Thực tiến trong hoạt động thanh tra hiện nay đã cho thấy được các kỹ năngtrong hoat động này là vo cùng quan trong góp phần đem lại thành công cho hoạtđộng thanh tra.Do đó nhóm nghiên cứ
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TRA
CHỦ ĐỀ:NGHIỆP VỤ THANH TRA LÀ GÌ, ĐẶC ĐIỂM VAI TRÒ CỦA NGHIỆP VỤ THANH TRA VÌ SAO KHI TIẾN HÀNH THANH TRA ĐÒI HỎI PHẢI CÓ KỸ NĂNG XÁC MINH, ĐỐI THOẠI, YÊU CẦU GIẢI TRÌNH THEO ANH(CHỊ) KỸ NĂNG NÀO QUAN TRỌNG NHẤT?
GVHD: Đ/ C HOÀNG ĐỨC LONG NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6 KS9TT
TP Hồ Chí Minh , ngày 12 tháng 10 năm 2011
Trang 3MỤC LỤC Mục lục Trang
MỞ ĐẦU 01
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 02
1 Các khái niệm cơ bản 02
1.1 Khái niệm thanh tra 02
1.2 Khái niệm nghiệp vụ thanh tra 03
2 Đặc điểm 03
2.1 Đặc điểm chung về thanh tra 03
2.2 Đặc điểm về nghiệp vụ thanh tra 07
3 Vai trò 08
3.1 Vai trò của công tác thanh tra 08
3.2 Vai trò của nghiệp vụ thanh tra 09
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG THANH TRA 10
2.1 Tìm hiểu về kỹ năng 10
2.2.1 Khái niệm về xác minh 10
2.1.2.Làm thế nào để có kỹ năng 10
2.1.3.Tại sao phải cần có kỹ năng 10
2.2 Kỹ năng xác minh 11
2.2.1 Khái niệm xác minh 12
2.2.2 Các bước tiến hành xác minh 12
2.3 Kỹ năng đối thoại 15
2.3.1 Khái niệm đối thoại 15
2.3.2 Các bước tiến hành đối thoại 15
2.4 Kỹ năng yêu cầu giải trình 17
2.4.1 Khái niệm 17
2.4.2 Mục đích yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình 18
2.4.3 Kỹ năng yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình 19
2.5 Nhận xét các kỹ năng 20
Trang 4CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THANH TRA HIỆN NAY 21
3.1 Thực trạng về nghiệp vụ thanh tra 21
3.1.1 Về công tác tổ chức xây dựng lực lượng 21
3.1.2 Xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo công tác thanh tra 24
3.1.3 Về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và nghiệp vụ thanh tra 27
3.1.4 Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra 29
3.2 Thực trạng về kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình 30
3.3 Giải pháp nâng cao nghiệp vụ thanh tra 34
3.4 Giải pháp về kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình 36
3.5 Kiến nghị 38
KẾT LUẬN 39
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 5MỞ ĐẦU
Thanh tra là sự xem xét, đánh giá xử lý và kiến nghị cấp có thẩm quyền vềviệc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân thực hiện theo trình tự pháp luật quyđịnh nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của của nhân dân Đây là hoạt động quản lý nhà nước hết sứcquan trọng với vai trò thanh tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong hoạt độngcồng vụ Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chính sách của nhà nước, pháp luật quốc gia,công bằng xã hội
Với vị trí vô cùng quan trọng đó hoạt động thanh tra với công tác nghiệp vụ cụthể được quy định rất chi tiết tại Luật thanh tra năm 2010 Như vậy ta có thể hiểunghiệp vụ thanh tra là những công việc chuyên môn của nghành thanh tra trong đó cómột số công tác kĩ năng như “xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình ” Qua đó để làm
rõ các vấn đề nghi vấn về đối tượng, kịp thời nhắc nhở chấn chỉnh sai phạm của tổchức cá nhân nếu có
Thực tiến trong hoạt động thanh tra hiện nay đã cho thấy được các kỹ năngtrong hoat động này là vo cùng quan trong góp phần đem lại thành công cho hoạtđộng thanh tra.Do đó nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài làm rõ vai trò nghiệp vụthanh tra,các đặc điểm nổi bật của những nội dung hoạt động nghiệp vụ thanh tra, từ
đó để nghiên cứu sâu hơn các kĩ năng nghiệp vụ bổ trợ kiến thức cho hoạt động côngtác khi ra trường, xác lập một hệ thống tư duy lý luận và giải quyết vấn đề khoa họccho tất cả các thành viên trong nhóm, tuy hết sức nỗ lực nghiên cứu những chắc hẳnkhông thể tránh được những thiếu sót vì chưa có thực tiễn hoạt động, việc nắm bắt vàphương pháp và áp dụng cơ sở luật, hệ thống lý luận mang tính lý thuyết nhiều hơnthực tiễn cũng là một trở ngại lớn của tất cả các thành viên trong nhóm khi nghiên cứu
đề tài Nên nhóm rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình về những thiếu sót của mình
từ giảng viên, các ý kiến phản biện bổ sung cho đề tài thêm hoàn thiện của tất cả cácbạn thành viên trong lớp
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Các khái niệm cơ bản:
1.1 khái niệm thanh tra:
Theo tiếng la tinh thanh tra có nghĩa là “ nhìn vào bên trong ” , chỉ một sự
kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định
Theo Từ điển tiếng Việt “ Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm
của địa phương, cơ quan, xí nghiệp ”.
