LỜI CẢM ƠNTrong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyênngành Khoa học môi trường với đề tài:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp qu ản lý, bảo vệ tài nguyê
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - -
NGUYỄN XUÂN CHIẾN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐẶNG VĂN MINH
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp cao học là kết quả nghiên cứu củatôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu những kết quả kếthừa và phân tích đánh giá từ kết quả điều tra khảo sát thực tiễn dưới sự hướng dẫn
khoa học của thầy giáo PGS TS Đặng Văn Minh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bầy trongluận văn này là hoàn toàn trung thực không chỉnh sửa và phần trích dẫn tài liệuđược ghi rõ nguồn gốc
Học viên
Nguy ễn Xuân Chiến
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyênngành Khoa học môi trường với đề tài:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
qu ản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Bangiám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường -trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cũng như các thầy giáo, cô giáo ở các trườngĐại học Khoa học tự nhiên–Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Mỏ Địa chất
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm phát triển, Ứng dụng
Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường – Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để tôi được tham gia khóa học và làm tốtnghiệp khóa học này
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Tài nguyên và môi trường, Trung tâm quan trắc môitrường, tỉnh Quảng Ninh; Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Cẩm Phả tỉnhQuảng Ninh và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoahọc và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi về việc cập nhật số liệu cũng nhưtài liệu để hoàn thiện luận văn này
Hơn hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn Minh – Giảng
viên hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựchiện luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tới gia đình, người thân, bạn bè vàđồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất cũng như tinh thần trongsuốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Tôi xin chân thành c ảm ơn!
Học viên
Nguy ễn Xuân Chiến
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Cơ sở lí luận 4
1.1.2 Khái niệm về tài nguyên 5
1.1.3 Cơ sở pháp lý 12
1.2 Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới 14
1.3 Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam 16
1.4 Hiện trạng chất lượng nước vùng Quang Ninh 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 26
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 26
Trang 52.3 Nội dung nghiên cứu 26
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả 26
2.3.3 Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả 27
2.3.4 Đánh giá hiện trạng về chất lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 27
2.3.5 Các yếu tố gây ô nhiễm tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả 27
2.3.6 Các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 27
2.4 Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa và các điểm lấy mẫu phân tích 28
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước 29
2.4.4 Quy chuẩn đánh giá chất lượng tài nguyên nước 31
2.4.5 Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Cẩm Phả 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Cẩm Phả 35
3.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả 40
3.2.1 Hiện trang khai thác và sử dụng nước mặt 40
3.2.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm 40
3.2.3 Hiện trạng hệ thống cấp nước 41
3.2.4.Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 42
3.2.5 Hiện trạng hệ thống suối 42
3.2.6 Hiện trạng mạng lưới cống thoát nước mưa 42
3.2.6 Hiện trạng ngập lụt 42
3.2.7 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải 44
3.2.8 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn 44
3.2.9 Tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 46
3.2.10 Đánh giá chung về hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 46
3.3 Hiện trạng chất lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả-Quảng Ninh 47
Trang 63.3.1 Hiện trạng chất lượng nước ngầm của thành phố Cẩm Phả 47
3.3.2 Chất lượng nguồn nước mặt thành phố Cẩm Phả 53
3.4 Các yếu tố gây ô nhiễm tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả 58
3.4.1 Sự gia tăng dân số 58
3.4.2 Vấn đề đô thị hóa 59
3.4.3 Các hoạt động khai thác khoáng sản 59
3.4.4 Ý thức của người dân 60
3.5 Các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 61
3.5.1 Các giải pháp về quản lý 61
3.5.2 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi tài nguyên nước 63
3.5.3 Giải pháp kỹ thuật 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Sự phân bố nước trong các dạng chứa nước trên trái đất 15
Bảng 2.1: Phương thức bảo quản với thời gian tồn trữ 31
Bảng 3.1: Thống kê dân số thành phố Cẩm Phả 36
Phụ lục 1: Vị trí các điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu 71
Phụ lục 2: Thống kê mương và suối hở thành phố Cẩm Phả 73
Phụ lục 3: Thống kê cống thoát nước hiện trạng thành phố Cẩm Phả 77
Phụ lục 4: Vị trí, địa điểm lấy mẫu nước thành phố Cẩm Phả 80
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu 28
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 34
