3. Vai trò
3.1.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo công tác thanh tra
Đây là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Hàng năm, căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của các cấp, các ngành, tình hình khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tra nhà nước có chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trong toàn ngành. Tập trung vào những vấn đề nổi cộm bức xúc, những vụ việc phức tạp xẩy ra có tính chất phổ biến trong phạm vi cả nước. Chú trọng xem xét, giải quyết các điểm nóng, những vụ việc phát sinh tại cơ sở. Do có định hướng đúng, nhiều cuộc thanh tra đã được tiến hành tốt, thu được nhiều kết quả nên được các cấp, các ngành đánh giá cao như các cuộc thanh tra về dự trữ quốc gia, tài chính, ngân hàng, năng lượng, bảo hiểm, thực hiện chương trình, dự án về đầu tư phát triển nông thôn… Trong hoạt động, Thanh tra nhà nước, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra các địa phương thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các cấp, các ngành có kế hoạch giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ khiếu nại, tố
cáo phức tạp kéo dài. Có các biện pháp hữu hiệu khắc phục, ngăn chặn những vụ việc diễn ra với phạm vi và quy mô rộng liên quan đến chính sách, chủ trương của Nhà nước. Trong các công cuộc thanh tra diện rộng, Thanh tra nhà nước thường có các hướng dẫn chỉ đạo thường xuyên, tổ chức các đợt tập huấn, thống nhất phương pháp chỉ đạo, điều hành, biện pháp xử lý đều bảo đảm nhất quán trong hoạt động thanh tra của các tổ chức Thanh tra nhà nước. Thanh tra nhà nước còn tiến hành nhiều cuộc điều tra, phúc tra những vụ việc do Thanh tra các địa phương, bộ, ngành thực hiện, cùng với lãnh đạo bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong xử lý sau thanh tra.
Hàng năm, Thanh tra nhà nước tổ chức nhiều hội nghị tổng kết đánh giá, kiểm điểm công tác thanh tra trong ngành, đồng thời xây dựng phương hướng, kế hoạch thanh tra trong năm tới. Tổ chức các cuộc hội nghị thanh tra với phạm vi và quy mô khác như trong phạm vi bộ, ngành, các địa phương, thanh tra diện rộng, các cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra có tính chất phức tạp. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để tăng cường hiệu quả thanh tra, nâng cao nghiệp vụ thanh tra.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực, song công tác chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục. Việc xây dựng chương trình thanh tra toàn ngành chưa thật sự mang tính chủ động. Nội dung chương trình chưa mang tính vĩ mô, mới tập trung chủ yếu dựa vào những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu vi phạm. Chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có tính chất phòng ngừa để tập trung làm rõ hiệu quả một chủ trương hay một phương thức quản lý. Trong hoạt động thanh tra đã mất khá nhiều thời gian tập trung vào việc xem xét, giải quyết những vụ việc vi phạm đã xẩy ra. Do đó, kết luận, kiến nghị còn hạn chế trong phạm vi nhất định, chưa mang tính dự báo nhằm khắc phục những vi phạm, những sơ hở trong quản lý có tính chất phổ biến.
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, chủ yếu là của Thanh tra nhà nước, đồng thời định hướng cho Thanh tra các tỉnh, thành phố. Đối với
chương trình của Thanh tra các bộ, ngành thì ít được quan tâm, nội dung hoạt động của Thanh tra các bộ, ngành chủ yếu do lãnh đạo ở đó quyết định. Trong thực tế, kết quả hoạt động của Thanh tra các bộ ngành không được gửi về Thanh tra nhà nước, nhiều báo cáo mang hình thức chiếu lệ, không đảm bảo khách quan, phản ánh không đẩy đủ hoạt động thanh tra tại bộ, ngành. Sự không nhất quán trong chỉ đạo, việc thiếu gắn bó, liên kết giữa Thanh tra nhà nước với Thanh tra bộ, ngành đã và đang làm giảm sút nghiêm trọng hiệu quả công tác thanh tra.
Ngoài ra, trong việc xử lý các vấn đề sau thanh tra cũng thiếu sự thống nhất giữa Thanh tra bộ, ngành với Thanh tra tỉnh, thành phố. Giữa thanh tra địa phương này với thanh tra địa phương khác. Nhiều trường hợp vì quá lệ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo địa phương, bộ, ngành mà làm cho các quyết định xử lý thiếu trách nhiệm công bằng, do đó không ít trường hợp đã phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, sự chỉ đạo cụ thể, trực tiếp của Thanh tra cấp trên đối với Thanh tra cấp dưới chưa được thực hiện tốt. Vì vậy, khi đụng chạm đến các vấn đề mới, vấn đề có tính chất chuyên sâu, các tổ chức thanh tra cấp dưới gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xem xét, giải quyết. Do đó, hiệu quả thanh tra rất hạn chế. Việc tổng kết rút kinh nghiệm từ các cuộc thanh tra, nhất là các cuộc thanh tra diện rộng có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã hội chưa được tổ chức thường xuyên, kịp thời. Vì vậy, không rút ra được bài học để chỉ đạo chung cho toàn ngành, đồng thời không đổi mới và nâng cao được nghiệp vụ công tác thanh tra.
3.1.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, nghiên cứu khoa học và xây dựng nghiệp về vụ thanh tra:
Hiệu quả công tác thanh tra phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên. Một ngành Thanh tra mạnh không thể thiếu được đội ngũ cán bộ,
Thanh tra viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có năng lực và phẩm chất tốt. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, trong những năm qua, ngành Thanh tra đã tiến hành nhiều biện pháp để bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, Thanh tra viên. Đã chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo trước mắt, đồng thời có kế hoạch lâu dài để đào tạo cho những cán bộ phục vụ lâu dài trong ngành Thanh tra. Trường Cán bộ Thanh tra cũng được kiện toàn và củng cố, bổ sung nhiều cán bộ mới, đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc, đổi mới giáo trình, nội dung chương trình giảng dạy. Hàng năm, Thanh tra nhà nước tập trung mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ mới vào ngành, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ với bộ, ngành, các tỉnh, thành phố mở các lớp bồi duỡng, đào tạo cho cán bộ, Thanh tra viên, cán bộ quản lý của bộ, ngành, địa phương.
Để đào tạo cán bộ thanh tra có kiến tổng hợp sâu rộng, đa dạng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác, hàng năm Thanh tra nhà nước cử nhiều cán bộ đi học lớp đào tạo chính quy, dài hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý v.v… Trong những năm qua, năng lực, trình độ của cán bộ thanh tra được nâng lên khá nhiều, số cán bộ đại học chiếm tỷ lệ khá cao (63%) có thể đảm đương được các nhiệm vụ được giao.
Về công tác nghiên cứu khoa học: Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm nhất định. Từ năm 1992, Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Thông tin Thanh tra được thành lập, có nhiệm vụ giúp Tổng Thanh tra nhà nước tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học. Sau đó, Hội đồng khoa học Thanh tra nhà nước ra đời, có nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Thanh tra nhà nước chỉ đạo, định hướng công tác khoa học của ngành Thanh tra. Vì vậy, hoạt động khoa học đã được thúc đẩy và thu được nhiều kết quả. Công tác nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề có tính chất lý luận cơ bản về công tác thanh tra, lý luận về nghiệp vụ thanh tra, những vấn đề đặt ra trong công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, quản lý nhà nước về công tác thanh tra v.v…
Tuy đạt được những kết quả nhất định, song công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, nghiên cứu khoa học, xây dựng nghiệp vụ công tác thanh tra còn nhiều điểm bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chính quy, hiện đại.
Số cán bộ thanh tra có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao, song chủ yếu được đào tạo một chuyên ngành. Quá trình công tác quá dài, không được đào tạo, bồi dưỡng lại nên kiến thức cũ kỹ, lạc hậu, nhất là về quản lý kinh tế và kiến thức pháp luật. Số người có trình độ sau đại học chiếm tỷ lện quá ít, thiếu những chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực. Việc tuyển dụng cán bộ chưa thật hợp lý, thiếu chú ý đến tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Số cán bộ tuổi cao chiếm tỷ lệ trong ngành khá cao, do đó dẫn đến tình trạng trì trệ, yếu kém trong tư duy, thiếu năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc. Hiện tại, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn chắp vá chưa có tính vĩ mô, quy mô tổng thể trong toàn ngành. Giáo trình bồi dưỡng, đào tạo của Trường Cán bộ Thanh tra chậm được đổi mới. Chương trình nâng cao chưa đầy đủ, nội dung nghèo nàn, thiếu những thông tin mới, nhất là kiến thức về nghiệp vụ thanh tra. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Nhận thức về công tác nghiên cứu khoa học của các cấp còn chưa đầy đủ, do đó việc đầu tư cho công tác này còn những hạn chế. Trung tâm nghiên cứu khoa học - Thông tin, số lượng cán bộ nghiên cứu quá mỏng, kinh phí hạn hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn. Vì vậy, không thể độc lập triển khai nghiên cứu những vấn đề khoa học có quy mô và phạm vi rộng lớn.
Đứng trước yêu cầu đổi mới của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi đổi mới toàn diện và sâu sắc ngành Thanh tra, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được đặt lên hàng đầu. Công tác nghiên cứu khoa học phải đi trước một bước.
Đối với mọt ngành kinh tế, kỹ thuật hay bất cứ một ngành nào với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hay bảo vệ pháp luật thì hoạt động hợp tác quốc tế là không thể thiếu được. Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta tiến hành đa dạng hoá các quan hệ, tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới thì việc mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động thanh tra là yêu cầu bức thiết.
Ngay từ khi mới thành lập, ngành Thanh tra đã chú ý tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Chúng ta thường xuyên tổ chức những đợt học tập trao đổi, nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác ở nước bạn, đồng thời mời các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Những năm gần đây, Thanh tra nhà nước đẩy mạnh quan hệ với các nước có chế độ chính trị khác nhau. Chúng ta đã cử nhiều đoàn cán bộ nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài về tổ chức và hoạt động thanh tra, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng Toà án Hành chính v.v… đã mời các đoàn, các chuyên gia nước bạn đến Việt Nam để trao đổi và hội thảo các vấn đề về hoạt động thanh tra và các vấn đề khác mà các bên quan tâm. Nhiều hội thảo quốc tế đã được diễn ra, thu hút sự quan tâm chú ý và sự tham gia cộng tác của các tổ chức Thanh tra trong khu vực và trên thế giới. Bằng nhiều sự cố gắng, đến nay Thanh tra nhà nước đã đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước, nhiều cơ quan đối tác của Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc, HồngKông, Xingapo, Malaixia…
Mặc dù vậy, nội dung chương trình hợp tác quốc tế về công tác thanh tra còn mang nặng hình thức, quan hệ hữu nghị, các vấn đề chuyên sâu về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng chưa được đầu tư nghiên cứu một cách đúng mức. Việc hợp tác để học tập, bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ thanh tra chưa được thực hiện. Hoạt động đối ngoại của cơ quan chưa gắn bó, liên quan với hoạt động nghiên cứu khoa học. Phương thức trao đổi thông tin giữa các bên còn nghèo nàn, đơn điệu. Bộ phận chuyên trách đối ngoại của Thanh tra nhà nước còn
thiếu những cán bộ năng lực, chuyên môn, do đó hoạt động còn nặng về sự vụ, thiếu tính chủ động sáng tạo, chưa thật sự trở thành cơ quan tham mưu đầy đủ cho Tổng Thanh tra nhà nước về công tác đối ngoại.
3.2.Thực trạng về kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình:
Hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình trong thanh tra hiện đang gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn, trong đó có những vấn đề về lý luận và có những vấn đề phát sinh từ thực tiễn, có thể rút ra một số vấn đề cơ bản thường gặp sau đây:
a. Các quy định của pháp luật làm cơ sở cho hoạt động xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình trong thanh tra còn thiếu và chưa đồng bộ:
Hiện nay, trong Pháp lệnh thanh tra năm 1990 cũng như các văn bản pháp luật khác về thanh tra đều chưa có những quy định cụ thể về chứng cứ và hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình. Ngay cả khái niệm chứng cứ trong thanh tra là gì, nó có những đặc điểm gì cũng chưa được pháp lý hoá. Tại Pháp lệnh thanh tra, tuy đã có những quy định về quyền hạn của các tổ chức Thanh tra, của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên trong quá trình thanh tra, qua đó có thể xác định phương tiện chứng minh và các biện pháp thu thập chứng cứ trong thanh tra, nhưng nhìn chung, so với chứng cứ trong hình sự thì các quy định đó còn thiếu và chưa đồng bộ. Trong khi đó, một số quyền hạn và biện pháp thu thập chứng cứ lại mới chỉ được quy định trong Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra nhà nước ban hành. Đó là chưa kể đến việc thu giữ, bảo quản chứng cứ còn chưa có quy định trong các văn bản pháp luật.
Có thể nói, việc các văn bản pháp luật về thanh tra chưa có đủ các quy định cần thiết về chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng việc tiến hành các hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ còn thiếu bài bản, không chính quy và hiệu quả thấp. Trong khi đó, chính việc thu thập, xác minh chứng cứ, đối thoại, yêu cầu giải trình lại có ý nghĩa như là vấn đề
xương sống của lý luận về nghiệp vụ thanh tra. Vì vậy, trên thực tế, hoạt động thanh tra hiện nay còn yếu về nghiệp vụ hay nói cách khác là còn thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành các thao tác nghiệp vụ
b. Việc thực thi các quyền thanh tra còn nhiều hạn chế:
Trong quá trình thanh tra trực tiếp, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên được Nhà nước giao quyền hạn và trách nhiệm thanh tra tại chỗ đối với đối tượng thanh tra. Sản phẩm của Đoàn thanh tra và Thanh tra viên là văn bản kết luận thanh tra và các chứng cứ bảo đảm kết luận thanh tra khách quan, trung thực, chính xác, đúng pháp luật, là cơ sở cho các cấp quản lý điều hành các hoạt động kinh tế đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đúng pháp luật và có hiệu quả cao. Thực tế cho thấy, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên thường xuyên phải đối đầu với những thủ đoạn đối phó tinh vi nhằm trốn tránh