Theo từ điển pháp luật Anh – Việt, thanh tra là “ sự kiểm soát, kiểm kê đối
với đối tượng bị thanh tra”
Còn theo từ điển luật học, thì thanh tra là “ sự tác động của chủ thể đến đối
tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định”
Với những nghĩa trên đây, thanh tra bao gồm trong đó nghĩa kiểm soát nhằmxem xét và phát hiện, ngăn chặng những gì trái với quy định Ngoài ra thanh tra cònđược hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kì nhằm rút ra nhữngnhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm khắc phục nhữngnhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Hoạtđộng thanh tra do cơ quan nhà nước thực hiện
Như vậy theo luật thanh tra 2010 thì thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét,
đánh giá, xử lí theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh trachuyên ngành
Trang 7Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hànhpháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộcngành, lĩnh vực đó
1.2 Khái niệm nghiệp vụ thanh tra:
Theo từ điển Tiếng Việt thì “ nghiệp vụ ” được hiểu là công việc chuyên môn
Từ những phân tích như trên, ta có thể định nghĩa “ nghiệp vụ thanh tra” là
công việc chuyên môn của nghề thanh tra
Trang 8uy – phục – một đặc tính quan trọng của quản lý nhà nước Quyền lực nhà nước, trênthực tế luôn luôn thuộc về một tổ chức nhất định, không thể có quyền lực nếu khônggắn với một tổ chức cụ thể Nói về quyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra cũng
có nghĩa là xác định về mặc pháp lý tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra Đối vớicác quốc gia trên thế giới, chủ thể tiến hành thanh tra luôn là cơ quan nhà nước, dù
mô hình tổ chức thanh tra có khác nhau Vì vậy, thanh tra phải được nhà nước sửdụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý, bởi theo lê nin, thanh tra
mà thiếu quyền lực là thanh tra suông Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanhtra được thể hiện ở những mặc sau đây:
Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra vềnhững vấn đề đã bị thanh tra phát hiện và xử lý
Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra, yêu cầu truycứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật
Trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡngchế nhà nước
Ngoài ra, tính quyền lực nhà nước của thanh tra còn được cụ thể hóa ở chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thanh tra, phương thức tiến hành thanhtra, xử lý kết quả thanh tra, trong mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượngthanh tra cũng như tổ chức phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước theo cấphành chính và theo ngành, lĩnh vực, có như vậy mới phát huy hiệu quả của thanh tra
Thứ hai là tính khách quan:
Bản chất của trhanh tra là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thựchiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức và cánhân nhằm đưa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân
tố tích cực, phòng ngừa xử lý vi phạm góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, các
Trang 9quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Vì thế, hoạt động thanh ta phải mang tínhkhách quan.
