Lời cam đoan Sau thời gian theo học tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên ngành kỹ thuật môi trường .Nay em đã hoàm thành Đồ án tốt nghịệp cưa mình với đề tà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG HUYỆN ĐỨC TRỌNG - TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn :TH.S LÂM VĨNH SƠN
Trang 2Lời cam đoan
Sau thời gian theo học tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên ngành kỹ thuật môi trường Nay em đã hoàm thành Đồ án tốt nghịệp cưa mình với đề tài “Đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng huyện Đức Trọng – Lâm Đồng”.Các số liệu sử dụng trong
đồ án hoàn toàn là số liệu thực Em xin cam đoan tự mình thực hiện đồ án này,không sao chép đồ án hoặc luận văn của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào.Em xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu 6
CHƯƠNG 1 12
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG 12
1.1.Khái niêm về rừng 12
1.2.Vai trò của rừng 15
1.2.2.Vai trò của rừng đối với nền kinh tế 16
1.2.3.Tác động của rừng lên cuộc sống: 16
1.3.Quản lý nhà nước về tài nguyên rừng 17
1.3.1.Công tác quản lý và bảo vệ rừng 17
1.3.1.1.Nguyên lý chung của quản lý tài nguyên rừng 17
1.3.2.Công tác quản lý rừng ở Việt Nam 18
CHƯƠNG 2 23
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC TRỌNG 23
2.1.Điều kiên tự nhiên 23
2.1.1 Vị trí địa lý 23
2.1.2 Địa hình 24
2.1.3 Khí hậu 25
2.1.4 Tài nguyên nước 27
2.1.4.1.Nước mặt 27
Trang 42.1.5 Tài nguyên đất 28
2.1.5.1.Phân loại đất 28
2.1.6 Tài nguyên khoáng sản 32
2.1.7 Tài nguyên rừng 33
2.1.8 Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường 35
2.2.Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 36
2.2.1.Kinh tế 36
2.2.2.Thu nhập mức sống 37
2.2.3.Văn hóa xã hội 37
2.3.Định hướng phát triển kinh tế xã hội từ 2011-2015 37
2.3.1.Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội: 37
2.3.1.1.Các chỉ tiêu về kinh tế: 37
2.2.1.2.Các chỉ tiêu về xã hội: 38
CHƯƠNG 3 41
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ KHAI THÁC BẢO VỆ RỪNG HUYỆN ĐỨC TRỌNG 41
3.1.Hiện trạng tài nguyên rừng Huyện Đức Trọng 41
3.1.1.Diện tích 41
3.1.2Phân bố 41
3.1.3.Bộ máy tổ chức : 41
3.2.Hiện trạng khai thác quản lý tài nguyên rừng 43
3.2.1.Tổng hợp độ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính 43
3.2.2.Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp qua các năm 44
Trang 53.2.3.Hiện trạng thuộc 3 loại rừng phân loại theo chủ quản lý 47
3.2.4.Hiện trạng rừng phòng hộ 52
3.3.Định hướng phát triển và qui hoạch tài nguyên rừng 55
CHƯƠNG 4 59
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG 59
4.1.Các giải pháp 59
4.1.1.Về mặt pháp lý: 59
4.1.2.Giải pháp về kinh tế 60
4.1.3.Giải pháp xã hội 61
4.1.4.Các giải pháp về công nghệ 63
Kết luận 65
Tài liệu tham khảo 67
Trang 6i.DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Thứ tự Nội dung bảng
Bảng 2.1 Các yếu tố khí hậu trạm Liên Khương, huyện Đức Trọng
Bảng 2.2 phân loại đất –huyện Đức Trọng
Bảng 3.1 Tổng hợp độ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính (tính đến
Thứ tự nội dung biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Diện tích rừng phòng hộ và rừng SX qua các năm
Biểu đồ 3.2 3 loại rừng phân loại theo chủ quản lý ( đến 31/12/2009 )
Biểu đồ 3.3 Diện tích rừng phòng hộ TN và rừng trồng huyện năm 2010
Thứ tự nội dung hình ảnh
Trang 7Hình 1.1 rừng tự nhiên
Hình 2.1 rừng thông Đức Trọng
Hình 2.2 thủy điên Đại ninh
Hình 3.1 phá rừng phòng hộ Đại Ninh
Trang 8MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt
Mặc dù các lợi ích môi trường do rừng đem lại là rất đáng kể nhưng việc quản
lý bền vững tài nguyên rừng vẫn là những thách thức Nạn chặt phá rừng và chuyển đổi rừng sang mục đích khác (nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, vv) đang diễn
ra ở mức báo động Trong giai đoạn 1990 - 2000, tổng diện tích rừng trên toàn thế giới mất đi là 8,9 triệu ha và trong giai đoạn 2000 - 2005 là 7,5 triệu ha (FAO 2005a)
Số liệu thống kê của FAO năm 2005 cho thấy tổng diện tích rừng của toàn thế giới
