiện tự nhiên
Trang 15như vậy cho phép khả năng khai thác hàng năm đạt 6 - 7 triệu tấn hải sản nhưng để bảo vệ và duy trì nguồn lợi này người ta chỉ hạn chế mức khai thác từ 4,5 - 5 triệu tấn/năm Đó là lý do tại sao sản lượng khai thác của Hoa Kỳ đang có xu hướng ngày càng giảm dần
Vì khai thác hải sản của Hoa Kỳ mang tính thương mại rất cao nên cơ cấu sản lượng được phân định rõ ràng và khá đầy đủ cả về khối lượng và giá trị Đối tượng khai thác chủ yếu có giá trị cao nhất của nghề khai thác thuỷ sản Hoa Kỳ là: tôm he, tôm hùm,cua, cá ngừ, cá hồi Và đây cũng là 5 mặt hàng có nhu cầu cao nhất ở thị trường này Do cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa nên đây cũng là 5 nhóm mặt hàng chủ yếu phải nhập khẩu Yếu tố này cũng là một đặc điểm đáng quan tâm đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ
+ Nuôi trồng thuỷ sản: Về sản lượng tuy không thể so sánh với Trung Quốc, ấn Độ nhưng Hoa Kỳ vẫn là nước nằm trong danh sách các nước nuôi trồng thuỷ sản lớn trên thế giới và hiện là nước dẫn đầu ở khu vực Tây bán cầu Đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản của Hoa Kỳ cũng mang tính chất thương mại nên chỉ tập trung chủ yếu vào những loài quý, hoặc có nhu cầu cao, hoặc có lãi Ví dụ: cá nheo chiếm 50% sản lượng nuôi trồng, cá hồi 12%, tôm nước ngọt 7%
+ Chế biến thuỷ sản: Hoa Kỳ có khoảng 2000 công ty kinh doanh và chế biến thủy sản; 1000 hãng chuyên nhập khẩu và 1300 nhà máy chế biến thuỷ sản trang bị máy móc hiện đại, đóng góp gần 25 tỷ USD trong tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ Công nghiệp chế biến thuỷ sản khổng lồ của Hoa Kỳ được phân bố ở khắp các bang, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở các bang thuộc miền Đông và các thành phố lớn ở bờ Tây Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm được chế biến ngay trên biển (các tàu lớn kéo cá tuyết, tàu mẹ chế biến cá hồi, cá ngừ, cá trích )
Thứ hai, Hoa Kỳ là thị trường thuỷ sản lớn nhất hiện nay ở cả giá trị kim
ngạch xuất và nhập khẩu thuỷ sản Tính đến thời điểm năm 2007, ngoại thương thủy sản của Hoa Kỳ gần đạt ngưỡng 20 tỷ USD với một số đặc điểm sau:
- Cả nhập khẩu và xuất khẩu thuỷ sản đều đạt giá trị kim ngạch cao - Thâm hụt ngoại thương thuỷ sản có xu hướng ngày càng tăng
Trang 16+ Xuất khẩu thuỷ sản: Hoa Kỳ là nước xuất khẩu thuỷ sản với giá trị kim ngạch lớn trên thế giới Tính đến năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ đã đạt hơn 5,1 tỷ USD Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính của Hoa Kỳ là cá hồi, cua, trứng cá và surimi Bốn loại này chiếm 60% về giá trị và 50% về khối lượng hải sản xuất khẩu; thị trường xuất khẩu chính là châu á (chiếm 53%), khu vực Bắc Hoa Kỳ (chiếm 26%), châu âu (chiếm 16%)
+ Nhập khẩu thuỷ sản: Hoa Kỳ hiện là thị trường đứng thứ hai về nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới (sau EU), chiếm 16,5% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới Thị trường Hoa Kỳ nhập hơn 100 mặt hàng thủy sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp cấp nhất với các loại giá cả khác nhau
Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao nhất là tôm tươi và đông lạnh, cá hồi tươi/đông lạnh và fillê, cua, cá nước ngọt và cá ngừ Trong đó, nhóm các mặt hàng được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường Hoa Kỳ gần như không thay đổi, dẫn đầu luôn là mặt hàng tôm, cá ngừ đóng hộp và cá hồi
Bảng 1.3: 10 mặt hàng thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Hoa Kỳ năm 2007
Tiêu thụ bình quân năm 2007 (pao/người/năm)
Tiêu thụ bình quân năm 2006 (pao/người/năm)
% Thay đổi 2007/2006
làm thực phẩm
Trang 17Bảng 1.4: Xuất, nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ thời kỳ 2002-2007
làm thực phẩm Năm
(Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ)
Năm 2002, Hoa Kỳ nhập khẩu 10,1 tỷ USD thủy sản dùng làm thực phẩm và 9,6 tỷ USD thuỷ sản không dùng làm thực phẩm Đến nay, năm 2007 mức nhập khẩu thủy sản không dùng làm thực phẩm của Hoa Kỳ đạt mức 15,1 tỷ USD cao hơn 1,4 tỷ USD so với kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản dùng làm thực phẩm Đây được xem như là một yếu tố mới, đáng chú ý về xu hướng chuyển dịch nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ hiện nay và thời gian tới
Thị trường nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu từ các nước Đông Nam á, Đông á, Canada và một số quốc gia Mỹ Latinh (gồm Mêhicô, Chilê, Ecuado) Trong đó, nhập khẩu thuỷ sản của Canada và Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là Trung Quốc và Mêhicô
Thứ ba, thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ là một thị trường "mở", có quan hệ
buôn bán thuỷ sản với hơn 130 quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, sự cạnh tranh là rất khốc liệt, theo đó cơ hội và thách thức luôn chia đều cho tất cả mọi đối tượng tham gia vào thị trường này
Thứ tư, hệ thống phân phối hàng thuỷ sản tại thị trường Hoa Kỳ chủ yếu
được thực hiện bởi 2 kênh: kênh bán sỉ và kênh bán lẻ
+ Kênh bán lẻ: Chiếm đến trên 50% giá trị tiêu thụ tại thị trường này, chủ
yếu tập trung vào các hình thức: bán hàng qua hệ thống siêu thị (chiếm khoảng
Trang 1840% mức thuỷ sản tiêu thụ); bán trực tiếp cho các nhà hàng, nhà ăn công cộng và phục vụ ăn nhanh (chiếm khoảng 60%) và hình thức này đang có xu hướng ngày càng tăng với thói quen tiện dụng của người Hoa Kỳ
+ Kênh bán sỉ: Được thực hiện bởi các công ty kinh doanh thuỷ sản hàng đầu của Hoa Kỳ với hệ thống bán sỉ khổng lồ cung cấp cho trên 1000 xí nghiệp chế biến thủy sản và hệ thống siêu thị của Hoa Kỳ
Thứ năm, một đặc điểm mang đậm đặc trưng Hoa Kỳ khác với các thị
trường thuỷ sản khác trên thế giới đó là chính phủ Hoa Kỳ thường gắn ngoại thương nói chung, ngoại thương thuỷ sản nói riêng với các vấn đề khác ngoài kinh tế Điều này thể hiện rõ trong hàng loạt vụ kiện bởi nước nhập khẩu Hoa Kỳ với hàng nhập khẩu của các nước khác khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Công cụ chủ yếu được áp dụng ở đây là Luật chống bán phá giá cùng với một số rào cản thương mại khác
1.1.3 Quan điểm của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ
Hoa Kỳ chủ trương sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà nước khác không có khả năng sản xuất và tập trung phát triển những ngành sử dụng công nghệ cao và mang lại lợi nhuận lớn nhất Do đó, về nhập khẩu, Hoa Kỳ khuyến khích nhập khẩu các hàng hoá rẻ tiền sử dụng nhiều sức lao động, nhằm hạ giá thành hàng tiêu dùng, đáp ứng phần lớn nhu cầu người nghèo và tầng lớp trung lưu, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát
Nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng mối quan tâm chủ yếu của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời gian giao hàng và khối lượng lớn Nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ các cam kết đã được thoả thuận trong Hợp đồng, đặc biệt với điều khoản không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác Việc lén qua mặt các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ là một sai lầm nghiêm trọng đối với các nhà xuất khẩu nếu còn muốn tiếp tục xuất khẩu tới thị trường này