Tính khách quan của hoạt động thanh tra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt độngthanh tra điều dựa trên cơ sở pháp luật và tuân theo pháp luật pháp luật về nguyênnghĩa là ý chí của giai cấp cầm quyền ( ý chí nhà nước ) Nhà nước đặt ra pháp luật vàpháp luật là công cụ để nhà nước thực hiện quản lý xã hội Theo đó, mọi hoạt độngcủa cơ quan nhà nước nói chung và hoạt động thanh ta nói riêng điều phải dựa trên cơ
sở pháp luật, bởi nếu hoạt động thanh tra mà không dựa trên cơ sở pháp luật thì nó sẽmất đi tính công minh, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước
Thứ ba là tính độc lập tương đối:
Tính độc lập tương đối là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra.Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân của các cơ quan quản lý nhà nước tựtiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách
Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ngoài việc đảm bảo sự kết hợpnhịp nhàng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, hoạt động thanh tra còn cótính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ Điều này được thể hiện ởchỗ, các tổ chức thanh tra được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên các lĩnhvực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định Trên cơ sở kết quảthanh tra, ra các kết luận, kiến nghị, xử lý theo các quy định của pháp luật về thanhtra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình
Tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối bởi vì, hoạt động thanh tra ngoàiviệc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống,phải đặt sự vật, hiện tượng trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học,khách quan, lịch sử cụ thể Tính độc lập của hoạt động thanh tra cũng khác với tínhđộc lập trong xét xử của tòa án bởi vì:
Trang 10 Thanh tra xem xét mọi việc không chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà còn căn
cứ vào tính hợp lý, trong khi đó hoạt động xét xử của tòa án độc lập và chỉ tuân theopháp luật
Không phải mọi hoạt động thanh tra điều mang tính tài phán, còn hoạt độngcủa tòa án điều mang tính chất tài phán ( xét xử)
Trong hoạt động thanh tra, về nguyên tắc người có quyền quyết định cuốicùng trong việc xử lý kết quả thanh tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, còntrong hoạt động xét xử người có thẩm quyền quyết định cuối cùng là Hội đồng xét xử
Thứ tư là thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước và thanh tra có điểm chung là nhân danh quyền lực nhànước thực hiện sự tác động lên các đối tượng quản lý Hơn nữa, với tư cách là mộtchức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý
nhà nước Về vấn đề này Lênin đã viết “ quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý
và thanh tra là một chứ không phải là hai ” Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra
có mối quan hệ mật thiết với nhau Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu
có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động thanh tra ( thể hiện ở việc xác định chủ trương,đường lối, quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, sử dụng các kết quả, thôngtin từ các cơ quan thanh tra) Hơn nữa, hoạt động chấp hành của quản lý nhà nướcthường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình chấp hành các văn bản quyphạm pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ làphương tiện, công cụ để quản lý nhà nước
Ngoài ra với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràngbuộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời lại tác động trở lại, góp phần điều chỉnhcác cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý Nhờ có thanh tra mà mụcđích của quản lý được đảm bảo Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ
Trang 11chế quản lý nàh nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra Hoạt động
có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặng được nguy cơ biến dạng, tùy tiện thiếu
kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước
2.2 Đặc điểm về nghiệp vụ thanh tra:
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, là mộtgiai đoạn trong chu trình quản lý, là công cụ hữu hiệu cho cơ quan nhà nước quản lýtất cả các mặt đời sống xã hội Thông qua hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hởtrong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạmpháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, pháthuy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Do đó, để làm tốtcông tác thanh tra, đòi hỏi người cán bộ thanh tra phải có nghiệp vụ thanh tra, nghiệp
vụ thanh tra theo khái niệm ở trên là những công việc chuyên môn của nghề thanh tra
