1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô.DOC

71 1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 554 KB

Nội dung

Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn đất nước đang đi vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa, cũng như phát triển hội nhập thì việc đầu tư vào các dự án sẽ mang lại lợinhuận về kinh tế và đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế,tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệtiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạtđộng đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững

Nhận thức được điều đó, xu hướng các NHTM hiện nay là đưa hoạt động

mở rộng cho vay dự án đầu tư làm hoạt động chủ đạo theo hướng phát triển củaNgân hàng Hiện nay AGRIBANK bắt đầu tập trung đối tượng vào các doanhnghiệp với các dự án đầu tư mang tầm cỡ quốc gia, vậy nên nghiên cứu mở rộngcho vay theo dự án đầu tư là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa mang lại lợiích thiết thực cho nhà nước, cũng như nền kinh tế nước nhà

Việc nghiên cứu mở rộng, phát triển hình thức cho vay theo dự án đầu tư,giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận được gần hơn với các doanh nghiệp trong vàngoài nước, đồng thời góp phần tạo điều kiện, chứng tỏ được vị thế của mình trongquốc gia cũng như khu vực

Chính vì thế, với mục đích làm sáng tỏ thêm một số bất cập, hạn chế cũngnhư việc đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cho vay đầy tiềm năng của

Ngân hàng, em xin được chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô” làm chuyên đề

thực tập tốt nghiệp

Phạm vi nghiên cứu đề tài:

- Quy mô : Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thủ Đô

- Thời gian: Là 1 chi nhánh mới được thành lập, nên thời gian nghiên cứutrong vòng gần 2 năm trở lại đây, và kế hoạch cho những năm sắp tới

Trang 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày theo 3 chương:

Chương I: Tổng quan về dự án đầu tư và cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng Thương mại.

Chương II: Thực trạng mở rộng cho vay theo sự án đầu tư tại NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô.

Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay theo dự án đầu tư tại NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô.

Thực hiện phương châm giáo dục của Đảng, Nhà trường : “ Học đi đôi vớihành, Nhà trường gắn liền với xã hội” Vì vậy trong quá trình thực tập tìm hiểuthực tiễn vừa qua, em đã tiếp thu được những kiến thức bổ ích về hoạt động mởrộng cho vay dự án đầu tư của NHTM, mà đặc biệt là hoạt động tín dụng tạiNHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô Đây cũng là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tếnên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, em xin kính mong nhận được

sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cô, chú cán bộ tại Chi nhánh để bàiviết của em được hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Dự án đầu tư :

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư:

- Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian dự ánnhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội

- Quản lý đầu tư xây dựng là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xâydựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự ánvào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định

- Vậy dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở

rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

1.1.2 Đặc điểm và phân loại đầu tư:

Một dự án có thể xác định theo nhiều cách Các dự án có thể là do các bộngành hữu quan đề xuất, có thể bắt nguồn từ quá trình xây dựng các kế hoạch kinh

tế quốc gia hay các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước cũng có các dự án đòi hỏichính phủ phải trợ giúp hoặc phê chuẩn trước khi thực hiện

Trang 4

Khi thực hiện 1 dự án bao giờ cũng có sự mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích giữanhững người thực hiện dự án và toàn xã hội Lý do là lợi ích của dự án và cácchương trình công cộng chỉ tập trung cho 1 bộ phận dân chúng Chẳng hạn như, mộtđập thủy lợi chỉ giúp ích cho một nhóm hộ nông dân trong vùng ảnh hưởng của đập

mà thôi Nói một cách khác, một dự án đầu tư chỉ giúp ích cho một bộ phận cộngđồng nào đó Những đối tượng nhận biết được lợi ích do dự án mang lại cho mìnhnên có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ Đồng thời nếu các chi phí của dự án được cungcấp phần lớn bằng tiền ngân sách chung của chính phủ, là kinh phí được phân bốrộng rãi cho toàn xã hội, thì sẽ không có một nhóm người nào thấy mình phải chịuphần lớn gánh nặng chi phí của dự án Kết quả có thể đoán trước được là nhữngngười được hưởng lợi từ dự án có xu hướng tạo thành một nhóm lên tiếng ủng hộ dự

án mạnh mẽ, trong khi có nhóm người thua thiệt (là những người gánh chịu chi phí

dự án) lại quá phân tán và những mất mát cá nhân trong số họ quá nhỏ, nên họkhông thể trở thành đối tượng có hiệu quả để chống lại nhóm đối tượng hưởng lợimang tính tập trung cao

Nói cụ thể 1 dự án có thể chi phí cao 100% trong khi mức lợi ích chỉ là 50%nếu xét trên toàn xã hội, nhưng nếu nhóm hưởng lợi chỉ chịu 5% mức tổng chi phícủa dự án, họ sẽ thấy đó là một dự án vô cùng tốt và sẽ gây áp lực mạnh mẽ để dự ánđược thực hiện Chính vì vậy mà chúng ta cần sớm có hệ thống thẩm định dự án tốtnhằm bảo vệ lợi ích của cả quốc gia

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, bởi trên thực tế, cũng có các áp lực ủng

hộ dự án và các chương trình phát sinh từ trong bộ máy chính quyền Các bộ, ngành,chức năng thường đề xuất các dự án và việc họ coi trọng các dự án mà họ nghĩ làphục vụ cho lợi ích chung, cũng là một điều tự nhiên và phụ hợp Nhưng điều nàychưa đủ đảm bảo là các dự án mà họ đề xuất thực sự có hiệu quả về mặt kinh tế xãhội Chúng ta cần các quy trình thẩm định chính thức, vì hệ thống này sẽ giúp chúng

ta tránh được những lựa chọn đầu tư sai lầm Chỉ có những suy nghĩ ảo tưởng mớikhiến chúng ta cho rằng nhiệt tình của các cơ quan trong chính quyền, của các quanchức đối với dự án mà họ xây dựng và đệ trình lại không là nguyên nhân đáng kể, cóthể đưa đến sai lầm

Trang 5

a) Phân loại:

Các dự án đầu tư có thể dựa theo các căn cứ sau đây:

