1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh bình dương

110 368 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD từ đó giải quyết vấn đề đặt ra là làm thế nào để th

Trang 1

o0o NGUYỄN VÕ MINH DUYÊN

QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)-CHI

NHÁNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số : 60340102GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ TẤN PHƯỚC

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 Năm 2014

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến Sĩ Lê Tấn Phước

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Công nghệ TP HCMngày 08 tháng 02 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đượcsửa chữa (nếu có)

Chủ tịch hội đồng đánh giá LV

Trang 3

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP HCM, ngày … tháng… năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Võ Minh Duyên Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 08-08-1976 Nơi sinh: TP.Đà Nẵng

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1341820014

I- Tên đề tài:

QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) - CHI NHÁNH BÌNH

DƯƠNG

II- Nhiệm vụ và nội dung:

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản trị

rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD từ đó giải

quyết vấn đề đặt ra là làm thế nào để thẩm định hồ sơ tín dụng dự án hiệu

quả để mỗi quyết định cho vay dự án đầu tư sẽ là quyết định mang lại hiệu

quả về mặt kinh tế cho ngân hàng và cũng giảm thiểu được rủi ro tín dụng

2 Nghiên cứu quy trình tín dụng Agribank-CNBD và các ngân hàng thương

mại từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp hạn chế phần nào RRTD

3 Dựa trên những phân tích thực trạng quá trình quản trị RRTD tại

Agribank-CNBD dẫn đến xây dựng các định hướng và đưa ra những giải

pháp nhằm giảm thiểu RRTD nói chung và trong hoạt động cho vay dự án

đầu tư nói tiêng

III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/07/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2015

V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến Sĩ Lê Tấn Phước

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi ,các kếtquả nghiên cứu có tính độc lập riêng , không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưađược công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu ; các số liệu, các nguồn trích dẫntrong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng , minh bạch

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

TP.HCM, ngày … tháng …… năm 2015Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Võ Minh Duyên

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả những người đã ủng hộ tôitrong suốt thời gian theo học chương trình thạc sĩ cũng như th ời gian hòan thành luậnvăn với lời cảm ơn đặc biệt đến:

Tiến sĩ Lê Tấn Phước người thầy, người hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thànhluận văn này

Các thầy cô khoa sau đại học Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM đã giúp tôirất nhiều trong thời gian học tập cũng như viết luận văn

Các bạn học lớp cao học 13SQT11 đã hổ trợ nhiệt tình trong học tập cũng nhưtrao đổi kinh nghiệm thực tiễn

Các anh chị tại phòng tín dụng Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triễn NôngThôn (Agribank)-Chi Nhánh Bình Dương

Một lần nữa, xin gữi lời cảm ơn chân thành sâu sắc!

Tác giả luận văn(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Võ Minh Duyên

Trang 6

TÓM TẮT

Đứng trước những cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch

vụ tín dụng cung ứng cho khách hàng nhưng đồng thời phải làm giảm thiểu rủi rođến mức tối đa

Thời gian qua rủi ro tín dụng, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại chưađược kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có xu hướng gia tăng mạnh, lợi nhuậntăng trưởng qua các năm xuất phát chủ yếu từ hoạt động tín dụng và chiếm mộtphần không nhỏ là cho vay dự án đầu tư Do đó yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tíndụng phải được quản lý, kiểm soát một cách hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt độngtrong phạm vi rủi ro chấp nhận được, tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh ngânhàng

Góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàngkhác trong tỉnh Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thẩm định hồ sơ tín dụng dự án hiệuquả để mỗi quyết định cho vay dự án đầu tư sẽ là quyết định mang lại hiệu quả vềmặt kinh tế cho ngân hàng và cũng giảm thiểu được rủi ro tín dụng Đây là mộtthách thức không nhỏ của Ngân hàngAgribank-CNBD

Với mục tiêu như trên tác giả đã đi sâu nghiên c ứu thực tiễn dựa trên những

cơ sở lý luận từ đó đưa ra những tồn đọng còn vướng mắc trong quy trình tín dụngtại Agribank-CNBD cũng như ki ến nghị những giải pháp phù hợp

Trang 7

Facing the opportunities and challenges in the process of internationaleconomic integration, which requires commercial banks to constantly improve thecredit quality of service provided to customers but also to reduce the risk

The last time credit risks, bad debts in the commercial banks are notcontrolled effectively and tends to rise sharply, profitable growths through the yearcomes mainly from credit operations and occupies a small part is lending projects.Therefore urgently request that the credit risk must be managed and controlledeffectively, credit guarantee activities within acceptable risk and increase profits inthe the commercial banks

Contributing to enhance the reputation and create a competitive advantagecompared to other banks in the province The question is how to appraise creditprofile for each project efficiently lending decisions of investment projects will bedecided to bring economic efficiency for the bank and also minimize the risk creditrisk This is a big challenge of Agribank-CNBD

With the aim of such authors research based on a theoretical basis fromwhich to make outstanding problems remain in the credit process at Agribank-CNBD and propose appropriate solutions

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cam đoan: i

Lời cảm ơn: ii

Tóm tắt: iii

Abstract: iv

Mục lục: v

Danh mục các từ viết tắt: viii

Danh mục các bảng: ix

Danh mục các hình: x

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : 4

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư : 4

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư : 4

1.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư : 4

1.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư : 5

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư : 6

1.2 Các loại rủi ro cho vay dự án đầu tư : 7

1.2.2 Rủi ro tín dụng : 8

1.2.3 Rủi ro lãi suất : 9

1.2.4 Rủi ro tỷ giá : 9

1.3 Rủi ro tín dụng : 9

1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng : 9

1.3.2 Các loại rủi ro tín dụng : 10

1.3.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư : 11

1.4 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư : 13

1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng : 13

1.4.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư : 14

Trang 9

1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của một số ngân hàng thương mại tại Việt nam và bài học kinh nghiệm cho Agribank-CNBD :

20

1.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của một số ngân hàng thương mại : 20

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho AGRIBANK : 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2 24

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK-CNBD 24

2.1 Tổng quan quá trình phát triển AGRIBANK-CNBD : 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24

2.1.2 Tình hình hoạt động của Agribank-CNBD : 30

2.2 Hành lang pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam : 31

2.2.1 Giai đoạn trước năm 2013 : 31

2.2.2 Giai đoạn từ đầu năm 2013 đến nay : 34

2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD: 37

2.3.1 Quy trình quản trị RRTD trong cho vay DAĐT tại Agribank-CNBD : 37

2.3.2 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD : 48

2.3.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD : 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3 : 66

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK-CNBD 66

3.1 Định hướng phát triển của Agribank-CNBD trong thời gian tới : 66

3.1.1 Định hướng chung : 66

Trang 10

3.1.2 Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư

tại Agribank-CNBD : 67

3.2 Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công các quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD : 68

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng về cho vay dự án đầu tư : 68

3.2.2 Nhóm giải pháp về dấu hiệu cảnh báo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư : 74

3.2.3 Nhóm giải pháp quản lý nợ có vấn đề : 75

3.2.4 Phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng : 78

3.2.5 Triển khai hình thức đồng tài trợ : 80

3.3 Một số kiến nghị : 80

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước : 80

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan : 81

3.3.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư : 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83