Đặc điểm nghiệp vụ thanh tra thể hiện trên ba phương diện đó là: nghiệp vụthực hiện pháp luật về thanh tra; nghiệp vụ thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo vànghiệp vụ thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Các nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra mang những đặc điểm riêng biệt vàđậm chất hành chính, chẳng hạn như trong quá trình tiến hành thanh tra thì đòi hỏi kỹnăng soạn thảo văn bản, viết nhật kí đoàn thanh tra, viết báo cáo, hay trong giải quyếtkhiếu nại thì có kỷ năng xử lý, phân loại đơn thư Ngoài ra, nghiệp vụ thanh tra cònmang một số đặc điểm giống như hoạt động điều tra của công an như khảo sát nắmbắt tình hình, xác minh, chất vấn đối tượng thanh tra, hay kỹ năng thu thập chứng cứ.Đồng thời để cho các nghiệp vụ trên phát huy hiệu quả trong hoạt động thanh tra thìđòi hỏi mỗi cán bộ thanh tra phải nắm vững và tuân thủ các quy trình trong hoạt độngthanh tra theo quy định của và luật, Cũng như áp dụng một cách đúng đắn, hợp lý cácnghiệp vụ trong từng trường hợp cụ thể
Trang 123 Vai trò:
3.1 Vai trò của công tác thanh tra:
Trong quá trình thực hiện đổi mới nền kinh tế và cải cách nền hành chính thìvai trò của công tác thanh tra ngày càng cần thiết và quan trọng để quản lý đất nướctrong bối cảnh mới vai trò này được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý,
góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Với chức năng giám sát hoạt độngcủa các đối tương bị quản lý, bao gồm giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật,chức trách, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước, việcchấp hành chính sách, pháp luật của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng khác chịu
sự quản lý của Nhà nước, thanh tra kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp
xử lý Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyếtđịnh hoặc hành vi hành chính của cán bộ công chức nhà nước trong việc thực hiệnchính sách, pháp luật, cũng như trách nhiệm, quyền hạn được giao, kết luận và xử lýkịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nàhnước góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy nhànước Trong điều kiện nước ta thực hiện quá trình đổi mới mà trọng tâm là đổi mới vềkinh tế thì vai trò của công tác thanh tra ngày càng cần thiết và quan trọng để quản lýnền kinh tế thị trường hoạt động ngày càng có hiệu quả
Thứ hai: việc thanh tra còn nhằm mở rộng và đảm bảo cho quyền dân chủ của
nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh Theo lý thuyết, quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân, cho nên nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mọi người dân, tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện các quyền về dânchủ - chính trị của mình như: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền
tự do lập hội tự do ngôn luận, quyền khiếu nại tố cáo… Do đó, pháp luật việt namkhông chỉ ghi nhận các quyền của công dân mà còn ghi nhận các cơ chế đảm bảo thựchiện các quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dânchủ đại diện như quyền kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của các cơ quan nhà
Trang 13nước do mình bầu ra, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp mà mình làthành viên và các ban thanh tra nhân dân…
Thứ ba: khi xem xét vai trò của thanh tra trong giai đoạn lịch sử cho thấy, vai
trò quan trọng nữa của thanh tra là nhằm thực hiện tham mưu cho các cấp chínhquyền trong giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụtheo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, tốcáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo
3.2 Vai trò của nghiệp vụ thanh tra:
Thứ nhất: chính nghiệp vụ thanh tra sẽ tạo điều kiện cho quản lý nhà nước về
thanh tra được thống nhất, xuyên suốt, tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tragiữa các cơ quan, các ngành Thực vậy, chính sự nắm vững các kỹ năng về nghiệp vụthanh tra của các cơ quan thanh tra nói chung và cán bộ, công chức làm công tácthanh tra nói riêng sẽ làm cho các hoạt động thanh tra được diễn ra một cách thuận lợi
và nhanh chóng, hạn chế được chồng chéo trong hoạt động thanh tra giữu các cấp, cácngành Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra và đáp ứng ngàycàng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kì mới
Thứ hai: nghiệp vụ thanh tra góp phần giúp cho cơ quan thanh tra và người
làm công tác thanh tra tiến hành thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự, thủtục và các quy định khác của pháp luật
Thứ ba: Thông qua nghiệp vụ thanh tra các cơ quan nắm được việc chấp hành
các quy định pháp luật của đối tượng thanh tra, kịp thời phát hiện những sơ hở, yếukém, từ đó có giải pháp tích cực, hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm vàhiệu quả công tác của các cấp, các ngành
Thứ tư: kịp thời tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản
để chỉ đạo và chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm, thiếu sót, có các biện pháp nângcao hiệu quả hoạt động công tác
Trang 14phát sinh trong cuộc sống
Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý thuyết nàotốt hơn 2 lý thuyết về Phản xạ có điều kiện (được hình thành trong thực tế cuộc sốngcủa cá nhân) và Phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà cá nhân sinh
ra đã sẵn có); trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ cóđiều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành
và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng hànhnghề Luật sư chỉ được hình thành trong hoạt động công việc của một cá nhân
2.1.2.Làm thế nào để có kỹ năng:
Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cụ thể nào (trừ kỹ năngbẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đào tạo nghềnghiệp hiện có ở bất kỳ quốc gia nào Như vậy, đa số kỹ năng mà chúng ta có được vàhữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo Vànhư thế, nền tảng của sự thành công của chúng ta trong cuộc sống là do 98 % là dođược đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2 % là kỹ năng bẩm sinh thamgia vào sự thành công của chúng ta
2.1.3.Tại sao phải cần có kỹ năng :
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sốngcủa chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng Ví dụ:
Trang 15Nghề tư vấn thì tương ứng là Nhà tư vấn phải có những kỹ năng tư vấn; Nghề Luật sưthì phải có kỹ năng hành nghề Luật sư Như thế bất kỳ hoạt động hay nghề nghiệp nào
mà chúng ta tham gia thì chúng ta đều phải đáp ứng những kỹ năng mà hoạt động haynghề nghiệp đó đòi hỏi nếu không chúng ta không thể tham gia cuộc chơi
Qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò và vị trí để đạt tới thành công cần cónhững kỹ năng khắc nhau Do đó có rất nhiều cách hiểu và phân loại về các kỹ năng,
có người đã phân loại kỹ năng thành 2 loại cơ bản là Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tựhọc, đây là kỹ năng có tính nền tảng Loại thứ 2 là kỹ năng mềm là loại kỹ năng màchúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp Kỹ năngmềm là loại kỹ năng cực kỳ phong phú và không kém phần quan trọng như Kỹ năngcứng Kỹ năng mềm có thể là: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng đàmphán… Để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải thỏa mãn cả Kỹ năng cứng và
Kỹ năng mềm; phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trongcuộc sống và công việc
2.2 Kỹ năng xác minh:
2.2.1 Khái niệm về xác minh :
Xác minh là làm rõ thực chất sự việc với những chứng cứ cụ thể Đó là quátrình tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ từ những sự việc, hiện tượngxảy ra trong thực tế cuộc sống bằng những cách khác nhau để làm sáng tỏ sự thậtkhách quan
Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng, xác minh là một biện pháp nghiệp vụ, được thực hiện nhằm mục đích thu thập
các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, làm cơ sở cho việc phântích, đánh giá và kết luận về một hoặc một số vấn đề phục vụ cho cuộc thanh tra, làyếu tố quan trọng quyết định chất lượng các cuộc thanh tra, hiệu quả cho việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Hoạt động thanh tra có chất
Trang 16lượng khi hoạt động xác minh được tiến hành đúng pháp luật, đúng thủ tục, trình tự vàvới phương pháp khoa học, hợp lý.
Hoạt động xác minh liên quan trực tiếp đến các chứng cứ, đó là sự thật kháchquan mà dựa vào đó có thể xác định được tính đúng, sai, thật, giả của vấn đề Xácminh nhằm mục đích hoàn thiện chứng cứ, làm cơ sở đưa ra các nhận xét chính xác,khách quan, đúng pháp luật về vụ việc, từ đó mới đề xuất đến cấp có thẩm quyền raquyết định giải quyết được chính xác, đủ căn cứ, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan Tính khách quan, chính xác của cáckết luận thanh tra và những đề xuất, kiến nghị trong hoạt động thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phụ thuộc rất lớn vào kết quả xácminh
Khi tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống thamnhũng, muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ những nội dung liên quan, cán bộ thanh tra phảitiến hành xác minh thu thập đầy đủ chứng cứ Thu thập chứng cứ là tìm tòi, phát hiện,thu lượm những sự kiện có thật từ những nguồn phản ánh khác nhau để nghiên cứu,khai thác những sự kiện đó làm căn cứ chứng minh cho những tình tiết của vụ việctheo quy định pháp luật
2.2.2 Các bước tiến hành xác minh:
Thứ nhất là chuẩn bị xác minh: đây là bước mở đầu vô cùng quan trọng trong
tổng thể kỹ năng xác minh Trong bước này chúng ta cần giải quyết được những vấn
đề như sớm phát hiện ra các mâu thuẫn từ đó xác minh mâu thuẫn giữa các cái đúngvới nhau, mâu thuẫn giữa các cái sai với nhau có thể là mau thuẫn giữa các cái sai vớinhau Từ đó định hình tìm ra kết quả cuối cùng là nguyên nhân của mâu thuẫn để cóbiện pháp tháo gỡ kịp thời đem lại hiệu quả cao nhất
Thứ hai là lập kế hoạch xác minh:kết thúc bước một chúng ta đã có được một
cái nhìn toàn diện và xác minh được nguyên nhân chủ yếu và chuyển sang bước hai
Trang 17đó là xây dựng được một kế hoạch phù hợp với nguyên nhân, để có cách giải quyết tốtnhất do đó bước này chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề như xác định những nộidung thông tin cần thu thập xác minh, xác định đối tượng cần tiếp xúc nhằm thu thậpxác minh tài liệu, xác định thời gian địa điểm tiến hành Làm tốt những khâu này sẽtạo nền móng vững chắc cho bước kế tiếp đó là tiến hành xác minh, để có được câutrả lời thỏa đáng nhất đem lại hiểu quả cao nhất trong hoạt động xác minh.
