1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO: World Trade Organization) tạo ra một sân chơi mới cho thị trường tài chính tại Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập, mở rộng tài trợ cho các dự án đầu tư là một chính sách phù hợp để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đầu tư đòi hỏi phải có một hệ thống ngân hàng thích ứng để hỗ trợ - các doanh nghiệp yêu cầu cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ cho vốn đầu tư của mình. Điều này thúc đẩy sự hình thành các chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng trong nước mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Nhưng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế mới là cách thức đưa các Ngân hàng thương mại trong nước hội nhập một cách thực chất và bền vững, có khả năng cạnh tranh cao với các Ngân hàng thương mại nước ngoài. Hiện nay, dự án đầu tư đang giữ một vị trí quan trọng và tham gia vào hầu hết các quan hệ kinh tế, trong đó có quan hệ tín dụng với các Ngân hàng thương mại. Đầu tư theo dự án là một trong những phương thức đầu tư được đánh giá là có hiệu quả nhất mà các nhà đầu tư trên thế giới đã tổng kết và coi đó là cách thức thực hiện chủ yếu khi quyết định đầu tư đối với mọi công trình. Đứng về phương diện Ngân hàng, hoạt động tín dụng nói chung cả hoạt động cho vay theo dự án nói riêng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Do đó Ngân hàng luôn phải giám sát chặt chẽ hoạt động này để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhưng an toàn. Đánh giá rủi ro dự án đầu tư giúp cho Ngân hàng phần nào dự báo được hiệu quả tài chính và tính khả thi của từng dự án để có thể chọn lọc được các cơ hội đầu tư tốt, có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và do đó hạn chế rủi ro cho vay sai lầm, gây hậu quả không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy hoạt động đánh giá rủi ro trước khi cho vay là một hoạt động vô cùng cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Qua quá trình thực tập và được thực tế tìm hiểu tình hình đánh giá rủi ro trước khi cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Sông Công, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công” , với mục đích đánh giá những kết quả đã đạt được, xem xét những mặt hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Sông Công trong thời gian tới .
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với sự tham khảo một số tài liệu, giáo trình, kiến thức của bản thân cùng với sựhướng dẫn tận tình của thầy giáo Đặng Đình Huấn, em đã hoàn thành khóa thực tập tốtnghiệp của mình Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn và cáccán bộ phòng Quản lý rủi ro chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công đãđóng góp ý kiến và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này
Em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viênNguyễn Trần Tiến
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO THẨM ĐỊNH RỦI RO TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTM 4
1.1 Vài nét cơ bản về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.2 Bộ máy điều hành và chức năng của các phòng ban 5
1.2 Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 8
1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 8
1.2.2 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại 8
1.2.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 9
1.2.3.a NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 9
1.2.3.b NHTM là cầu nối doanh nghiệp với thị trường 9
1.2.3.c NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 10
1.2.3.d NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế 10
1.2.4 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường 11
1.2.4.a Nghiệp vụ huy động vốn 11
1.2.4.b Nghiệp vụ tín dụng 11
1.2.4.c.Nghiệp vụ đầu tư 13
1.2.4.d Dịch vụ ngân hàng 14
1.3 Rủi ro và thẩm định rủi ro của NHTM 14
1.3.1 Khái niệm rủi ro 14
1.3.2 Khái niệm thẩm định rủi ro 15
1.4 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 15
1.4.1 Phân loại rủi ro nói chung 15
1.4.2 Phân loại rủi ro đứng trên góc độ ngân hàng 16
1.4.3 Phân loại rủi ro đứng trên góc độ chủ đầu tư 18
1.4.3.a Phân loại theo các giai đoạn của quyết định đầu tư 18
1.4.3.b Phân loại khác 18
1.5 Nội dung thẩm định rủi ro trước khi cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng Thương mại 19
1.5.1 Đánh giá rủi ro kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp 20
1.5.2 Đánh giá rủi ro đối với dự án vay vốn 20
Trang 3CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH RỦI RO TRONG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 22
2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công 22
2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công 22
2.1.1.a Hoạt động huy động vốn 22
2.1.1.b Hoạt động cấp tín dụng 25
2.2 Thực trạng công tác thẩm định rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công 26
2.2.1 Nội dung thẩm định rủi ro trước khi cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công 26
2.2.2: Nghiên cứu tình huống về thẩm định rủi ro trước khi cho vay dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công 30
2.3 Đánh giá công tác thẩm định rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công 39
2.3.1 Những kết quả Chi nhánh Ngân hàng TMCPCT Sông Công đạt được 39
2.3.2 Những hạn chế về cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công 40
2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tại các NHTM Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công nói riêng 41
2.4.1 Môi trường kinh tế của Việt Nam chưa lành mạnh 41
2.4.2 Môi trường pháp lý không thuận lợi 42
2.4.3 Nguyên nhân từ phía người vay 42
2.4.3.a Năng lực của khách hàng yếu kém 42
2.4.3.b Rủi ro thiếu thông tin 42
2.4.3.c Rủi ro do thiếu thích nghi với cạnh tranh 43
2.4.3.d Một số nguyên nhân khác: 43
CHƯƠNG 3: SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH RỦI RO TRONG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 44
3.1 Định hướng kinh doanh nói chung và công tác cho vay dự án đầu tư nói riêng của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Sông Công trong những năm tới 44
3.1.1 Định hướng kinh doanh trong những năm tới của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công 44