là khoảng 4 tỷ ha, chiếm 30% diện tích bề mặt trái đất và tỷ lệ diện tích rừng bình quân đầu người là 0,62 ha Năm nước có diện tích rừng lớn trên thế giới là Liên bang Nga, B ra xin, Ca na đa, Mỹ và Trung Quốc Diện tích rừng của 5 nước này chiếm hơn 1/2 diện tích rừng trên toàn cầu Diện tích rừng phân bố không đều giữa các quốc gia trên thế giới diện tích rừng ở châu phi chiếm 16,1% tổng dện tích trái đất; châu á là 14,5%; châu âu là 23,5%; bắc và trung mỹ là 17,1%; châu đại dương
là 5,2%; và nam mỹ là 21,05 (FAO 2005a)
Ở Việt Nam, diện tích rừng cũng bị giảm đi nhanh chóng trong giai đoạn
1943 - 1990 Diện tích rừng bị mất đi trong giai đoạn này là khoảng 5 triệu ha
Trong giai đoạn 1990 - 2005, diện tích rừng được cải thiện đáng kể Diện tích rừng
Trang 9toàn quốc hiện nay khoảng 12,6 triệu ha (độ che phủ rừng là khoảng 38%), trong đó rừng phòng hộ là 6,2 triệu ha; đặc dụng là 2 triệu ha và rừng sản xuất là 4,5 triệu ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT 2005)
Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy
cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại trên phạm vi toàn cầu
và ở nhiều quốc gia
Ngày nay, bảo vệ tài nguyên rừng đã trở thành vấn đề trọng yếu mang tính toàn cầu ở nước ta, vấn đề này trở thành sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Thời gian gần đây Huyện Đức Trọng nói riêng và trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng nói chung đang nổi lên vấn đề đáng được quan tâm – khai thác tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện Đức Trọng Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện Việc khai thác tài nguyên rừng cần được quản lý chặt chẽ bởi lẽ : rừng là 1 tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống xã hội trước các vấn đề nêu trên, nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện Đức Trọng là yêu cầu cần thiết trước yêu cầu của tình hình thực tế
Đối với huyện Đức Trọng, vồn là 1 huyện thuộc tỉnh lâm đồng , có nguồn tài
Trang 10đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT- XH , đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái Tuy vậy, vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển Tài nguyên đang bị suy thoái so việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng
tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn đối với tài nguyên rừng Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ rừng chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư đang trở thành những vấn đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết
Thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những báo cáo, bài viết bàn về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn Huyện Đức trọng - Lâm Đồng nói riêng
và Tây Nguyên nói chung Một số bài viết, nghiên cứu có thể kể đến đó là:
“Hãy cứu lấy rừng phòng hộ thủy điện Đại Ninh” http://www.baomoi.com ;
http://laodong.com.vn
“Tan tác rừng phòng hộ Đại Ninh” http://tuoitre.vn ; http://60s.com.vn
“Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” của Viện Nghiên cứu Địa chính
“Quản lý rừng và hưởng lợi trong giao đất giao rừng” của PGS.TS Bảo Huy Trường
ĐH Tây Nguyên
Tuy nhiên, những nghiên cứu, bài viết đó cũng chỉ mới dừng lại trên cơ sở báo cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất định “Nghiên cứu đánh giá thực
Trang 11trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” là một trong những cơ sở cho việc giải quyết đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên, “quản lý rừng và hưởng lợi từ giao đất giao rừng” cho thấy lợi ích từ việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng hợp lý… Bên cạnh đó, dự án điều chỉnh bổ sung phát triển KT-XH huyện đến năm
2015 đã dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý để phát triển một cách bền vững
trước những vấn đề nay tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá hiện trang tài nguyên
rừng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ( nghiên cứu tai huyện Đức trọng, tỉnh Lâm Đồng)” làm khóa luận tốt nghiệp thông qua các vấn đề được trình bày trong khóa luận người viết đưa ra cái nhin tổng quát về tài nguyên rừng huyện đức trọng, hiện trạng , những thành tựu han chế của công tác quan lý và xử dụng tai nguyen rừng tại địa phương Từ đó người viết đề ra một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguển rừng
2.Mục đích , nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau:
Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng, hoạt động quản lý và khai thác tài nguyên rừng
Các biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng xuất phát từ những hiện trạng
đã nghiên cứu
2.2.Nhiên vụ
Để thực hiện những mục đích nêu trên , đề tái tập trung giả quyết những vấn đề
Trang 122.3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn huyện
3.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng các phương pháp sau
Phương pháp luận
Thu thập số liệu
Phương pháp phân tích đánh giá
4.Kết cấu luận văn
4.1.Phần mở đầu
4.2.Phần nội dung: gồm có 4 chương
Chương1: Một số vấn đề chung về tài nguyên rừng và hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên rừng
Chương 2: Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
Chương 3: Tài nguyên rừng và hiện trạng khai thác bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện Đức Trọng
Trang 13Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên rừng tại huyện Đức Trọng
Phần kết luận
Trang 14CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG 1.1.Khái niêm về rừng
hình 1.1 : Rừng tự nhiên
Rừng ngay từ thuở sơ khai, con người đã có khái niệm cơ bản nhất về rừng Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cho cuộc sống của họ Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích luỹ, hoàn thiện thành những học thuyết
về rừng
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930) Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
Trang 15các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài (M.E Tcachenco 1952)
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu (I.S Mê lê khôp 1974)
Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là vùng đất đủ rộng có cây cối mọc lâu năm
Rừng lá kim
Ở vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, khí hậu lạnh, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới(nhóm cây đặc trưng là thông, vân sam, lim sam và cây Seqnota khổng lồ)
Phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới
Rừng thông_(lá kim)
Rừng rụng lá ôn đới
Giáp nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở vùng thấp, chủ yếu ở Châu Âu, Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Oxtrâylia…nó thường rụng lá vào mùa thu, chiếm phần lớn diện tích canh tác của những nước này khoảng 35% diện tích
Rừng lá rụng ôn đới
Rừng mưa nhiêt đới
Phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nóng, mưa nhiều và có tính đa dạng sinh học cao nhất.Hệ cây rừng quanh năm có lá,dây leo chằng chịt,phía dưới đất tối âm
Trang 16Rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống con người do có khối lượng sinh học cao phong phú về số lượng cũng như chất lượng nên đang bị con người khai thác một cách triệt để
Diện tích chỉ còn khoảng 50% so với trước và chỉ còn chiếm 8% so với diện tích lục địa
Rừng mưa nhiệt đới
VD: Trong đợt động đất và sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004, tại đảo Pulau Sêmplu của Inđônêxia nằm gần tâm ngoài của trận động đất, chỉ có 100 người bị chết vì những người dân trên đảo đã học được kinh nghiệm chạy trốn lên vùng đất cao và những vùng có rừng ngập mặn bao quanh
Trang 171.2.Vai trò của rừng
Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định từ những nghiên cứu, hiểu biết
về rừng, từ những thực tiễn cho thấy rừng đã và đang đóng vai trò quan trọng trọng
trong nền kinh tế - xã hội và đặc biệt trong môi trường
1.2.1 Tác động của rừng lên môi trường:
Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi trường Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hoá cacbon và cung cấp oxi Rừng phòng hộ ngăn chặn tình trạng cát bay, sự xâm lấn của biển Rừng hạn chế xói mòn và lũ lụt,…
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như sự thay đổi hướng gió Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn trong tự nhiên Bên cạnh đó, rừng cong làm giảm tiếng ồn Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí
Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mòn Thảm thực vật
có chức năng quan trọng trong việc ngân cản một phần nước muă rơi xuống đất và
có vai trò phân phối lại lượng nước này Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nướcc mưa đối với lớp đất bề mặt
Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất Đay cũng là nơi cư trú và cugn cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất.Rừng còn có khả năng giữ nước ngầm