Thứ ba là tiến hành xác minh: Trong hoạt động xác minh, điều cần lưu ý là phải đánh giá tính chính xác của những thông tin, tài liệu mà đối tượng thanh tra, người khiếu nại, tố cáo cung cấp Mọi thông tin, tài liệu đều có thể được coi là chứng
cứ nếu có hai điều kiện dưới đây:
Một là, thông tin, tài liệu đó phải xác thực, có ý nghĩa là văn bản gốc, khôngđược tẩy xoá, sửa chữa, nếu là bản sao thì phải có công chứng theo quy định của phápluật
Hai là, thông tin, tài liệu đó phải có giá trị chứng minh, tức là nó phải liênquan đến nội dung thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
và nội dung góp phần chứng minh hành vi, việc làm của đối tượng của liên quan đúngpháp luật hay không đúng pháp luật
Đây là hai tiêu chí quan trọng mà người có trách nhiệm xác minh có thể căn
cứ vào đó trong quá trình tiến hành nghiên cứu không bị phân tán bởi những thông tintài liệu nhiễu loạn, không liên quan trực tiếp đến vụ việc
Thứ tư là kết thúc xác minh: Sau khi tiến hành các biện pháp xác minh như trên, giai đoạn kết thúc xác minh yêu cầu phải rút ra được những nhận xét, khẳng định
về từng vấn đề cụ thể cũng như vấn đề chung của việc xác minh là đúng, sai hoặc nhưthế nào Việc thu thập chứng cứ là một vấn đề khó nhưng đánh giá đúng đắn các chứng cứ đó lại càng khó hơn Việc đánh giá chứng cứ trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là một vấn đề hết sức quan trọng
Trang 18Đó là quá trình tác nghiệp có tính logíc cao nhằm xem xét giá trị chứng minh của các chứng cứ và mối liên quan giữa các chứng cứ với nhau, hay nói cách khác là đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng
Do vậy, các chứng cứ thu thập được, xác minh, ban đầu trong quá trình thanhtra phải được lưu giữ, sử dụng và bảo quản hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng
và bảo quản như tài liệu mật Những chứng cứ quan trọng có tác dụng quyết định đếnnội dung và chất lượng, hiệu quả của cuộc thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra
và cán bộ thanh tra sử dụng, lưu giữ và bảo quản kỹ cho đến khi kết luận cuộc thanhtra mới có thể cho lưu hành công khai hoặc chỉ công khai theo quy định Khi kết luậnthanh tra đã được công bố mà đối tượng thanh tra chưa thoả mãn, còn thắc mắc hoặc
cố tình giải trình không đúng thì cần đưa các chứng cứ ra công khai để lý giải cho kếtluận thanh tra hoặc đối chất với đối tượng thanh tra
Tóm lại, thanh tra viên phải biết xác định mục tiêu, yêu cầu cụ thể, rõ ràng đối
với từng việc phải xem xét; có nghị lực và quyết tâm thực hiện, biết giữ kín mục tiêu
ý đồ cho dù đối tượng đoán biết, những việc nào chưa hoàn thành phải tìm nguyênnhân và tìm ra biện pháp khắc phục, trong các biện pháp hãy chọn biện pháp hợp lýnhất để đạt được hiệu quả cao nhất Yêu cầu quan trọng trong tiến hành xác minh làhướng đến mục đích nắm bắt những tình tiết cần thiết vì lợi ích của công việc, khôngphải tò mò, yêu cầu làm rõ những tình tiết quan trọng, không bới lông tìm vết Cán bộthanh tra cần tỷ mỷ, không qua loa, đại khái, không hời hợt, phải biết khai thác tậncùng những khoá cạnh của sự thật, biết suy luận logic, suy đoán trên cơ sở nhữngthông tin chắc chắn, suy xét một cách có căn cứ chính xác, tuyệt đối không suy diễn,tạo cho mình và các thành viên khác của đoàn thanh tra một lòng tin và một quyết tâmtiến hành công việc