3.1.2 Định hướng công tác cho vay dự án đầu tư 45
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công 45
3.2.1 Giải pháp trước mắt 45
Trang 43.2.1.a Giải pháp nhận biết và đo lường rủi ro 45
3.2.1.b Giải pháp để hạn chế rủi ro (điều tiết và giám sát rủi ro) 46
3.2.1.c Giải pháp khác 46
3.2.2 Giải pháp chiến lược 47
3.2.2.a Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời 47
3.2.2.b Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng 48
KẾT LUẬN 49 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
Trang 5DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CPI (Consumer Price Index):Chỉ số giá
NHTM: Ngân hàng Thương mại
NHTMCPCT: Ngân hàng Thương mại Cổphần Công thương
QLRR: Quản lý rủi ro
TTKQ: Tiền tệ kho quỹ
TTUT: Tài trợ ủy thác
NPV (Net Present Value): Giá trị hiện tạiròng
IRR (Internal Rate of Return): Suất thu lợinội tại
Trang 6DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
cảnh hội nhập, mở rộng tài trợ cho các dự án đầu tư là một chính sách phù hợp để tăngtrưởng tín dụng Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đầu tư đòi hỏi phải có một hệ thống
ngân hàng thích ứng để hỗ trợ - các doanh nghiệp yêu cầu cung cấp dịch vụ tài chínhtốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợcho vốn đầu tư của mình Điều này thúc đẩy sự hình thành các chi nhánh ngân hàng tạiViệt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng trong nước mở rộng quy
mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanhnghiệp trong nước Nhưng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng và ápdụng các chuẩn mực quốc tế mới là cách thức đưa các Ngân hàng thương mại trongnước hội nhập một cách thực chất và bền vững, có khả năng cạnh tranh cao với cácNgân hàng thương mại nước ngoài
Hiện nay, dự án đầu tư đang giữ một vị trí quan trọng và tham gia vào hầu hết
tư theo dự án là một trong những phương thức đầu tư được đánh giá là có hiệu quảnhất mà các nhà đầu tư trên thế giới đã tổng kết và coi đó là cách thức thực hiện chủyếu khi quyết định đầu tư đối với mọi công trình
Đứng về phương diện Ngân hàng, hoạt động tín dụng nói chung cả hoạt động chovay theo dự án nói riêng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, nhưng tiềm
ẩn nhiều rủi ro nhất Do đó Ngân hàng luôn phải giám sát chặt chẽ hoạt động này đểđảm bảo hoạt động hiệu quả nhưng an toàn Đánh giá rủi ro dự án đầu tư giúp choNgân hàng phần nào dự báo được hiệu quả tài chính và tính khả thi của từng dự án để
có thể chọn lọc được các cơ hội đầu tư tốt, có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và do
đó hạn chế rủi ro cho vay sai lầm, gây hậu quả không nhỏ đến hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng Do vậy hoạt động đánh giá rủi ro trước khi cho vay là một hoạt động
vô cùng cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.Qua quá trình thực tập và được thực tế tìm hiểu tình hình đánh giá rủi ro trướckhi cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Sông
Trang 8Công, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro trong
cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công” , với mục đích đánh giá những kết quả đã đạt được, xem xét
những mặt hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả công tác tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Sông Công trong thờigian tới
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xem xét một cách tổng quát một cách có hệ thống nghiệp vụ quản lý rủi ro trướckhi cho vay đối với các dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàngThương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công Cùng với đó, đềtài đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần tích cực trong việc quản lý rủi
ro về cho vay các dự án đầu tư trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần công thương việt Nam – chi nhánh Sông Công
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ quản lý rủi ro trong cho vay theo dự án đầu tưtại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công.Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề rủi ro trước khi cho vayđối với các dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thươngmại Cổ phần Công thương Sông Công
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phù hợp với nội dung và mục đích của đề tài, phương pháp được thực hiệntrong quá trình nghiên cứu làm báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm phương pháp sosánh, phân tích thông qua việc thu thập số liệu, tài liệu về nghiệp vụ quản lý rủi rotrước khi cho vay các dự án đầu tư tại phòng Quản lý rủi ro của Chi nhánh Ngân hàngThương mại cổ phần Công thương Sông Công Từ đó đưa ra những đánh giá , nhận xét
và giải pháp nâng cao chất lượng về việc đánh giá rủi ro trước khi cho vay các dự ánđầu tư tại chi nhánh
5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì báo cáo gồm ba chương:
Chương 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và thẩm định rủi ro trong cho vay dự ánđầu tư tại Ngân hàng thương mại
Trang 9Chương 2
Thực trạng công tác thẩm định rủi ro trong cho vay theo dự án đầu tư tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công
Chương 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro trong cho vay theo
dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánhSông Công
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO THẨM ĐỊNH RỦI RO TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTM
1.1 Vài nét cơ bản về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Sông Công là thị xã trẻ của tỉnh Thái Nguyên, với hơn 50 ngàn dân sinh sống, có
vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường Quốc lộ 3 và tuyến đường sắt Hà Nội-TháiNguyên, chính là cửa ngõ của tỉnh Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội Thị xã Sông Công
là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi ôn hoà, có tiềm năng lớn về sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và thương mại dịch vụ
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công được thành lập năm 1988,(Tiền thân là Ngân hàng Thương mại Nhà nước thị xã Sông Công được thành lập năm