1 Căn cứ nguồn tài lực khan hiếm của dự án

2 Số vốn đầu tư

3 Sự tác động của các dự án đầu tư khác đến lợi ích thu được từ dự ánđầu tư được xem xét

Một dự án có thể tự đứng vững một cách độc lập Loại dự án khác chỉ có thểthành công khi có thêm các dự án đầu tư khác yểm trợ Loại thứ 3, các dự án vô tácdụng nếu có các dự án cạnh tranh khác được thông qua

* Dự án đầu tư phụ thuộc vào dự án đầu tư độc lập

Nếu do việc thực hiên dự án 2 mà lợi ích dự kiến của dự án 1 tăng lên thì dự

án 2 được coi như là bổ sung cho dự án 1

Nếu do việc thực hiên dự án 2 mà lợi ích dự kiến của dự án 1 giảm xuống thì

dự án 2 được coi như là thay thế cho dự án 1

- Dự án loại trừ nhau:

Trường hợp dự án 1 bị loại hoàn toàn khi dự án 2 được thông qua thì 2 dự ánđược coi là loại trừ nhau

4 Hình thức lợi ích thu được:

5 Các lợi ích gia tăng do chi phí thấp( tăng hiệu quả):

6 Bộ phận chức năng liên quan chặt chẽ đến dự án đầu tư:

Ví dụ như công ty dầu mỏ có thể phân loại dự án đầu tư theo các hoạt động :Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển,…

7 Phân loại ngành nghề theo lĩnh vực kinh doanh

8 Mức độ cần thiết của dự án

Trang 6

o Phân loại theo quy mô.

Tùy theo tính chất, hình thức, quy mô, người ta phân làm 3 nhóm chính A, B,

C, và quy định quyền hạn, cấp chính quyền xét duyệt

Các đặc điểm của 1 loại dự án như sau:

 Dự án là một công việc không thường kỳ:

Bảng 1: So sánh dự án với công việc thường nhật:

Điều ngoại lệ của các chức năng thông

thường

Định rõ trong công việc thường kỳ

Các hoạt động của dự án có liên quan

đến nhau

Các hoạt động không liên quan đếnnhau

 Các hoạt động của dự án có liên quan nhau:

Các hoạt động của dự án phải liên quan với nhau theo một trật tự thời gian nhấtđịnh, chẳng hạn như một công việc chỉ có thể bắt đầu khi một số công việc khác đãkết thúc hoặc có những mốc thời gian của các giai đoạn chính của dự án

 Mục tiêu và hạn chót là cụ thể:

Một dự án phải có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể, hơn nữa nó phải có hạn chót(deadline)

 Kết quả phải rõ ràng:

Các kết quả phải thể hiện rõ các mục tiêu của dự án

Ba điều kiện ràng buộc của dự án:

Kết quả

Trang 7

Phần lớn công sức đều được bỏ ra trong khâu thiết lập dự án hơn là khâuđánh giá các dự án đã thực hiện được Để thực hiện công tác đánh giá này, chúng tacần tiến hành đánh giá khâu quản lý hành chính của dự án ngay khi dự án đi vào giaiđoạn vận hành Các cán bộ quản lý giai đoạn vận hành phải hiểu rõ rằng việc thẩmđịnh kỹ lưỡng các kết quả của dự án phải được tiến hành trong suốt thời gian hoạtđộng của nó Bằng cách này, các dữ liệu cần thiết có thể được xây dựng thông quacác hoạt động tài chính và kiểm soát thông thường, tạo điều kiện cho việc thẩm địnhđược thực hiện với chi phí thấp nhất Việc này còn cho chúng ta thấy các biến sốquan trọng nhất trong việc thiết kế và thực hiện dự án, nó đã quyết định sự thànhcông hoặc thất bại của dự án, để sao cho những kinh nghiệm thành công được lặp lại

và những kinh nghiệm thất bại bị loại trừ

Đối với dự án đầu tư không thuộc vốn ngân sách nhà nước, thì phải có vănbản thẩm định của các cấp, các ngành liên quan mới được đưa vào hoạt động Đây lànhững dự án mở rộng, nhà nước không thể dừng thanh toán hay thu hồi vốn thanhtoán cho dự án Và các chủ đầu tư phải chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của dự ánkhi dự án đi vào hoạt động Bởi vậy dự án không thuộc vốn ngân sách nhà nướccũng phải chịu sự thẩm định, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên khi

đi vào hoạt động sẽ không chịu các điều kiện ràng buộc về thời gian mà chỉ chịu cácđiều kiện về kết quả và vốn đầu tư

1.2 Cho vay theo dự án đầu tư.

1.2.1 Khái niệm cho vay theo dự án đầu tư:

Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định… nhằm thựchiện dự án nhất định, có thể xin vay ngân hàng Một trong những yêu cầu của ngânhàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng

Trang 8

như quá trình thực hiện dự án ( sản xuất kinh doanh ) Thẩm định dự án là điều kiện

để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanhnghiệp

Vậy: Cho vay theo dự án đầu tư là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, xây dựng di dời nhà xưởng sản xuất vào Khu chế xuất – Khu công nghiệp…, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

* Xác định số tiền cho vay:

Số tiền cho vay = Tổng mức đầu tư của dự án – Vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự cótham gia – Nguồn vốn huy động khác

1.2.2 Các nguyên tắc và căn cứ cho vay:

* Nguyên tắc: Khi khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắcsau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi theo đúng hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng

* Căn cứ cho vay:

Thông qua các phương pháp phân tích tài chính dự án để đánh giá hiệu quảcủa dự án đó là các chỉ số NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ suất thu nhập bìnhquân… Ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt động cũng như tính khả thi của dự án

để quyết định việc cho vay dự án Bên cạnh việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thíchhợp, ngân hàng đặc biệt quan tâm tới thời gian và các nguồn có thể dùng để trả nợngân hàng Do vậy, trong những trường hợp không phải là dự án mới – tạo pháp

Trang 9

nhân mới – ngân hàng luôn phân tích tài chính của người vay kết hơp với phân tích

dự án Một doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh là cơ sở quan trọng để ngânhàng quyết định cho vay để thực hiện dự án Các nguồn thu khác của người vay cóthể sẽ trở thành nguồn trả nợ cho ngân hàng bên cạnh nguồn thu dự án