KẾT LUẬN 84

Trang 11

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DNL&ĐTCT Doanh nghiệp lớn và định chế tài chính

AGRIBANK-CNBD Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triễn Nông Thôn

(Agribank) - Chi Nhánh Bình Dương

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 – Một số chỉ tiêu hoạt động của Agribank-CNBD: ………… …….….30Bảng 2.2 – Phân loại xếp hạng và nợ theo điểm tín dụng: ………….……….43Bảng 2.3 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay: … ……… 50Bảng 2.4 – Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại Agribank-CNBD: ………52Bảng 2.5 – Tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT phân theo ngành kinh tế tại

Agribank-CNBD: …….……… 53Bảng 2.6 – Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank-CNBD: …… ………… 54

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 – Cấu trúc rủi ro tín dụng: ….……….10Biểu đồ 1.2 – Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: ….……….……….14Biểu đồ 1.3 – Biểu đồ xử lý nợ có vấn đề đối với rủi ro giao dịch: ……….………19Biểu đồ 2.1 – Mô hình tổ chức,bộ máy quản trị điều hành Agribank-NBD …… 28Bỉểu đồ 2.2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại trung tâm điều hành: … 29Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại các chi nhánh Agribank-CNBD:……… ……… ……… … 29Biểu đồ 2.4 – Quy trình cấp tín dụng chung tại Agribank-CNBD: ……….38Biểu đồ 2.5 – Tăng trưởng tín dụng từ năm 2010 đến năm 2013: ……… ….49Biểu đồ 2.6 – Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay Agribank-CNBD: … …… 51Biểu đồ 2.7 – Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT: …… ……….……… 53

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010,”Ngân hàng thương mại là loại hìnhngân hàng được thực hiện tất các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.Các hoạt động ngânhàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tàikhoản.Trong đó hoạt động cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngânhàng Việt Nam mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên lại chứa rấtnhiều rủi ro Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngânhàng thương mại mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế

Đứng trước những cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch

vụ tín dụng cung ứng cho khách hàng nhưng đồng thời phải làm giảm thiểu rủi rođến mức tối đa Thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng của các ngân hàngthương mại chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có xu hướng giatăng, ngân hàngAgribank-CNBDcũng không ngoại lệ khi lợi nhuận tăng trưởng quacác năm xuất phát chủ yếu từ hoạt động tín dụng và chiếm một phần không nhỏ làcho vay dự án đầu tư

Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý,kiểm soát một cách hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấpnhận được, tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng Góp phần nâng cao uytín và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong tỉnh Vấn đề đặt ra làlàm thế nào để thẩm định hồ sơ tín dụng dự án hiệu quả để mỗi quyết định cho vay

dự án đầu tư sẽ là quyết định mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho ngân hàng vàcũng giảm thiểu được rủi ro tín dụng Đây là một thách thức không nhỏ của Ngânhàng Agribank-CNBD Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (Agribank)-Chi Nhánh BìnhDương ” làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp để giải quyết mộtphần thách thức đó

Trang 15

2.Mục tiêu nghiên cứu :

Nghiên cứu các loại rủi ro cho vay dự án đầu tư trong đó chủ yếu tập trungphân tích rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại cácNHTM

Đi sâu phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tạiNgân hàng Agribank_CNB , đưa ra những nhận định về hạn chế trong cho vay dự

án đầu tư

Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay dự ánđầu tư tại Ngân hàng Agribank_CNB, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng caoquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank_CNB

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu : hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự ánđầu tư tại Ngân hàngAgribank-CNBD

Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu hoạt động thực tiễn quản trị rủi ro tín dụngtrong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD , Số liệu thực hiện trong phạm vi 4năm từ 2010 đến 2013 Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần thực hiện quản trị rủi

ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tạiAgribank-CNBD

4 Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả,thống kê, tổng hợp, phân tíchgồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.Nghiên cứu định tính là mô tả thống kê thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong chovay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD Nghiên cứu định lượng thể hiện qua tính toáncác chỉ tiêu đo lường, đánh giá kết quả thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụngtrong cho vay dự án đầu tư tạiAgribank-CNBD

Trang 16

Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp qua tập hợp các báo cáo tài chính,báo cáonội bộ từ năm 2010 – 2013 của Agribank-CNBD để đưa ra nhận xét ,kết luận khoahọc về nội dung cần nghiên cứu.

5.Ý nghĩa khoa học,thực tiễn của đề tài:

Ý nghĩa khoa học : Đề tài đưa ra những lý luận cơ bản về dự án đầu tư, các

loại rủi ro trong cho vay dự án dầu tư, quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại

Ý nghĩa thực tiễn : Kết quả phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong

cho vay dự án đầu tư tạiAgribank-CNBD , sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệuquả quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tạiAgribank-CNBD

6.Kết cấu luận văn :

Ngoài phần mục lục , mở đầu ,kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đượcchia làm 3 chương cụ thể :

Chương 1 : Tổng quan về dự án đầu tư và quản trị rủi ro tín dụng trong chovay dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại

Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tạiAgribank-CNBD

Chương 3 : Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụngtrong cho vay dự án đầu tư tạiAgribank-CNBD

Trang 17

CHƯƠNG 1 :

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN TRỊ RỦI

RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư :

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư :

“DAĐT là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng

về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của một số sản phẩm hoặc dịch vụnào đó trong một thời gian xác định” (2,tr 10)

Như vậy, DAĐT không phải là một ý định hay phác thảo sơ bộ mà là một đềxuất có tính cụ thể và mục tiêu rõ ràng nhằm biến các cơ hội đầu tư thành nhữngquyết định cụ thể

1.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư :

Từ khái niệm nêu trên đã phần nào thể hiện đựơc các đặc điểm chính yếu của mộtDAĐT Theo đó ,một dự án cần có năm đặc điểm sau :

-Dự án là sản phẩm duy nhất : Khác với quá trình sản xuất liên tục và giánđoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khácbiệt cao

-Thời gian hoàn thành dự án có giới hạn : bất kỳ dự án nào cũng phải đượchoàn thành trong một thời hạn nhất định, gọi là thời hạn đầu tư Thời hạn này dochủ đầu tư kiến nghị và được xét duyệt về mọi tính toán trong dự án phải phù hợpvới thời hạn đầu tư

-Dự án nhằm để thực hiện các công việc đã được hoạch định: Tất cả các dự ánđều phải có kết quả được xác định rõ Mỗi dự án bao gồm tập hợp nhiều nhiệm vụcần được thực hiện, kết quả của các nhiệm vụ này sẽ tạo nên kết quả chung của dựán

-Quá trình thực hiện dự án đòi hỏi phải có sự hợp tác đa ngành,đa lĩnh vực :

dự án nào cũng có sự tham gia hữu quan của nhiều bên như chủ đầu tư, các nhà tưvấn ,nhà thầu, người hưởng thụ dự án, cơ quan quản lý nhà nước… tuỳ theo tính

Trang 18

chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũngkhác nhau Để thực hiện thành công mục tiêu dự án ,đòi hỏi các bộ phận này phảiduy trì mối quan hệ thường xuyên với nhau để phối hợp giải quyết công việc.

