Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 32 - 38)

3. Vai trò

3.1.4. Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra

Đối với mọt ngành kinh tế, kỹ thuật hay bất cứ một ngành nào với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hay bảo vệ pháp luật thì hoạt động hợp tác quốc tế là không thể thiếu được. Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta tiến hành đa dạng hoá các quan hệ, tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới thì việc mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động thanh tra là yêu cầu bức thiết.

Ngay từ khi mới thành lập, ngành Thanh tra đã chú ý tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Chúng ta thường xuyên tổ chức những đợt học tập trao đổi, nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác ở nước bạn, đồng thời mời các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Những năm gần đây, Thanh tra nhà nước đẩy mạnh quan hệ với các nước có chế độ chính trị khác nhau. Chúng ta đã cử nhiều đoàn cán bộ nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài về tổ chức và hoạt động thanh tra, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng Toà án Hành chính v.v… đã mời các đoàn, các chuyên gia nước bạn đến Việt Nam để trao đổi và hội thảo các vấn đề về hoạt động thanh tra và các vấn đề khác mà các bên quan tâm. Nhiều hội thảo quốc tế đã được diễn ra, thu hút sự quan tâm chú ý và sự tham gia cộng tác của các tổ chức Thanh tra trong khu vực và trên thế giới. Bằng nhiều sự cố gắng, đến nay Thanh tra nhà nước đã đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước, nhiều cơ quan đối tác của Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc, HồngKông, Xingapo, Malaixia…

Mặc dù vậy, nội dung chương trình hợp tác quốc tế về công tác thanh tra còn mang nặng hình thức, quan hệ hữu nghị, các vấn đề chuyên sâu về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng chưa được đầu tư nghiên cứu một cách đúng mức. Việc hợp tác để học tập, bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ thanh tra chưa được thực hiện. Hoạt động đối ngoại của cơ quan chưa gắn bó, liên quan với hoạt động nghiên cứu khoa học. Phương thức trao đổi thông tin giữa các bên còn nghèo nàn, đơn điệu. Bộ phận chuyên trách đối ngoại của Thanh tra nhà nước còn

thiếu những cán bộ năng lực, chuyên môn, do đó hoạt động còn nặng về sự vụ, thiếu tính chủ động sáng tạo, chưa thật sự trở thành cơ quan tham mưu đầy đủ cho Tổng Thanh tra nhà nước về công tác đối ngoại.

3.2.Thực trạng về kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình:

Hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình trong thanh tra hiện đang gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn, trong đó có những vấn đề về lý luận và có những vấn đề phát sinh từ thực tiễn, có thể rút ra một số vấn đề cơ bản thường gặp sau đây:

a. Các quy định của pháp luật làm cơ sở cho hoạt động xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình trong thanh tra còn thiếu và chưa đồng bộ:

Hiện nay, trong Pháp lệnh thanh tra năm 1990 cũng như các văn bản pháp luật khác về thanh tra đều chưa có những quy định cụ thể về chứng cứ và hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình. Ngay cả khái niệm chứng cứ trong thanh tra là gì, nó có những đặc điểm gì cũng chưa được pháp lý hoá. Tại Pháp lệnh thanh tra, tuy đã có những quy định về quyền hạn của các tổ chức Thanh tra, của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên trong quá trình thanh tra, qua đó có thể xác định phương tiện chứng minh và các biện pháp thu thập chứng cứ trong thanh tra, nhưng nhìn chung, so với chứng cứ trong hình sự thì các quy định đó còn thiếu và chưa đồng bộ. Trong khi đó, một số quyền hạn và biện pháp thu thập chứng cứ lại mới chỉ được quy định trong Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra nhà nước ban hành. Đó là chưa kể đến việc thu giữ, bảo quản chứng cứ còn chưa có quy định trong các văn bản pháp luật.

Có thể nói, việc các văn bản pháp luật về thanh tra chưa có đủ các quy định cần thiết về chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng việc tiến hành các hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ còn thiếu bài bản, không chính quy và hiệu quả thấp. Trong khi đó, chính việc thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình lại có ý nghĩa như là vấn đề

xương sống của lý luận về nghiệp vụ thanh tra. Vì vậy, trên thực tế, hoạt động thanh tra hiện nay còn yếu về nghiệp vụ hay nói cách khác là còn thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành các thao tác nghiệp vụ

b. Việc thực thi các quyền thanh tra còn nhiều hạn chế:

Trong quá trình thanh tra trực tiếp, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên được Nhà nước giao quyền hạn và trách nhiệm thanh tra tại chỗ đối với đối tượng thanh tra. Sản phẩm của Đoàn thanh tra và Thanh tra viên là văn bản kết luận thanh tra và các chứng cứ bảo đảm kết luận thanh tra khách quan, trung thực, chính xác, đúng pháp luật, là cơ sở cho các cấp quản lý điều hành các hoạt động kinh tế đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đúng pháp luật và có hiệu quả cao. Thực tế cho thấy, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên thường xuyên phải đối đầu với những thủ đoạn đối phó tinh vi nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, nhiều hoạt động kinh tế của đối tượng thanh tra còn nhằm mưu cầu cho lợi ích cục bộ, cá nhân của họ, thậm chí còn phải đối đầu với cả những cám dỗ vật chất hay sự đe doạ từ nhiều phía, trong khi pháp luật về thanh tra còn rất thiếu những quy định cụ thể.

Trong thực tế, việc sử dụng những quyền hạn mà pháp luật thanh tra cho phép còn không ít khó khăn (tại Pháp lệnh thanh tra năm 1990, các Điều 8, 9 về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức Thanh tra nhà nước; khoản 3 của Điều 23 về quyền của Thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ; Điều 31 về quyền hạn Đoàn thanh tra và Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra). Đáng lưu ý nhất là thẩm quyền kê biên tài sản trong thực tế gần như phải bó tay, không thể làm được, bởi lẽ không có quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như hậu quả pháp lý của việc kê biên tài sản. Bên cạnh đó, những điều kiện đảm bảo cho sự an toàn về danh dự và tính mạng của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên cũng chưa được quy định cụ thể. Mặc dù Pháp lệnh thanh tra có quy định: Trong hoạt động thanh tra thì Đoàn thanh tra, Thanh tra viên chỉ tuân theo pháp luật, nhưng trong thực tế bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Thực trạng này đã trực tiếp

hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình thanh tra cũng như đưa ra các kết luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên.

c. Các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc đánh giá, sử dụng chứng cứ còn thiếu và chưa đồng bộ:

Do tính chất của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên bản thân các tổ chức kinh tế cũng chịu sự chi phối của nhiều hệ thống văn bản pháp quy đan chéo nhau. Các chứng cứ thu thập trong quá trình thanh tra thường liên quan trách nhiệm tập thể lãnh đạo, việc xác định ưu điểm thì thuận lợi hơn là xác định và quy trách nhiệm về các khuyết điểm, sai phạm đối với cá nhân, kể cả cá nhân là người đứng đầu các đơn vị kinh tế, các cấp ngân sách, nên việc đánh giá, sử dụng chứng cứ cũng gặp không ít khó khăn.

Thêm vào đó, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tạp trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hệ thống các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật của Nhà nước ta vừa thừa lại vừa thiếu, thậm chí văn bản của bộ này, ngành này phủ định hoặc mâu thuẫn với bộ khác, ngành khác dẫn đến việc đánh giá chứng cứ của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên gặp nhiều khó khăn. Trong đó thường gặp nhất là vấn đề bảo lãnh, thế chấp của hoạt động tín dụng, ngân hàng; xét miễn giảm hoặc vận dụng các chính sách về thuế, chính sách xuất nhập khẩu; đầu tư nước ngoài, chính sách đơn giá tiền lương và phân phối thu nhập của các đơn vị kinh tế. Đây là những hoạt động có nhiều sai phạm, nhưng việc kết luận và kiến nghị của Đoàn thanh tra rất khó khăn, vướng mắc, đôi khi kết luận thanh tra còn bị vô hiệu hoá. Ví dụ: Mấy năm qua, khi thanh tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp cho thấy: các doanh nghiệp thường trả lương sai chế độ, có doanh nghiệp lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân là xây dựng định mức lao động và quỹ lương rất thấp; thường tăng khống số biên chế và giảm thiểu chênh lệch giữa thu nhập với chi phí khi xây dựng đơn giá tiền lương để được duyệt đơn giá tiền lương cao. Nếu theo quy định thì quỹ tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước phải theo Nghị định 26-CP; quỹ tiền

lương vượt định mức hưởng không quá 6 tháng lương nhưng trong thực tế thu nhập của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp này gấp 3-4 lần mức quy định. Đó là những bất hợp lý và sai chế độ mà các Đoàn thanh tra đã kết luận nhưng không xử lý được, do các bộ quản lý nhà nước không làm đúng chức năng của mình về duyệt định mức lao động và quỹ lương kế hoạch của các doanh nghiệp.

Một vấn đề khác đang đặt ra trong hoạt động thanh tra kinh tế hiện nay là: Hệ thống tài khoản kế toán và chứng từ hoá đơn áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân chưa thống nhất, thậm chí rất tuỳ tiện nên khó có thể đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc chấp hành chính sách, pháp luật nhà nước của doanh nghiệp này. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hoạt động thanh tra, trong đó có thu nhập, xác minh chứng cứ vẫn thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, ngành Thanh tra tiến hành hàng nghìn cuộc thanh tra về kinh tế, đưa ra hàng trăm kiến nghị về sửa đổi cơ chế, chính sách; thu hồi các khoản sai phạm về cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính nhiều cán bộ sai phạm, nhưng nhìn chung hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra kinh tế chưa cao, trong đó nhiều kiến nghị của Đoàn thanh tra và Thanh tra viên đã được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn nhưng vẫn không được các đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm chỉnh, thậm chí các sai phạm, khuyết điểm của các đối tượng thanh tra lại tiếp diễn nghiêm trọng hơn.

d. Giá trị của chứng cứ ,đối thoại , yêu cầu giải trình thanh tra chưa được xác định đối với quá trình tố tụng hình sự:

Tại Điều 9 Pháp lệnh thanh tra có quy định: Các tổ chức Thanh tra nhà nước có quyền chuyển hồ sơ cho cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tế

hiện nay có tình trạng: trong quá trình thanh tra, các cơ quan Thanh tra nhà nước đã làm rõ vụ việc, thu được nhiều chứng cứ quan trọng chứng tỏ những hành vi phạm tội nghiêm trọng ở đơn vị được thanh tra và chuyển hồ sơ cho cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng vì một lý do nào đó, vụ việc đã không được xem xét, xử lý, thậm chí sau khi đã chuyển hồ sơ cũng không nhận được thông tin phản hồi từ phía cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát. Trong trường hợp này, những chứng cứ mà cơ quan Thanh tra nhà nước thu được có thể coi như không có giá trị. Trường hợp cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhận được hồ sơ đã tiến hành khởi tố, điều tra thì việc sử dụng những chứng cứ có trong hồ sơ của cơ quan Thanh tra cũng không nhất quán, việc sử dụng chứng cứ đó như thế nào đều tuỳ thuộc vào mỗi cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát. Hiện nay, có thể nói chưa có những quy định cụ thể về giá trị của chứng cứ trong thanh tra đối với vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w