Nhu cầu đầu tư theo dự án = Nhu cầu đầu tư + Nhu cầu đầu tư

vào tài sản cố định vào tài sản lưu động

Nhu cầu đầu tư này được tính dựa trên tổng hợp các chi phí xây dựng, giảiphóng mặt bằng, mua và lắp đặt các thiết bị,… và các tài sản lưu động dự trữ cầnthiết để bắt đầu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, khách hàng

có thể lập kế hoạch vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động Sau khi phân tích nhucầu vốn đầu tư của người vay, ngân hàng sẽ xem xét kỹ lưỡng các nguồn vốn tài trợnhư nguồn tự có, chiếm dụng của người cung cấp, vay các tổ chức tín dụng khác,…

Ngân hàng phân tích các yêu tố sau:

- Quy mô và thời hạn của mỗi nguồn

- Tính khả thi của mỗi nguồn và các điều kiện để dự án tiếp cận đượcnguồn

Nhiều nguồn tài trợ được thực hiện dưới hình thái hiện vật, ví dụ, vốn gópdưới hình thức quyền sở hữu công nghệ, quyền sử dụng đất, mặt nước, rừng, quyềnkhai thác, nhà xưởng, thiết bị có sẵn, … Việc tính giá trị các loại tài sản này rất phứctạp, tuy nhiên là rất cần thiết đối với ngân hàng Trong nhiều trường hợp, các tài sảngóp này sẽ trở thành vật thế chấp cho ngân hàng

Một số nguồn tài trợ có thể có thời gian không dài như tín dụng thương mại( mua trả chậm thiết bị ) Người cung cấp có thể bán trả chậm trong một vài năm.Người vay phải trả khi mà các máy móc này mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn

Kế hoạch trả nợ này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nợ của ngân hàng

Trang 10

Các nguồn tài trợ đều gắn với những điều kiện nhất định như vốn Nhà nướccấp phụ thuộc vào kế hoạch và khả năng chi của ngân sách Nhà nước; khoản tài trợ

để mua thiết bị chỉ được thực hiện khi nhà xưởng đã xây xong… Nếu ngân hàng làngười cấp tín dụng duy nhất, trong trường hợp quy mô tín dụng lớn, rủi ro của ngânhàng sẽ rất cao Việc có nhiều bên tham gia cấp tín dụng sẽ san sẻ rủi ro cho ngânhàng, song lại đòi hỏi ngân hàng phải phân tích kỹ các nguồn và chủ tài trợ

Ngân hàng tính toán quy mô tín dụng như sau:

Tín dụng của NH = Nhu cầu đầu tư – Các nguồn khác tham gia tài trợ

Trong trường hợp để hạn chế rủi ro, ngân hàng có thể yêu cầu tài sản đảm

bảo và cho vay dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo

Tín dụng của NH = Giá trị tài sản thế chấp x Tỷ lệ ngân hàng tham gia

Tín dụng của ngân hàng có thể bao gồm cả cho vay, cho thuê, bảo lãnh cảngắn, trung và dài hạn Thời điểm tài trợ của ngân hàng cũng rất khác nhau, có thểtài trợ ngay từ đầu để người vay thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, hoặc bảo lãnh đểnhập thiết bị, hoặc cho vay để trả cho người trả chậm, cho vay ứng trước phần vốncủa Nhà nước cấp Trong trường hợp ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo( tài sản loại 1 ), ngân hàng có thể quyết định phần tài trợ của mình theo giá trị củatài sản đảm bảo

Ngoài ra ngân hàng còn đề ra các căn cứ để phát tiền vay:

- Hợp đồng tín dụng

- Hợp đồng và chứng từ cung ứng vật tư, thiết bị, công nghệ, dịch vụ…

- Biên bản xác nhận giá trị khối lượng công trình hoàn thành ( đã đượcnghiệm thu từng hạn mục hoặc toàn bộ công trình ) hoặc các văn bản xácnhận tiến độ thực hiện dự án

Mỗi lần nhận tiền vay, khách hàng phải ký giấy nhận nợ

Trang 11

 Trong trường hợp thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đãdùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệtthì ngân hàng có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đã sử dụng trước.

 Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thỏa thuận ban đầu màkhách hàng chưa sử dụng vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu kháchhàng đề nghị thì ngân hàng có thể xem xét, thỏa thuận và ký kết bổ sunghợp đồng tín dụng tiếp tục phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụthể

 Ngân hàng và doanh nghiệp thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mức phícam kết sử dụng tiền vay trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụnghết mức vốn vay đã thỏa thuận

1.2.3 Quy trình cho vay:

a Đối tượng cho vay:

Tất cả các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc các dự

án đầu tư phục vụ đời sống, trừ những nhu cầu vốn không được cho vay và hạnchế như sau:

- Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luậtcấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi

- Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm

- Đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm

Ngoài ra, mọi tổ chức kinh tế có dự án đầu tư phù hợp đều được xem xét, thẩm định

và đưa ra các quyết định cho vay như:

Trang 12

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh có giấy phép đăng kýkinh doanh; Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp

tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước,hợp tác xã, công ty hợp doanh

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xãhội nghề nghiệp và cơ quan, đơn vị trực thuộc các tổ chức trên

b Quy trình và thời gian xét duyệt cho vay:

- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầuvay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiếnhành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định

- Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tratính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụnglập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩmđịnh trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáothẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định

- Giám đốc NH nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếucó) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:

+ Nếu cho vay thì NH nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tíndụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tàisản);

+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiệnhành của NHNN Việt Nam;

+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết

- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kếtoán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ đểgiải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt)

- Bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:

Trang 13

o Giấy đề nghị vay vốn;

o Dự án vay vốn trả nợ;

o Hồ sơ pháp lý;

o Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

o Hồ sơ về tài sản đảm bảo;

o Các loại hồ sơ khác,

1.3 Mở rộng cho vay theo dự án đầu tư.

1.3.1 Khái niệm về mở rộng cho vay theo dự án đầu tư:

Mở rộng cho vay theo dự án đầu tư là các phương thức, đề xuất, giải pháp nhằm phát triển các hoạt động cho vay dự án của ngân hàng đối với các doanh nghiệp Từ đó có thể tăng doanh số cũng như quy mô và địa bàn hoạt động cho vay của Ngân hàng Việc mở rộng cho vay theo dự án đầu tư cũng góp phần tăng lượng khách hàng tiềm năng và hỗ trợ tài chính cho các Doanh nghiệp thực hiện đầu tư các dự án mới, các dự án nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh; Giúp các Doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc

mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình

Ngoài việc quy định cụ thể hơn các khoản cho vay phục vụ đời sống được ápdụng lãi suất thỏa thuận, Ngân hàng Nhà nước cũng mở rộng hơn cơ chế cho vay nội

tệ với cả các khoản vay trung và dài hạn nhắm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và đầu tư phát triển

Việc mở rộng cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận là giải tỏa ách tắcnguồn vốn cho nền kinh tế Thời gian qua do vướng trần lãi suất cho vay nên dẫnđến chuyện ngân hàng thu phí cho đủ sở hụi gây méo mó trong hoạt động tín dụng.Thêm vào đó do bị vướng trần lãi suất huy động nên các ngân hàng khó thu hútnguồn tiền gửi tiết kiệm dẫn đến nguồn vốn cho vay bị hạn hẹp

Với quyết định cho vay với lãi suất thỏa thuận đầu ra của đồng vốn trung, dàihạn đã được tháo gỡ Cùng với quyết định cho vay theo lãi suất thỏa thuận Ngân

Trang 14

hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng xác định và kiểm soát các giớihạn tín dụng đối với một khách hàng và lĩnh vực cho vay để đảm bảo an toàn tronghoạt động tín dụng.

Quyết định này hay hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận với các nhu cầu vay vốnphục vụ đời sống và quy định về lãi suất đối với các khoản vay trung, dài hạn nhằmđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh đã ban hành trước đó

Đây được xem là một điều kiện tốt cho các ngân hàng, vì có cơ hội để tăngtrưởng dư nợ đối với khoản vay trung, dài hạn Song, chưa hết mừng, các ngân hàng

đã vội lo Vì thực tế, để huy động được nguồn vốn trung, dài hạn trong bối cảnh hiệnnay không dễ, trong khi theo quy định, NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạncho vay trung, dài hạn

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay theo dự án đầu tư.

Theo truyền thống, việc mở rộng đầu tư các dự án thông thường được đánh giá dựa trên chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV).

Phương pháp đánh giá dự án đầu tư dựa vào chỉ tiêu NPV bao gồm hai bướcchủ yếu:

t t

t

k i CF NPV

Trang 15

Ưu điểm:

- Tính đến giá trị thời gian của tiền

- Cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợinhuận

Nhược điểm:

- NPV không cho biết khả năng sinh lời tính bằng tỷ lệ phần trăm nênkhông thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư

- NPV không quan tâm đến sự khác biệt về thời gian hoạt động của các dự

án nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất sẽ không được chính xác

- NPV dùng chung 1 lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của

dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tốkinh tế - xã hội

- Không thấy được giá trị lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư

- Phương pháp này khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định chính xác chi phívốn

Một hạn chế nữa của phương pháp này là: quy tắc NPV giả thiết doanhnghiệp sẽ quản trị dự án một cách thụ động, không tính đến khả năng doanh nghiệp

có thể điều chỉnh dự án khi phải đối mặt với tình huống không chắc chắn, ví dụ: nên

mở rộng hay thu hẹp quy mô của dự án, nên lựa chọn thời điểm đầu tư nào là thíchhợp, nên tiếp tục duy trì hay từ bỏ dự án v.v Nói cách khác, quy tắc NPV khôngphản ánh được tính linh động trong quản trị mà doanh nghiệp có thể có trong quátrình đầu tư Mặc dù có những phương pháp phân tích hỗ trợ thêm để giúp cho cácnhà quản trị tài chính có thể đánh giá dự án trong trường hợp không chắc chắn,chẳng hạn như phân tích tình huống, phân tích độ nhạy, mô phỏng Monte Carlo, cácphương pháp này vẫn không tính đến những cơ hội cho phép doanh nghiệp điềuchỉnh dự án khi tình hình thực tế có sự thay đổi Trong thực tế, mỗi dự án đầu tưthường kèm theo nhiều lựa chọn, cho phép các doanh nghiệp có thể linh động trongquá trình đầu tư khi họ đã có những thông tin chính xác hơn về những dự báo liênquan đến dự án Cân nhắc những lựa chọn này khi đánh giá dự án có thể giúp chodoanh nghiệp có quyết định đúng đắn hơn khi đầu tư

Trang 16

Chỉ tiêu suất thu hồi nội bộ - IRR.

IRR chính là 1 lãi suất r% mà nếu ta dùng lãi suất này để chiết khấu dự án thìsau n năm, tức hết thời hạn đầu tư dự án đã tự nó hoàn vốn và không lãi, không lỗ.Lãi suất này không phải do chủ đầu tư lựa chọn mà bản thân dự án tự cân đối đã có,nghĩa là đã khách quan hơn

IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ

tự, từ đó khiến cho công ty có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự

án nào Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự ánnào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiệnđầu tiên IRR đôi khi còn được gọi là tỉ suất hoàn vốn kinh tế ERR (economic rate ofreturn)

Cách xác định:

Trong đó:

k1: Lãi suất chiết khấu ứng với NPV dương gần tới 0

k2: Lãi suất chiết khấu ứng với NPV âm gần tới 0

NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1

NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2

Ưu điểm:

- Có tính đến giá trị thời gian của tiền

- Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án tính bằng tỷ lệphần trăm vì vậy thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư

1 2 1 1

NPV NPV

k k NPV k

Trang 17

- Phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV khi chi phívốn thay đổi.