Một điểm quan trọng khác là các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ bao giờ cũng nghiên cứu để chọn ra những nước có khả năng cung ứng tốt nhất và rẻ nhất những mặt hàng mà họ có nhu cầu nhập trước khi tìm hiểu để chọn ra các đối tác cung ứng cụ thể ở những nước đó Ngược lại, nếu các doanh nghiệp thực sự quan tâm, chính họ sẽ là những người cung cấp và hướng dẫn những thông tin mà các
Trang 19doanh nghiệp Việt Nam còn đang mò mẫm về thị trường này như nhu cầu, thị hiếu, tiêu chuẩn kỹ thuật, cách bao gói và ghi nhãn hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, luật pháp liên quan,…
Theo đó, cách tốt nhất nhà xuất khẩu nên tham gia vào một hệ thống phân phối sẵn có tại Hoa Kỳ và chấp nhận theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như thương mại mang tính toàn cầu mà họ đề ra Ngoài ra, nhà xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ cũng cần phải xác định rõ phân đoạn thị trường mình sẽ thâm nhập và theo cách này, lời khuyên cho các nhà nhập khẩu đó là nên lợi dụng cộng đồng dân tộc di cư từ nước xuất khẩu như là một kênh tiêu thụ và quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp và coi đó như là một cách để tiếp cận và thâm nhập thành công thị trường Hoa Kỳ
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thủy sản Hoa Kỳ
1.2.1 Nền kinh tế Hoa Kỳ
Hoạt động xuất khẩu thủy sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi mắt xích từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến, do vậy, chịu sự ảnh hưởng tương đối nhạy cảm với mọi biến động của thị trường thế giới Từ diễn biến giá dầu thô trên thị trường dầu mỏ thế giới, khủng bố và nội chiến ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đều có thể tạo nên những tác động đến mức tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của Hoa Kỳ cũng như thị trường thủy sản thế giới
Trong điều kiện thu nhập được cải thiện và có xu hướng tăng lên sẽ kéo theo khoản chi tiêu mà người tiêu dùng Hoa Kỳ dành cho hàng thực phẩm, trong đó có nhóm mặt hàng thuỷ sản sẽ tăng đáng kể Theo nghiên cứu của Hiệp hội các nhà hàng quốc gia Hoa Kỳ (NRA) cho thấy, người tiêu dùng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dành một phần lớn khoản chi tiêu cho thực phẩm, cho việc ăn ở ngoài, đặc biệt là đối với các hộ gia đình có thu nhập cao Năm 1955, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 25% ngân sách cho thực phẩm cho việc ăn ở ngoài thì đến năm 2006, con số này đã lên đến 47,5% Đây là điều kiện để tạo ra những cú hích về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nói chung cũng như các sản phẩm thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ
Tuy nhiên, năm 2007 với những khó khăn của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như kinh tế toàn cầu đã có những tác động đáng kể đến thị trường thuỷ sản Hoa
Trang 20Kỳ trong năm này và dự báo còn ảnh hưởng trong thời gian tới Cụ thể, hướng tác động sẽ là:
- Đồng đôla yếu sẽ làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu nói chung, trong đó có mặt hàng thuỷ sản
- Giá dầu thô tiếp tục tăng cao sẽ làm tăng chi phí phân phối
- Thị trường nhà ở và xây dựng nhà ở giảm đã ảnh hưởng đến nhiều ngành khác - Mức chi tiêu giảm tác động trực tiếp nhất tới bữa ăn hàng ngày của người dân Hoa Kỳ Theo đó, doanh thu của các nhà hàng phục vụ ăn uống tại Hoa Kỳ cũng giảm
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước này
Bảng1.5: Tỷ trọng nhập khẩu thuỷ sản so với tổng nhập khẩu
của Hoa Kỳ thời kỳ 2002-2007
thủy sản (triệu USD)
Tổng nhập khẩu hàng hoá (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ)
Do vậy, trong điều kiện ngắn hạn khi những điều kiện khác là không thay đổi thì những biến động về kinh tế Hoa Kỳ không có sự tác động rõ rệt một cách trực tiếp đối với mức tiêu thụ thuỷ sản ở nước này Có chăng chỉ là sự thay đổi về lựa chọn mặt hàng được ưa chuộng, theo đó các mặt hàng có giá rẻ hơn, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ được tiêu thụ nhiều hơn thay vì các mặt hàng cao cấp có giá trị cao và giá đắt hơn Chẳng hạn: Đối với nhóm sản phẩm cá, cũng là cá thịt trắng nhưng thay vì cá hồi, mặt hàng cá da trơn, đặc biệt cá rô phi được ưa chuộng hơn, và ngay trong sản phẩm cá rô phi, sản phẩm cá rô phi nguyên con được tiêu thụ nhiều hơn so với trước đây; đối với sản phẩm tôm, tôm cỡ nhỏ được ưa chuộng hơn tôm cỡ lớn, tôm sú được chuyển sang tôm thẻ vì giá thấp hơn…
Trang 211.2.2 Nguồn cung ứng các sản phẩm thuỷ sản trên thị trường
Trên thực tế, nguồn cung cấp các sản phẩm thủy sản chủ yếu do khai thác trực tiếp từ nguồn tự nhiên biển hoặc do nuôi trồng dựa trên các điều kiện tự nhiên sẵn có như sông, ngòi, ao hồ Với nhiều biến động về môi trường như hiệu ứng nhà kính, băng tan ở Bắc cực, thiên tai (bão lụt, hạn hán, cháy rừng, ) môi trường tự nhiên đang dần bị mất cân bằng và có nhiều thay đổi bất thường, đặc biệt môi trường biển Kéo theo đó, các nguồn lợi thiên nhiên cũng bị tác động với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp nhất Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt dần và độ ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí ngày càng tăng cao vượt quá mức cho phép, các sản phẩm thủy hải sản biển có mức độ ô nhiễm một số độc tố như chì, thuỷ ngân vượt mức cho phép,
Khi những vấn đề thuộc về môi trường trở nên bất ổn và khó kiểm soát thì nguồn cung cấp thuỷ sản của nhiều vùng, lãnh thổ quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng và nguy cơ khan hiếm trên diện rộng đối với một, một số hoặc nhiều nhóm loài hải sản có nguồn gốc tự nhiên là hiện thực Một thực tế đặt ra là nếu nguồn cung cấp các sản phẩm thuỷ sản trên thị trường quá phụ thuộc vào sản lượng do đánh bắt, khai thác trong điều kiện giá các nguyên liệu đầu vào diễn biến theo chiều hướng tăng và không ổn định thì việc chuyển hướng sang phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản đang được xem như là một hướng đi thích hợp trong điều kiện hiện nay
Thực tế những năm gần đây (2005-2007), sản lượng thuỷ sản toàn thế giới có xu hướng tăng nhưng trong đó, nguồn cung từ khai thác tự nhiên (do đánh bắt) giảm và nguồn cung từ nuôi trồng tăng, đồng thời, mức tăng về kim ngạch cao hơn mức tăng về lượng
Với đặc điểm về công nghệ nuôi trồng, chế biến cũng như bảo quản nguyên liệu tươi đang được triển khai và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại và phù hợp hơn với các yêu cầu của người nuôi trồng cũng như các doanh nghiệp chế biến cho thấy điều kiện để đảm bảo nguồn cung ứng về hàng thuỷ sản trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói chung Khi đó, sẽ tránh được nguy cơ đẩy giá của các sản phẩm thuỷ sản trên thị trường thuỷ sản thế giới tăng
Trong điều kiện như vậy, có thể là nhân tố làm tăng nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản trong tương lai
Trang 22Bảng 1.6: Tình hình nguồn cung và tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới
thời kỳ 2005 – 2007