-Dự án thường diễn ra trong môi trường động,phức tạp và luôn có thể xảy ra

sự xung đột và độ rủi ro cao : quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng mộtnguồn lực khan hiếm của tổ chức Dự án luôn chịu sự giới hạn về các nguồn lực :vốn, vật tư,lao động để thực hiện trong một thời gian nhất định Bên cạnh đó,thờigian đầu tư và vận hành kéo dài nên các DAĐT phát triển thường có độ rủi ro cao

1.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư :

Các giai đoạn của dự án đầu tư là những bước công việc mà một dự án phải trải qua,gồm ba giai đoạn như sau :

1.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

-Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn đầu tiên của công tác quản lý DAĐT.Đây là công việc hết sức phức tạp , mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi nhiều kiến thứcsâu rộng trên lĩnh vực tổ chức – kinh tế - kỹ thuật Vì vậy , khi lập DAĐT đòi hỏiphải có nhiều chuyên gia am hiểu từng lĩnh vực cụ thể, có thể có sự giúp đỡ và tưvấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư Quá trình soạn thảo DAĐT baogồm ba hoạt động sau :

-Nghiên cứu cơ hội đầu tư : Đây là hoạt động đầu tiên trong việc hình thành ýtưởng về một DAĐT Mục đích của giai đoạn này là để trả lời câu hỏi có hay không

có cơ hội đầu tư Các căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư gồm :

*Chiến lược phát triển kinh tế văn hoá xã hội của cả nước, của từng vùng lãnhthổ,hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh,dịch vụ của ngành,của cơ sở

*Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm, dịch vụ

*Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phẩm , dịch vụ đó trên thị trường trong

và ngoài nước

*Tiềm năng sẵn có cần và có thể khai thác để thực hiện dự án

*Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư

-Nghiên cứu tiền khả thi : Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọngchung của dự án.Một số vấn đề cần phải được làm rõ gồm:

Trang 19

*Liệu dự án có khả thi về mặt tài chính và kinh tế trong suốt tuổi thọ của dự ánhay không.

*Xác định biến chủ yếu ảnh hưởng đến dự án như giá thành sản phẩm, chi phínguyên vật liệu, tỷ giá…

*Làm thế nào để giảm bớt rủi ro cho dự án

-Nghiên cứu tính khả thi : nhằm để xem xét liệu dự án có triển vọng đáp ứngđược các tiêu chuẩn về tài chính, kinh tế và xã hội mà chủ đầu tư và chính quyền đãđưa ra cho các khoản đầu tư hay không

1.1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư:

 Giai đoạn này gồm hai hoạt động chính :

-Xây dựng cơ bản :

*Thiết kế chi tiết : hoạt động này nhằm để tăng độ chính xác của mọi dữ kiện

đã đư ợc sử dụng trong các phần phân tích trước đó để sao cho kế hoạch thực hiện

dự án chính thức có thể được xây dựng

*Thực hiện dự án: hoạt động này bao gồm các công việc như điều phối vàphân bố nguồn lực để thực hiện dự án ,thành lập nhóm thực hiện dự án bao gồm cácnhà chuyên môn và kỹ thuật gia để tiến hành điều phối các chuyên gia tư vấn, cácnhà thầu , nhà cung cấp vật tư thiết bị…,lập thời gian biểu thực hiện dự án,xây dựng

cơ chế kiểm tra giám sát và báo cáo, thương lượng ký kết hợp đồng kinh tế, xâydựng-lắp đặt và tuyển chọn lao động và nghiệm thu, bàn giao công trình

 Đưa dự án vào hoạt động :

*Đây là khoảng thời gian mà dự án được đưa vào khai thác có tính đến lãi lỗ,

là giai đoạn mà chủ đầu tư hy vọng nhất vì đây là giai đoạn phát huy hiệu quả tàisản mà họ đã đầu tư trước đó

1.1.3.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư :

-Giai đoạn này gồm hoạt động đánh giá dự án sau hoạt động và thanh lý dự án.Đây là giai đoạn ghi nhận những giá tị thanh lý tài sản ở năm cuối cùng trong vòngđời dự án và là điểm khởi đầu cho một chu trình dự án mới

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư :

Có nhiều tiêu thức để phân loại dự án , cụ thể như sau :

Trang 20

1.1.4.1 Căn cứ vào quy mô dự án :

Doanh nghiệp có thể phân loại các DAĐT căn cứ vào quy mô dự án , dựa trêncác tiêu thức sau :

- Những dự án kéo theo nhiều dự án nhỏ

- Vốn đầu tư ban đầu đưa vào dự án không vượt quá một mức ấn định nào đó

- Tầm quan trọng của dự án

1.1.4.2 Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư :

-Dự án độc lập với nhau : Là những dự án có thể tiến hành đồng thời hay nóicách khác, đây là những dự án không cùng mục tiêu, việc ra quyết định lựa chọn dự

án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án còn lại

-Dự án thay thế nhau ( loại trừ): là những dự án không thể tiến hành đồng thờihay nói cách khác, đó là những dự án có cùng mục tiêu nhưng cách thức thực hiệnkhác nhau.Nếu hai dự án là loại trừ nhau thì khi quyết định thực hiện dự án này sẽloại bỏ việc thực hiện dự án kia

-Dự án bổ sung( phụ thuộc) : các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiệncùng lúc với nhau

1.1.4.3 Căn cứ theo nguồn vốn đầu tư :

- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn đầu tư phát trỉển củanhà nước

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp

- Dự án sử dụng vốn khác,bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn từ nhiều thành phần khác nhau

1.2 Các loại rủi ro cho vay dự án đầu tư :

Đối với hoạt động cho vay DAĐT ngân hàng có nguy cơ đối mặt với nhữngloại rủi rosau đây:

1.2.1 Rủi ro thanh khoản :

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro rất đặc trưng của NHTM Đây là lọai rủi roxảy ra khi ngân hàng không đảm bảo được khoản tiền thanh toán hay đáp ứng nhu

Trang 21

cầu chi trả ngay của khách hàng gửi tiền Lý do chính xuất phát từ nguyên nhân sau:

-Tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay, cụ thể trong trường hợp này làcho vay DAĐT với thời hạn trả nợ được quy định trong hợp đồng tín dụng và kháchhàng sẽ trả nợ theo lịch đã đ ịnh sẵn, khả năng khoản nợ được trả trước hạn chỉchiếm tỷ trọng rất nhỏ Điều này có nghĩa rằng tiền cho vay của ngân hàng sẽ đượcđọng lại ở khách hàng làm giảm khoản tiền dự trữ trong ngân hàng Trong khi đókhi khách hàng được xét duyệt cho vay và đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đươc giảingân thì ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu chi trả tiền ngay lập tức

- Hoạt động ngân hàng dựa trên uy tín : khách hàng gửi tiền tại ngân hàng là

do tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng, khách hàng vay vốn tại ngânhàng vì có sự đảm bảo về vốn sẵn có , khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích nhưdịch vụ thanh toán của ngân hàng là do uy tín của ngân hàng với đối tác của kháchhàng… Xét về bản chất , tất cả các ngân hàng đều có thể cung cấp các dịch vụtương tự nhau Do vậy, sự lựa chọn ngân hàng nào là do uy tín của ngân hàng đóđối với khách hàng, với thị trường Vì vậy, khi xuất hiện những thông tin làm tổnhại đến uy tín ngân hàng, rủi ro thanh khoản sẽ rất dễ xảy ra