- Phương pháp IRR có thể gặp vấn đề về giá trị

Có thể coi IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được Vì tỉ lệhoàn vốn nội bộ thực tế của một dự án khi thực hiện xong luôn khác với tỉ lệ ướctính nên một dự án có tỉ lệ IRR tương đối cao so với các dự án khác thì vẫn có khảnăng sẽ tạo ra tăng trưởng cao hơn

Ý nghĩa quan trọng nhất của IRR là lãi suất phân biệt vùng lời và vùng lỗ của

dự án trong thời hạn đầu tư, nếu dự án phải gánh chịu 1 lãi suất lớn hơn IRR thì dự

án đã lỗ

IRR là một chỉ số thường xuyên được sử dụng Nhưng vì chỉ sử dụng một tỉ

lệ chiết khấu duy nhất trong việc tính toán IRR nên sẽ có nhiều tình huống ảnhhưởng tới IRR Nếu một nhà đầu tư tiến hành định giá hai dự án, cả hai đều sử dụngchung một tỉ suất chiết khấu, cùng dòng tiền ước tính, cùng chịu rủi ro như nhau vàthời gian thực hiện ngắn, IRR có thể là một chỉ số hiệu quả Nhưng vấn đề là ở chỗ

tỉ suất chiết khấu luôn thay đổi theo thời gian Ví dụ sử dụng lãi suất trái phiếu khobạc làm tỉ suất chiết khấu Mức lãi suất này có thể thay đổi từ 1% đến 20% trongvòng 20 năm, do đó dẫn đến sai lệch trong tính toán

Thời gian hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn T là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu

tư bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá của thu hồi vừa bằng tổnghiện giá của vốn đầu tư

Thông thường, tâm lí của nhà đầu tư đều muốn thời gian hoàn vốn ngắn Thờigian hoàn vốn là công cụ đơn giản nhất và dễ áp dụng nhất đối với tất cả các cánhân, bất kể là người làm nghiên cứu hay người kinh doanh

Trang 18

Tuy vậy thời gian hoàn vốn được coi là công cụ phân tích có nhiều hạn chếtrong việc ứng dụng, bởi vì nó không tính đến Giá trị thời gian của dòng tiền, rủi rohay các yếu tố khác như chi phí cơ hội.

Điểm hòa vốn – BEP

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó, doanh thu ngang bằng với chi phí, tức làgiao điểm giữa hàm doanh thu và hàm chi phí Hay nói cách khác, tại điểm hòa vốndoanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận

Xác định được điểm hòa vốn nhằm:

- Phân tích hòa vốn không quan tâm đến giá trị thời gian của tiền Chẳnghạn, chi phí cố định có thể được phân bổ trước khi tính toán các chi phí biến đổi và

Trang 19

trước khi tạo ra thu nhập Khi phân tích hòa vốn trong những khoảng thời gian ngắn,việc bỏ qua giá trị thời gian của tiền thường ít ảnh hưởng, nhưng nếu phân tích trongmột khoảng thời gian dài, chi phí và doanh thu phải được thể hiện dưới hình thức giátrị hiện tại Điều này đòi hỏi phải áp dụng hình thức phân tích độ nhạy với yêu cầutính chính xác cao và với mức doanh thu mà tại đó NPV > 0.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay theo dự án đầu tư.

1.4.1 Nhân tố chủ quan.

- Quy mô, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và uy tín của ngân hàng Quy mô, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và uy tín của ngân hàng cóảnh hưởng quan trọng tới cho vay dự án đầu tư Nếu ngân hàng có quy mô lớn,lượng vốn huy động cao, có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng, uy tín củangân hàng cao thì khả năng phát triển cho vay dự án đầu tư của ngân hàng cao vàngược lại một ngân hàng co quy mô nhỏ uy tín thấp thì việc mở rộng cho vay dự ánđầu tư tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và rất khó cạnh tranh được với các ngân hàng khác

- Công nghệ và trình độ quản lý của ngân hàng

Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vay

dự án đầu tư Một ngân hàng có công nghệ hiện đại, thủ tục cho vay nhanh chóng,chính xác thì việc thẩm định cũng như cho vay sẽ thuận lợi hơn Từ đó tạo điều kiệnduy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng mới cho ngân hàng

- Chính sách định hướng phát triển của ngân hàng

Định hướng phát triển của ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc pháttriển cho vay dự án đầu tư, từ đó quyết định các chính sách phù hợp để có thể thuđược kết quả tốt nhất Nếu định hướng của ngân hàng là phát triển cho vay dự ánđầu tư thì hoạt động của ngân hàng cần chú ý đến các chính sách khách hàng, quy

mô và giới hạn tín dụng của khách hàng, lãi suất, thời hạn tín dụng, tài sản đảmbảo…

Cho vay theo dự án đầu tư là hướng đi mà nhiều ngân hàng đang hướng tới

và đặt làm hướng cho vay chính trong giai đoạn hiện nay bởi nền kinh tế thế giớiđang phục hồi và phát triển, nhu cầu xây dựng, đầu tư các dự án phục vụ đời sống

Trang 20

cũng tăng theo Chính vì thế phát triển cho vay theo dự án đầu tư đang là hướng đimang lại nguồn lợi đáng kể cho các ngân hàng trong giai đoạn này Tuy nhiên chovay theo dự án đầu tư luôn hàm chứa rủi ro cao bởi lượng vốn cho vay thường là rấtlớn, do đó ngân hàng cần có chính sách hợp lý để đồng thời mở rộng được hoạtđộng cho vay dự án đầu tư và đảm bảo an toàn tín dụng.

1.4.2 Nhân tố khách quan.

- Môi trường kinh tế, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…

Một môi trường tốt đảm bảo sự tin cậy đối với các doanh nghiệp có dự án đầu

tư Đồng thời trong bối cảnh Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực,việc thực thi Luật cạnh tranh và duy trì môi trường cạnh tranh sẽ thúc đẩy sự pháttriển kinh tế Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nền kinh tế và ngườitiêu dùng, tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi thamgia cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử

- Tính khả thi của dự án:

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là

cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư

- Hệ thống pháp luật nhà nước:

Nhà nước ban hành Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế, …

và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật trên đồng thời với các vánbản dưới Luật khác, nhằm khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu

tư vào các dự án, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao

Nền kinh tế nước ta vẫn giữ mức tăng trưởng nhanh, sự phát triển của cácngành kinh tế tạo nhu cầu và thị trường lớn hơn cho ngành công nghiệp Điện cả quy

mô và phạm vi

Trang 21

Công cuộc đổi mới gắn liền với những cơ chế quản lý mới của nền kinh tế,trong đó, các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh đã tạođược nguồn nội lực làm khả năng tự đầu tư được đảm bảo.

