.Các giải pháp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 61 - 69)

4.1.1.Về mặt pháp lý:

Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi cơn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng vũ khí, hung khí thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng.

Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hồn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.

Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.

Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...

Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 60

4.1.2.Giải pháp về kinh tế.

Hỗ trợ kinh tế. Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật ni có hiệu quả kinh tế cao. Đa số các hộ gia đình ở đây đều thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động, có đất đai và nguyện vọng phát triển những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao để tăng thu nhập kinh tế HGĐ. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có khả năng cho hiệu quả cao, sớm và ổn định.

Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, dệt thổ cẩm, nuôi ong, chế biến nông sản... Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn, hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Đầu tư để kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng như phát triển chế biến lâm sản được chính quyền địa phương nhận thức như một trong những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng, tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng. Đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng là một

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 61

trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

Đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế. Cần đầu tư cho khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào các sinh cảnh của rừng. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống người dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển thêm rừng.

Đầu tư phát triển thị trường lâm sản. Thị trường lâm sản địa phương hiện tại chưa phát triển, đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ như các loại dược liệu, song, mây, dầu, nhựa. Phần lớn những lâm sản có giá cả khơng ổn định, một phần do số lượng ít khơng hình thành được thị trường, một phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Điều này khơng khuyến khích người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản. đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

4.1.3.Giải pháp xã hội.

Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Cho đến nay trong nhận thức của phần lớn người dân thì rừng được coi như kho tài nguyên. Người ta khơng nghĩ rằng, với tính chất của tài nguyên tái tạo, rừng thực sự là một tư liệu sản suất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sản khác nhau. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giả pháp xã hội để lôi cuồn người dân vào hoạt động bảo vệ phát triển rừng.

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 62

Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp. Hiện nay một số địa phương chưa có quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, diện tích rừng cũng như diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp thường bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho người dân tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã. Để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các xã cần phải xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã đủ năng lực tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của nhà nước.

Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã. Các tổ chức xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đồn Thanh niên... có vai trị rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển. Các giải pháp quản lý tài nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất được lợi ích của người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền xã. Người ta cho rằng một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm, và lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng vạ ngan chặn các hành vi xâm hại rừng.

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 63

4.1.4.Các giải pháp về công nghệ.

Hệ thống và phổ biến kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng cần phải được gìn giữ và phổ biến sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc. đức trọng là địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống vì vậy cần nâng cao hiểu biết của người dân về lợi ích của việc bảo vệ rừng và tác hại của việc phá rừng.

Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển. Đời sống kinh tế thấp một phần do trình độ kỹ thuật canh tác thâm canh và kỹ thuật chăn ni thấp của người dân. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cho đồng bào có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần hỗ trợ kỹ thuật cơng nghệ cụ thể: Có tổ chức khuyến nơng, khuyến lâm đủ năng lực hoạt động thường xuyên tại các thôn, buôn để hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây trồng, kỹ thuật chăn ni, kỹ thuật phịng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, vật ni. Ngồi việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thơng tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu xây dựng những mơ hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao. Rừng nghèo có hiệu quả kinh tế thấp và nếu khơng có những giải pháp thích hợp làm giàu rừng, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của rừng thì tình trạng nghèo nàn và giá trị kinh tế thấp của rừng còn kéo dài trong nhiều năm. Chúng vẫn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn bị xâm lấn, bị thu hẹp và ảnh hưởng đến tính bền vững của rừng. Với quan điểm bảo vệ và phát triển rừng phải dựa vào sự giàu có của rừng thì việc xây dựng những mơ hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao được

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 64

coi là giải pháp khoa học cơng nghệ hiệu quả để khích lệ người dân hướng vào bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung của việc xây dựng mơ hình trình diễn phải bao gồm trồng mới hoặc trồng thêm những lồi có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây lâm sản ngồi gỗ có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa, nhờ đó giảm được áp lực vào rừng. Hiện nay đa số đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng phương thức sản xuất quảng canh mà năng suất của các loại cây trồng nông nghiệp thấp. Điều này không những ảnh hưởng đến đời sống người dân, gia tăng nhu cầu diện tích canh tác mà cịn hướng người dân vào rừng để bổ sung nguồn thu nhập cho mình. Cần nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong hệ canh tác nơng nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của đời sống của người dân vào tài nguyên rừng. Những biện pháp kỹ thuật đó có thể phải hướng vào cải tiến kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực sang cây công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cải thiện tập đồn vật ni mà trước hết là đại gia súc...

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 65

Kết luận

Đức Trọng là huyện có tài nguyên rừng tương đối phong phú. Trong những năm qua, Đức Trọng đã có nhiều cố gằng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên rừng đáp ứng những yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Tuy vậy, việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý đang làm cho nguồn tài nguyên rừng đang dần bị cạn kiệt.

Nguồn tài nguyên rừng đang suy giảm về diện tích và chất lượng rừng. Rừng đóng vai trị quan trong sự phát triển của huyện cũng như cũng có những tác động đến các nguồn tài nguyên khác; đảm bảo an ninh mơi trường sinh thái. Sự sụt giảm về diện tích và chất lượng rừng kéo theo những ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học… Dân số gia tăng nhanh, nhất là tình trạng di dân di cư tự do tạo nên sức ép cho nguồn tài nguyên rừng.. Bên cạnh đó, việc thi hành và chấp hành Luật Bảo vệ tài nguyên rừng còn chưa nghiêm và những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan quản lý về tài nguyên rừng trên địa bàn là những vấn đề cần được giải quyết kịp thời.

Xác định vấn đề bảo tồn tài nguyên rừng là vấn đề cần thực hiện hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển KT-XH ổn định và bền vững. Đây cũng là vấn đề mang tính tồn cầu,địi hỏi sự hợp tác cùng thực hiện của tất cả các quốc gia. Vấn đề này đối với Đức Trọng cịn có ý nghĩa quan trọng trong q trình phát triển về mọi mặt.

Để giải quyết tốt vấn đề tài nguyên rừng ở địa phương, trước hết Đức Trọng cần sớm kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở địa phương và cơ sở. Đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy đã ban hành, xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm chặt chẽ và có hiệu lực pháp lý cao. Ngoài những nỗ lực trong nội bộ, công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn cần có sự quan tâm giúp đỡ từ phía người dân, từ những địa

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 66

phương khác trong cả nước. Thông qua việc tiếp nhận, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản lý trên địa phương.

Bản thân tài ngun rừng đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Vì vậy, để đảm bảo phát triển một cách bền vững, huyện Đức Trọng phải có những kế hoạch và hành động để bảo tồn và phát huy tối đa lợi ích mà tài nguyên rừng đem lại, đồng thời bảo vệ và hành vi khai thác tài nguyên rừng bừa bãi trong thời gian tới.

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 67

Tài liệu tham khảo

1. Luật bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 3/12/2004

2. PGS. Hoàng Hưng (2000), “ con người và môi trường”, Nhà xuất bản trẻ , TP.HCM

3. “Quản lý rừng và hưởng lợi trong giao đất giao rừng” của PGS.TS. Bảo Huy Trường ĐH Tây Nguyên.

4. “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” của Viện Nghiên cứu Địa chính

5. Các website : http://tailieu.vn ; http://yeumoitruong.com ; http://baolamdong.vn ; http://www.dalat.gov.vn .

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 61 - 69)