1.2.2 Rủi ro tín dụng :

RRTD khi cho vay DAĐT có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong

đó ngân hàng là chủ nợ, còn khách hàng vay nợ lại không thực hiện hoặc không đủkhả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Rủi ro tín dụng của một ngân hàngxảy ra ở các mức độ khác nhau Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thuđược vốn tín dụng đã cấp và lãi vay , nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi chonhững khoản huy động đến hạn, dẫn đến ngân hàng bị mất cân đối trong việc thuchi Ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, mộtkhi ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơivào trạng thái mất thanh khoản, những hậu quả khôn lường có thể xảy ra sau đó nhưngân hàng phải thu hẹp uy mô, năng lực tài chính suy giảm, uy tín bị ảnh hưởngnghiêm trọng dẫn đến kết quả kinh doanh bị thua lỗ hoặc dẫn đến phá sản nếukhông có biện pháp khắc phục , xử lý kịp thời

Trang 22

1.2.3 Rủi ro lãi suất :

Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thịtrường tài chính, hoặc có biến động bởi những yếu tố liên quan đến lãi suất , dẫnđến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng Chấp nhận rủi ro này

là một phần trong hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên rủi ro lãi suất quá mức có thểgây đe doạ đáng kể đến thu nhập và vốn của một ngân hàng Hình thức cơ bản vàđược nghiên cứu nhiều nhất của rủi ro lãi suất phát sinh từ những chênh lệch về kỳhạn Cụ thể một ngân hàng tài trợ cho vay DAĐT với lãi suất cố định bằng tiền gửingắn hạn có thể sẽ bị thụt giảm thu nhập trong tương lai phát sinh từ trạng thái này

và sụt giảm giá trị nếu lãi suất tăng Những sụt giảm này phát sinh vì các luồng tiềncủa khoản vay là cố định trong toàn bộ kỳ hạn ,trong khi đó lãi phải trả cho nguồnvốn tài trợ là thả nổi và tăng sau khi khoản tiền gửi ngắn hạn này đáo hạn

1.3 Rủi ro tín dụng :

1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng :

“RRTD(credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng chi trả Khi một ngân hàng thực hiện cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành, giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi được khoản cho vay cả gốc và lãi Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín dụng , ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó

Trang 23

có khả năng hoàn thành và cũng có khả năng không hoàn thành Do dó RRTD thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó” (1, tr 356)

1.3.2 Các loại rủi ro tín dụng :

Về mặt định tính thì RRTD được phản ánh bởi chính số lượng nợ quá hạn , nợđọng của mỗi TCTD Về mặt định lượng thì RRTD có quan hệ ngược chiều vớichất lượng tín dụng Theo đó, chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ RRTD càngthấp và ngược lại Cấu trúc của RRTD gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

Biểu đồ 1.1 – Cấu trúc rủi ro tín dụng

Trong đó:

- Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là donhững hạn chế trong quá trình giao dịch xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ :

* Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụngkhi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định chovay

* Rủi ro đảm bảo : phát sinh từ các tiêu chuẩn liên quan đến các yếu tố tạo sự

an toàn cho khoản vay như các điều khoản trong hợp đồng, các hình thức, loạiTSĐB…

* Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến những tác nghiệp khi thực hiệngiao dịch tín dụng như thực hiện quy trình tín dụng, quy trình giải ngân, quy trìnhkiểm soát nợ có vấn đề…

Trang 24

- Rủi ro danh mục là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chếtrong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại vàrủi ro tập trung.

*Rủi ro nội tại : nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của từng chủthể, từng đối tượng vay vốn Vì vậy không thể triệt tiêu được rủi ro nội tại

* Rủi ro tập trung : liên quan đến việc ngân hàng dồn quá nhiều vốn cho mộtkhách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng trong một nền kinh tế, một khu vực kinh

tế, một vùng địa lý nhất định Đây là rủi ro gây hậu quả lớn đến sự tồn tại của ngânhàng

1.3.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư :

RRTD là điều khó tránh khỏi , nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại củahoạt động tín dụng và được biết đến do nguyên nhân cơ bản sau:

1.3.3.1 Nguyên nhân từ chủ đầu tư:

Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến RRTD của ngân hàng

- Chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợvay Thông thường để có thể vay được vốn đầu tư dự án, doanh nghiệp phải cóphương án đầu tư dự án cụ thể, khả thi Tuy nhiên , có những chủ đầu tư cố ý lừađảo ngân hàng để chiếm đoạt vốn, hậu quả của những sự việc này rất nặng nề

- Doanh nghiệp có phương án đầu tư khả thi nhưng năng lực quản lý của chủđầu tư yếu kém: Năng lực và tư cách của người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọngtrong một DAĐT Khi các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư dự án nhưng năng lựcquản lý bị hạn chế, không đầu tư đúng mức để nâng cấp bộ máy giám sát kinhdoanh, tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ xứng tầm sẽ dẫn đến khả năng phương

án đầy khả thi trở nên phá sản trên thực tế

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch : Việc ghi chépcác sổ sách kế toán chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt Khi cán bộngân hàng thẩm định năng lực tài chính của công ty dựa trên những BCTC doanhnghiệp cung cấp và chưa được kiểm toán thường sẽ đưa ra cái nhìn lạc quan về tìnhhình của doanh nghiệp, dù thực tế khác xa Đây cũng là m ột nguyên nhân khiến các

Trang 25

ngân hàng phải chú trọng tài sản thế chấp của doanh nghiệp khi đi vay đầu tư dự ánnhằm có hướng xử lý nếu RRTD xảy ra.

- Chủ đầu tư có hành vi ngụy tạo số liệu và tình hình hoạt động để tạo nên bốicảnh lạc quan về tình hình của doanh nghiệp để tăng niềm tin của ngân hàng

1.3.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng :

-Quản trị rủi ro tập trung kém :

Do ngân hàng thiếu đa dạng trong danh mục tín dụng như dồn quá nhiều vốncho một khách hàng , một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế hay một loại hình chovay ( cụ thể là cho vay DAĐT ) Chưa xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp vớiquản trị rủi ro dẫn đến sự thiếu cơ chế giám sát hiệu quả Đây là nguyên nhân gâyhậu quả lớn đến dự tồn tại của ngân hàng Nó còn được gọi là rủi ro tập trung trêndanh mục tín dụng

- Năng lực của nhân viên thẩm định DAĐT còn hạn chế :

Những hạn chế trong thẩm định DAĐT do trình độ của nhân viên ngân hàngyếu kém, không cập nhật những thay đổi về quy định, chính sách của nhà nước cóliên quan đến ngành ngề doanh nghiệp đề nghị vay để đầu tư sẽ gây rủi ro rất lớncho ngân hàng RRTD có thể xảy ra nếu nhân viên không tuân thủ chính sách tíndụng của ngân hàng, không chấp hành đúng quy trình cho vay Trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của cán bộ thẩm định DAĐT hạn chế nhưng không được ngân hàngchú trọng bồi dưỡng kịp thời Bên cạnh đó đạo đức của các CBKD luôn là mộttrong những yếu tố quan trọng khi đánh giá RRTD