Năm 2005 (triệu tấn)
Năm 2006 (triệu tấn)
Năm 2007 (triệu tấn)
Thay đổi 2007/2006 (%)
1 Tính trên toàn thế giới
Khai thác tự nhiên 94,2 92,0 91,8 -0,2
Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) 78,4 85,9 92,3 7,5
Lượng xuất khẩu (Theo khối
1.2.3 Nguồn cung ứng các sản phẩm thay thế khác
Có thể thấy rõ tình hình thiên tai, dịch bệnh đối với các loại gia súc, gia cầm như bệnh bò điên, dịch cúm gà trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây đã và đang gây lo ngại cho người tiêu dùng tại nhiều nước, trong đó có người tiêu dùng Hoa Kỳ Mặc dù, dường như mọi vấn đề vẫn nằm trong tầm kiểm soát vì kiểm soát và khống chế dịch bệnh hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia, vùng, lãnh thổ nào nhưng do tâm lý e ngại của người tiêu dùng Hoa Kỳ nên các sản phẩm thuỷ sản vẫn là loại thực phẩm được lựa chọn để thay thế Đồng thời, khi nguồn cung các sản phẩm từ gia súc, gia cầm bị sụt giảm dẫn đến giá nhóm sản phẩm này tăng Theo đó, có thể sẽ đem đến cơ hội mới cho ngành thuỷ sản thể hiện thông qua lượng cầu về hàng thuỷ sản trên thị trường sẽ có xu hướng tăng
Đây được xem như là tác nhân có thể đem đến những cơ hội và triển vọng cho ngành thủy sản
1.2.4 Thị hiếu tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ
Đối với hàng thuỷ sản, hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ cũng như thị trường thế giới (chủ yếu là các nước phát triển) có thể thấy rõ xu hướng tiêu thụ
Trang 23thực phẩm đang chuyển từ tiêu thụ thịt đỏ là chủ yếu sang ưa chuộng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ hải sản Thực tế những năm gần đây, người tiêu dùng Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề ăn uống như thế nào là tốt cho sức khoẻ Một cuộc điều tra trên 2000 người dân Hoa Kỳ năm 2005 nhằm tìm hiểu xu hướng tiêu dùng cho thấy, lượng cá được người dân nước này tiêu thụ đã tăng hơn 31% so với năm 2004 Cơ sở của thị hiếu này xuất phát từ những đặc điểm vượt trội mà các sản phẩm thủysảncó được so với thực phẩm khác
Bên cạnh đó, hình thức bề ngoài của sản phẩm cũng là một trong những yếu tố hàng đầu khiến cho người tiêu dùng tăng mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản Qua điều tra cho thấy những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của người tiêu dùng khi mua mặt hàng này 65% người được hỏi đã lựa chọn hình thức bề ngoài của sản phẩm, 55% là lợi ích đối với sức khoẻ, 51% là giá của sản phẩm và 34% là yếu tố tiện lợi khi chế biến Dù là sản phẩm cá tươi sống hay đông lạnh, đánh bắt tự nhiên hay nuôi trồng đều được người tiêu dùng quan tâm 16% người được hỏi lựa chọn yếu tố quan trọng là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Trong một cuộc điều tra khác trên 1001 người được hỏi, 61% coi chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, tiếp đến là yếu tố giá chiếm 19% và xuất xứ sản phẩm chỉ chiếm 2%
Ngoài ra, người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến tính tiện dụng
của sản phẩm, nhất là đối với sản phẩm thuỷ sản Theo điều tra cho thấy, 50%
người tiêu dùng cho rằng sản phẩm tươi sống tốt hơn sản phẩm đông lạnh, 48% lại cho rằng chất lượng của hai loại này là tương đương, trong khi cũng có ý kiến đánh giá cao chất lượng của sản phẩm đông lạnh Đây là mặt hàng được tiêu thụ rất mạnh trong 5 năm qua với những ưu thế về sự tiện dụng hơn nhiều so với mặt hàng tươi sống
Nghiên cứu cho thấy quan điểm của người tiêu dùng về sản phẩm tươi sống hay chế biến sẵn ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn mặt hàng mà họ mua Người tiêu dùng tuy vẫn mua các mặt hàng thực phẩm đã qua chế biến, nhưng họ cũng quan tâm nhiều đến mặt hàng tươi sống Mặt hàng tươi sống ở đây có thể hiểu là sản phẩm ướp lạnh, có lợi cho sức khoẻ nhưng lại có thời hạn sử dụng nhất định Tuy mặt hàng tươi sống được người tiêu dùng ưa thích nhưng mức tiêu thụ mặt hàng này vẫn thấp hơn so với mặt hàng đông lạnh do những hạn chế như thời gian bảo quản ngắn và mức độ phức tạp trong khâu chế biến
Trang 24Người tiêu dùng hiện nay trẻ hơn và cũng bận rộn hơn, họ không có nhiều thời gian để thường xuyên mua sản phẩm tươi sống Thêm nữa, kỹ năng chế biến thực phẩm của họ cũng hạn chế hơn các thế hệ trước, nhất là đối với các mặt hàng thủy sản Vì thế, nhiều chuyên gia khuyên các nhà kinh doanh thủy sản nên chú ý đến các thông tin hướng dẫn cách chế biến các sản phẩm thuỷ sản tươi sống Các nhân viên bán hàng trong siêu thị cần được trang bị những kỹ năng cần thiết về chế biến thực phẩm cũng như có thể hướng dẫn người tiêu dùng hay chỉ cho họ cần chuẩn bị những dụng cụ gì khi làm bếp Như thế sẽ giúp cho người tiêu dùng tránh được khó khăn khi chế biến các sản phẩm thủy hải sản, từ đó nâng cao tính tiện dụng của sản phẩm và tăng cường mức độ cạnh tranh với các sản phẩm đông lạnh, vốn kém ưu thế hơn về chất lượng so với các mặt hàng tươi sống nhưng lại tiện dụng hơn
Xu hướng chung hiện nay, thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ quan tâm đến: - Tính tiện lợi của sản phẩm: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới các sản phẩm giá trị gia tăng và thực phẩm tiện lợi Thực phẩm ăn liền và các món ăn ngay đang ngày càng có xu hướng gia tăng Sự thay đổi lối sống cũng ảnh hưởng đáng kể tới ngành ăn uống Theo thống kê, khoảng 20% các bữa ăn của người dân là đi ăn ngoài Thực phẩm ăn nhanh tạo nên sự tiện lợi cho xu hướng này và trở thành một phần trong ngành ăn uống
- Sản phẩm bổ dưỡng: Nhu cầu về các loại thực phẩm và đồ uống "tự nhiên" và "bổ dưỡng cho sức khỏe" đang ngày một tăng Khái niệm thân thiện, hoà đồng với môi trường hay "xanh" là một nhân tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các loại thực phẩm và đồ uống được đánh giá là đáp ứng những mối quan tâm về môi trường và sức khoẻ
- Sản phẩm hữu cơ: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới các sản phẩm thực phẩm hữu cơ Trong khi nhu cầu về các sản phẩm bổ dưỡng hơn, "xanh hơn" và tiện lợi hơn là một trong những động lực chính tạo ra cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm thì các sản phẩm hữu cơ vẫn chỉ chiếm một thị phần khá nhỏ Một vấn đề đặt ra đó là sự đa dạng và khả năng cung cấp các sản phẩm hữu cơ chế biến cần được chú trọng phát triển Trên thực tế, các sản phẩm hữu cơ có thể được chia thành 3 loại: sản phẩm hữu cơ đáng tiền để mua như bình thường,
Trang 25sản phẩm hữu cơ đáng để mua cho dù với mức giá nào và các sản phẩm hữu cơ không đáng tiền để mua
- Thực phẩm đặc sản: Người tiêu dùng Hoa Kỳ dễ dàng thích nghi và ưa chuộng hơn các món ăn mới lạ mang bản sắc các vùng văn hoá khác Dân nhập cư là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu dân cư Hoa Kỳ và sở thích đi du lịch là những động lực để thúc đẩy xu hướng này phát triển
Ngoài ra, khi đề cập đến thị hiếu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản cũng như các loại hàng hoá dịch vụ khác của dân chúng Hoa Kỳ cần phải quan tâm đến những công bố của các chuyên gia, các cơ quan, viện nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, trong đó có các sản phẩm thuỷ sản