Trang 181.2.2.Vai trò của rừng đối với nền kinh tế
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như :
Cung cấp nguồn gỗ, củi lớn cho con người
Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: Măng, nấm hương, các sản phẩm từ động vật rừng, cung cấp dược liệu quý hiếm và các đặc sản
Ngày nay, phí dịch vụ môi trường cũng được các nhà khoa học nghiên cứu thông qua khả năng hấp thụ CO2 của cây xanh Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa ký quyết định thực hiện thí điểm phí dịch vụ môi trường, đây cũng
là nguồn thu không nhỏ khi mà các ngành công nghiệp phát triển Đồng thời Du lịch sinh thái cũng đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Hiện nay chúng ta đã và đang khai thác nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như Phong Nha Kẻ Bàng, Cúc Phương, Cát Bà… là những nơi có diện tích rừng lớn và có tính
nguyên sinh
1.2.3.Tác động của rừng lên cuộc sống:
Rừng cung cấp một lượng lớn gỗ không lồ, phục vụ nhu cầu xây dụng nhà cửa và các công trình phục vụ cuộc sống Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: sản xuất giấy, sản xuất gỗ gia dụng, đồ mĩ nghệ thủ công để xuất khẩu Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới, là nơi cư trú cho
khoảng 70% các loại động vật và thực vật Đây là nơi cung cấp nhiều đặc sản quý hiếm, là kkho thuốc khổng lồ giúp con người chữa bệnh, cung cấp lương thực và tạo việc làm cho con người, phát triển du lịch sinh thái
Trang 191.3.Quản lý nhà nước về tài nguyên rừng
1.3.1.Công tác quản lý và bảo vệ rừng
1.3.1.1.Nguyên lý chung của quản lý tài nguyên rừng
Tổ chức Có ba phương diện được nói tới trong quản lý rừng:(1) Phương diện khoa học/kỹ thuật, quen thuộc với các cán bộ có nghiệp vụ lâm nghiệp; (2)Phương diện tổ chức/cơ cấu, là lĩnh vực của các nhà quản lý; (3) Phương diện bản địa/ngoài kỹ thuật, là lĩnh vực của người dân địa phương
Về mặt khoa học kỹ thuật, tổng quan của Synnott (trích từ sách của Jessup
và Peluso, 1986) nêu rõ quản lý rừng gồm việc điều tiết ánh sáng và độ tàn che, cách
xử lý để nuôi dưỡng cây cá thể và các loài có giá trị và giảm số lượng những cây không cần thiết, chặt dây leo, diệt cây ngoài mục đích, làm giàu và tuyển chọn Cũng theo Synnott, “quản lý” gồm việc ấn định mục tiêu quản lý, kiểm tra sản lượng, bảo vệ, lập kế hoạch điều chế, chọn luân kỳ chặt hạ, chặt hạ, làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định ranh giới, lập ô dạng bản, dự báo năng suất, kiểm tra chi phí, lập sổ sách hàng năm và tổ chức các công tác lâm sinh
Về mặt tổ chức, quản lý rừng có nghĩa là một sự kết hợp giữa biện pháp tổ chức với cách sắp xếp kỹ thuật mà người sử dụng - trong các dự án là người bảo trợ - nói chung đã thỏa thuận đưa yếu tố “tổ chức” vào chúng ta nhấn mạnh tới bối cảnh xã hội của quản lý, vốn là điều rất quan trọng nhưng thường đã bị bỏ qua trong các tài liệu bàn về kỹ thuật lâm nghiệp Fisher đã định nghĩa quản lý rừng có dựa vào kỹ thuật và tổ chức là “một các cách bố trí kỹ thuật và xã hội gắn với quản
lý rừng, trong đó có bảo vệ, thu hoạch và phân phối sản phẩm” (Trích từ
Brokensha và Castro, 1987)
Trang 20Một định nghĩa bao trùm đầy đủ hơn đề cập đến các phương thức quản lý của người bản địa đó là những phương thức đặc biệt “ không kỹ thuật”, “không khoa học” và thường “ không có tính tổ chức” cao theo một số người, nhưng đó lại
là một cách tổ chức, một tấm gương phản ánh rõ cơ cấu của nhóm người có liên quan Điều này các cơ quan Nhà Nước hoặc các tổ chức phát triển thường không hiểu và bỏ qua, họ không chấp nhận sự tồn tại và tầm quan trọng của các phương thức quản lý này
Cụ thể về phương diện bản địa, quản lý rừng được coi như những phương thức thu hoạch, sử dụng, chăm sóc, tái sinh và cải thiện tài nguyên cây rừng và các tài nguyên khác gắn với chúng như muông thú, nước, đặn sản,… của nông dân nhằm đạt tới những năng suất bên vững trong thời gian dài Việc sử dụng linh động khái niệm đó là cần thiết do các cộng đồng đã quản lý rừng theo các phương thức khác nhau