Hình 3.2: Chỉ tiêu pH nước giếng khoan 48
Hình 3.3: Chỉ tiêu pH nước giếng đào 48
Hình 3.4: Nồng độ CaCO3 nước giếng khoan 49
Hình 3.5: Nồng độ CaCO3 nước giếng đào 49
Hình 3.6: Chất rắn tổng số nước giếng khoan 50
Hình 3.7: Chất rắn tổng số nước giếng đào 50
Hình 3.8: Nống độ sắt nước giếng khoan 50
Hình 3.9: Nống độ sắt nước giếng đào 51
Hình 3.10: Nồng độ Mangan (Mn) nước giếng khoan 52
Hình 3.11: Nồng độ Mangan (Mn) nước giếng đào 52
Hình 3.12: Chỉ tiêu pH nước mặt 54
Hình 3.13: Nồng độ COD nước mặt 54
Hình 3.14: Nồng độ BOD5nước mặt 55
Hình 3.15: Nồng độ TSS nước mặt 56
Hình 3.16: Nồng độ chì (Pb) nước mặt 56
Hình 3.17: Tổng dầu mỡ nước mặt 57
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Môi trường nói riêng và môi trường nước nói chung hiện nay đã trở thànhvấn đề chung của toàn nhân loại, được toàn Thế giới quan tâm Nằm trong khungcảnh chung của Thế giới, môi trường Việt Nam đang bị xuống cấp cục bộ, có nơi bịhủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt cácnguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vữngcủa đất nước Trong đó, chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế lớn phía Bắcđang là một trong những vấn đề được quan tâm
Trong những năm trở lại đây, hòa nhịp cùng với quá trình phát triển chungcủa đất nước, sự phát triển kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh Cùng với sự tăng dân
số là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng gây ranhững áp lực rất lớn đến môi trường, điều này có thể lại là rào cản cho sự phát triểnkinh tế - xã hội đi ngược lại với mục tiêu “phát triển bền vững”
Trong các vấn đề môi trường hiện nay tại thành phố Cẩm Phả thì ô nhiễmnước và khai thác tài nguyên nước bừa bãi đang là một vấn đề thu hút rất nhiều sựquan tâm của các cơ quan quản lý và người dân Nhưng thực tế cho thấy khai thác
sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều mâuthuẫn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng mạnh trong tương lai nhằmthỏa mãn các yêu cầu của phát triển kinh tế Trong khi đó số lượng nước có thể khaithác, sử dụng ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng, những mâu thuẫnnảy sinh trong quá trình khai thác nước giữa các ngành liên tục xảy ra Do đó, yêucầu đặt ra là cần phải có phương hướng giải quyết những vấn đề này
Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phốCẩm Phả là nơi có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựuđáng kể Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môitrường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí…
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, côngnghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình,
Trang 11việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhậpvào tầng chứa nước Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đếnnước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng
là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng Nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có cácgiải pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước
và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn
Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phùhợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thành phố Cẩm Phả là vấn đề cần thiết vàcấp bách Việc đề xuất giải pháp quản lý trên địa bàn sẽ giúp nâng cao khả năngquản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường nước góp phần vào quá trình phát triểnkinh tế xã hội Đây cũng là cơ sở để cho thành phố Cẩm Phả hướng đến phát triểnbền vững và đây cũng là lý do đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
gi ải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh”
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 M ục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình và những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tài nguyênnước của thành phố Cẩm Phả, đề ra giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyênnước một cách hiệu quả để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và dân sinh củathành phố Cẩm Phả
Trang 12Phân tích hiện trạng tài nguyên nước trên cơ sở phân tích thống kê môitrường Dựa trên số liệu thống kê và các hệ số định mức, luận văn thực hiện kháitoán định lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả trong hiện tại và trongtương lai Trên cơ sở dự báo nhu cầu nước dựa trên phương pháp thống kê môitrường, và xây dựng giải pháp quản lý hợp lý tài nguyên nước và làm rõ một số vấn
đề trong quản lý tài nguyên nước tại thành phố Cẩm Phả
3.2 Ý ngh ĩa trong thực tiễn
Giải quyết các vấn đề về khai thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên nước,gây khó khăn trong việc quản lý Cung cấp luận cứ cho các chương trình phát triểnbền vững kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích và thúc đẩy việcxây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham ra bảo vệ môitrường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường
Nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn
ra trên trái đất, trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tậptrung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ
Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2.360 consông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn Hiện nay, chúng ta
đã sử dụng 20 - 30% tổng lượng tài nguyên nước (Nguồn:www.thiennhien.net [1]).