1985 cùng với sự ra đời của thị xã) Ngày 01/7/2006, chi nhánh ngân hàng TMCPCông thương Sông Công được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh là ngân hàng hoạt động đầu tiên trênđịa bàn thị xã, có nhiều khả năng về huy động vốn cũng như đầu tư cho vay, cung cấpcác sản phẩm dịch vụ ngân hàng Các chỉ tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước
Để tạo tiền đề cho cả hệ thống NHCT trước thềm hội nhập Những năm gần đâyNHCT Việt Nam đã có những bước đột phá trên nhiều lĩnh vực, cả về mô hình tổchức, về chất lượng kinh doanh và những thay đổi lớn trong lĩnh vực công nghệ thôngtin nhằm đưa NHCT trở thành Ngân hàng hiện đại
Tháng 7 năm 2009 NHCT Việt Nam chính thức trở thành một trong những Ngânhàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam
-Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần
-Cơ quan chủ quản: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.+Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánhSông Công (tên gọi tắt là NHCT Sông Công)
+Một số số liệu cơ bản về vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:
*Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Trên 36 nghìn tỷ
Trang 11*Số lượng lao động toàn hệ thống: 19 nghìn người
*Chi nhánh NHCT Sông Công:
+Vốn huy động đến 31.12.2012: 940 tỷ đồng
+Vốn đầu tư đến 31.12.2012: 1080 tỷ đồng
+Lao động: 82 người (71 cán bộ nhân viên và 11 lao động hợp đồng khoán gọn).+Giám đốc chi nhánh : Chu Thị Thái
1.1.2 Bộ máy điều hành và chức năng của các phòng ban
a, Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sông Công:Gồm 10 phòng, trong đó có 6 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch loại I và 3phòng giao dịch loại II
* Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHTMCPCT Sông Công:
P1 -Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: 1trưởng phòng, 2 phó phòng, 6 nhân viên.P2 -Phòng Khách hàng Cá nhân : 1 trưởng phòng, 6 nhân viên
P3 -Phòng Kế toán giao dịch : 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 11 nhân viên
P4 -Phòng Tổ chức hành chính: 1 trưởng phòng, 5 nhân viên
P5 -Phòng Quản lý rủi ro: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng , 5 nhân viên
P6 -Phòng Tiền tệ kho quỹ: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 4 nhân viên
P7 -Phòng Giao dịch Ba Hàng: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 5 nhân viên
P8 -Phòng Giao dịch Khu Công nghiệp Sông Công: 1 trưởng phòng, 1 nhân viên.P9 -Phòng Giao dịch Trung tâm Thương mại Phổ Yên: 1 trưởng phòng, 1 phóphòng, 4 nhân viên
P10 -Phòng Giao dịch Phố Cò: 1 trưởng phòng, 1 nhân viên
Tất cả các phòng đều trực thuộc Ban giám đốc quản lý
Giám đốc phụ trách chung; chuyên trách Công tác tổ chức cán bộ, tín dụng, tài
vụ, thi đua
Phó giám đốc 1 phụ trách kế toán, hành chính, các phòng giao dịch, điều hành
cơ quan khi giám đốc đi vắng
Phó giám đốc 2 phụ trách Công tác Quản lý rủi ro, Kho quỹ, điều hành cơ quankhi giám đốc và PGĐ 1 đi vắng
Trang 12Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương
Sông Công:
Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thông qua các trưởng phòng,các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về các công việc củaphòng (bao gồm công tác kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm và các vấn đề đã giải quyết)
b, Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Được quy định rõ trong Quy định số 02/QĐ-NHCT ngày 01 tháng 7 năm 2006của giám đốc chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Sông Công
- Thực hiện các nghiệp vụ về cung cấp tín dụng và các sản phẩm liên quan đếntín dụng cho các khách hàng là các doanh nghiệp
- Khai thác nguồn vốn, trực tiếp giao dịch với khách hàng để thẩm định
- Xác định và đưa ra các quyết định đề xuất có liên quan đến lĩnh vực tín dụng
- Làm đầu mối nghiên cứu và phát triển chiến lược khách hàng của chi nhánh
- Thực hiện phân loại nợ theo quy định…
- Thực hiện các nghiệp vụ về cung cấp tín dụng và các sản phẩm liên quan đếntín dụng cho các khách hàng là các cá nhân kinh doanh
- Khai thác nguồn vốn, trực tiếp giao dịch với khách hàng để thẩm định
- Xác định và đưa ra các quyết định đề xuất có liên quan đến lĩnh vực tín dụng
Phòng TTKQ
CN SC
Phòng GDBH
Phòn g GDTT
TMPY
Phòng GD Phố Cò
Trang 13- Nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, tham mưu trong lĩnh vực lãi suất huy động vốn
- Thực hiện phân loại nợ theo quy định…
- Thực hiện thẩm định rủi ro độc lập đối với các khoản đầu tư và cho vay trìnhcấp có thẩm quyền theo quy định, quản lý giám sát các danh mục cho vay đầu tư
- Thực hiện thẩm định, tái thẩm định đối với các khoản vay, tài sản bảo đảm theoquy định
- Quản lý và kết hợp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu, nợ đã được xử lý rủi ro…
- Đề xuất tăng trưởng theo nhóm khách hàng, lĩnh vực ngành nghề, khu vực kinh tế
- Thực hiện tổng hợp kết quả phân loại nợ và tính toán trích lập dự phòng rủi rotheo quy định
- Nghiên cứu các chủ trương chính sách, luật pháp, các văn bản có liên quan để
đề xuất các biện pháp xử lý nợ, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, làm đầu mối phốihợp với các phòng khách hàng kiểm tra tập hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, giảm miễnlãi, xoá nợ và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng…
- Thực hiện các hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng: Xử lý hạch toáncác giao dịch gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, các dịch vụ về thẻ, séc,chuyển khoản thanh toán, giải ngân thu nợ thu lãi, thu phí và các dịch vụ ngân hàngkhác đúng quy định theo yêu cầu của khách hàng
- Thực hiện quản lý thu chi tài chính, tư vấn cho khách hàng sử dụng các sảnphẩm của ngân hàng
- Kiểm soát toàn bộ hoạt động tài chính của ngân hàng, việc cung ứng và sử dụngvốn, quỹ, chi tiêu nội bộ, hạch toán và theo dõi tài sản, lập kế hoạch về tài chính, tàisản, kế hoạch tiền lương, là đầu mối trong quan hệ với các cơ quan thuế, tài chính;
- Quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của chi nhánh…
- Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt, điều hoà tiền mặt chocác Giao dịch viên, phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm
- Thực hiện điều chuyển tiền theo yêu cầu, làm các công việc có liên quan đếntiền mặt và nghiệp vụ an toàn kho quỹ…
Trang 14- Thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh, công tácquản trị văn phòng, quản lý sử dụng các phương tiện tài sản của cơ quan.