Như vậy, quản lý rừng ở đây được định nghĩa gồm cả ba phương diện: đó là một loạt các sắp sếp tổ chức, kỹ thuật và bản địa dựa trên các yếu tố khoa học và dân gian liên quan tới việc tổ chức, kiểm tra, quyền hưởng thụ và phân bổ lợi ích của các hệ sinh thái rừng chúng goomg những cây riêng rẽ, đám cây trồng, khu rưng trồng, rừng tự nhiên cùng với các đặc sản gắn với chúng như đặc sản chim thú cũng như khả năng sinh lợi khác về nông lâm nghiệp (nông lâm kết hợp), chăn nuôi gia súc và thú rừng
1.3.2.Công tác quản lý rừng ở Việt Nam
Thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo
vệ rừng Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm trường quốc doanh đứng ra chịu trách nhiệm quản lý
Trang 21Cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả
Từ năm 1993: Luật đất đai ra đời và Nghị định 02/CP năm 1994 của chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã cho ra khung pháp lý về quyền sử dụng rừng và đất rừng, đặt nền móng cho hệ thống quản lý rừng và đất rừng là: Quản lý nhà nước, quản lý tư nhân và quản lý của các tổ chức chính trị, xã hội Cùng với những cải cách lớn về nông nghiệp và nông thôn, việc trao quyền quản lý rừng và đất rừng cho hộ gia đình và tư nhân ở miền núi đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ loại hình quản lý tư nhân
Sau khi Nghị định số 02/CP được ban hành qua một thời gian thực hiện còn nhiều thiếu sót chưa được đáp ứng với tình hình thực tế nên Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính Phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cáï nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp thay thế cho Nghị định số 02/CP
Tiếp theo đó là Thông tư liên tịch giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục Địa chính số 62/2000/TTL/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 quy định quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp
Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế
Trang 22Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP Tuy còn những khó khăn và vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lâm trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu bao chiếm đất, sử dụng hiệu quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý bảo vệ tốt hơn
Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển lâm nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn,
tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy
Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng, bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng Thời gian qua
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm lâm Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ
Trang 23hơn Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành Kiểm lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền các cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng
Trang 24Tiểu kết chương 1
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, ta thấy rằng tài nguyên rừng có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên rừng vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX Đảng ta đã nêu thành một quan điểm phát triển hàng đầu là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế
đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" Trong các năm qua, kể từ khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng do quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 có hieuj lực thi hành, hệ thống luật pháp nước ta về tài nguyên môi trường ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, nhất
là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; thực hiện những mục tiêu và nội dung về bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển bên vững mà Đảng đề ra
Tại các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động quản lý tài nguyên rừng đã và đang được chú trọng Một số quốc gia cũng đã gặt hái được những thành công nhất định trong hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng Bên cạnh đó, cũng có không ít quốc gia đã phạm vào những sai lầm, khó khăn khi thực hiện hoạt động quản lý Học tập những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và các địa phương khác trong nước cũng là một nội dung trong việc mở rộng quan hệ phối hợp bảo vệ tài nguyên môi trường trong chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường quốc gia ở địa phương