Trang 192.3 Kỹ năng đối thoại:
2.3.1 Khái niệm đối thoại:
Đối thoại thực chất là một hình thức cụ thể của xác minh, đó là biện pháp nhằm làm
rõ bản chất đúng-sai, thấy rõ trách nhiệm của đối tượng nên rất phức tạp Vì vậy, cán
bộ thanh tra cần chuẩn bị chu đáo, đưa ra những nội dung, những câu hỏi (có khi cảchứng cứ) có trọng tâm để đối tượng trả lời Khi đối thoại, cán bộ thanh tra phải chủđộng trong suốt quá trình tiến hành Cán bộ thanh tra cần tôn trọng và thực hiện đúngnguyên tắc dân chủ, tránh những lệch lạc như áp đặt quan điểm, gợi ý theo chủ quancủa mình Chỉ đưa ra kết luận khi đối tượng thanh tra không đủ chứng cứ bảo vệ hoặckhi đã có chứng cứ được thẩm tra, xác minh
2.3.2 Các bước tiến hành đối thoại:
Thứ nhất là chuẩn bị đối thoại:để hoạt động đối thoại đem lại hiểu quả cao
cần chú ý đến bước này để có một nền móng cho bước tiếp theo thì chúng ta cần phảigiải quyết được những vấn đề như nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu tài liệu chuyên môn,nghiên cứu tài liệu chứng cứ đã được xác minh, nghiên cứu tài liệu khác và áp dụngcác biện pháp cần thiết thu thập thêm tài liệu, nghiên cứu thân nhân của người đốithoại, lập kế hoạch cụ thể chi tiết Hoàn thiệt tất cả các công đoạn này trong bướcchuẩn bị đối thoại sẽ tao nên một thuận lợi cho những người tham gia vào giai đoạntiến hành đối thoại chúng ta cùng chuyển qua bước hai để có cái nhìn rõ nét hơn vềhoạt động đối thoại trong thanh tra
Thứ hai là tiến hành đối thoại: Tại buổi đối thoại, cán bộ thanh tra phải công
bố báo cáo kết quả thẩm tra xác minh vụ việc, đưa ra những chứng cứ, căn cứ pháp luật liên quan đến giải quyết vụ việc và thông báo dự kiến giải quyết vụ việc đó Sau
đó đối tượng thanh tra, người khiếu nại, tố cáo có quyền trình bày thêm về những yêu cầu, nguyện vọng của mình xem nội dung xác minh đã đầy đủ, chính xác chưa?
Những căn cứ pháp lý, dự kiến hướng xử lý đưa ra có chuẩn xác không và ý kiến của mình về những dự kiến đó; đồng thời cũng có quyền hỏi, tranh luận về những nội dung mình chưa nhất trí
Trang 20Khi đối thoại, cán bộ thanh tra cần nêu rõ những vấn đề về hướng xử lý màcác bên chưa nhất trí Để việc đối thoại đúng kết hoạch, đúng trọng tâm, người chủ trìphải biết ngắt lời người đang nói một cách có văn hoá, không làm cho người đối thoại
tự ái, cảm thấy bị xúc phạm mà vẫn đạt được mục đích, nội dung của cuộc đối thoại.Đồng thời, để đối thoại có hiệu quả, cán bộ thanh tra cần thực hiện các biện pháp sau:
Sử dụng phương pháp cảm hóa thuyết phục đặc biệt là công tác dân vận củangười tiếp dân và tiến hành đối thoại như vậy sẽ đem lại hiệu quả cung như lòng tincủa nhân dân giảm bớt gánh nặng cho hoạt động đối thoại trong giải quyết khiếu nại
tố cáo nói riêng, và hoạt động đối thoại nói chung.Mặt khác kết hợp với sử dụng tàiliệu chứng cứ kết hợp với phát hiện những mâu thuẫn của đối tượng đối thoại để tìm
ra nguyên nhân trong mâu thuẫn để có những biện pháp đấu tranh phù hợp và tốtnhất.Bên cạnh đó là áp dụng kỹ thuật hỏi và kỹ thuật trả lời nhuần nhuyễn trong quátrình đối thoại tạo sử cởi mở của đối tượng cũng như cán bộ tiến hành đối thoại qua
đó sẽ có những cách giải quyết phù hợp đảm bảo quyền lợi của nhân dân cũng như lợiích của nhà nước