2005, rằng sẽ thúc đẩy các biện pháp khuyến khích để người dân nước này ăn hai bữa cá một tuần, điều này sẽ khiến các tổ chức của chính phủ như các trường học, các cơ sở quốc phòng mua nhiều thuỷ sản hơn Được cập nhật 5 năm một lần kể từ năm 1980, hướng dẫn về ăn uống là cơ sở của tháp dinh dưỡng, một cơ sở thông tin về ăn uống đáng tin cậy của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Những công bố này có tính chất định hướng một cách trực tiếp đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với các sản phẩm thuỷ sản Từ đó tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của người tiêu dùng Hoa Kỳ trong từng thời điểm ngắn hạn hay dài hạn tuỳ theo mức độ tác động của những thông tin được công bố đến lợi ích của người tiêu dùng cuối cùng
1.2.5 Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước có ngành công nghiệp chế biến thủy sản khổng lồ được phân bố ở khắp các bang, nhưng tập trung chủ yếu ở các bang bờ Đông và các thành phố lớn ở bờ Tây Công nghiệp chế biến thuỷ sản phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu Người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế có giá trị cao hay các sản phẩm giá trị gia tăng nên công nghiệp chế biến của Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và đạt trình độ cao Hoa Kỳ hiện có khoảng 1.300 cơ sở chế biến được trang bị máy móc thiết bị hiện đại Với hàng ngàn cơ sở chế biến thủy sản trong toàn liên bang, ngành chế biến thuỷ sản đóng góp khoảng 25 tỷ USD trong tổng thu nhập quốc dân Với đặc điểm đó, sự sống còn của ngành chế biến Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu từ thuỷ sản nhập khẩu,
Trang 26khi mà khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% mức nhu cầu tiêu thụ trong nước
Trong khi đó, để bảo vệ nguồn tài nguyên biển và cân bằng sinh thái, không chỉ riêng Hoa Kỳ mà cả các nước khác trên thế giới ngày càng có xu hướng giảm dần sản lượng khai thác chuyển sang nuôi trồng thủy sản cũng như tăng nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản trong nước Đây được xem như là điều kiện tiềm năng cho các nước xuất khẩu thủy sản khi mà nhu cầu về nguồn thuỷ sản nguyên liệu của thị trường Hoa Kỳ phát triển
Viện Nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế (IFRRI) nhận định sự thay đổi về nhân khẩu học và gia tăng dân số sẽ làm tăng nhu cầu thuỷ sản của Hoa Kỳ trong hai thập niên tới, ảnh hưởng mạnh đến nghề cá nước này cũng như của thế giới, ước tính đến 2020 sẽ cần thêm 1,81 triệu tấn thủy sản để đáp ứng nhu cầu của Hoa Kỳ
Theo Văn phòng thống kê của Hoa Kỳ, lứa dân đầu tiên, sinh năm 1946, sẽ ở độ tuổi 65 vào năm 2011 Người Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 65 và 74 dự kiến chiếm 16,5% trong tổng dân số Hoa Kỳ vào năm 2020, tăng so với mức 12,4% vào năm 2000 ước tính sẽ có khoảng 70 triệu dân Hoa Kỳ đạt độ tuổi 60 vào năm 2020
Trong khi đó dân số Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Hoa Kỳ đã tăng 9,8%, đạt 38,8 triệu dân trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2020 Số dân này dự kiến sẽ chiếm 18% trong tổng số dân cư năm 2020, tăng so với con số 12,6% năm 2000
Theo công ty tư vấn Howard M.Johnson và các cộng sự, các nghiên cứu cho thấy hai loại dân chủng học này tiêu thụ hàng thủy sản hơn dân Hoa Kỳ bình thường tiêu thụ khoảng 25% Những người cao tuổi ăn nhiều hàng thuỷ sản vì họ
Trang 27quan tâm tới sức khoẻ và những người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiêu thụ nhiều mặt hàng này vì đây là một nguyên liệu truyền thống trong cách nấu nướng các món ăn của họ
Với số dân 13,1 triệu người châu á ở Hoa Kỳ cũng tiêu thụ nhiều hàng thuỷ sản hơn người Hoa Kỳ thông thường và những người châu á dự kiến chiếm 5,8% trong tổng dân số Hoa Kỳ vào năm 2020, tăng so với mức 3,9% năm 2000
Đây có thể được xem như là điều kiện thuận lợi để tạo nên sự đột phá trong tăng trưởng về nhu cầu đối với mặt hàng thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ trong tương lai
1.2.7 Chính sách thương mại của Hoa Kỳ
Với địa vị là cường quốc số một trên thế giới nhưng Hoa Kỳ vẫn sử dụng pháp luật như là một công cụ vũ khí sắc bén để bảo vệ, duy trì và củng cố chế độ chính trị cũng như vị thế của mình như là một nước lớn trên bản đồ thế giới Với lý do đó, khi xem xét quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với các quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới, thể hiện rõ nét nhất ở pháp luật thương mại cũng cho thấy yếu tố chính trị được thể hiện rất rõ trong cả nội dung cũng như tên gọi của văn bản pháp luật
Hệ thống pháp luật thương mại nói chung và Luật Thương mại của Hoa Kỳ rất nhiều và phức tạp, nó chi phối và điều chỉnh một cách trực tiếp đến quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với các quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới Nằm trong tổng thể chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ thể hiện rất rõ nội dung của hệ thống pháp luật thương mại cũng như quan điểm về quan hệ thương mại của Hoa Kỳ, đó là: chiến lược khuếch trương tự do hoá kinh tế và phục vụ cho lợi ích quốc gia Tuy nhiên, đứng ở góc độ một nước có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ thì có thể nhận thấy tính hai mặt của chính sách nhập khẩu Hoa Kỳ một mặt nó mang "tính mở" về mặt tiếp cận thị trường do Hoa Kỳ muốn ép các nước khác mở thị trường cho hàng hoá Hoa Kỳ, mặt khác nó mang "tính đóng" đối với một số nước và một số khu vực do Hoa Kỳ lợi dụng triệt để công cụ tiếp cận thị trường nhằm phục vụ các lợi ích kinh tế và phi kinh tế khác của họ Vì vậy, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các nước đang phát triển cũng được xây dựng trên nền tảng chung đó và chia làm 4 nhóm nước với những quy định khác nhau cho mỗi nhóm Cụ thể:
Trang 28- Nhóm 1: Gồm những nước đã là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Việt Nam thuộc nhóm này) Đây là một đặc điểm rất đáng lưu ý trong quan hệ thương mại cũng như mọi hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
- Nhóm 2: Gồm những nước chưa là thành viên WTO nhưng đã có Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ
- Nhóm 3: Gồm những nước có quyền lợi đối nghịch với Hoa Kỳ, bị hạn chế gần như hoàn toàn trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ
- Nhóm 4: Gồm những nước được hưởng các ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ Có thể nhận rõ được một thực tế rằng, quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với các quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam thể hiện rất rõ ở chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ Việt Nam với vị trí thuộc nhóm thứ nhất trong phân loại các nhóm nước đang phát triển để điều chỉnh quan hệ thương mại với Hoa Kỳ Đây là một đặc điểm rất đáng quan tâm trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu nói chung, trong đó có xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ Một khi chính sách thương mại, cụ thể là chính sách xuất khẩu (thể hiện rõ nhất ở mức thuế nhập khẩu được áp dụng cho hàng hoá nói chung hay từng loại hàng hoá cụ thể) của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và các nước khác - là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản tới thị trường Hoa Kỳ thay đổi sẽ có tác động trực tiếp đến thương mại thuỷ sản giữa hai quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến mức tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ 1.3 Các vấn đề liên quan đến nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ
1.3.1 Các quy định đối với hàng thủy sản nhập khẩu
1.3.1.1 Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản
Mặc dù đã có những tiến bộ trong y học, khoa học thực phẩm và công nghệ chế biến, nhưng người ta vẫn phát hiện ra chất gây bệnh trong thực phẩm ngày càng gia tăng Trong những năm gần đây, đã xuất hiện một số loại chất gây bệnh ở nhiều quốc gia, nguyên nhân sinh ra những chất gây bệnh này là do các độc tố hay vi sinh vật gây bệnh Sự an toàn trong cung cấp thực phẩm cũng bị đe dọa bởi sự truyền nhiễm và hậu quả từ những hoạt động công nghiệp Đó là do
Trang 29không có sự kiểm soát của chính phủ và của ngành công nghiệp thực phẩm về an toàn thực phẩm, dù đã được người tiêu dùng khiếu nại Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tiến trình quản lý chất lượng thực phẩm và đó là một phần quan trọng trong hoạt động thị trường, thể hiện sự chấp nhận hay từ chối sản phẩm về giá cả hoặc chất lượng
- Hệ thống HACCP
Cuối những năm 1980, nhiều quốc gia đã thống nhất việc kiểm tra thủy sản và thực phẩm căn cứ vào việc phân tích mẫu sản phẩm cuối cùng và áp dụng phương pháp vệ sinh gen không đủ cơ sở để đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng Hệ thống kiểm soát mới có tên gọi Điểm kiểm soát tới hạn và phân tích
nguy hiểm (HACCP) đã được các nước, trong đó có Hoa Kỳ, chấp nhận và bắt
đầu áp dụng trong việc kiểm tra chất lượng thực phẩm
Hiện nay, phần lớn các quốc gia đều có quy định cụ thể dựa trên cơ sở HACCP về sự an toàn thủy sản, bao gồm cả những sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản
Khoảng 65% tổng sản lượng thủy sản giao dịch trên thế giới được kiểm tra theo hệ thống HACCP, ngoại trừ thị trường Nhật Bản, chỉ có khoảng 32% trong tổng số lượng thủy sản là chưa được áp dụng hệ thống HACCP Các nước EU và Hoa Kỳ là những nước đi tiên phong trong việc áp dụng hệ thống HACCP đối với sản phẩm thủy sản Tuy nhiên, không chỉ có EU và Hoa Kỳ mà các nước phát triển và các nước đang phát triển hiện nay cũng áp dụng hệ thống này
Theo các quy định của HACCP, các nhà máy chế biến hải sản phải tuân thủ một quy trình sản xuất đã được định sẵn, chứng tỏ họ đã thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của hải sản tại các điểm dừng của quy trình bắt đầu từ tàu đánh cá đến tay người tiêu dùng
- Một số loại kháng sinh, hoá chất và vi khuẩn không được phép có trong
hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ:
+ Vi khuẩn salmonella, listeria, E.coli, Vibro parahaemolticus
+ Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone, nhóm nitrofuran, chloramphenicol, ivermectin, oxytetracyline, flumequine
+ Hoá chất Malachite green, Metabolite, cađimi, thủy ngân, polphosphate, sunphít, histamin, axit oxolinic, ciprofloxacin
Trang 30Hiện nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mới chỉ kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm được 1% tổng số thuỷ sản nhập khẩu, nhưng tỷ lệ này chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới, sau khi được bổ sung nhân lực và nguồn tài chính cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt công việc Xu hướng chung là việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong thủy sản nhập khẩu vào Mỹ sẽ ngày càng tăng lên Năm 2005, FDA đã tiến hành kiểm tra 536 mẫu sản phẩm thủy sản (trong đó 364 mẫu sản phẩm thủy sản nhập khẩu), năm 2006 đã tăng lên kiểm tra với 900 mẫu và tiếp tục tăng số mẫu kiểm tra trong năm 2007
1.3.1.2 Một số luật chế tài thương mại của Hoa Kỳ có liên quan đến nhập khẩu hàng thủy sản
Hệ thống pháp luật thương mại Hoa Kỳ bao gồm một loạt các đạo luật quy định các chế tài cụ thể khi hàng hóa nước ngoài được hưởng một lợi thế không công bằng ở thị trường Hoa Kỳ, hoặc khi hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ bị phân biệt đối xử ở thị trường nước ngoài
Hai luật phổ biến nhất mang tính chất chế tài để bảo vệ các ngành công nghiệp Hoa Kỳ, khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu được buôn bán không
công bằng, là Luật thuế đối kháng (Countervailing Duty Law viết tắt CVD) và Luật thuế chống phá giá (Antidumping Duty Law viết tắt là AD) Hai luật thuế
này yêu cầu các hàng nhập khẩu, nếu bị phát hiện là xuất khẩu sang Hoa Kỳ một cách không công bằng, sẽ phải chịu thêm một mức thuế nữa Cả hai luật đều nêu những thủ tục tương tự về quy trình điều tra, đánh thuế, rà soát lại và có thể bãi bỏ thuế sau một thời gian nhất định
- Luật thuế đối kháng: Luật thuế đối kháng quy định việc bảo vệ lợi ích
cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ bằng cách tăng thuế nhập khẩu trên cơ sở quyết định hàng hoá nhập khẩu có được trợ giá bất hợp pháp hay không, vì việc bán những sản phẩm được trợ cấp này ở Hoa Kỳ đã hoặc sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất tại Hoa Kỳ, đặc biệt là nhà sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc ngăn cản sự ra đời của một ngành sản xuất mới
- Luật chống phá giá: Luật chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật
thuế đối kháng Xét về mặt kỹ thuật, thuế chống phá giá được đánh vào hàng nhập khẩu khi hàng nhập khẩu đó được xác định bị bán phá giá, hoặc sẽ bị bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ, với mức giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa
Trang 31đó Nguyên tắc tính mức phá giá là một trong những nguyên tắc thực thi phức tạp nhất trên thực tế, đòi hỏi quy trình điều tra tỷ mỉ và chính xác Mức phá giá chủ yếu được xác định dựa trên sự so sánh giá trị bình thường với giá xuất khẩu Do vậy, việc xác định chính xác giá trị hai nhân tố trên sẽ quyết định hàng hoá có được bán phá giá hay không và phá giá bao nhiêu? Vắn tắt, giá trị bình thường thường được dựa trên giá bán tại thị trường nội địa nước nhập khẩu, giá bán sang nước thứ ba hoặc giá tổng hợp theo ưu tiên từ trước đến sau Tuy nhiên, xét về mặt chính sách, Luật thuế chống phá giá của Hoa Kỳ thể hiện một khía cạnh bảo hộ mới, đó là cân bằng các lợi thế tự nhiên của các nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Để thực hiện điều này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ phải điều tra xem liệu hiện tượng phá giá có xảy ra không Sau đó, phải xác định liệu ngành công nghiệp của Hoa Kỳ đó có phải đang chịu thiệt hại nghiêm trọng hay bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng hay không Hoặc, liệu việc thành lập một ngành công nghiệp nào đó của Hoa Kỳ có bị cản trở do hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá hay không