Trước những vấn đề đó, nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về tài nguyên rừng cũng là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay
Trang 25CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
ĐỨC TRỌNG 2.1.Điều kiên tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của Lâm Đồng - tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao từ 600 – 1000m so với mực nước biển Huyện có diện tích tự nhiên 90.180 ha, chiếm 9,23% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Lâm Đồng Tổng dân số 171.330 người (01/12/2009), chiếm 14% dân số toàn tỉnh, dân số đứng thứ nhì sau Tp.Đà Lạt Mật độ dân số bình quân 182người/km2, xếp vào hàng thứ 3 so với 12 đơn vị hành chánh cấp huyện của tỉnh Lâm Đồng
Địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao và dốc hình thành những thung lũng ven sông khi là vùng đất tiếp giáp giữa cao nguyên Lang Biang và cao nguyên
Di Linh; tạo nên những nét khác biệt và những cảnh quan kỳ thú cho Đức Trọng với những thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động văn hoá - thể thao
Huyện có ranh giới hành chính tiếp giáp với tỉnh, thành phố và các huyện sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt
- Phía Nam Giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình Thuận
Trang 26- Phía Tây giáp huyện Lâm Hà
Đức Trọng có 15 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn (Liên Nghĩa) và 14 xã: Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Phú Hội, Tân Hội, Tân Thành, N’Thol Hạ, Bình Thạnh, Ninh Gia, Tà Hine, Ninh Loan, Đà Loan, Tà Năng , Đa Quyn
Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 26 km về hướng nam Nằm ở vị trí đầu mối giao thông đi Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Phan Rang, nên Đức Trọng có điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu với bên ngoài, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hướng ngoại với cả 3 thế mạnh: “Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ” Đẩy mạnh phát triển kinh tế mà đặc biệt là phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Đức Trọng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của Lâm Đồng
2.1.2 Địa hình
Huyện Đức Trọng có 3 dạng địa hình chính : Núi dốc, đồi thấp và thung lũng ven sông
Dạng địa hình núi dốc: Diện tích chiếm 54% tổng diện tích toàn huyện, phân
bố tập trung ở khu vực phía bắc và phía đông, đông nam của huyện Khu vực phía bắc (các xã Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh) độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 1.200-1.400m, cao nhất 1.754 m (Núi Voi), khu vực phía đông từ 1.100-
1300 m, cao nhất 1.828m (Núi Yan Doane), khu vực phía đông nam (các xã vùng Loan) từ 950 - 1.050 m, cao nhất 1.341 m Độ dốc phổ biến trên 200 Địa hình bị chia cắt, riêng khu vực phía đông nam khá hiểm trở, không thích hợp với phát triển nông nghiệp
Trang 27Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích chiếm khoảng 30,8 % tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía tây và tây nam của huyện Độ cao phổ biến so với mực nước biển ở khu vực phía bắc sông Đa Nhim từ 850 - 900m, độ dốc phổ biến từ 3-80, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này là các thành tạo từ bazan, rất thích hợp với phát triển cây lâu năm Độ cao phổ biến khu vực phía nam sông Đa Nhim (Ninh Gia) từ 900-1.000 m, độ dốc phổ biến từ 8-150, có thể phát triển nông nghiệp nhưng cần đặc biệt chú trọng các biện pháp bảo vệ đất
Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm 14,2 % tổng diện tích toàn
huyện, phân bố ven các sông, suối lớn Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ
850 - 900 m, độ dốc phổ biến từ dưới 80, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này
là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng trên 30% diện tích thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn, khá thích hợp với phát triển lúa nước và các loại rau - màu ngắn ngày
+ Mưa khá điều hòa giữa các tháng trong mùa mưa, riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn nên khá thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tuy có dài hơn so với khu vực Bảo Lộc nhưng mức độ mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn và lượng nước tưới thấp hơn so với Đơn Dương, Buôn Ma Thuột và các tỉnh Miền Đông