Ngoài ra, quá trình đánh giá của CBKD về năng lực tổng thể của khách hàngchưa đầy đủ và thiếu tính chính xác CBKD quá tin tưởng vào uy tín trong quá khứcủa khách hàng mà bỏ qua những nguyên tắc tín dụng thông thường Dựa quá nhiềuvào TSĐB của doanh nghiệp và định giá TSĐB không chính xác,thiếu sự theodõi,cập nhật và kiểm soát các TSĐB của khách hàng

-Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ và chưa tuân thủ đúng quy trình:

Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hoặc trong các cam kết, thoả thuận cónhiều điểm thiếu chặt chẽ

Trang 26

Chạy theo trào lưu chung để cho vay các ngành nghề mới trong khi không đủnăng lực để xử lý những quyết định cho vay,chỉ đánh giá rủi ro trong quá khứ vàkhông chú trọng đánh giá các rủi ro trong tương lai.

Thiếu giám sát thường xuyên, liên tục đối với những thay đổi của kháchhàng,những ảnh hưởng ngoại cảnh tác động đến doanh nghiệp: nếu ngân hàng chỉchú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay nhưng buông lỏng kiểm soát sau khicho vay sẽ gây ra hậu quả lớn Nếu CBKD không theo dõi nợ và quản lý kháchhàng sát sao thì không thể đảm bảo khách hàng tuân thủ các điều khoản đề ra tronghợp đồng tín dụng đã ký kết và không thể xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu rủi ro xảyra

Dựa quá nhiều vào TSĐB của doanh nghiệp và định giá không chính xác,thiếu sự theo dõi, cập nhật và kiểm soát các TSĐB của khách hàng

1.3.3.3 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài :

Do những đặc điểm cố hữu của nền kinh tế xuất thân từ bao cấp,dẫn đến sự trìtrệ của khu vực kinh tế Nhà nước,dựa chủ yếu vào vốn vay nhưng hoạt động kémhiệu quả Do sự biến động của môi trường kinh tế - xã hội, sự thay đổi thườngxuyên và bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước Môi trường pháp lý chưahoàn thiện,thiếu đồng bộ và tính thực thi Bên cạnh đó còn có thể do các nguyênnhân bất khả kháng như ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, hạn hán… hoặc nhữngthay đổi về nhu cầu,thị hiếu của người tiêu dung cũng có thể khiến doanh nghiệp từkinh doanh có lãi trở nên trắng tay

1.4 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư :

1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng :

“Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình hoạt động của các nhà quản trị ngân

hàng, nhằm kiểm soát rủi ro,phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giá trị kinh tế của ngân hàng” (6, tr 13)

Quản trị RRTD bao gồm hai mảng công việc lớn,đó là :

- Các nhà quản trị cấp cao (hội đồng quản trị ngân hàng) hoạch định mục tiêu, vạch chiến lược và thông qua các chính sách tổng thể.

Trang 27

- Ban điều hành thực thi công việc có trách nhiệm nhận diện và đo lường rủi ro,tổ chức, giám sát thực hiện và xử lý điều chỉnh khi cần thiết.

1.4.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư :

Quy trình quản trị RRTD nói chung và quản trị rủi ro cho vay DAĐT nói riêngđược thực hiện thông qua bốn bước sau :

Biểu đồ 1.2 - Quy trình quản trị rủi ro tín dụng.

Nhận diện rủi ro :

- Công cụ nhận diện RRTD :

* Hệ thống cảnh báo rủi ro (Warning sign system) chỉ ra các dấu hiệu bất thường của khoản nợ có vấn đề, danh mục cho vay bất ổn, được sử dụng thường xuyên trong qúa trình giám sát tín dụng.

* Hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ (Internal risk rating system – IRRS) đuợc sử

dụng trong quá trình tái xét định kỳ Bao gồm đánh giá xếp hạng người vay và đánhgiá xếp hạng các bảo đảm tiền vay

* Hệ thống phân hạng nợ (Rating system) phân hạng theo chất lượng của

khoản nợ đang tồn tại trên danh mục, sử dụng trong quá trình tái xét định kỳ

- Các dấu hiệu nhận biết rủi ro từ phía khách hàng :

* Dựa trên các dấu hiệu tài chính : dựa trên BCTC của khách hàng cho thấydoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sút, lợi nhuận âm, hàng tồn kho ứđọng nhiều, công nợ gia tăng bất thường,các chỉ số như tỷ trọng nợ/nguồn vốn tăngmạnh…

* Các dấu hiệu phi tài chính : khách hàng không cung cấp đầy đủ và kịp thờinhững thông tin, báo cáo theo yêu cầu của ngân hàng cho vay,nội bộ ban lãnh đạo

có dấu hiệu bất hoà, mâu thuẫn, thay đổi ban lãnh đạo liên tục trong một thời gian

Trang 28

ngắn,có dấu hiệu né tránh tiếp xúc giữa ban lãnh dạo công ty với ngân hàng chovay.

- Các dấu hiệu nhận biết rủi ro từ ngân hàng :

* Tỷ trọng nợ các nhóm 2,3,4 và 5 tăng cao trong danh mục phân theo hạng nợcho thấy chất lượng danh mục nợ giảm sút dẫn đến gia tăng trích dự phòng

* Có biểu hiện tập trung rủi ro trên danh mục nợ ( tỷ trọng dư nợ cho một khách hàng, một nhóm khách hàng, một số ngành kinh tế/ khu vực địa lý tăng mạnh, vượt giới hạn cho phép).

* Tốc độ gia tăng trích dự phòng RRTD cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ

* Tốc độ tăng trưởng vượt trội ở một số ngành nhạy cảm so với các ngànhkhác

- Các dấu hiệu nhận biết rủi ro từ nền kinh tế :

* Xuất hiện những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vựckinh doanh của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung

* Hiện tượng phản chu kỳ (countercyclical) tăng trưởng tín dụng “nóng”

trong khi kinh tế giảm sút Cụ thể tốc độ tăng tín dụng vượt nhiều lần so với tốc độtăng GDP

1.4.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng :

- Đo lường RRTD là đo lường xác suất xảy ra biến cố vỡ nợ (Probability of default – PD) và mức độ tổn thất (loss given at default – LGD) do biến cố vỡ nợ đó

mang lại

- Những phương pháp đo lường rủi ro truyền thống chủ yếu tập trung vào cácrủi ro giao dịch, chưa đề cập đến rủi ro danh mục Một số phương pháp truyềnthống đã được áp dụng như :

* Phương pháp chuyên gia ( expert method )

* Phương pháp hệ thống điểm tín dụng ( credit scoring system )

* Phương pháp phân hạng nợ ( rating method)

- Xu hướng ngày nay chú trọng đến đo lường cả hai loại rủi ro giao dịch và rủi

ro danh mục với cách tính cụ thể :

Trang 29

* Đối với rủi ro giao dịch : sử dụng hệ thống xếp hàng rủi ro nội bộ để tínhtoán PD theo từng hạng người vay ,tính toán LGD theo từng khoản vay , từ đó xác

định phí bù đắp rủi ro Rp (Risk premium) đưa vào công thức tính lãi suất tiền vay

và xác định mức trích dự phòng tổn thất phù hợp Trong đó : Rp = PD * LGD

Rp ( risk premium ): phần bù đắp cho RRTD

PD ( probability of default ) : xác suất vỡ nợ của người vay.