Chủ trưởng đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gianvừa qua không những chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp, mà đã thực sự tạo khả năng huy động vốn tốt hơn cho các dự án pháttriển cơ sở hạ tầng Đây là những nhân tố quan trọng tạo môi trường kích thích việc

đa dạng hóa huy động vốn đầu tư các dự án ở nước ta

- Sự phát triển của thị trường tài chính:

Với hai dòng tài chính trực tiếp và gián tiếp, thị trường tài chính là nơi màcác dự án đầu tư có thể được huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhauphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu một thị trường tài chính phát triển,thì đó là điều kiện thuận lợi tạo cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn vàkhai thác nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình

Một thị trường tài chính phát triển đòi hỏi phải có hệ thống thông tin đượccông khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở có sự can thiệp củaNhà nước ở mức độ thích hợp Ở Việt Nam, thị trường tài chính đã và đang pháttriển, góp phần cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành kinh doanh, cũng nhưtrong việc thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường Trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế, thị trường tài chính quốc tế phát triển là nơi cung ứng vốn cho ngành tốtnhất để phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng kích thích Việt Nam phát triển, nền kinh

tế Việt Nam chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanhphải tuân theo quy luật của thị trường Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhậpnền kinh tế thế giới, trong đó thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng đang pháttriển và đây là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa huy động vốn để phát triển

mở rộng đầu tư các dự án Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và thực sự đã hộinhập vào nền kinh tế thế giới, thị trường vốn quốc tế có quy mô lớn là một cơ hộicho đầu tư phát triển

Trang 22

- Xu thế phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế thế giới:

Hội nhập kinh tế thế giới đưa nền kinh tế của đất nước gắn kết với nền kinh tếcủa thế giới, là một phần của nền kinh tế thế giới Việc mở rộng thị trường sẽ giúpcho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào nước ta, cũng như các doanhnghiệp nước ta hướng đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tốt,phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng Việc hội nhập sẽ đẩy mạnh xuất khẩu

và thu hút được một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Tuy mới chỉ gianhập được 3 năm nhưng Việt Nam cũng đã khẳng định được vị thế của mình, khôngthể so sánh được với sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1960, sự trỗidậy kinh tế đầy ngoạn mục của Hàn Quốc trong những năm 1970-1980 và sự tăngtrưởng kinh tế vũ bão của Trung Quốc vào những thập niên cuối thế kỷ XX, nhưngnhững gì mà chúng ta đã đạt được cũng đã là một sự thay đổi lớn lao

- Mức sống, nhu cầu đòi hỏi của dân cư

Đất nước phát triển sẽ kéo theo đời sống của người dân được nâng cao,những nhu cầu, đòi hỏi về ăn ở, đi lại cũng sẽ tăng Việc đầu tư các dự án xây dựng,dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu đòi hỏi của con người cũng là một hướng đi đúngđắn Một môi trường kinh tế xã hội phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao và

ổn định là tiền đề quan trọng cho phát triển cho vay dự án đầu tư

Đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động cũng đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển cho vay dự án Nó bao gồm rất nhiều yếu tố trong đó như mứcthu nhập của dân cư, trình độ học vấn, đạo đức,… Tất cả những yếu tố trên đều tácđộng đến khả năng phát triển cho vay dự án đầu tư

- Khả năng thu thập thông tin

Hiện nay, trình độ khoa học phát triển, thông tin ngày càng được thu thập vàcập nhật một cách nhanh chóng và chính xác Nắm bắt được yếu tố này cũng sẽgiúp cho Ngân hàng có những bước đi đúng đắn trong việc tìm kiếm cũng nhưquyết định cho vay dự án đầu tư một cách có hiệu quả và hạn chế được thấp nhấtnhững rủi ro

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNN&PTNT CHI

NHÁNH THỦ ĐÔ

2.1 Giới thiệu NTNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô.

2.1.1 Đôi nét về NHNN&PTNT Việt Nam

Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theoNghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triểnNông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngânhàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụngNông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tíndụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thươngnghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Vụ Kế toán và một số đơn vị

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thếNgân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàngthương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là mộtpháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động củamình trước pháp luật

Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số

18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí

Trang 24

Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận choNgân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố QuyNhơn - tỉnh Bình Dịnh.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phốtrực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội

và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tạiVăn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố.Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh

Năm 1993 Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam ban hành quy chế thi đua khenthưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương

vị và nhiệm vụ công tác Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độcchi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố

Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàngNhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệpViệt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thểhóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định:Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinhdoanh Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệpViệt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này

Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ , Ngânhàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơcấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp việc bao gòm

bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụthuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chứcnăng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động theo Luật các Tổchức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam (AGRIBANK) hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủđạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhưđối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam

Trang 25

AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũCBNV, màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Đến tháng 3/2007, vị thế dẫnđầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồnvốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

là 1,9% AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chírộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên

AGRIBANK luôn là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụngcông nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triểnmàng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoànthành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thông thanh toán và kế toán khách hàng(IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của

dự án này Hiện AGRIBANK đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chínhđến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hànggồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT Đến nay, AGRIBANK hoàntoàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến,tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước

Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự

án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD Các dự án nước ngoài đãtiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6

tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK đã nỗlực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước

2.1.2 Lịch sử ra đời của NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đô đượcthành lập theo quyết định số 1445/QĐ – HĐQT – TCCB ngày 20/11/2008

Trước kia NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô tiền thân là NHNT&PTNT BùiThị Xuân được thành lập vào ngày 01/04/2008, tách ra từ NHNN&PTNT chi nhánhTây Hà Nội Sau đó chính thức đổi tên như hiện nay vào ngày 22/12/2008 với

Trang 26

Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đô.