Nếu hai hay nhiều nước cùng bị điều tra để áp dụng thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng, thì luật quy định rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải đánh giá tổng cộng khối lượng và ảnh hưởng của những hàng nhập khẩu tương tự từ các nước đó nếu những nước này cạnh tranh với nhau và với các sản phẩm tương tự ở thị trường Hoa Kỳ
Luật pháp Hoa Kỳ cũng quy định mức trợ giá và phá giá có thể bỏ qua với ba giá trị 1%, 2%, 3% giá trị hàng nhập khẩu đang bị điều tra, tuỳ thuộc nước đó có tham gia Hiệp định hay không hoặc nước đó là nước đang phát triển hoặc kém phát triển nhất thì có thể được miễn trừ Một số trường hợp miễn điều tra khác cũng được áp dụng cho các nước tham gia vào “Sáng kiến của vùng lòng chảo Caribe” (CBI) và Israel
Luật chống phá giá của Hoa Kỳ cũng cho phép một ngành công nghiệp Hoa Kỳ khiếu nại về hiện tượng phá giá ở các nước thứ ba Ngành công nghiệp đó của Hoa Kỳ sẽ đệ trình một khuyến nghị lên Cơ quan Đại diện thương mại
Hoa Kỳ (USTR) trong đó giải thích rõ vì sao việc phá giá này gây thiệt hại đối
với các công ty Hoa Kỳ, và yêu cầu USTR thực hiện các quyền lợi của Hoa Kỳ theo các quy định của WTO
Trang 32Nếu USTR xác định khiếu nại có cơ sở hợp lý, cơ quan này sẽ thay mặt cho Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba có hành động chống lại việc phá giá giá trị thực của hàng hóa đó
Các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng thủy sản của Việt Nam:
- Vụ kiện cá tra, basa (năm 2002): Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết
định cuối cùng áp đặt mức thuế chống bán phá giá từ 36,84% đến 63,88%
- Vụ kiện tôm: Ngày 31/12/2003, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã đệ
đơn lên Bộ Thương mại (DOC) và Uỷ ban thương mại Quốc tế (USITC) của Hoa Kỳ để kiện 6 nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá mặt hàng tôm vào thị trường Mỹ Ngày 26/1/2005, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế cuối cùng đối với một số sản phẩm tôm nhập khẩu từ 6 nước trong đó có Việt Nam Biên độ phá giá đối với các doanh nghiệp của Việt Nam là từ 4.30% đến 25.76%
1.3.2 Một số hàng rào kỹ thuật khác
- Vấn đề xác định xuất xứ hàng hoá: Để xuất hàng thuỷ sản vào thị trường
Hoa Kỳ, việc xác định xuất xứ hàng hoá rất quan trọng do liên quan đến việc phân biệt đối xử về thuế quan trên đất Hoa Kỳ Hàng thuỷ sản nhập khẩu có xuất xứ từ những nước đang phát triển hoặc những nước đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ như Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất NTR ưu đãi hơn Ngoài ra, xuất xứ của hàng hoá nhập vào thị trường này còn là cơ sở để được hưởng lợi từ các chương trình đặc biệt, là cơ sở để xem xét khả năng được nhập khẩu, bị áp thuế chống bán phá giá hay trợ cấp, vấn đề mua sắm của Chính phủ và yêu cầu về ký mã hiệu hàng hoá
Khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, muốn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi theo nước xuất xứ, luật Hoa Kỳ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn chế tạo/sản xuất tại nước xuất xứ Quy định này chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, khi nhập vào Hoa Kỳ có thể bán thẳng đến tay người tiêu dùng Ví dụ: Sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam thì phải ghi "Made in Vietnam" Theo quy định của Dự luật nông trại Hoa Kỳ năm 2002, bắt đầu từ năm 2004 mọi sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường này phải dán nhãn mác ghi tên nước xuất xứ, kể cả các sản phẩm bán trong siêu thị Ngoài ra cũng theo luật này, sản phẩm phải được ghi rõ là "thủy sản tự nhiên" hay "thuỷ sản nuôi"
Trang 33- Vấn đề nhãn hiệu hàng hoá: Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mặt hàng
do nước ngoài sản xuất phải được ghi ký mã hiệu ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng, khó tẩy xoá, theo đúng nội dung của hàng hoá Ngoài ra, còn quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ Theo luật bản quyền của Hoa Kỳ, hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm pháp luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải quan Hoa Kỳ và được lưu giữ theo quy định Hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công Các chủ sỡ hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi thì cần nộp đơn khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành
- Những quy định chặt chẽ liên quan đến việc sử dụng thương hiệu, đăng
ký bản quyền và dán nhãn hàng hoá: Theo luật pháp Hoa Kỳ, việc vi phạm các
quyền liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá có thể dẫn đến những chế tài và các khoản tiền phạt rất lớn Hàng hoá bị coi là hàng giả sẽ bị thu giữ và tiêu huỷ tại biên giới, tiền phạt dân sự phải trả gấp đôi giá trị hàng hoá
- Một số rào cản kỹ thuật đặc thù của Hoa Kỳ mang tính sự khác biệt lớn đối với nhiều thị trường nhập khẩu khác:
+ Không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế
Đây cũng là một đặc điểm mang đặc trưng nước lớn của Hoa Kỳ khi mà mức độ sử dụng tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành ở thị trường này tương đối thấp, thậm chí các tiêu chuẩn này không được biết đến tại Hoa Kỳ, mặc dù tất cả các bên của Hiệp định rào cản kỹ thuật đối với thương mại đều cam kết sử dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế Trên thực tế, có khá nhiều những tiêu chuẩn của Hoa Kỳ được coi là "tương đương về mặt kỹ thuật" với các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng rất ít tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp Đôi khi, một số tiêu chuẩn của Hoa Kỳ còn mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế Bên cạnh đó, ở nước này, không có thị trường thống nhất toàn liên bang, cũng như tồn tại sự khác biệt về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm giữa liên bang và bang Thực tế này đặt ra một khó khăn lớn cho các nước muốn nhập khẩu vào thị trường này tại các nơi khác nhau trên đất nước Hoa Kỳ rộng lớn phải thay đổi tiêu chuẩn cho phù hợp
Trang 34Một đặc điểm đáng lưu ý của thị trường Hoa Kỳ đó là đất nước này có hơn 2.700 cơ quan chính quyền cấp bang, thành phố có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đối với các sản phẩm được bán hay lắp đặt trong phạm vi địa hạt của các cơ quan này Những yêu cầu này thường là không đồng nhất với nhau Ví dụ: Một số bang đôi khi đặt ra những tiêu chuẩn về môi trường cao hơn so với luật liên bang quy định
Cần phải hiểu rằng mặc dù các quy định trên không phân biệt sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp trong nước có lợi thế rất lớn khi nắm rất rõ các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn của từng vùng, tiểu vùng khác nhau trong toàn bang, liên bang Hoa Kỳ Điều này cho phép họ có thể đón bắt nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng Hoa Kỳ một cách sát hơn và từ đó có thể cải tiến sản phẩm phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn của từng vùng, tiểu bang, bang khác nhau trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ
+ Phụ thuộc nhiều vào chứng chỉ bắt buộc
