Giải pháp về kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 40 - 41)

3. Vai trò

3.4. Giải pháp về kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình

nghiệp vụ thanh tra:

Những vấn đề đặt ra trong việc thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình là những vấn đề lớn và phức tạp. Việc giải quyết những vấn đề này có liên quan chặt chẽ và là một bộ phận không tách rời của quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Vì vậy, về lâu dài, để giải quyết một cách toàn diện và triệt để những vấn đề đó cần phải có các biện pháp cơ bản.

a. Nghiên cứu xây dựng một chế định pháp luật hoàn chỉnh về chứng cứ trong Luật thanh tra, bao gồm khái niệm pháp lý về chứng cứ trong thanh tra; trình tự thu thập, xác minh chứng cứ trong thanh tra; giá trị của chứng cứ trong thanh tra… Các quy định này nằm trong một tổng thể lôgíc, chặt chẽ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ cức Thanh tra được quy định trong Luật thanh tra.

b. Phân định rõ các loại hình thanh tra để trên cơ sở đó xác định chức năng, quyền hạn của mỗi loại hình thanh tra cho phù hợp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình trong thanh tra. Như đã đề cập ở phần trên, thực tiễn hoạt động thanh tra hiện nay có nhiều vướng mắc, nhất là việc thực thi các quyền hạn của các tổ chức Thanh tra. Thực trạng này một phần do chúng ta chưa phân định rõ các loại hình thanh tra. Pháp lệnh thanh tra năm 1990 quy định các tổ chức Thanh tra theo cấp (Thanh tra nhà nước, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện) và các tổ chức Thanh tra theo ngành (Thanh tra bộ, Thanh tra sở) đều nằm trong cùng một hệ thống Thanh tra nhà nước. Trong khi đó, trên thực tế, giữa thanh tra theo cấp và thanh tra theo ngành có nhiều điểm khác nhau cả về phạm vi thẩm quyền và tính chất hoạt động. Mỗi loại hình đòi hỏi những quyền hạn khác nhau. Ví dụ: Thanh tra theo cấp cần đến các loại quyền hạn như tạm đình chỉ chức vụ,

yêu cầu kỷ luật đối với cán bộ, công chức có sai phạm… Trong khi đó, thanh tra theo ngành lại cần đến các quyền kiểm kê tài sản, xử phạt hành chính… Như vậy, khi tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ mỗi loại hình thanh tra này cũng cần phải có những biện pháp pháp lý khác nhau. Đó là chưa kể đến những khác biệt về phương tiện chứng minh, đối tượng chứng minh của mỗi loại hình thanh tra này cũng có điểm khác biệt, chi phối sự khác biệt về chứng cứ của mỗi loại hình thanh tra. Chính vì vậy, việc phân định rõ các loại hình thanh tra là vấn đề rất cơ bản mà trong tương lai Luật thanh tra phải đề cập tới.

c. Nghiên cứu các biện pháp bảo đảm hiệu lực thực thi các quyền hạn của Thanh tra. Để thực thi đầy đủ, nghiêm túc các quyền hạn của tổ chức Thanh tra thì cần lưu ý đến hai mặt: Về chủ quan, cần phải nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ thanh tra, đặc biệt là cần chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra. Về mặt khách quan, cần phải có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm từ phía đối tượng thanh tra như cố tình trì hoãn, không cung cấp thông tin hoặc cung cấp các thông tin thiếu chính xác, không trung thực, mua chuộc hoặc vu khống cán bộ thanh tra, chống đối người thực thi nhiệm vụ thanh tra… Đây là những biện pháp hết sức quan trọng bởi nếu như các quyền hạn của Thanh tra không được thực thi đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình và do vậy, chất lượng của cuộc thanh tra nói riêng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra nói chung cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 40 - 41)