Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 35 - 37)

2.1 .Điều kiên tự nhiên

2.1.7.Tài nguyên rừng

2.1.5.1 .Phân loại đất

2.1.7.Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp tồn Huyện 45,049ha chiếm 50% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 24,4% diện tích, rừng phịng hộ chiếm đến 75,6% diện tích. Diện tích đất rừng tuy nhiều nhưng mức độ đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương cịn hạn chế do hầu hết là rừng đặc dụng. UBND tỉnh Lâm Đồng đang chỉ đạo các Ban ngành liên quan điều chỉnh 3 loại rừng trong phạm vi toàn Tỉnh (trong đó huyện Đức Trọng), nhằm sử dụng tài nguyên rừng một cách hiệu quả. Tổng trữ lượng rừng: 5,1 triệu m3 gỗ, 2,5 triệu cây lồ ô và tre nứa. Rừng ở Đức Trọng có tiềm năng khai thác lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến hàng mộc dân dụng, chế biến gỗ, chế biến bột giấy,...

Trong những năm qua, Huyện đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp về lâm sinh như khai thác, khoanh nuôi, trồng mới và bảo vệ rừng, tăng diện tích và độ che phủ rừng từ 47% năm 2000 lên 50% năm 2005 và trên 55% vào năm 2009.

Loại rừng chủ yếu là rừng thông , Rừng thơng giữ vai trị quan trọng trong việc phịng hộ đầu nguồn hệ thống sơng ngòi, hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện: hồ Suối Vàng, Đa Nhim, Đại Ninh,… Rừng thơng bảo vệ mơi trường sống, duy trì ổn định, cân bằng sinh thái. Một ha rừng thông trong 1 năm sản xuất được 5 – 7 tấn oxy, làm trong sạch 18 triệu m3 khơng khí, giữ lại 30 – 70 tấn bụi và hấp thụ 3 – 7 tấn CO2.

Có các loại thơng chính :

Thông 3 lá

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 34

Đặc điểm: Thông 3 lá (ngo ba lá) là cây gỗ cao 30m, đường kính thân 0,8m. Vỏ dầy, nứt dọc thân sâu đến 2cm, màu nâu. Lá màu lục sẫm, dài đến 20cm, rộng 0,5 – 1mm, có 3 lá hình kim mọc chụm trong một bẹ của chồi rút ngắn. Nón cái hình chóp dài 5 – 8cm, rộng 4 – 5cm. Nón đực thường tập trung phía đầu cành thành cụm. Nón đực dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt màu nâu có cánh, dài 1,8cm. Nón ra vào tháng 2, 3 và chín vào tháng 11, 12 cách 1 năm sau.

Thông 5 lá

Tên khoa học: Pinus dalatensis Ferre, thuộc họ Pinaceae (Thông). Đặc điểm: Thông 5 lá (thông Đà Lạt) là cây gỗ cao tới 35m, đường kính thân 3m, cành mảnh, tán thưa. Vỏ màu nâu sẫm, bong từng mảng. Lá mảnh dài 12cm, rộng 0,5 – 0,7mm, có 5 lá trong một chồi rút ngắn ; bẹ lá màu nâu, dài 0,7cm, bẹ lá sớm rụng. Nón cái hình trứng màu nâu xám, dài 4 – 6cm, rộng 3 – 4cm. Nón xuất hiện vào tháng 2, 3, 4 và chín vào tháng 7, 8,9 cách 1 năm sau. Hạt hình bầu dục, có cánh mỏng dài 2,5cm

Thơng tô hạp

Tên khoa học: Keteleeria roulletii (Chev.) Flous, thuộc họ Pinaceae (Thông). Đặc điểm: Thông tô hạp (ngo tùng, du sam) là cây gỗ cao đến 40m, đường kính thân tới 2m. Vỏ màu xám nứt dọc khơng sâu. Lá dẹp dạng bản hình lưỡi mác, dài 2,5 – 5cm, rộng 0,3 – 0,4cm mọc từng chiếc trên cành. Nón đực và nón cái mọc ở đầu cành. Nón cái hình trụ dài 12 – 20cm, rộng 6 – 8cm, ln mọc thẳng đứng lên trời. Hạt có cành, dài 1,4 – 1,6cm.

Thông đỏ

Tên khoa học: Taxus wallichianus Zucc., thuộc họ Taxaceae (Thanh tùng). Đặc điểm: Thông đỏ là cây gỗ cao đến 30m, đường kính gốc 1,5m. Vỏ ngồi màu nâu vàng hay nâu đỏ, nứt dọc, mặt trong có màu hồng nhạt. Lá mọc cách xếp

SVTH : Nguyễn Mạnh Tân 35

hai dãy trên cùng mặt phẳng, mặt trên màu lục sẫm có gân giữa nổi, mặt dưới màu xanh vàng. Lá dài 2 – 3,5cm, rộng 0,2 – 0,3cm, cành mang lá có dạng lơng chim. Nón cái thường đơn độc, mang một nỗn đứng thẳng. Nón đực mọc ở nách lá, hình cầu hay trứng màu vàng lục. Quả hạch hình trứng có màu đỏ khi chín.

Ngồi ra tài ngun rừng cịn rất nhiều lâm sản có giá trị như các loại gỗ q : lim , hương , cẩm lai, gõ ,….các loại tre ,lồ ơ rất nhiều chủng loại.

Hình 2.1 : Rừng thông Đức Trọng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 35 - 37)