Trong khi trên thế giới hiện nay đang có xu hướng hạn chế sự can thiệp của bên thứ 3 đối với vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm thì ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì tiền lệ lệ thuộc vào các chứng chỉ của bên thứ 3 đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này kể cả về mặt pháp lý và tập quán Chính yêu cầu này đã làm phát sinh chi phí cao không đáng có cũng như đem lại sự phức tạp cho chính các doanh nghiệp nước ngoài muốn nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ Đôi khi chính đó cũng là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp bị bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tại thị trường này
Đối với phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì việc thu thập thông tin các thông tin cần thiết liên quan, đáp ứng các yêu cầu quy định là một thách thức lớn Điều này cũng tương tự với các doanh nghiệp nước ngoài khác Một công ty ở EU đã ước tính sự phức tạp các yêu cầu về tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng của Hoa Kỳ đã tiêu tốn của họ khoảng 15% tổng doanh số bán hàng (trong đó, chỉ riêng chi phí chứng nhận chiếm 5%, chi phí bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ cũng là một khoản không nhỏ chiếm khoảng 3%, )
Trang 35- Vấn đề ưu tiên thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp (The Agriculture Priority Trade Issue)
Hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều cảnh báo hơn về mức độ vi phạm ATVSTP đối với các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu có xuất xứ từ châu á, với mục tiêu nhằm quản lý chặt chẽ các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu vào Hoa Kỳ, phát hiện và ngăn cản những sản phẩm có thể gây hại tới sức khoẻ cộng đồng, hay nói rộng hơn là làm suy yếu nền kinh tế nước này, Cơ quan Hải quan và Hàng rào bảo vệ (CBP- Hoa Kỳ) ngoài nhiệm vụ chống khủng bố được bổ sung thêm nhiệm vụ mới đó là: chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo mọi sản phẩm nông nghiệp được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là an toàn, không có bất kỳ nguy cơ nào có thể gây hại tới sức khoẻ của người dân Cụ thể:
- (i) phát hiện và ngăn chặn khủng bố nông nghiệp và khủng bố sinh học
có chủ đích đưa vào Hoa Kỳ Ví dụ như những sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm nhiễm bẩn, không đảm bảo VSATTP, hoặc bệnh tật, vật gây hại có thể là nguy cơ đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ, nông nghiệp Hoa Kỳ và kinh tế Hoa Kỳ;
- (ii) phát hiện và ngăn chặn những bệnh tật và vật gây hại không chủ đích
đưa vào Hoa Kỳ và có thể gây nguy cơ lớn đối với người Hoa Kỳ, nông nghiệp Hoa Kỳ và kinh tế Hoa Kỳ;
- (iii) phát hiện và ngăn chặn những sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm
giả mạo, nhiễm bẩn và không đảm bảo VSATTP, có thể gây nguy cơ lớn đối với người dân Hoa Kỳ, nông nghiệp Hoa Kỳ và kinh tế Hoa Kỳ;
- (iv) thúc đẩy an toàn kinh tế quốc gia thông qua việc tạo điều kiện thuận
lợi cho thương mại quốc tế hợp pháp và đẩy mạnh thực hiện luật thương mại Với tình trạng này, sẽ đặt ra vấn đề ngày càng khó khăn cho các nước xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ thời gian tới
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc như hiện nay, đối với các quốc gia, các doanh nghiệp có chiến lược xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần thiết phải quan tâm và thực hiện nghiêm túc tất cả các vấn đề nêu trên nếu không, đó sẽ trở thành những rào cản thương mại hoặc các vấn đề bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, quốc gia có sản phẩm xuất khẩu Và khi đó,
Trang 36thay vì những lợi ích có thể đạt được là những thiệt hại, tổn thất về nhiều mặt từ thị trường Hoa Kỳ mang lại là rất lớn
1.4 dự báo thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ giai đoạn tới
Qua những phân tích ở trên, trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như tình hình thị trường thuỷ sản thế giới có thể đưa ra một số dự báo như sau về thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ
1.4.1 Dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất
Nhu cầu về thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ đến năm 2020 dự kiến khoảng 1,81 triệu tấn, khi đó nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trò ngày càng quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu về mặt hàng này ước tính nuôi trồng trong nước chỉ cung cấp khoảng 20% nhu cầu thuỷ sản về khối lượng và có thể tăng lên 30%-40% vào năm 2020 Trong khi nuôi trồng thuỷ sản của Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn, nguồn cung cấp thủy sản của Hoa Kỳ trong tương lai sẽ chủ yếu dựa vào nhập khẩu, đặc biệt là thuỷ sản nuôi Theo Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế (IFRRI), nguồn cung cấp cho thị trường thuỷ sản của Hoa Kỳ chủ yếu là các nước đang phát triển
Trong ngắn hạn, giai đoạn 2008-2010, các nước cung cấp thuỷ sản chính
tới thị trường Hoa Kỳ vẫn là Trung Quốc, Thái Lan, Canada, Indonesia, Việt Nam và Ecuađo với các sản phẩm thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Hoa Kỳ
1.4.2 Dự báo mức tiêu thụ thủy sản
Xu hướng hiện nay trên thế giới đang chuyển hướng từ mức tiêu thụ thịt đỏ giảm, thay vào đó là mức tiêu dùng các sản phẩm thuỷ hải sản tăng và có xu hướng ngày càng tăng vì những tính năng ưu việt của nhóm mặt hàng này như: giàu chất khoáng và vitamin, dầu, các acid amin thiết yếu, ít cholesterol và dễ tiêu hoá Thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài xu hướng đó
Là thị trường nhập khẩu và xuất khẩu thuỷ sản lớn của thế giới, vì vậy xu hướng tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ có tác động rất lớn đến mức tiêu thụ thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ cũng như thị trường thuỷ sản thế giới Có thể thấy, tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của Hoa Kỳ trong thập niên 90 giữ ở mức tương đối ổn định với 6,8kg/người/năm Tính kéo dài 17 năm từ đầu năm 1990 cho tới
Trang 37năm 2007, mức tiêu thụ bình quân này trên thị trường Hoa Kỳ đã tăng lên 7,3 kg/người/năm Trong giai đoạn này, năm 2007 là năm có mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất với 7,8kg/người/năm
Thời gian tới, thủy sản vẫn là mặt hàng phát triển nhanh nhất, vượt qua thịt
gia cầm và thịt bò Theo nhận định của Viện Nghiên cứu chính sách thực phẩm
quốc tế (IFRRI), sự thay đổi về nhân khẩu học và gia tăng dân số sẽ làm tăng nhu
cầu thuỷ sản của Hoa Kỳ trong hai thập niên tới, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của nghề cá nước này và của thế giới ước tính đến năm 2020 sẽ cần thêm khoảng 1,81 triệu tấn thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường này
Đến năm 2020, sẽ có khoảng 70 triệu người Hoa Kỳ sẽ bước qua tuổi 60 Nghiên cứu về người tiêu dùng cho thấy, người già ở nước này tiêu thụ nhiều thuỷ sản hơn những nhóm người khác Ví dụ, nhóm người ở độ tuổi 50-64 tiêu thụ thuỷ sản nhiều hơn nhóm người ở độ tuổi trung bình 35%; nhóm người ở độ tuổi trên 65 tiêu thụ thuỷ sản nhiều hơn độ tuổi trung bình 53% Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo đến năm 2020 do yếu tố tuổi tác nên mức tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người sẽ tăng 6,58% bởi nhóm người già sẽ tăng, với đặc điểm là nhóm người có mức tiêu thụ thuỷ sản nhiều nhất trong cộng đồng dân cư