Tuy nhiên, trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quámức tài nguyên nước cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước
Trang 14Đồng thời, việc phát triển đô thị và công nghiệp, xử lý các chất thải - lỏng - rắnkhông có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước.
1.1.2 Khái ni ệm về tài nguyên
Nhiều người cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà conngười có thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.Người ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiênnhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con người và
xã hội
Trong thực, tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó nhưtài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyênlao động, tài nguyên thông tin, tài nguyên tri tuệ
Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạođược và tài nguyên không tái tạo được Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyêndựa vào năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất,dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếptục tồn tại, sinh sôi, chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nóitrên Tài nguyên tái tạo được cũng có thể định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó làcác tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lýmột cách khôn ngoan (Jorgensen S.E,1981) Nước, giờ, tài nguyên sinh vật lànhững tài nguyên tái tạo được Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữuhạn sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sauquá trình sử dụng Các khoáng sản, nhiên liệu, các thông tin di truyền bị mai mộtkhông giữ lại được cho đời sau là những tài nguyên không tái tạo được Trên lýthuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng đượctái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con ngưới hiện nay thì phảixem là không tái tạo được
Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt
Trang 15động của con ngưới Vậy, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiênliệu, năng lượng, thông tin, có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà conngười có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình.
1.1.2.1 Khái ni ệm tài nguyên nước
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sốngtrên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người
Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất
lượng môi trường sống của con người Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: ”Nước là
khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản” Nhà Bác học Lê Quý Đôn khẳng
định: ”Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thành được…”
Tài nguyên nước bao gồm:
- Nước mưa: Nguồn nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan hiếmnước ngọt Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo thời gian
1.1.2.2 Khái ni ệm chung về ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạtđộng sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiềuchất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật
- Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:"
Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng
nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông
Trang 16nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại".
“ Việc thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu
cơ, nhiệt, phóng xạ Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nước (khả năng pha
loãng, tự làm sạch…) Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những biện pháp xử lý nước đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này”.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sựhuỷ hoại môi trường tự nhiên do con người và tự nhiên gây nên Môi trường nướcrất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnhhưởng lớn tới con người và các sinh vật khác
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt Ô nhiễm này cònđược gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc
+ Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng.Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thôngvận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp…
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễmnước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễmbởi các tác nhân vật lý
- Ô nhiễm nước mặt:
Nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông,suối, kênh mương Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đôthị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ônhiễm cao Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ô nhiễm do kim loạinặng và hoá chất độc hại, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật
+ Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước.Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD…
Trang 17+ Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuynhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất
vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa cácnguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, cácnguyên tố vết
+ Phú dưỡng: Biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao,
tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử củalớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém đadạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen, có mùikhai thối do thoát khí H2S, Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự thâm nhập mộtlượng lớn N,P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu
ra của MT hồ
+ Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại: Thể hiện bởi nồng độ caocủa các kim loại nặng trong nước Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải côngnghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu mà cho vào
MT Hậu quả là chúng tích luỹ theo chuổi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người
+ Ô nhiễm vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnhcho người và động vật lan truyền vào MT nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh chocác khu vực dân cư tập trung
+ Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học: Khibón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể không được cây trồngtiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nôngnghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
- Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm:
+ Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầmtích bở rời như cát, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang karst dưới bề mặt Tráiđất
+ Theo độ sâu phân bố, chia nước ngầm thành 2 loại: nước ngầm tầng mặt vànước ngầm tầng sâu