Trụ sở chính : Số 91 - Phố Huế - Quận Hai Bà Trưng – Thủ đô Hà Nội

Tuy mới thành lập vào tháng 04/2008 và phải đối mặt với rất nhiều khó khănnhưng NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô đã thiết lập được mối quan hệ sâu sắc vớikhách hàng trên địa bàn và 1 số vùng lân cận Đó chính là nền tảng để Ngân hàng

mở rộng hoạt động kinh doanh vươn lên khẳng định vị thế của NHNN&PTNT trênthị trường và để xứng đáng với danh hiệu là : “Doanh nghiệp hàng đầu của ViệtNam”

2.1.3 Công tác tổ chức của NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô

Chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm và còn gặp rất nhiều khó khăn vềnhân sự, cán bộ nhân viên chi nhánh kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều nhưng, vớiphương châm vừa học vừa làm, đội ngũ cán bộ nhân viên đã không ngừng nâng caotrình độ, tiếp cận thị trường, đưa NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô từng bước pháttriển theo mô hình tổ chức của ngân hàng hiện đại Căn cứ vào hoạt động thực tế,hoạt động kinh doanh của ngân hàng bộ máy tổ chức của ngân hàng được sắp xếp

Tính đến nay, toàn bộ chi nhánh có 65 cán bộ công nhân viên chức( không kểnhân viên làm hợp đồng) Trong đó có 4 đồng chí có trình độ Thạc sỹ và còn lại cótrình độ Đại học Làm việc tại trụ sở chính và 4 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội

cụ thể là:

- Phòng giao dịch số 8

- Phòng giao dịch số 9

- Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân

- Phòng giao dịch Hai Bà Trưng

Trụ sở chính tập trung đông nhất cán bộ nhân viên của toàn chi nhánh làm việctại các phòng như là:

- Phòng kế hoạch kinh doanh ( Phòng tín dụng)

- Phòng kế toán ngân quỹ

- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

Trang 27

QUỸ TIẾTKIỆMVĂN PHÒNG

PHÒNG GIAODỊCH SỐ 8

PHÒNG GIAODỊCH SỐ 9

PHÒNG GIAODỊCH BÙI THỊXUÂN

PHÒNG QUẢN

LÝ RỦI RO

PHÒNG TÀICHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG DỊCH

VỤ KHÁCHHÀNG

PHÒNG GIAODỊCH HAI BÀTRƯNG

PHÒNG TỔCHỨC NHÂN SỰ

PHÒNG KẾHOẠCH TỔNGHỢP

PHÒNG THANHTOÁN QUỐC TẾPHÒNG TÍNDỤNG

Trang 28

b Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng.

- Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với cáckhách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng

- Theo dõi, quản lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng

c Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng:

d Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng, duy trì

và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng

B Doanh nghiệp:

a Đề xuất kế hoạch, chính sách:

- Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế hoạch ngânsách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại, cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các kháchhàng

b Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng

- Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với cáckhách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng

c.Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng:

- Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệcủa Chi nhánh với các khách hàng

PHÒNG ĐIỆNTOÁN

Trang 29

d Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.

Phòng Kế hoạch kinh doanh( Phòng tín dụng)

a Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi nhánhtheo quy trình, quy định của NHNN và của Chi nhánh

b.Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng vànhập dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữtoàn bộ hồ sơ theo quy định

c Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc

Phòng Quản lý rủi ro.

a Thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định rủi ro tín dụng đối với kháchhàng

b Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những vănbản hướng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình và các giải pháp thựchiện nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro theo quy định, quy trình của Nhànước và NHNN về công tác quản lý rủi ro

Phòng dịch vụ khách hàng

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếpnhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giaodịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền ); tiếp thị giới thiệu sảnphẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ,tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của kháchhàng

Phòng Thanh toán quốc tế

Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợthương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên

cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo

Trang 30

đề nghị của ngân hàng nước ngoài Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếuđược giao)

Phòng Kế hoạch Tổng hợp

Công tác kế hoạch - nguồn vốn:

a Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịutrách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn vàcác biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biệnpháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chinhánh/NHNN; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàngtheo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liênquan

b Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kếhoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn;xây dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chínhsách marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãisuất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triểnmạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm

Phòng Tổ chức - Nhân sự

Trang 31

a Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động;

theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực

hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển

của Chi nhánh theo quy định

b Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực

hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể

của chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân

chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính

sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể,

Công tác thi đua khen thưởng

c Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho

mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ

tục mở Qũy tiết kiệm/Điểm giao dịch/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới

d Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu

trữ, bảo mật, cung cấp ) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy

định

a.Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng của Chi nhánh

theo quy định

b.Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật

chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của Chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và

an toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm, bảo quản

tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định

c.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc

Các phòng giao dịch

Thực hiên các chức năng như một ngân hàng thu nhỏ

Ở các phòng giao dịch hầu như chia làm 3 văn phòng nhỏ: Phòng giám đốc, phòngtín dụng và phòng giao dịch Các hoạt động cho vay diễn ra ở phòng giao dịch, được đóngdấu bởi phòng tín dụng và trình lên phòng giám đốc để ký kết Khi diễn ra các hoạt động

Trang 32

cho vay và thế chấp, thì giám đốc và các cán bộ tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra chặt chẽ hợpđồng và các giấy tờ thế chấp nếu có.

2.2 Tình hình hoạt động của NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô trong những năm gần đây.

2.2.1 Tình hình huy động vốn:

Với chức năng trung gian tài chính Ngân hàng làm cầu nối giữa những người cólượng tiêng tạm thời nhàn rỗi và những người có nhu cầu sử dụng vốn Nguồn huy động lànguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng với định hướng kinh doanh của mình,NHNN&PTNT Việt Nam đã có những chính sách huy động vốn hợp lý, đẩy mạnh việckhai thác vốn trong các tần lớp dân cư với nhiều biện pháp và các sản phẩm phù hợp như:

Mở rộng mạng lưới giao dịch thay đổi cơ cấu nguồn vốn linh hoạt trong việc sử dụng chínhsách lãi suất tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh, từ đónhanh chóng lấy được uy tín của khách hàng trên mọi miền, NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ

Đô đã không ngừng cải tiển quy trình nghiệp vụ để phục vụ khách hàng kịp thời, nhanhchóng, thuận tiện, an toàn Các loại hình huy động vốn đa dạng như: Tiết kiệm không kỳhạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, tiếtkiệm dự thưởng,vv… và còn rất nhiều hình thức khác nữa

Đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư Ngân hàng luôn quan tâm đến việc rènluyện tác phong giao dịch lề lối làm việc và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn củacác cán bộ nhân viên, do vậy nguồn vốn được huy động của chi nhánh không ngừng tănglên theo các năm

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn:

Nghiệp vụ tín dụng có vai trò hế sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.Ngân hàng làm tốt hoạt động huy động vốn mà hoạt động sử dụng vốn kém hiệu quả đầu tưkhông đúng lúc, đúng chỗ thì kết quả kinh doanh cũng không được như mong muốn Mặtkhác, hoạt động tín dụng của các ngân hàng Thương mại chứa đựng rất nhiều rủi ro phụthuộc vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Chính vì vậy, việc sử dụngvốn như thế nào cho có hiệu quả là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng Thương

Trang 33

mại và nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàngđó.