- Cung cấp và lưu trữ tài liệu văn bản phục vụ cho kinh doanh
- Các công tác về hành chính tiếp khách, công tác bảo vệ an toàn tài sản của cơquan, của khách hàng giao dịch, công tác thi đua khen thưởng…
- Thực hiện các công tác về huy động vốn, thanh toán và cho vay theo quy địnhcủa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
- Thực hiện chức năng huy động vốn và thanh toán
- Thực hiện chức năng huy động vốn và thanh toán
- Thực hiện chức năng huy động vốn và thanh toán
Mối liên hệ giữa các phòng ban:
Các phòng ban trong chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương SôngCông có mối liên hệ mật thiết với nhau và chịu sự chỉ đạo trực tiếp hoặc theo uỷ quyền củaGiám đốc chi nhánh Các phòng có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hỗ trợnhau khi cần thiết và phải tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam ban hành
trong nền kinh tế thị trường
1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính Theo điều 20 Luật các tổ chứctín dụng 2004: “Tổ chức tín dụng là trung gian tài chính được thành lập theo quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làmdịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng,cung ứng các dịch vụ thanh toán”
1.2.2 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại
Ngay từ xa xưa người ta đã biết dung tiền làm phương tiện thanh toán , làm trunggian trao đổi hàng hóa Thông qua tiền việc trao đổi hàng hóa được tiến hành mộtcách thuận lợi , dễ dàng hơn nhiều Chính vì thế đã kích thích sản xuất đưa xã hội loàingười ngày càng phát triển
Trang 15Khoảng đầu thế kỷ thứ XV (1401) có một tổ chức trên thế giới được côi là mộtngân hàng thực sự theo quan niệm ngày nay đó là BAN – CA – DI Barcelona ( TâyBan Nha ) , đây là ngân hàng đầu tiên trên thế giới Đến năm 1409 ngân hàng thứ 2 làBAN – CO – DI Valencia ( Tây Ban Nha ) và cả hai ngân hàng này đã thực hiện hầuhết các ngiệp vụ ngân hàng như ngày nay : nhận tiền gửi , cho vay , thanh toán …
1.2.3 Vai trò của ngân hàng thương mại
1.2.3.a NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Với chức năng làm thủ quỹ cho xã hội, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi củacông chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đápứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của họ Người gửi tiền có thể gửi tiền bất cứ lúc nào,bất kỳ thời hạn nào Các cá nhân có tiền tiết kiệm, các tổ chức có số tiền nhàn rỗi chưa
sử dụng đến có thể gửi tiền ở các Ngân hàng và có thể rút ra bất kỳ lúc nào khi cần sửdụng Với việc thực hiện chức năng này Ngân hàng đã tập trung được các khoản tiềnnhỏ lẻ trong dân cư thành những khoản tiền lớn để tài trợ vốn cho nền kinh tế Ngânhàng thương mại trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinhdoanh.Bằng vốn huy động được trong nền kinh tế, thông qua hoạt động tín dụng,Ngân hàng thương mại sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng nhucầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất Nhờ có hoạt động của hệ thốngNgân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điềukiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm máy mócthiết bị hiện đại, cải tiến kỹ thuật công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệuquả kinh tế
1.2.3.b NHTM là cầu nối doanh nghiệp với thị trường
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường , hoạt động của các doanh nghiệp chịu sựtác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như : quy luật giá trị , quy luật cung cầu ,quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường , thỏa mãnnhu cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ : giá cả , khối lượng , chất lượng màcòn đòi hỏi thỏa mãn trên phương diện thời gian , địa điểm Để có thể đáp ứng tốt nhucầu của thị trường doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động củng
cố hoàn thiện cơ cấu kinh tế , chế độ hạch toán kinh tế mà còn phải không ngừng cảitiến máy móc thiết bị , đưa công nghệ mới vào sản xuất , tìm tòi sử dụng nguyên vậtliệu mới , mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạt động này đòi hỏi
Trang 16một lượng vốn đầu tư lớn , nhiều khi vượt qua khả năng của doanh nghiệp Do đó đểgiải quyết khó khăn này doanh nghiệp cần đến ngân hàng xin vay vốn để thỏa mãn nhucầu đầu tư của mình Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngân hàng
là cầu nối doanh nghiệp với thị trường Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cấp chodoanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặtcủa quá trình sản xuất kinh doanh , đáp ứng nhu cầu của thị trường và từ đó tạo chodoanh nghiệp cho đứng vững chắc trong cạnh tranh
1.2.3.c NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Với các chức năng của mình Ngân hàng thương mại là một trong các chủ thểtham gia vào quá trình cung ứng tiền, tạo ra một khối lượng phương tiện thanh toán rấtlớn trong nền kinh tế
Phần lớn các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương chỉ được thựcthi có hiệu quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các Ngân hàng thương mạinhư việc chấp hành quy định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt
và việc nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư
Thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương phát hànhthêm tiền vào lưu thông, thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chínhsách tỉ giá, chính sách lãi suất của nhà nước để điều tiết các họat động của nền kinh tế.Tóm lại, hoạt động của các Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến sựtăng trưởng của nền kinh tế, đến sự ổn định tiền tệ và sự phát triển mọi mặt khác củakinh tế xã hội Ngược lại thì họat động của các Ngân hàng thương mại chịu sự ràngbuộc bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương hay nói cách khác nó phải hoạtđộng theo những quy định mà chính sách tiền tệ đã vạch ra và định hướng cho cácngân hàng