Trang 18+ Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm: các tác nhân
tự nhiên và các tác nhân nhân tạo
+ Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạthấp mực ngầm, lún đất
1.1.2.3 Các ch ỉ tiêu cơ bản thể hiện để đánh giá chất lượng tài nguyên nước trong khu v ực nghiên cứu.
Nhi ệt độ
Nhiệt độ nước có ảnh hưởng tới sự hòa tan oxy, đến khả năng tổng hợpquang hóa của tảo và các thực vật thủy sinh Trong ao hồ, nhiệt độ nước chính làhàm số của độ sâu Hoạt động của con người cũng có thể làm tăng nhiệt độ củanước và có thể gây ra các tác động sinh thái nhất định
Thông số nhiệt độ được dùng để tính các dạng độ kiềm, để nghiên cứu mức
độ bão hòa của oxy, cacbonat, tính toán độ muối và các hoạt động thí nghiệm khác.Thông số nhiệt độ rất cần thiết khi chuyển các đại lượng đo đạc hiện trường về điềukiện tiêu chuẩn
pH
pH là đơn vị đặc trưng cho nồng độ [H3O+] có trong nước và có thang đơn vị
từ 0 đến 14 pH là một trong những thông số quan trọng được sử dụng thườngxuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chấtlượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn…và trongnhiều tính toán về cân bằng axit – bazơ
Giá trị pH chỉ ra mức độ axit (khi pH < 7) hay bazơ (khi pH > 7) thể hiện ảnhhưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước Sự thay đổi giá trị pH trongnước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trìnhhòa tan hoặc kết tủa hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinhhọc xảy ra trong nước
Hàm lượng chất rắn
Chất rắn tồn tại trong nước có thể do:
Trang 19 Các chất vô cơ ở dạng hòa tan (các muối) hoặc các chất không tan như đất đá
ở dạng huyền phù
Các chất hữu cơ như các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh…)
và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải công nghiệp…
Ch ất rắn tổng (TS - Total Solid)
Hàm lượng chất rắn tổng là trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn lạisau khi bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở nhiệt độ 1030C –
1050C tới khi trọng lượng không đổi và có đơn vị là mg/l
T ổng chất rắn lơ lửng (TSS - Total Suspended Solid)
Hàm lượng chất rắn lơ lửng là trọng lượng khô của phần rắn còn lại trên giấylọc sợi thủy tinh khi lọc một lít mẫu nước qua phễu rồi sấy khô ở 1030C – 1050C tờikhi có trọng lượng không đổi và có đơn vị là mg/l
Tổng chất rắn hay chất rắn lơ lửng đều ảnh hưởng đến chất lượng nước trênnhiều phương diện Chất rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinhhoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn nhiều hóa chất trong quá trình xử lý Hàmlượng chất rắn trong nước thấp sẽ hạn chế sinh trưởng hoặc cản trở sự sống củathủy sinh Ở hàm lượng cao các chất rắn làm ức chế quá trình trao đổi chất của visinh vật do hiện tượng “khô cạn sinh lý”
Oxy hòa tan (DO)
DO là hàm lượng oxy hoà tan có trong một lít nước (đơn vị mg/l hay ppm) ởđiều kiện nhiệt độ và áp suất xác định Hàm lượng oxy hoà tan là một trong nhữngchỉ tiêu quan trọng nhất của nước mặt Oxy có mặt trong nước do được hoà tan từoxy không khí, đồng thời oxy còn sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá củatảo và các thuỷ thực vật trong nước Độ hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố:nhiệt độ, áp suất khí quyển, đặc tính của nước, chế độ thuỷ động, đặc điểm địahình Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước do các chất hữu cơ dễphân huỷ sinh học và kiểm tra quá trình xử lý nước thải
Hàm lượng oxy hoà tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thuỷsinh Khi DO trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ
Trang 20sinh, thậm chí làm biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số loài nếu DOgiảm đột ngột Nguyên nhân làm giảm DO là do nước thải công nghiệp, nước mưachảy tràn kéo theo các chất thải công nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rong
Vi sinh vật sử dụng oxy đó tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng oxy hoà tantrong nước giảm
Nhu c ầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn cáchợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước bằng chất oxy hoá mạnh, COD có đơn vị làmg/l Thông thường hàm lượng các chất hữu cơ (bị oxi hoá hoá học) lớn hơn nhiềulần so với các chất vô cơ, nên COD được xem là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ônhiễm do các hợp chất hữu cơ (kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinhhọc) của nước và nước thải
Nhu c ầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật để oxyhoá các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước ở điều kiện xác định, BOD có đơn vị làmg/l BOD gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinhhọc mà đặc biệt là các chất hữu cơ BOD là một trong những chỉ tiêu quan trọng củanước mặt và nước thải
BOD5 là thông số được sử dụng phổ biến nhất, đó chính là lượng oxy cầnthiết để oxy hoá sinh học trong 5 ngày ở nhiệt độ 200C
Kim lo ại nặng
