Để xác định lại cơ cấu đất lâm nghiệp , đất ngoài lâm nghiệp phù hợp với thực tế, tạo sự ổn định trong sự phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp ; làm cơ sở đế xây dựng các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển chặt chẽ bên vững.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt quyết định về việc điều qui hoạch 3 loại rừng tại Huyên Đức Trọng giai đoạn 2008 – 2020:
Điều chỉnh diện tích đất lâm nghiệp đưa ra ngồi qui hoạch 3 loại rừng để chuyển sang qui hoạch đất khác ngoài lâm nghiệp : 1.363ha
Điều chỉnh qui hoạch diện tích ngồi 3 loại rừng trở lại diện tích qui hoạch 3 loại rừng : 981ha
SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 56
Điều chỉnh từ rừng phòng hộ xung yếu sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ xung yếu :
Điều chỉnh từ rừng phòng hộ xung yếu sang rưng sản xuất : 2.284ha Điều chỉnh từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ xung yếu ; 2.199ha
SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 57
Tiểu kết chương 3
Đức Trọng có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 39.761ha. Đặc điểm quan trọng nhất của sự phân bố tài nguyên rừng ở Huyện là sự phát triển cảnh quan rừng thông thuần loại trên những khu vực rất rộng lớn, đã tạo nên một nét riêng cho mảnh đất cao nguyên này.
Đức Trọng được xem là địa phương giàu về rừng, nhưng cũng khơng nằm ngồi khó khăn chung của cả nước là nguồn nguyên liệu gỗ đang ngày một khan hiếm; trong đó, nguồn nguyên liệu từ rừng trồng chiếm tỉ lệ rất thấp. Theo số liệu của Sở NNPTNT Lâm Đồng, trong tổng trữ lượng gỗ của rừng Huyện là 5,1 triệu m3 gỗ thì trữ lượng lâm sản rừng tự nhiên chiếm đến 95,04% Như vậy, trữ lượng rừng trồng chỉ chiếm chưa đến 5% là một tỉ lệ rất thấp và thật đáng lo ngại khi ngay từ bây giờ, việc chủ động nguồn nguyên liệu chế biến từ gỗ rừng trồng là một trong những điều kiện mang tính sống cịn của các doanh nghiệp chế biến.
Theo quan điểm của tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2020 thì Đức Trọng đặc biệt coi trọng vấn đề phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện ở ba khâu trồng, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng; bên cạnh đó là vấn đề lấy rừng để giữ rừng, lấy rừng phát triển rừng, lấy rừng cải thiện đời sống người dân và gắn với các chủ trương, chương trình, dự án của trung ương, địa phương và các tổ chức.
Tính đến nay, Đức Trọng có tổng diện tích rừng trồng là 7.724,68ha một tỷ lệ tương đối thấp so với tổng diên tích rừng trên địa bàn huyện. Mà diện tích rừng tự nhiên thì ngày càng giảm, do vậy để bảo vệ tài nguyên rừng cần phải nâng diên tích rừng trồng .
SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 58
Như vậy, đối với Đức Trọng, việc chủ động trồng rừng và bảo vệ rừng là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, trong thực tế, thói quen khai thác rừng bừa bãi của người dân là vấn đề đáng lo ngại . vì vậy cần phải có chính sách về rừng hợp lý của Huyện.
SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 59
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG