Về công tác tổ chức xây dựng lực lượng

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 25 - 28)

3. Vai trò

3.1.1. Về công tác tổ chức xây dựng lực lượng

Tuy không được ghi nhận cụ thể trong một điều luật nào, song nội dung này được thể hiện xuyên suốt trong quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Đó là nội dung chủ yếu, trọng tâm về quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra và có ý nghĩa quyết định, chi phối toàn bộ hoạt động thanh tra.

Thanh tra nhà nước phối hợp với các bộ, ngành xúc tiến việc xây dựng và ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động làm cơ sở cho việc thành lập Thanh tra các bộ ngành, tiến hành các thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo và Thanh tra viên để kiện toàn tổ chức. Đến nay, ở các bộ, ngành đã có hệ thống các quy định khá đầy đủ về công tác thanh tra. Trong thời gian qua, Thanh tra nhà nước còn kịp thời phối hợp và có ý kiến với lãnh đạo các bộ, ngành, một số địa phương khắc phục tình trạng lồng ghép, sáp nhập thanh tra với các tổ chức khác. Bằng nhiều nỗ lực, trong thời gian không dài, hệ thống Thanh tra nhà nước đã cơ bản được hoàn chỉnh. Cho đến nay, ở 61 tỉnh thành, 28 bộ, ngành đã có tổ chức thanh tra, gần 1.000 tổ chức Thanh tra huyện, quận, sở ngành. Toàn ngành có trên 8.500 cán bộ, trong đó có trên 5.000 Thanh tra viên, 63,6% có trình độ đại học và trên đại học.

- Đối với Thanh tra các bộ, ngành trung ương:

Từ năm 1990 đến nay, mặc dù có nhiều biến động về việc xác định phạm vi cơ cấu tổ chức, nhưng nhìn chung, các bộ, ngành đều rất coi trọng đến công tác thanh tra, quan tâm đến việc kiện toàn tổ chức Thanh tra. Hầu hết các bộ, ngành đều đã thành lập tổ chức Thanh tra. Hầu hết các bộ, ngành đều đã thành lập tổ chức Thanh tra, đầu tư trang thiết bị, bố trí cán bộ có khả năng đảm đương nhiệm vụ này. Hiện nay, nhiều tổ chức Thanh tra được tổ chức tốt, hoạt động có hiệu quả, như Thanh tra các bộ, ngành: Quốc phòng, Nội vụ, Ngân hàng, Tài chính, Y tế, Khoa học - Công nghệ và Môi trường… Song một số nơi, Thanh tra tuy có được thành lập nhưng số lượng cán bộ quá ít ỏi, năng lực hạn chế nên không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thanh tra một số bộ, ngành chỉ có từ 2-6 người, như Bộ Ngoại giao, Ban cơ yếu Chính phủ, Tổng cục Khí tượng - Thuỷ văn, Tổng cục Du lịch v.v…, thậm chí có nơi đến nay chưa thành lập như Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Đa số Thanh tra các bộ, ngành số lượng cán bộ không đảm bảo so với quy định và so với yêu cầu công tác. Nhiều cán bộ được bố trí làm công tác thanh tra không đủ năng lực, trình độ, có một số người là cán bộ không làm được việc từ các bộ phận khác chuyển sang. Thực tế cho thấy nhiều năm qua, Thanh tra các bộ, ngành chỉ đủ khả năng xem xét, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo, những vụ việc thanh tra vừa và nhỏ. Còn các cuộc thanh tra với phạm vi và quy mô rộng lớn thì không thể triển khai được, nếu có tiến hành thì kết quả rất hạn chế. Không ít trường hợp có những vi phạm lớn xẩy ra trong phạm vi quản lý của bộ, ngành mình, thanh tra không phát hiện được đến nỗi khi vỡ lở, đổ bể thì mới tiến hành các biện pháp để khắc phục hậu quả. Mặt khác, chính vì sự non yếu của thanh tra, nên lãnh đạo các bộ, ngành chưa thật sự tin tưởng để giao cho thanh tra giải quyết những vụ việc có tính chất phức tạp.

Thực trạng nêu trên càng trở nên phức tạp khi trong một bộ, ngành tồn tại nhiều loại hình thanh tra. Vừa có Thanh tra nhà nước hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra, nhưng lại có Thanh tra chuyên ngành tổ chức và hoạt động theo quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành (bộ luật, luật, pháp lệnh…). Việc duy trì

nhiều tổ chức Thanh tra cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý của bộ, ngành đã dẫn đến tình trạng phân tán, cắt khúc, chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Điều đó còn gây ra những khó khăn, phức tạp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra, không ít trường hợp đã phát sinh khiếu nại, tố cáo xung quanh tình trạng chồng chéo, trùng lắp này.

Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra sở, ngành cũng có nhiều vấn đề nẩy sinh hết sức nan giải. Sự song trùng chỉ đạo của Thanh tra bộ, ngành và của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã gây ra những khó khăn, lúng túng cho Thanh tra sở, ngành. Nhất là nhữgn sở, ngành được xác định thuộc ngành dọc. Cán bộ thanh tra ở sở, ngành hiện nay được bố trí không đủ với số lượng quy định, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế.

Thực trạng Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra sở đặt ra vấn đề hệ thống Thanh tra nhà nước cần phải được nghiên cứu tổ chức như thế nào để phát huy được vai trò công tác thanh tra phục vụ thiết thực công tác quản lý, song phải tập trung thống nhất, giảm nhẹ các đầu mối, tránh trùng lắp, chồng chéo.

- Đối với Thanh tra các địa phương.

Từ trước đến nay, công tác thanh tra ở các địa phương rất được coi trọng, trong bất cứ giai đoạn nào, hoạt động thanh tra đều được xác định là công cụ hữu hiệu phục vu yêu cầu quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của chính quyền nhân dân các cấp. Trước khi Pháp lệnh Thanh tra được ban hành, Thanh tra các địa phương đã được tổ chức khá quy mô, cán bộ, Thanh tra viên nhiều người có năng lực và trình độ. Sau khi Pháp lệnh được thông qua, các tổ chức Thanh tra ở địa phương được kiện toàn và phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới thanh tra tỉnh, thành phố, huyện quận được xây dựng đều khắp trong phạm vi cả nước. Tuy mức độ khác nhau về số lượng cán bộ, Thanh tra viên và quy mô tổ chức thanh tra, nhưng hoạt động thanh tra các địa phương đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý của chính quyền các cấp. Hàng năm, các tổ chức Thanh tra đã tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra kinh tế-xã hội, xét,

giải quyết hàng vạn vụ việc khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và thực hiện chính sách, pháp luật. Đã kiến nghị nhiều vấn đề có tính chất vĩ mô nhằm điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường hiệu lực pháp luật.

Tuy vậy, thực tế tổ chức và hoạt động thanh tra ở các địa phương còn nhiều tồn tại. Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mặt tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Song, về chất lượng cán bộ chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Trong hoạt động còn nhiều hạn chế, nhất là việc triển khai những cuộc thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với thanh tra cấp dưới chưa thực hiện một cách đầy đủ. Thanh tra các quận, huyện, Thanh tra các sở hầu hết số lượng cán bộ không đủ so với yêu cầu. Năng lực công tác của cán bộ còn nhiều hạn chế. Những huyện ở miền núi, trung du, công tác thanh tra gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không được đầu tư cán bộ, điều kiện làm việc một cách đúng mức.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh tra là gì, đặc điểm vai trò của nghiệp vụ thanh tra. vì sao khi tiến hành thanh tra đòi hỏi phải có kỹ năng xác minh, đối thoại, yêu cầu giải trình. theo anh(chị) kỹ năng nào quan trọng nhất (Trang 25 - 28)