Thứ tư là kết thúc cuộc đối thoại: Cuộc đối thoại dù có được chuẩn bị kỹ nhưthế nào, quá trình đối thoại dù có thành công đến đâu nhưng nếu kết quả đó khôngđược ghi lại bằng các biên bản và các bên ký xác nhận thì cũng không có tính pháp lý
Do vậy, kết thúc đối thoại cần phải thông qua nội dung biên bản để các bên cùng ký.Việc ghi biên bản trong quá trình đối thoại là một nguyên tắc hết sức quan trọng Khighi biên bản cần chú ý những vấn đề sau đây:
Về nội dung:
Biên bản phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng không tẩy xoá, đồngthời cũng phải đưa ra được những vấn đề quan trọng có được qua đối thoại, những nộidung mà mục đích đối thoại đã đặt ra
Trang 21Muốn vậy, người được phân công ghi biên bản cũng phải có sự chuẩn bị chuđáo về:
+ Giấy, bút (không được ghi bút đỏ, bút chì);
+ Vị trí ngồi sao cho dễ quan sát, dễ nghe, dễ viết ;
+ Nội dung những tình huống dự kiến sẽ đề cập đến ;
Trong quá trình đối thoại, người ghi biên bản phải tập trung cao độ, lắng nghe,phân tích để tổng hợp một cách khách quan, trung thực Nếu kết thúc một vấn đề đốithoại mà các bên đã khẳng định được đúng, sai thì phải thể hiện rõ trong biên bản,trong đó nêu cả những căn cứ pháp lý, căn cứ thực tế và quan điểm của các bên
+ Khi kết thúc cuộc đối thoại phải đọc biên bản cho mọi người cùng nghe và
ký tên xác nhận Tuy nhiên, trên thực tế có thể những người tham gia tự đọc hoặc xemlại sau khi được nghe, nhưng đều phải ký xác nhận
2.4 Kỹ năng yêu cầu giải trình:
Trang 22Thứ nhất, những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận thì
đoàn thanh tra chuẩn bị chi tiết nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình
Thứ hai, trước khi ký kết luận thanh tra, nếu xét thấy cần thiết, người ra quyết
định thanh tra (hoặc uỷ quyền cho Trưởng đoàn thanh tra) có thể tổ chức làm việc vớiđối tượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tracho đối tượng thanh tra Đối tượng thanh tra có quyền giải trình bằng văn bản vềnhững nội dung chưa nhất trí với dự thảo kết luận thanh tra và có các chứng cứ chứngminh cho giải trình của mình
Như vậy, yêu cầu đối tượng giải trình trong hoạt động thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là việc yêu cầu đối tượng trình bày màvấn đề cán bộ thanh tra đang quan tâm và đồng thời, đó là cơ hội để đối tượng thanhtra giải thích những nội dung chưa rõ ràng bằng cách đặt ra những câu hỏi, những vấn
đề cần làm rõ nhằm tạo điều kiện cho đối tượng giải trình cung cấp những chứng cứ,tài liệu có liên quan chứng minh tính trung thực của nội dung giải trình
2.4.2.Mục đích của việc yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình:
Việc yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình không phải là để khai báo theo thủtục hành chính đơn thuần mà đó là kĩ thuật chất vấn nhằm thăm dò và thu thập tàiliệu, là căn cứ để đối chứng tìm ra mâu thuẫn Giải trình vừa là quyền của đối tượngthanh tra được pháp luật đảm bảo, song cũng là điều kiện để cán bộ chất vấn, độngviên đối tượng thanh tra tự giác bộc lộ những sai phạm của mình Cho đối tượngthanh tra giải trình bằng miệng hay viết biên bản giải trình cũng không phải là một sựbuông lỏng để lấp chỗ trống về thời gian trong quá trình chấp vấn, mà đó là cơ hội đểđối tượng thanh tra chứng minh những nghi vấn của cơ quan thanh tra là không đúnghoặc những đối tượng thừa nhận những sai phạm của mình, thừa nhận những nghi vấncủa cơ quan thanh tra là đúng