LGD ( Loss given at default) : tỷ lệ tổn thất khi người vay vỡ nợ.

*Đối với rủi ro danh mục : dùng các mô hình đo lường rủi ro nội bộ để tính

toán mức độ tổn thất/ giá trị chịu rủi ro ( Value at risk – VaR) của cả danh mục, từ

đó xác định mức vốn kinh tế ( Economic Capital) tương xứng, bù đắp cho tổn thất.

Mô hình đo lường nội bộ đề cập đến rủi ro ở góc độ tổng thể danh mục, nhấn mạnhmối tương quan giữa các khoản tín dụng trên toàn danh mục, cho thấy tầm quantrọng thiết yếu của đa dạng hóa trong việc giảm thiểu tổn thất chung của danh mục.Mục tiêu của mô hình :

+ Tính toán tổn thất dự kiến được (Expected loss ) của toàn danh mục làm cơ

sở trích dự phòng tổn thất cho danh mục Việt Nam gọi là trích dự phòng cụ thể

+ Xác định tổn thất không dự kiến được ( Unexpected loss ) hay còn gọi là giá trị chịu rủi ro ( Value at risk ) của toàn danh mục, từ đó tính vốn kinh tế ( Economic Capital ) tương xứng Việt Nam sử dụng dự phòng chung để bù đắp cho tổn thất

không dự kiến được

Các loại mô hình đang được áp dụng gồm :

+ Mô hình cấu trúc : xét đoán biến cố vỡ nợ dựa trên cấu trúc tài sản củadoanh nghiệp

+ Mô hình nhân tố kinh tế : nhấn mạnh tương quan giữa biến cố vỡ nợ và tìnhtrạng của nền kinh tế

+ Mô hình thống kê bảo hiểm : dùng phương pháp thống kê trong quá khứ đểtính xác suất vỡ nợ của người vay

+ Mô hình ma trận tín nhiệm : đưa vào biến cố giảm hạng tín nhiệm của ngườivay dẫn đến giảm giá khoản vay trên thị trường, do vậy biến cố rủi ro bao gồm cả

Trang 30

vỡ nợ và chuyển hạng tín nhiệm người vay Đây là mô hình sử dụng phổ biến trongngân hang.

 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng :

* Nợ quá hạn : Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn :

+ Nợ quá hạn là khoản nợ mà toàn bộ hoặc một phần nợ gốc hoặc lãi đã quáhạn mà không phân biệt lý do gì

+Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ số được dung để đánh giá mức độ nợ quá hạn Chỉtiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ chưa thanh toán bị quá hạn.Nói cách khác, với một đồng vốn ngân hàng cho vay ra thì khả năng rủi ro là baonhiêu Tỷ lệ này càng cao, khả năng RRTD của ngân hang càng lớn

Tỷ lệ nợ quá hạn = dư nợ quá hạn /tổng dư nợ.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn : chỉ tiêu này đã xác định thêm phần nợ giahạn, về bản chất cũng là nợ quá hạn nhưng được tăng thêm thời hạn vay Tỷ lệ nàylàm rõ trong dư nợ, ngoài phần nợ thực sự quá hạn thì có bao nhiêu phần trăm đãquá hạn Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ nợ quá hạn sẽ có sự khác biệt rất lớn, chứng

tỏ ngân hàng đã chuyển rất nhiều khoản nợ có bản chất quá hạn sang nợ được giahạn Gia hạn nợ là một biện pháp giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạmthời, nhưng nếu quá nhiều khoản nợ được gia hạn sẽ chứng tỏ danh mục cho vaycủa NHTM thực sự đang có vấn đề tiềm ẩn RRTD rất lớn

*Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu :

+ Theo quy định của NHNN tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005, nợ xấu của các TCTD bao gồm nợ nhóm 3 – nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (

là các khoản nợ được TCTD đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi), nợ nhóm 4 – nhóm nợ nghi ngờ ( gồm các khoản nợ được các TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao) và

nợ nhóm 5 – nhóm nợ có khả năng mất vốn ( gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn ).

+ Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dư nợ ở thời điểm sosánh Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà NHTM phải đối mặt và do đóphải có biện pháp giải quyết nếu không muốn ngân hàng gặp tình huống nguy hiểm

Trang 31

Chỉ tiêu này phản ánh rất rõ khả năng RRTD của NHTM ( các TCTD tại Việt Nam luôn muốn khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 3%) Tỷ lệ này cao nghĩa là hoạt động của

ngân hàng thực sự có vấn đề, có thể sớm phải đưa ra các cảnh báo

Tỷ lệ nợ xấu = tổng nợ xấu/ tổng dư nợ

*Hệ số RRTD :

Hệ số RRTD = Tổng dư nợ cho vay / tổng tài sản có.

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sảncó,khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn, nhưng đồngthời RRTD cũng rất cao

*Dư nợ trên vốn huy động :

Dư nợ trên vốn huy động = dư nợ / vốn huy động.

*Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để chovay đối với nền kinh tế Chỉ tiêu này còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốncủa ngân hàng Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khảnăng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt

* Chỉ tiêu hệ số thu nợ :

Hệ số thu nợ = doanh số thu nợ / doanh số cho vay.

Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp Chỉtiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc khách hàng vay

*Chỉ tiêu vòng vay vốn tín dụng :

Vòng quay vốn tín dụng = doanh số thu nợ / dư nợ bình quân.

Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tíndụng ngân hàng , nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm Nếu vòng quayvốn tín dụng nhanh,tức việc đưa vốn vào sản xuất,kinh doanh của ngân hàng đạthiệu quả cao

1.4.2.3 Giám sát rủi ro :

- Mục tiêu của giám sát rủi ro là nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớmcủa RRTD để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả

Trang 32

- Nội dung giám sát : giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tìnhhình tài chính của khách hàng và đánh giá chất lượng của khoản nợ vay Bên cạnh

đó phải giám sát danh mục tín dụng nhằm phát hiện rủi ro tập trung

- Các phương pháp giám sát chủ yếu như : kiểm tra tại chỗ, phân tích BCTCcủa khách hàng theo định kỳ, tái xét từng khoản vay và toàn danh mục tín dụng, thuthập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau…

1.4.2.4 Xử lý rủi ro :

-Đối với rủi ro giao dịch :

Sau khi nhận thấy giấu hiệu cảnh báo,cần thực hiện ngay quy trình

xử lý nợ có vấn đề Trước tiên cần tăng cường đối thoại với khách hàng để tìm hiểutình hình , nguyên nhân, thiện chí của khách hàng để quyết định biện pháp thíchhợp Cụ thể như sau

Biểu đồ 1.3-Biểu đồ xử lý nợ có vấn đề đối với rủi ro giao dịch

* Biện pháp theo hướng khai thác : tư vấn các giải pháp cho khách hàng, cơcấu lại nợ, cho vay thêm, chuyển nợ thành vốn góp của ngân hàng vào dự án…