Ngoài ra, dân số tăng cũng làm tăng nhu cầu thuỷ sản Hiện nay dân số Hoa Kỳ khoảng 305triệu người và ước tính năm 2020 sẽ tăng 18% lên đến 342 triệu người, đặc biệt là gia tăng số lượng người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ làm tăng nhu cầu thuỷ sản vì hiện nay nhóm người này tiêu thụ thuỷ sản nhiều nhất, cao hơn các dân tộc khác 24% Nhóm người này hiện cũng là dân tộc lớn nhất với khoảng 38 triệu người và sẽ tiếp tục tăng cao hơn tốc độ tăng dân số nói chung
Trong ngắn hạn, giai đoạn 2008 – 2010, dự báo xu hướng tiêu thụ thuỷ
sản Hoa Kỳ như sau:
- Mức tiêu thụ mặt hàng tôm năm 2007 được nhận định sẽ là mức cao nhất, theo đó thời gian tới dự báo tiêu thụ mặt hàng này sẽ có xu hướng giảm
- Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng cá rô phi sẽ tăng mạnh
- Mặt hàng cá da trơn nội địa Hoa Kỳ đang trên đà giảm, giảm mạnh và có nguy cơ sẽ bị loại khỏi danh sách 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ mạnh nhất tại Hoa Kỳ Thay vào đó, sản phẩm cá da trơn Trung Quốc hiện đang được ưa
chuộng và có xu hướng tăng
Trang 381.4.3 Dự báo xu hướng giá
Tiềm năng thị trường Hoa Kỳ đối với mặt hàng thuỷ hải sản là rất lớn do nhu cầu của người tiêu dùng nước này vẫn có xu hướng tăng đều qua các năm, đặc biệt là đối với các sản phẩm thủy sản có giá trị cao, đảm bảo chất lượng, ngon và tiện dụng
Do luôn có sự đòi hỏi phải duy trì sự cân bằng cung cầu dựa trên sản phẩm nên giá các mặt hàng thuỷ sản tại thị trường Hoa Kỳ có xu hướng tăng Về ngắn
hạn, trong điều kiện đồng USD yếu, giá nhiên liệu tăng cao, nguồn cung do khai
thác tự nhiên giảm, dự báo giá các loài thuỷ sản tự nhiên tăng với tốc độ nhanh hơn so với các loài thuỷ sản nuôi Tuy nhiên, thuỷ sản nuôi cũng chịu tác động gián tiếp trước tình hình này, đặc biệt với mặt hàng bột cá
1.4.4 Dự báo thứ tự các mặt hàng thuỷ sản được ưa chuộng
Năm 2020, dự báo nhóm các sản phẩm thủy sản được tiêu thụ chủ yếu sẽ vẫn là nhóm sản phẩm gồm: tôm, cá hồi, cá nheo và cá rô phi, trong đó chủ yếu sẽ là những sản phẩm nuôi Hơn nữa, nhiều loại thuỷ sản nuôi sẽ được cung cấp thay thế lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cá thịt trắng, trong đó được ưa chuộng nhất là mặt hàng cá rô phi, cá tra, cá basa Việt Nam và cá trê châu á
Cùng với cá thịt trắng, có thể xếp loại các loài thuỷ sản được ưa chuộng trong tương lai theo thứ tự như sau:
Thứ nhất, sản phẩm thuỷ sản có giá trị cao (cá hồi)
Thứ hai, các loài nuôi thay thế giống gây hại cho thủy sản tự nhiên
Thứ ba, các loài tự nhiên có mùi đặc trưng hoặc thịt đặc biệt (cá hồi sông,
cá tuyết đen)
Thứ tư, sản phẩm thuỷ sản theo sở thích (tôm, tôm hùm và cua)
Về ngắn hạn, trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay khi mà đồng USD yếu sẽ làm tăng giá nhập khẩu, giá dầu thô tăng cao làm tăng chi phí phân phối, lưu thông, thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng sụt giảm tác động đến nhiều lĩnh vực, … thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ thời gian tới sẽ phải đối mặt
với các vấn đề, cơ hội và thách thức Đó cũng là chủ đề chính của Hội thảo thủy sản toàn cầu được tổ chức tại Barcelona (Tây Ban Nha), tháng 01/2008 Đại
Trang 39diện Hoa Kỳ, tổ chức Marketing có uy tín H M Johnson & Associates trình bày
tham luận với chủ đề:
Phát triển thuỷ sản bền vững: Vấn đề, cơ hội và thách thức
Quan điểm tiếp cận của Hoa Kỳ
Với những nội dung được trình bày, hàng loạt các vấn đề được đặt ra đối
với thị trường thủy sản Hoa Kỳ Đó là: (i) Phát triển thuỷ sản hữu cơ (Organic seafood) với 3 sản phẩm là cá rô phi, tôm và cá da trơn; (ii) An toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản (Seafood safety); (iii) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản (Traceability); (iv) Sự ảnh hưởng của kinh tế Hoa Kỳ đến nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản nước này; (v) Kiến nghị bổ sung giá trị mới cho sản phẩm thuỷ sản
Vấn đề được đề cập trong mối quan tâm lớn nhất là hướng tới phát triển thuỷ sản bền vững, theo đó cần thiết phải bổ sung giá trị bền vững cho sản phẩm thủy sản trong điều kiện giá cả tăng cao, nguồn cung bị thắt chặt và người mua ngày càng tìm kiếm những cách thức để cắt giảm chi phí cho tiêu dùng và hướng tới các sản phẩm thuỷ sản giá cả rẻ hơn
Xu hướng thời gian tới, ngoài các yếu tố cấu thành đã có như: giá cả (price), chất lượng (quality), an toàn VSTP (safety), truy xuất nguồn gốc (xuất xứ - traceability), giá trị thuỷ sản (seafood value) được đề nghị bổ sung thêm giá trị bền vững (sustainability)
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm thuỷ sản
Seafoood ValuePrice
Sustainability
Trang 40Liệu chương trình thuỷ sản bền vững có thể duy trì được sự tăng trưởng mức tiêu thụ thủy sản của thị trường Hoa Kỳ trong những điều kiện khó khăn như hiện nay không? Đó là câu hỏi được đặt ra tại Hội nghị lần này khi mà xu hướng tiêu thụ thủy sản của thị trường Hoa Kỳ được dự báo với những tín hiệu không mấy lạc quan trong giai đoạn trước mắt 2008 – 2009, thậm chí đến đầu năm 2010 Do vậy, thách thức đối với thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ trong thời gian tới là cần phải tiếp tục quá trình phát triển và tiến tới hoàn thiện lý thuyết về giá trị bền vững đối với sản phẩm thuỷ sản
Ngoài ra, trước tình hình sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ các nước châu á không đáp ứng các yêu cầu về ATVSTP, đặc biệt các thông tin tiêu cực về thuỷ sản nhập khẩu từ Trung Quốc (một trong những nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ) thời gian gần đây mặc dù chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến nhu cầu tiêu thụ của Hoa Kỳ (năm 2007) nhưng có thể sẽ tác động lớn đến mức tiêu thụ thuỷ sản năm 2008 và thời gian sau đó
Từ năm 2008, Hoa Kỳ đang tăng cường gắt gao vấn đề truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt nhóm sản phẩm thuỷ sản có xuất xứ từ châu á
Kết luận chương 1
Từ những phân tích và dự báo thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ được trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định đây vẫn là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải phân tích một cách khái quát tình hình thương mại thuỷ sản Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua, đi sâu phân tích cơ cấu mặt hàng – thị phần của các nhóm sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu lớn của Việt Nam (cũng là nhóm sản phẩm được ưa chuộng tại Hoa Kỳ) cũng như nhóm sản phẩm Việt Nam chưa chú trọng phát triển trong khi hiện đang có sự tăng trưởng mạnh và dự báo là sản phẩm được ưa chuộng trong tương lai Phát hiện những vấn đề có tính mới, qua đó hé mở những hướng phát triển mang tính chiều sâu, bền vững cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian tới trong điều kiện thị trường thế giới nói chung, thị trường thủy sản thế giới nói riêng có nhiều khó khăn và biến động phức tạp như hiện nay