1.2.3.d NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế Trong nền kinh tế thị trường , khi các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày cnagfđược mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gian trên thế giớingày càng trở nên cần thiết Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sựphát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành lên sự phát triển đó Vìvậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế vàNHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sựhòa nhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán , nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ
Trang 17khác NHTM tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương phát triển Thông qua hoạt độngthanh toán , kinh doanh ngoại hối quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mạinước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với
sự vận động của nền tài chính quốc tế
NHTM ra đời và ngày càng phát triển sựa trên cơ sở nền sản xuất lưu thong hànghóa phát triển và nền kinh tế càng phát triển càng cần đến sự hoạt động của NHTM Với vai trò quan trọng của mình NHTM trở thành một bộ phận quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân
1.2.4 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường
1.2.4.a Nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là một hoạt động cơ bản hàng đầu để tiến hành mọi hoạtđộng của một Ngân hàng thương mại (đây chính là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp).Ngân hàng tập trung huy động các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế,
cơ quan, cá nhân trong xã hội để tiến hành các hoạt động kinh doanh của bản thânNgân hàng Ngân hàng phải hoàn trả lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn hoặc khikhách hàng có nhu cầu sử dụng và đến rút tiền ở Ngân hàng Trên thế giới có tồn tạimột số ngân hàng chỉ nhận tiền gửi để bảo quản và thu phí từ các khoản tiền gửi đó(Thụy Sỹ) còn hầu hết các ngân hàng nhận tiền gửi với mục đích tạo nguồn vốn chovay và thông qua đó cung cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh tế
1.2.4.b Nghiệp vụ tín dụng
Đây là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản “có” của Ngân hàng,
là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu đồng thời cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người chủ sở hữu sangngười sử dụng vốn, sau một thời gian nhất định người sử dụng có trách nhiệm hoàn trả chongười sở hữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên chovay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp
và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện số vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Để đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng, dựa trên những tiêu chínhất định có thể phân loại các hình thức cho vay như sau:
Trang 18a Căn cứ vào thời hạn tín dụng.
- Tín dụng ngắn hạn: loại vay có thời hạn dưới 12 tháng, sử dụng để bù đắp sựthiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.Đây là loại tín dụng chiếm tỉ trọng cao nhất
- Tín dụng trung hạn: Thời hạn từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng, sử dụng đểđầu tư, mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sảnxuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốnnhanh
- Tín dụng dài hạn: Thời hạn từ 60 tháng trở lên, sử dụng để đáp ứng các nhu cầuvốn dài hạn như xây nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các
xí nghiệp mới
b Căn cứ vào bảo đảm tín dụng.
- Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnhcủa người thứ ba Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không đủ
uy tín, khi vay vốn phải có tài sản đảm bảo hoặc phải có người bảo lãnh
- Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp haykhông có bảo lãnh của người thứ ba Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàngmới, có hệ số tín nhiệm không cao
d Căn cứ vào chủ thể vay vốn.
- Tín dụng doanh nghiệp( tín dụng bán buôn): Gọi là bán buôn vì những doanhnghiệp thường vay vốn với những khoản vay có giá trị lớn
- Tín dụng cá nhân, hộ gia đình( tín dụng bán lẻ):gọi là bán lẻ vì những cá nhânthương vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng
- Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngânhàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác
Trang 19e Căn cứ vào phương pháp hoàn trả nợ vay
- Tín dụng trả góp: Là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
vay định kỳ thành những khoản bằng nhau.Loại tín dụng này áp dụng cho nhữngkhoản vay lớn và có thời hạn dài
- Tín dụng hoàn trả một lần: Là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn gốc
và lãi vay một lần khi đến hạn Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay nhỏ
và có thời hạn ngắn
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả
nợ vay bất cứ khi nào Loại tín dụng này thường áp dụng cho những khoản vay thấuchi, thẻ tín dụng
g Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.
- Tín dụng bằng tiền: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền.Tíndụng bằng tiền gọi là cho vay
- Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tàisản.Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính
- Tín dụng bằng uy tín: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín.Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng
h, Căn cứ vào xuất xứ tín dụng.
- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếpcho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếpcho ngân hàng
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như: tíndụng ủy thác, tín dụng thong qua tổ chức đoàn thể
1.2.4.c.Nghiệp vụ đầu tư
Nhằm mục đích tìm kiếm thêm lợi nhuận, Ngân hàng tiến hành hoạt động đầu tư.Đây cũng là một hoạt động nhằm phân tán rủi ro, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh củangân hàng đồng thời nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng góp phần tạo uy tín
và quảng bá hình ảnh của Ngân hàng tới khách hàng Hoạt động đầu tư của ngân hàng chủyếu được thực hiện dưới hai hình thức:
- Góp vốn liên doanh liên kết
- Đầu tư chứng khoán: NHTM mua các chứng khoán như công trái, trái phiếu đôthị, tín phiếu, trái phiếu công ty, cổ phiếu…
Trang 20- Dịch vụ bảo lãnh:Là hình thức cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng vớibên có quyền về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàngkhông thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổchức tín dụng số tiền đã được trả thay Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho kháchhàng, ngân hàng nhận được một khoản thu nhập từ việc thu phí bảo lãnh Có các hìnhthức bảo lãnh như: Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnhthực hiện hợp đồng, Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, Bảo lãnh hoàn thànhthanh toán
- Kinh doanh ngoại hối và vàng: Kinh doanh mua, bán ngoại tệ và vàng cho các
tổ chức, cá nhân
- Thực hiện nghiệp vụ uỷ thác và đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến Ngânhàng: Ngân hàng nhận làm đại lý, ký gửi cho các Doanh nghiệp, nhận uỷ thác đầu tưtín dụng, chi trả tiền tệ cho các Tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ …
- Dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng: Ngân hàng tư vấn tài chính, dự
án, cho khách hàng
- Dịch vụ khác: Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ, két sắt, dịch vụ cầmđồ…
1.3 Rủi ro và thẩm định rủi ro của NHTM
1.3.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sảncủa NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến, hoặc phải bỏ ra thêm một lượng chiphí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định
Trang 211.3.2 Khái niệm thẩm định rủi ro
Thẩm định rủi ro là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểmtra, đánh giá mức độ rủi ro của một dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụcho việc ra quyết định tín dụng
- Chất lượng thẩm định rủi ro là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng
Không có dự án nào hoàn toàn không có rủi ro mà chỉ là “chấp nhận rủi ro”, điềunày có nghĩa là chấp nhận rủi ro đến một mức độ nhất định để đảm bảo lợi nhuận Nếuchất lượng thẩm định tốt tức là ngân hàng đã đánh giá sát các chỉ tiêu định tính, địnhlượng Các nhận định được xem xét một cách khách quan, đúng đắn trước khi quyếtđịnh đầu tư sẽ hạn chế được rủi ro Nếu chất lượng thẩm định không tốt thì sẽ xảy rahai trường hợp: Dự án tốt nhưng thẩm định là không tốt nên không đầu tư dẫn đến mất
cơ hội hoặc dự án không tốt nhưng đánh giá tốt để quyết định đầu tư dẫn đến mất vốn
1.4 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.4.1 Phân loại rủi ro nói chung
Có thể phân biệt rủi ro theo các tiêu thức sau:
- Rủi ro chung là rủi ro có tác động trên phạm vi rộng, gây tổn thất lớn và nằmngoài tầm kiểm soát của cộng đồng
- Rủi ro riêng là rủi ro gây hậu quả đến từng cá nhân, chủ thể riêng biệt
- Rủi ro đầu cơ là rủi ro vừa gia tăng về lợi ích, vừa gia tăng về tổn thất
- Rủi ro thuần túy là rủi ro chỉ gia tăng tổn thất mà không gia tăng lợi ích
- Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt là trong nềnkinh tế Đó là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể sẽmang đến sự tổn thất
- Rủi ro tĩnh là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự xuất hiệntổn thất hay không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịu sự ảnh hưởng củanhững thay đổi trong nền kinh tế Những rủi ro tĩnh thường liên quan đến các đốitượng: tài sản, con người, trách nhiệm dân sự
Trang 221.4.2 Phân loại rủi ro đứng trên góc độ ngân hàng
Được phát sinh khi ngân hàng cho khách hàng vay mà không thu được gốc và lãiđúng hạn, hoặc chỉ thu được một phần gốc và lãi, hoặc không thu được cả gốc và lãicho khoản vay đó
Rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mại có thể dẫn đến tổn thất cho ngânhàng thương mại
Trong nghiệp vụ tín dụng, rủi ro trong cho vay hàm chứa tỷ trọng lớn nhất trongtổng rủi ro Rủi ro trong cho vay luôn tiềm ẩn trong toàn bộ dư nợ cho vay của ngânhàng và gắn liền với khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng
- Rủi ro trong cho vay được biểu hiện ở các nội dung:
+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
+ Nợ có vấn đề là khoản nợ có khả năng trở thành nợ quá hạn
+ Các biểu hiện từ phía người vay như tình hình tài chính, điều hành quản lýsản xuất kinh doanh, tổ chức, dự án… có biến động không bình thường
+ Các đảm bảo tiền vay, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng về tín dụng,môi trường kinh doanh, hoạt động của người vay, tính đa dạng trong tài sản của ngânhàng
Rủi ro lãi suất là sự biến động của lãi suất ngoài dự kiến có thể gây tổn thất chongân hàng
Rủi ro lãi suất bao gồm hai loại:
Nếu ngân hàng duy trì tài sản Có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản Nợ thì ngân
Trang 23hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản Nợ khi lãisuất tăng Ngược lại, ngân hàng gặp rủi ro về lãi suất tái đầu tư (tái cho vay) tài sản Cótrong trường hợp tài sản Có có kỳ hạn ngắn hơn so với kỳ hạn tài sản Nợ khi lãi suấtgiảm.