Kim loại nặng trong nươcc thường được hấp thụ bởi các hạt sét, phù xa lơlửng Các chất lơ lửng này dần dần lắng đọng làm cho nồng độ kim loại nặng trongtrầm tích thường cao hơn rất nhiều so với nước Các loài động vật thủy sinh đặc biệt
là động vật đáy sẽ tích lũy lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể Thông qua dâychuyền thực phẩm kim loại nặng được tích lũy trong cơ thể con người và gây độcvới tính chất bệnh lý rất phức tạp
H ợp chất Ni tơ
Trang 21Hợp chất của Ni tơ xuất hiện do sự biến dưỡng của động vật trong nước và từ
sự phân huỷ các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn Trong nước tồn tại ba
dạng hợp chất của ni tơ đó là: Amoni (NH 4 + ), nitrite (NO 2 - ) và Nitrate (NO 3 - )
Coliform
Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêuhóa của người Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ônhiễm Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E Coliformbằng 0 Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100ml
1.1.3 Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước Mặt khácnước cũng có thể mang lại những tai hoạ cho con người và môi trường Do vậy,việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khaithác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này Các biện pháp mang tínhchất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phânphối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước
Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông quangày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/07/2006 Luật tài nguyên nước
do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998
Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc qui định chitiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định 81/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ vềsản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên và môitrường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường
Trang 22Luật tài nguyên nước do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông quangày 21/6/2012.
Nghị định của chính phủ số 201/2013/NĐ-CP quy định việc thi hành Luật tàinguyên nước
- Quyết định 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh QuảngNinh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 8-12-2009 của tỉnh Quảng Ninh v/v phêduyệt Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 vàtầm nhìn đến năm 2020
- Quyết định số 1352/QĐ-UBND ngày 12-5-2010 của tỉnh Quảng Ninh v/v phêduyệt Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Quảng Ninh đến 2020
- Quyết định số 828 /QĐ-UBND ngày 31-3-2010 của tỉnh Quảng Ninh v/v phêduyệt quy hoạch vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất đá trên địa bàntỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 4253 /QĐ-UBND ngày 25-12-2009 của tỉnh Quảng Ninh v/v phêduyệt Quy hoạch Bảo vệ Môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện/thị xã/ thành phố trên địabàn tỉnh Quảng Ninh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc quốc phòng,
an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn,Móng Cái”
- Quyết định 3924/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của tỉnh Quảng Ninh về việc phêduyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước các Đô thị và KCN tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030
- Quyết định 22/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của tỉnh Quảng Ninh về việc phêduyệt Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030
Trang 23- Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấpnước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 -2020.
- QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
- QCVN 25: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãichôn lấp chất thải rắn
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thảisinh hoạt
- QCVN 39 :2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùngcho tưới tiêu
- Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập bổ sung liên quan khác
- Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Dự kiến kế hoạch pháttriển tài nguyên nước đến năm 2020 (Bộ NN & PTNT, 06/1998)
- Nghị định của Chính phủ số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 quy định
cụ thể về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thảivào nguồn Thông tư số 02/2005/TT – BTNMT ngày 24/06/2005 hướng dẫn thihành Nghị định này
1.2 Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
Toàn bộ lượng nước trên trái đất có khoảng 1.400 x 109 km3, trong đó khoảng97% lượng nước toàn cầu là ở đại dương và biển Tuy nhiên do hàm lượng muốicao nên nước ở đây không được sử dụng cho nhu cầu của con người Trong phầnnước còn lại thì phần lớn lại nằm đóng băng ở 2 đầu cực và các tảng băng (chiếmkhoảng 2% tổng lượng nước - TLN) Lượng nước này che phủ khoảng 10% bề mặttrái đất hiện tại Như vậy, chỉ còn khoảng 0,6% nước ngọt bao gồm cả nước bề mặt
và nước ngầm là có thể sử dụng được Trong tổng lượng nước đó, con người thực
sự chỉ sử dụng khoảng 0,3% dưới dạng nước ngọt phục vụ các mục đích khác nhau
Trang 24của mình Ngoài ra nước còn được phân bố trong khí quyển dưới dạng hơi nướckhoảng 0,001% TLN.