* Biện pháp thanh lý bắt buộc : phát mại tài sản ,khởi kiện truy tố, đề nghị tòa

án cho phá sản…

- Đối với rủi ro danh mục :

Khi nhận thấy dấu hiệu của danh mục tập trung rủi ro lớn, cần cấu trúc lại , cóthể sử dụng một trong các biện pháp sau :

Khai thác không thành công

Trang 33

* Biện pháp tác động nội bảng làm thay đổi dư nợ, thay đổi cơ cấu, tỷ trọngcác khoản vay trên danh mục, từ đó giảm thiểu rủi ro tập trung Biện pháp cụ thểnhư : Mua bán nợ ( Loan trading), đôn đúc thu nợ , xử lý từ quỹ dự phòng…

* Biện pháp tác động ngoại bảng không làm thay đổi dư nợ, cơ cấu danh mục,nhưng giảm thiểu rủi ro trên danh mục, thông qua các công cụ như : hoán đổi RT,chứng khoán hóa nợ…

1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của một

số ngân hàng thương mại tại Việt nam và bài học kinh nghiệm cho CNBD:

Agribank-1.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của một

số ngân hàng thương mại :

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hang trách nhiệm hữu hạn một thành viên HBC Việt Nam ( HBC Việt Nam) :

HBC Việt Nam là ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đồng thời đưa chinhánh và phòng giao dịch vào hoạt động tại Việt Nam Đây cũng là một trongnhững ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới,chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng HSBC Việt Nam áp dụng

cơ chế quản trị RRTD toàn cầu của HSBC đó là dựa trên nền tảng của hệ thống cơ

sở dữ liệu quá khứ và phân tích tốt Bên cạnh đó HSBC Việt Nam cũng áp dụng cácphương thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng toán kinh tế và hệ thống công nghệthông tin cao cấp

Ngoài ra HSBC Việt Nam tạo ra môi trường làm việc với sự tuân thủ chínhsách tín dụng nghiêm túc và đồng nhất trong toàn hệ thống Vai trò của kiểm soátnội bộ trong việc rà soát tính chặt chẽ, hiệu quả và thường xuyên của hệ thống quảntrị RRTD cũng chiếm vị trí quan trọng trong công tác quản trị RRTD tại đây

1.5.1.2 Kinh nghiệm của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam ( VCB ) :

VCB là một trong năm ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, được biếtđến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế như là một ngân hànghoạt động lâu đời và có uy tín nhất tại Việt nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ

Trang 34

ngân hàng quốc tế Trong quản trị RRTD , Vietcombank sử dụng một số công cụchính như sau :

- Giới hạn kiểm soát RRTD : VCB quy định tổng dư nợ cấp tín dụng so vớivốn tự có không vượt quá 15% cho một khách hàng , 25% cho một khách hàng vàngười có liên quan Tổng dư nợ cho vay của 10 khách hàng lớn nhất không vượtquá 30% dư nợ của VCB, tổng dư nợ cho vay đối với một ngành không vượt quá10% tổng dư nợ của VCB, trường hợp đặc biệt có thể cho phép tối đa là 15%nhưng phải được phê duyệt của Hội đồng quản trị

- Quy trình tín dụng : VCB triển khai ba quy trình tín dụng cho ba loại đốitượng khách hàng gồm : doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa và tư nhân, cáthể

- Chính sách quản lý RRTD đối với khách hàng : VCB cũng chia làm ba nhómgồm : định chế tài chính, doanh nghiệp và thể nhân

- Mô hình đánh giá , đo lường RRTD đối với khách hàng : VCB đang áp dụng

mô hình định tính về RRTD 6C và mô hình hóa RRTD nội bộ với sự tư vấn củacông ty Earnst & Young phù hợp với quyết định 493 , Basel II và chuẩn mực quốctế

- Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro : Việc phân loại nợ vàtrích lập dự phòng rủi ro đều được VCB thực hiện hàng quý, riêng việc xử lý cáckhoản nợ xấu sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần mỗi tháng VCB sử dụng quỹ dựphòng rủi ro để xử lý rủi ro các khoản nợ xấu dựa theo quyết định của Hội đồng xử

lý rủi ro

- Quản lý RRTD bằng biện pháp kiểm tra giám sát : Kiểm tra và giám sát làhoạt động diễn ra trong suốt quá trình cho vay từ thời điểm trước khi giải ngân vàsau khi đã giải ngân

1.5.1.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội ( MB) :

MB là một trong những NHTM cổ phần có tốc độ phát triển nhanh trong nềnkinh tế tài chính hiện nay Để có bước đi đột phá nhưng vững chắc nhằm mang lạikết quả tốt, MB đã có chiến lược quản trị RRTD như sau :

Trang 35

- Mô hình cấp tín dụng : quản lý tập trung với sự phân tách thành bốn bộ phậnchính : bộ phận quan hệ khách hàng, phân tích thẩm định, hỗ trợ tín dụng và xử lýthu hồi nợ.

- Mức phán quyết do tổng giám đốc phê duyệt sẽ phụ thuộc vào chuyên môn,năng lực quản lý của lãnh đạo từng chi nhánh Mức phán quyết này sẽ cụ thể chotừng đối tượng khách hàng Khi khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh sẽđược trình lên hội đồng tín dụng xem xét để ra quyết định

- Quản lý RRTD bằng biện pháp trích lập dự phòng : Đây là cách thức hữuhiệu để quản trị rủi ro tổn thất tín dụng Việc trích lập dự phòng rủi ro phải căn cứvào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của kháchhàng

- Chính sách quản lý RRTD : MB thành lập khối quản trị rủi ro do Tổng giámđốc trực tiếp chỉ đạo, khối này được thành lập tại hội sở với chức năng chính làkiểm soát mọi rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong toàn hệ thống, gồm ba bộphận : phòng quản lý rủi ro, bộ phận kiểm soát chất lượng tín dụngvà phòng thẩmđinh Mỗi năm , khối quản trị rủi ro sẽ tiến hành xây dựng danh mục cho vay tổngthể theo từng ngành kinh doanh và hội sở sẽ tiến hành phân bổ cho từng chi nhánhtheo tiêu thức như kỳ hạn, ngành và khu vực

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho AGRIBANK :

Thông qua việc tìm hiểu cách thức quản trị RRTD trong cho vay DAĐT tạicác ngân hàng trên, một số kinh nghiệm được rút ra khi quản trị RRTD cho vayDAĐT tạiAgribank-CNBDnhư sau :

1 Chính sách và quy trình cấp tín dụng DAĐT của ngân hàng phải rõ ràng,đồng bộ Khi có sự thay đổi phải đảm bảo tất cả các nhân viên có liên quan phảicập nhật được sự thay đổi này

2 Để tăng tính hiệu quả cho công tác thẩm định DAĐT , quy trình tín dụng củaAgribank-CNBD cần hướng đến quy rõ trách nhiệm của từng bộ phận , các phòngban hoạt động trên nguyên tắc độc lập và hiệu quả, tránh sự chồng chéo và gây áchtắc trong giải quyết hồ sơ tín dụng

Trang 36

3 Cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong lưu trữ thông tin về quan hệ tín dụngcủa khách hàng với ngân hàng trong quá khứ để ngân hàng có cơ sở dữ liệu nhằmđánh giá cũng như d ự báo những rủi ro khi tái cấp tín dụng với khách hàng này.