Giá trị thị trường của tài sản Có hay tài sản Nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiệntại của tiền tệ Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sảncũng tăng lên làm cho giá trị hiện tại của tài sản Có và tài sản Nợ giảm xuống Ngượclại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản Có và tài sản Nợ sẽ tăng lên.Nếu kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ không cân xứng với nhau, chẳng hạn tàisản Có có kỳ hạn dài hơn tài sản Nợ, thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản
Có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với giá trị của tài sản Nợ
Thanh khoản là khả năng thanh toán của một ngân hàng thương mại trước nhucầu giải ngân của khách hàng Nhu cầu giải ngân của khách hàng có thể xuất phát từnhững lý do sau:
- Nhu cầu rút tiền gửi có kì hạn hoặc tiết kiệm
- Nhu cầu thanh toán
- Nhu cầu giải ngân hạn mức tín dụng
Đặc trưng cơ bản của rủi ro thanh khoản là tính lỏng của tài sản Có ít hơn so vớitính lỏng của tài sản Nợ Các ngân hàng thương mại có thể không đáp ứng đầy đủ nhucầu rút tiền mặt của người gửi do tính lỏng của tài sản Có thấp Như vậy:
“Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không có đủ nguồn vốn hoặc khôngthể tìm được nguồn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình”
Ngân hàng có thanh khoản tốt là ngân hàng luôn có một lượng tài sản lỏng cókhả năng chi trả kịp thời với một chi phí hợp lý cần thiết Không có tính thanh khoản
là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang lâm vào tình trạng khó khăn vềtài chính
Bên cạnh những rủi ro chủ yếu trên, trong kinh doanh ngân hàng thương mại còngặp phải rất nhiều rủi ro khác như:
- Cơ chế chính sách
Trang 24- Khủng hoảng.
- Suy thoái kinh tế
- Thiên tai
Tất cả đều khó kiểm soát và gây tổn thất cho ngân hàng
1.4.3 Phân loại rủi ro đứng trên góc độ chủ đầu tư
1.4.3.a Phân loại theo các giai đoạn của quyết định đầu tư
Liên quan đến chất lượng và hiệu suất hệ thống thông tin, đến khâu xử lý thôngtin và lập mô hình
Một khi quyết định đã được ra sẽ không chỉ có rủi ro đi liền với hậu quả củaquyết định đó, mà còn những rủi ro phát sinh do việc ta không chọn quyết định khác
Là rủi ro không tương hợp so với dự kiến ban đầu, phát sinh do việc chọn quyếtđịnh đã cho
1.4.3.b Phân loại khác
Rủi ro này bao gồm bất ổn tài chính và bất ổn chính trị
Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: Là những rủi
ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau Mỗi một sự thay đổi vềkinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điềukiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên Suy thoái kinh tế và biến động chínhtrị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và giao lưu thương mại quốc tế
- Hồ sơ của dự án chưa tạo điều kiện cho dự án được hoàn thành nhanh chóng vàsuôn sẻ
- Thay đổi thủ tục, cách quản lý
- Tính toán sai của phần mềm
- Chi phí xây dựng vượt quá dự toán
- Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án
- Hoàn thành không đúng thời hạn
Trang 25- Không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án.
- Hành động cố ý hay nhầm lẫn làm sai hỏng do con người gây ra
Đầu vào của dự án : Nguyên vật liệu, vốn, lao động, máy móc thiết bị …
- Không đảm bảo được các đầu vào quan trọng theo số lượng, giá cả, chất lượng
đã dự kiến gây khó khăn trong việc vận hành, thanh toán các khoản nợ
- Nguồn lao động thiếu tay nghề, thiếu trình độ hoặc lao động giỏi bỏ đi…
- Máy móc thiết bị không được bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên dẫn tới hỏnghóc, phải sửa chữa, làm mất thời gian và chi phí…
Khi các tiện ích ( dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hành…) của dự án khôngthể vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhưng không bị chiphối bởi người ra quyết định Đây là những rủi ro về những tác động tiêu cực của dự
án đến môi trường và những người xung quanh
- Rủi ro về tỷ giá hối đoái: có thể xảy ra đối với những dự án có hoạt động xuấtnhập khẩu
Trang 26trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnhhưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội Do đó, phòng ngừa và hạn chếrủi ro trước khi cho vay không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà cũng làyêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xãhội.