Trang 28Bảng 2.1 : Bảng các yếu tố khí hậu trạm Liên Khương, huyện Đức Trọng
Trang 292.1.4 Tài nguyên nước
2.1.4.1.Nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là hệ thống sông Đa Nhim, ngoài ra còn
có thể tận dụng nguồn nước của hệ thống sông Đa Dâng cho khu vực phía tây nam của huyện
Hệ thống sông Đa Nhim bao gồm sông chính là sông Đa Nhim và 2 nhánh
Đa Tam, Đa Queyon Mật độ sông suối khá dày( 0,52-1,1km/km2), lưu lượng dòng chảy khá (trung bình dao động từ 23-28 lít/s/km2), có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa chiếm tới 80% tổng lượng nước năm, mùa khô chỉ còn 20% Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt rất thấp (từ 0,25-9,1 lít/s/km2), kiệt nhất vào tháng 3 Để sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất cần phải tập trung xây dựng các hồ chứa Nếu chỉ giữ được 30% lượng nước trong mùa mưa thì có thể đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện có của Đức Trọng
Địa hình ở đây cho phép xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng việc sử dụng nước
hồ cho tưới tự chảy lại bị hạn chế bởi mức độ chia cắt của địa hình Vì vậy, phải kết hợp hài hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, đào giếng mới có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới cho cà phê, rau, lúa nước
2.1.4.2.Tài nguyên nước ngầm:
Nước ngầm trong phạm vi huyện Đức Trọng khá đa dạng, được chứa trong tất cả các loại đất, đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau, được chia thành 3 địa tầng chứa nước như sau:
Trang 30+ Tầng chứa nước lỗ hổng: Bề dày không quá 10m, nằm ở ven sông suối, lưu lượng từ 0,1-0,14 lít/s, thành phần hóa học thuộc kiểu Bicarbonnát Clorua, độ khoáng hóa từ 0,07-0,33 g/lít
+ Tầng chứa nước lỗ hổng khe nứt: Nước ngầm ở tầng này trên đất bazan của Đức Trọng tương đối khá với bề dày chứa nước từ 10-100m, lưu lượng trung bình từ 0,1-1,0 lít/s, chủ yếu là nước không áp, thuộc loại nước nhạt (mức độ
khoáng hóa từ 0,01-0,1 g/lít), có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt, riêng về khả năng khai thác cho sản xuất được đánh giá ở mức độ trung bình Hiện đã được khai thác
để tưới cho cà phê, rau với mức độ khá phổ biến
+ Tầng chứa nước khe nứt: Tầng chứa nước khe nứt được phân ra nhiều loại, nhưng nhìn chung lưu lượng thuộc loại nghèo, khả năng khai thác cho sản xuất hạn chế
2.1.5 Tài nguyên đất
2.1.5.1.Phân loại đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Đức Trọng (tỷ lệ 1/25.000) của sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, phân loại đất huyện Đức Trọng như sau
Trang 31Bảng 2.2: Bảng phân loại đất –huyện Đức Trọng
2 P Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện 1.089 1,21
11 Rk Đất đen trên sản phẩm bồi tụ đá bazan 1.677 1,85
Trang 34(5) Nhóm đất thung lũng do dốc tụ
Đất thung lũng do dốc tụ, có diện tích 1.236 ha, chiếm 1,38% DTTN huyện, phân bố ở hầu hết các xã Đất được hình thành và phát triển do qúa trình tích đọng các sản phẩm cuốn trôi từ các vùng đồi núi xung quanh xuống Do đó đất dốc tụ thường phân bố dưới các thung lũng hẹp và bằng phẳng ven chân đồi núi, hạn chế lớn nhất là bị ngập nước trong mùa mưa Đất thích hợp cho trồng lúa nước, màu, dâu tằm
(6) Nhóm đất mùn đỏ vàng
Diện tích 19.889 ha chiếm 22,06% DTTN, phân bố ở các xã vùng Loan, các
xã phía Bắc Đất được hình thành từ các loại đá mẹ như andezit, granite và cát sét kết, phân bố từ cao độ tuyệt đối 1.000 m trở lên và hiện trạng là rừng thứ sinh khá tốt Ở bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000, loại đất này được chia thành 4 đơn vị chú dẫn bản đồ: Đất mùn nâu vàng trên đá andezit (Hn); Đất mùn vàng đỏ trên đá granít (Ha), Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs), Đất mùn vàng nhạt trên đá cát(Hq) Hầu hết có
độ dốc trên 250, hiện tại là rừng thứ sinh, vì vậy cần duy trì và bảo vệ rừng
2.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Trong phạm vi của huyện có mỏ vàng ở xã Tà Năng với trữ lượng lớn, hiện đang được nhà nước tổ chức khai thác, sản lượng bình quân 40-50 kg/năm
Mỏ điatônít (làm vật liệu nhẹ và bột khoan) phân bố từ chân đèo Pren đến nhà máy
cơ khí tỉnh, trữ lượng 25 triệu tấn
Ngoài ra còn có mỏ nước khoáng ở Phú Hội, lưu lượng 0,45 lít/s, chất lượng tốt có thể khai thác để chế biến nước khoáng và kết hợp với du lịch