Giải pháp nâng cao nghiệp vụ thanh tra

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 38 - 40)

3. Vai trò

3.3. Giải pháp nâng cao nghiệp vụ thanh tra

Nghiệp vụ thanh tra là tổng hợp các phương pháp, cách thức quản lý, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện và xử lý những nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động thanh tra.

Thực tế tổ chức, hoạt động thanh tra cho thấy cùng với chỉ đạo, hướng dẫn về công tác và tổ chức, kết quả chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra mở ra khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức thanh tra. Để chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ đối với các tổ chức Thanh tra, Thanh tra nhà nước cần thực hiện những vấn đề sau đây:

- Nghiên cứu, xây dựng các văn bản về nghiệp vụ thanh tra, ban hành và sử dụng thống nhất trong toàn ngành. Có thể nói, đây là nhiệm vụ bắt buộc và không thể thiếu trong chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra. Để thực hiện công tác này cần căn cứ vào các các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức Thanh tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên đã được xác định trong các văn bản quy phạm pháp luật thanh tra; Đồng thời căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế hoạt

động thanh tra… để khái quát lên thành các quy chế, quy định, quy trình, phương pháp, cách thức xử lý công việc; hình thức, cách thức thể hiện văn bản, mẫu biểu thống kê báo cáo…

- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các quy định về nghiệp vụ thanh tra. Đây là một yêu cầu thực tế. Bởi lẽ, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau có nhiều vấn đề về nghiệp vụ nhưng các văn bản nghiệp vụ chưa đề cập, hoặc nhiều vấn đề nghiệp vụ nếu không thông qua hướng dẫn, chỉ đạo, các tổ chức Thanh tra hoặc Thanh tra viên có thể hiểu và vận dụng khác nhau. Vì thế, nếu không làm tốt công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra, rất có thể có tình trạng có đơn vị biết mà không dám vận dụng. Hoặc không biết, không hiểu mà vận dụng sai làm giảm hiểu quả thanh tra, có khi dẫn tới vi phạm các quy định của pháp luật. Cho nên, việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện về nghiệp vụ thanh tra là rất cần thiết và cần được làm thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với yêu cầu và đìều kiện thực tế của từng ngành và địa phương. Ngoài hình thức hướng dẫn, chỉ đạo thông qua các hình thức hướng dẫn trực tiếp, gián tiếp nói trên, có thể thông qua chương trình giảng dạy của Trường Cán bộ Thanh tra, thông qua Tạp chí Thanh tra hoặc thông qua việc tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra để trang bị cho cán bộ thanh tra những kiến thức nghiệp vụ nhất định, đáp ứng đòi hỏi của thực tế.

Tăng cường kiểm tra công tác nghiệp vụ đối với cơ sở, đặc biệt là đối với các Đoàn thanh tra và Thanh tra viên đang trực tiếp thực thi công vụ, chấn chỉnh kịp thời những việc làm sai quy định về nghiệp vụ. Giải đáp và chỉ đạo giải quyết kịp thời những yêu cầu, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của các tổ chức Thanh tra, đặc biệt là những vấn đề họ đang vướng mắc trong khi thực hiện các cuộc thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đẩy mạnh việc tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động thanh tra, thông qua đó rút ra những vấn đề có tính phổ biến bổ sung cho nghiệp vụ thanh tra. Tổ chức thường xuyên các cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức Thanh tra với nhau.

Đưa những vấn đề về nghiệp vụ vào chương trình nghiên cứu khoa học thanh tra và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 38 - 40)