1.5.1 Đánh giá rủi ro kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp
- Đánh giá tư cách pháp nhân của chủ đầu tư nhằm xác định trách nhiệm trướcpháp luật về việc trả nợ vay cho Ngân hàng
- Đánh giá mức độ tin cậy, uy tín nguồn lực của chủ đầu tư : Với một khách hàng
cũ, có uy tín, và độ tin cậy cao, qua những lần giao dịch trước thì khả năng nảy sinhrủi ro ít hơn so với khách hàng mới Thông tin đánh giá cần phải đầy đủ, chính xácgiúp cho Ngân hàng có quyết định đúng trong quá trình cho vay
- Đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanhnghiệp : Cần đánh giá về năng lực chuyên môn, năng lực tài chính, uy tín và lãnh đạo
1.5.2 Đánh giá rủi ro đối với dự án vay vốn
- Đánh giá sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án : dự án có phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế không, dự án có cần thiết phải thực hiện không…
- Thẩm định nội dung thị trường của dự án :
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua, mức độ cạnh tranhcủa các doanh nghiệp khác, xu hướng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới…
+ So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành sản phẩm tương tự hiện cótrên thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần đạt được
+ Xem xét tính hợp lý, hợp pháp, mức độ tin cậy của các văn bản: đơn đặt hàng,hiệp định đã ký, hợp đồng tiêu thụ và bao tiêu sản phẩm…
- Đánh giá nội dung kỹ thuật của dự án:
+ Địa điểm xây dựng có giải tỏa được mặt bằng không
+ Quy mô công suất quá lớn hay nhỏ không
+ Thẩm định về công nghệ sản xuất : công nghệ có phù hợp với điều kiện thựctiễn ở Việt nam không…
+ Thẩm định về nguyên vật liệu sử dụng cho dự án : nguồn cung cấp có đảm bảolâu dài hay không, có đảm bảo chất lượng không…
+ Thẩm định về năng lượng và nước cho dự án : đánh giá sự cân đối trong khả
Trang 27năng cung cấp năng lượng, có đảm bảo đủ các điều kiện cho sản xuất không…
+ Thẩm định về vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
- Đánh giá về lao động của dự án : số lượng, chuyên môn…
- Đánh giá nội dung tài chính của dự án :
+ Đánh giá về tổng vốn đầu tư, nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ
dự án
+ Đánh giá về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án
+ Dự kiến doanh thu hàng năm, lợi nhuận gộp lại và lợi nhuận ròng hàng năm có
đủ bù đắp cho chi phí không…
Trang 28CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH RỦI RO TRONG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG CÔNG
2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công
2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công
2.1.1.a Hoạt động huy động vốn
Chi nhánh Sông Công thực hiện nghiêm chỉnh quy trình huy động vốn của Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam, bảo đảm an toàn tuyệt đối nguồn vốn huy động.Thực hiện nhiều biện pháp huy động thông qua các chương trình quảng cáo, tiếp thịkhuyến mại Đặc biệt vài năm gần đây, ngân hàng đã bám sát Ban bồi thường giảiphóng mặt bằng của thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên để thu hút vốn từ nguồn đền
bù giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả tương đối cao
Bảng 2.1 : Kết quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương
Thực hiện 31/12/2012
Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro
Trang 29*Phân tích :
Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 đạt 889.040 triệu đồng,bằng 98,8 % kế hoạch Trong đó huy động tại chỗ là 605.728 triệu đồng (chiếm 68%/Tổng vốn huy động), so với năm 2010 tăng 13 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,3%,
Trong tổng nguồn vốn huy động, Tiền gửi VND 753.125 triệu đồng, tăng trưởng37,4% so với năm 2010, chiếm 84,7%/Tổng nguồn vốn huy động, đạt 94,1% kế hoạchNHCT Việt Nam giao
Tiền gửi ngoại tệ quy VND đạt 135.915 triệu đồng, chiếm 15,3% trong tổngnguồn vốn huy động, tăng trưởng 206% so với năm 2010, bằng 135,9% kế hoạchNHCT Việt Nam giao
Về cơ cấu nguồn vốn:
-Tiền gửi dân cư 464.351 triệu đồng, chiếm 52,2%/Tổng nguồn vốn huy động
So với năm 2010 tăng 59.760 triệu đồng Đạt 71,4% kế hoạch NHCT Việt Nam giao -Tiền gửi các tổ chức kinh tế 115.272 triệu đồng, chiếm 13%/Tổng nguồn vốnhuy động So với năm 2010 tăng 19.776 triệu đồng Đạt 88,7% kế hoạch NHCT ViệtNam giao
-Tiền gửi Tổ chức tín dụng khác 309.417 triệu đồng, chiếm 34,8%/Tổng nguồn vốnhuy động (Trong đó tiền gửi Kho bạc là 26.087, giảm so với 31.12.2010 là 66 tỷ đồng).Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2012 đạt 940.783 triệu đồng,bằng 85,5 % kế hoạch
Trong tổng nguồn vốn huy động, Tiền gửi VND 888.986 triệu đồng, tăng trưởng18% so với năm 2011, chiếm 94,5%/Tổng nguồn vốn huy động, đạt 84,7% kế hoạchNHCT Việt Nam giao
Tiền gửi ngoại tệ quy VND đạt 51.797 triệu đồng, chiếm 5,5% trong tổng nguồnvốn huy động, giảm 61,9% so với năm 2011
Về cơ cấu nguồn vốn:
-Tiền gửi dân cư 642.698 triệu đồng, chiếm 68,3% /Tổng nguồn vốn huy động
So với năm 2011 tăng 178.347 triệu đồng Đạt 92,5% kế hoạch NHCT Việt Nam giao -Tiền gửi các tổ chức kinh tế 142.997 triệu đồng, chiếm 15,2%/Tổng nguồn vốn huyđộng So với năm 2011 tăng 27.725 triệu đồng Đạt 62,2% kế hoạch NHCT Việt Nam giao -Tiền gửi Tổ chức tín dụng khác 155.088 triệu đồng, chiếm 16,5%/Tổng nguồn