Hiểu được tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng này, thời gian qua,NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đầu tư vàocác thành phần kinh tế, tìm kiếm mở rộng khách hàng Sử dụng đa dạng các hình thức đầu

tư tranh thủ các nguồn tại trợ uyer thác đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương Do đó

mà dư nợ đầu tư tín dụng tại Chi nhánh Thủ Đô tăng trưởng không ngừng

Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2009 của NHNN&PTNT Chi

TH 30/06 2009

TH 31/12 2009

Trang 34

- Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 818,445 triệu đồng, giảm so với 20/11/2009 là73,865 triệu đồng và so kế hoạch năm 2009 đạt 98%

- Tài chính:

+ Tổng thu : 153,299 triệu đồng

+ Tổng chi: 141,163 triệu đồng

+ Hệ số lương đạt được là 1.42

- Nguồn vốn nội tệ : 858,030 triệu đồng

Nguồn vốn ngoại tệ là 358,754 triệu đồng

Là một chi nhánh mới được thành lập không lâu, nhưng có thể thấy tổng nguồnvốn mà Chi nhánh Thủ Đô huy động được trong năm vừa qua là không nhỏ, tăngdần theo các thời kỳ Trong đó cơ cấu nguồn vốn hầu như không thay đổi qua các

kỳ, nguồn tiền gửi, tiền vay từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cácloại hình huy động Điều này khẳng định hơn nữa từ những bước đi đúng đắn về cáchoạt động cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh trong năm qua

Về cơ cầu nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ Nhìn chung, cơ cấu nguồn huy độngkhông có biến động lớn, song nguồn huy động nội tệ lại giảm dần về tỷ trọng trongnăm vừa qua Điều này được lý giải là do các doanh nghiệp có xu thế tìm đến vốnvay ngoại tệ Trong năm vừa qua, tỷ giá hối đoái đi vào ổn định, tỷ giá giao dịch trênthị trường tự do đứng ở mức tương đối thấp và kéo sát lại với tỷ giá niêm yết củaNgân hàng Chính sự ổn định này đã thu hút doanh nghiệp vay ngoại tệ, vì áp lực lãi

Trang 35

suất thỏa thuận tiền đồng tăng cao Lý do khiến vay ngoại tệ hấp dẫn doanh nghiệp

là bởi chênh lệch giữa lãi suất vay bằng VND và USD là khá lớn Mặc dù đã có sựđiều chỉnh giảm, nhưng hiện lãi suất cho vay bằng VND vẫn ở mức 14 – 17%/ năm,trong khi đó, vay vốn bằng ngoại tệ, doanh nghiệp chỉ phải trả cho Ngân hàng ở mứclãi suất khoảng 4 – 6%/ năm Điều này cho thấy vay ngoại tệ sẽ có lợi hơn đối vớinhững doanh nghiệp có nguồn thu bằng USD Mặt khác, trong bối cảnh thị trườnghiện nay khi tỷ giá hối đoái đang có chiều hướng giảm nhẹ và ổn định hơn so vớitrước thì lo ngại về rủi ro tỷ giá cũng phần nào giảm bớt, điều này khiến các doanhnghiệp mạnh dạn hơn với tín dụng USD

Nắm bắt được điều này, Ngân hàng cũng đã những sản phẩm cho vay ngoại tệ cótính phòng ngừa cao hơn giúp những doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sangVND khi tỷ giá có chiều hướng biến động, giảm rủi ro cho các nhà nhập khẩu sửdụng vốn vay bằng USD để nhập nguyên liệu

2.2.3 Các loại hình tín dụng được áp dụng tại Chi nhánh Thủ Đô.

NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô là một Ngân hàng Thương mại Quốc doanh,hoạt động thường xuyên với các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sảnxuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế - xãhội Vì vậy NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô có đầy đủ 3 loại hình tín dụng

a Tín dụng ngắn hạn:

Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn tới 1 năm, thường cho vay bổsung, thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và cá nhân phục vụ nhucầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

b Tín dụng trung hạn:

Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được sử dụngphục vụ nhu cầu mu sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng và xâydựng công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

c Tín dụng dài hạn:

Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm và được sử dụng cấpvốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, đầu tư xây

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, chủ biên PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản Thống Kê, 2004 Khác
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội Khác
3. Tạp chí Ngân hàng, các thời báo tài chính,… Khác
4. Kênh thông tin trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn, và các kênh thông tin trực tuyến khác,… Khác
5. Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Chi nhánh Thủ Đô những năm gần đây Khác
6. Các văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Khác
7. Tài liệu luận văn, đề tài của các khóa trước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Báo cáo tiến độ giải ngân các dự án cho vay trung, dài hạn ( Tính đến - Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô.DOC
Bảng 4 Báo cáo tiến độ giải ngân các dự án cho vay trung, dài hạn ( Tính đến (Trang 45)
Bảng 5: Thông số xe đặt mua của công ty: - Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô.DOC
Bảng 5 Thông số xe đặt mua của công ty: (Trang 47)
Bảng 7:  Trả lãi theo kỳ của Công ty: - Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô.DOC
Bảng 7 Trả lãi theo kỳ của Công ty: (Trang 49)
Bảng 8: Tính khấu hao dự án: - Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô.DOC
Bảng 8 Tính khấu hao dự án: (Trang 50)
Bảng 9:  Tính chi phí dự án: - Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô.DOC
Bảng 9 Tính chi phí dự án: (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w