4 Cần phải dựa trên sự đánh giá tổng thể về năng lực chuyên môn, kinhnghiệm trong công tác quản lý điều hành để đưa ra mức phê duyệt phù hợp cho lãnhđạo từng chi nhánh Mức phê duyệt này sẽ được xem xét và điều chỉnh ít nhất mộtnăm một lần cho phù hợp với tình hình thực tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cho vay DAĐT đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh củangân hàng Bên cạnh những lợi ích to lớn từ cho vay DAĐT mang lại thì hoạt độngnày cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tàichính hay uy tín của ngân hàng Trong chương 1 người viết đã hệ thống cơ sở lýluận về DAĐT, rủi ro trong cho vay DAĐT ,RRTD và quản trị RRTD trong cho vayDAĐT Bên cạnh đó, người viết cũng tìm hiểu khái quát những kinh nghiệm trongquản trị rủi ro cho vay DAĐT của ngân hàng HSBC, VCB và MB để rút ra một sốbài học kinh nghiệm cho Agribank-CNBD

Trang 37

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thếNgân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là Ngânhàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,

là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạtđộng của mìnht trước pháp luật

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ViệtNam

Năm 1999, chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư pháttriển nông nghiệp nông thôn Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tíndụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhận thực hiện tốtcác dự án nước ngoài uỷ thác, cho vay các chương tình dự án lớn có hiệu quả đồngthời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tac sản xuất được coi là những biện pháp chútrọng c c ủa ngân hàng nông nhiệp kế hoạch phát triển

Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước,AGRIBANK tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được

sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngânhàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên., Tiếp nhân và triển khai

Trang 38

có hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USDchủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ngoài hệ thống thanhtoán quốc tế qua mang SWIFT, AGRIBANK đã thiết lập được hệ thống thanh toánchuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.

Năm 2001 là năm đầu tiên AGRIBANK triển khai thực hiện đề án tái cơ cấuvới các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chấtlượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôimới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo

và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thốngthông tin quản lý hiện đại

Năm 2003 AGRIBANK đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấunhằm đưa hoạt động của AGRIBANK phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệuquả cao Đến cuối năm 2005, vốn tự có của Agribank đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản

có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên(chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng côngnghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay,tổng số Dự án nước ngoài mà Agribank tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng

số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua Agribank là 1,5 tỷ USD Hiện nayAgribank đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùnglãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn

Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mớiAgribank thực sự khởi sắc Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồngtương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập Tổng dư nợcho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thônchiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừachiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ Tổng nguồn vốn 295.048 tỷđồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động

Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương

Trang 39

mại, năm 2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức

và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002 Cũng trong 2010,Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệcủa Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớnnhất Việt Nam Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, Agribank tích cực triển khai Nghị định số41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tụckhẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng chovay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ thống Năm 2010, Agribankchính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻvới trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặcbiệt là các sản phẩm thanh toán trong nước v.v…

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang

mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu100% vốn điều lệ Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếptục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ sốCAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Năm 2011 lànăm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổchức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó gópphần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Chính phủ

Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước,hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định Tổng tài sản có củaAgribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm

2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toànhoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần.Trongnăm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất

Trang 40

Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổitiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mạithanh toán hàng đầu Việt Nam.

Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trườngtài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt độngrộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng,miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Hiện nay,Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và hàngchục nghìn doanh nghiệp Agribank-Chi Nhánh Bình Dương là chi nhánh cấp mộttrực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, đượcthành lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở hình thành đị giới hành chánh (trước đây làAgibank tỉnh Sông Bé) Năm 2001Agibank Chi Nhánh Bình Dương hân hạnh đónnhận huân chương hạng I do chủ tịch nước cấp, trong nhiều năm liền đều được khenthưởng của thủ tướng chính phủ

Agribank-Chi Nhánh Bình Dương luôn là một trong những chi nhánh tiênphong và năng động trong hệ thống Agribank trong việc phát Triển sản phẩm dịch

vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và định hướng khách hàng.Agribank chi nhánh Bình Dương thụoc doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạtđộng theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhànước Việt Nam, được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vựcnông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thànhcông sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Năm 2009 Agribank chi nhánh Bình Dương chú trọng giới thiệu và phát triểncác sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ MobileBanking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nốithanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách

Năm 2012 và 2013 thực sự là những năm khó khăn đối với chi nhánh BìnhDương nói riêng và tòan hệ thống nói chung, với tình hình diễn biến phức tạp trênthị trường tiền tệ, nhưng số lượng các ngân hàng mở ra trên địa bàn tỉnh Bình

Ngày đăng: 20/12/2015, 06:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Thẩm định và thẩm định tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm định và thẩm định tín dụng ngân hàng”
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2009
2. Nguyễn Quang Thu(2009), “Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư”, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư”
Tác giả: Nguyễn Quang Thu
Nhà XB: Nhàxuất bản thống kê
Năm: 2009
3. Phạm Xuân Giang (2010), “ Lập – thẩm định và quản trị dự án đầu tư”,Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập–thẩm định và quản trịdự án đầu tư”
Tác giả: Phạm Xuân Giang
Nhà XB: Nhàxuất bản tài chính
Năm: 2010
4. Phước Minh Hiệp (2007) , “ Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư” , Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư
Nhà XB: Nhàxuất bản thống kê
5. Peter V.Kohut – Ernst & Young (2008) , “ Quản trị rủi ro, áp dụng Basel II thành các thông lệ tốt nhất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peter V.Kohut–Ernst & Young (2008) ,"“ Quản trịrủi ro, áp dụng Basel IIthành các thông lệtốt nhất
6. Bùi Diệu Anh (2013), Bài giảng chuyên đề “ Quản trị rủi ro tín dụng và nợ xấu – từ kinh nghiệm đến thực tiễn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Diệu Anh (2013), Bài giảng chuyên đề “"Quản trị rủi ro tín dụng và nợxấu–từkinh nghiệm đến thực tiễn
Tác giả: Bùi Diệu Anh
Năm: 2013
10. Bộ Tư Pháp, Công văn 2057/BTP-HCTP ngày 09/05/2007 của Bộ Tư Pháp về việc “ công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tư Pháp, Công văn 2057/BTP-HCTP ngày 09/05/2007 của Bộ Tư Phápvềviệc"“ công chứng hợp đồng thếchấp tài sản hình thành trong tương lai
11. Chính phủ, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về “giao dịch đảm bảo” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “giao dịchđảm bảo
13. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 457/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về việc “quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 457/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 vềviệc"“quy định các tỷlệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổchức tín dụng
8. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank-CNBD, Sổ tay quản lý rủi ro Agribank-CNBD, Quy trình tín dụng ngân hàng Agribank-CNBD Khác
9. Tài liệu tọa đàm giữa NHNN và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về Bức tranh toàn cảnh Basel(2013) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w