Bảng 1.1 Sự phân bố nước trong các dạng chứa nước trên trái đất
Phần trăm của nước ngọt
(Nguồn: Giáo trình quy hoạch và quản lý nguồn nước [2, tr8])
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước Nhữngnghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025,
2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trongkhi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng
Trang 25Ô nhiễm do kim loại nặng: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏkhai thác, các ngành công nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp chất thảicông nghiệp Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ KLN không hoà tan trongnước tăng dần từ đầu thế kỷ đến 1960, sau đó lại giảm dần nhờ các biện pháp xử lýnước thải Nồng độ Hg, Cd, Cr,Pb trong các năm 1990 tương ứng là 11mg/1,2mg/1, 80mg/1, 200mg/1 Nồng độ các nguyên tố này vào những năm 1960 tươnứng là 8mg/1, 10mg/1, 600mg/1, 500mg/1 Đến năm 1980 nồng độ Hg, Cd, Cr, Pbtrong nước sông Rhine là 5 mg/l, 20 mg/l, 70 mg/l, 400 mg/l.
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: có khoảng 25% số trạm quan trắc toàncầu phát hiện các hoá chất hữu cơ chứa Cl- như DDT, Aldrin, Dieldrin và PBC vớinồng độ < 10 mg/l Tại một số dòng sông nồng độ các hoá chất này khá cao (100 ÷
1000 mg/l) như sông Irent ở Anh, hồ Biwa và Yoda ở Nhật Ô nhiễm do Clo hữu cơnặng nhất trên 100 mg/l là ở một số sông thuộc Columbia (DDT & Dieldrin)Indonexia (PCB), Malaixia (Dieldrin) và Tazania (Dieldrin)
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễm vi sinhvật, nó là nguyên nhân gây ra cái chết 25000 người/ngày ở các nước đang pháttriển Sông Yamune trước khi chảy qua New Delhhi có 7500 feacal coliform/100ml,sau khi chảy qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới 24.000.000/100ml
Việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng Có đếnhơn 1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng nướcsạch và 1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh Gây ra hậu quả khoảng 2triệu người bị mắc bệnh sán màng và khoảng 900 triệu người bị mắc bệnh giunmóc Bệnh tả, bệnh thương hàn cũng liên tiếp tàn phá hạnh phúc con người
Như vậy, nguồn nước trên thế giới đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng và ảnhhưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người
1.3 Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Nước ta là một trong những nước có tài nguyên nước phong phú trên thếgiới, cũng là nước có trữ lượng nước dồi dào ở khu vực châu Á Việt Nam có 16 lưuvực sông có diện tích lưu vực lớn hơn 2.000 km2, trong đó có 10 lưu vực có diện
Trang 26tích lớn hơn 10.000 km2, đó là các sông: Hồng-Thái Bình, Bằng Giang-Kỳ Cùng,
Mã, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long, Srêpok, Sê San Theo thống kê chỉ cóhai sông lớn là sông Thu Bồn và sông Ba có toàn bộ diện tích tập trung nước nằmtrọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam Hầu hết các sông có cửa sông đổ ra bờ biển thuộclãnh thổ Việt nam (trừ sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Sê San và sông Srêpok)
* Tài nguyên nước mặt
Việt Nam là một trong những nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt rấtthuận lợi để cung cấp nguồn nước mặt Tổng lượng nước bình quân hàng năm chảytrên các sông suối Việt Nam kể cả từ ngoài lãnh thổ chảy vào là 879 tỷ m3, trong đó75% lượng nước này thuộc lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông So với các nướcláng giềng, lượng nước dùng trên đầu người (bằng lượng nước chảy hàng năm củamột nước chia cho dân số) ở nước ta thuộc loại cao trong khu vực
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ kéo theo
sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, ăn uống và lượng nước cần dùngcho sản xuất Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung
và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quảrất nghiêm trọng
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và cókhả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020 Tuy mức bảo đảmnước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người)
và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố khôngđều giữa các vùng Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sôngkhá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt
2980 m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nướcnào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m3/người thìnước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếmnước Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loạithiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước
Trang 27và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai.
Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nướcngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếmkhoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nênmức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trungbình toàn năm
Tình trạng ô nhiễm nước mặt trong những năm gần đây gia tăng theo nhịpđiệu phát triển công nghiệp Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt rõ ràng nhất ở cáckhu đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Tốc độ phát triển kinh tế cao lànguy cơ làm xấu đi chất lượng nguồn nước trên các sông suối
Theo kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước ở thượng lưu các con sôngcòn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêmtrọng Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng
N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Đặc biệt mức độ ô nhiễm ngàycàng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ vào các con sông giảm Hàmlượng BOD5và N – NH4+ở một số hệ thống sông chính đã có hiện tượng vượt tiêuchuẩn cho phép Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn chophép loại A từ 1,5 – 2,5 lần Chỉ số coliform tại một số con sông lớn cũng đã vượttiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 – 6 lần
* Tài nguyên nước ngầm (nước dưới đất)
Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồncung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp Hiện trữlượng nước dưới đất của nước ta cung cấp từ 35 - 50% tổng lượng nước cấp sinhhoạt cho các đô thị trên toàn quốc Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước quý giá nàyđang bị ô nhiễm
Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều và phân
bố rộng rãi khắp nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính Trong đó 80%lượng nước dưới đất được khai thác từ các trầm tích thời kỳ Đệ Tứ, tập trung ở các
Trang 28đồng bằng lớn trong cả nước Tiếp đến là các thành tạo đá cacbonnat phân bố ở TâyBắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và một số vùng khác; các lớp phong hóa tạo bazantrẻ tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu
m2, tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47triệu m3/ngày Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60 - 70% so vớicông suất thiết kế Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đã
và đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ônhiễm kim loại nặng nghiêm trọng do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch vàkhông có kế hoạch bảo vệ nguồn nước
Hoạt động phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp là nguyên nhângây nên chất ô nhiễm trong nước ngầm Nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễmColiform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần Trong nướcdưới đất ở nhiều khu vực cũng đã thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát (P-PO4), mức độ
ô nhiễm có xu hướng tăng theo thời gian Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượngP-PO4 cao hơn mức cho phép (0,4mg/l) chiếm tới 71% Còn tại khu vực Hà Giang -Tuyên Quang, hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép Quy chuẩn ViệtNam (QCVN) thường trên 1mg/l, có nơi đạt đến trên 15-20mg/l, tập trung chủ yếuquanh các mỏ khai thác sunphua
1.4 Hiện trạng chất lượng nước vùng Quang Ninh
1.4.1 Hi ện trạng chất lượng nước mặt vùng Quảng Ninh
Theo kết, quả quan trắc hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnhQuảng Ninh cho thấy chất lượng nước một số sông, hồ chính trên địa bàn tỉnh nhưsau:
1.4.1.1 Ngu ồn nước chịu tác động từ hoạt động khai thác than
Một số nguồn nước mặt chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động khai thácthan điển hình như: hồ Nội Hoàng, suối Lộ Phong, suối Moong Cọc 6, sông MôngDương, sông Sinh, sông Uông:
Trang 29- Hồ Nội Hoàng: là hồ nước cấp thuỷ lợi cho vùng sản xuất nông nghiệphuyện Đông Triều Hồ nằm cạnh tuyến đường vận tải than chuyên dụng và ngaydưới chân các bãi thải của các mỏ than khu vực do đó chịu ảnh hưởng nhiều từ cáchoạt động khai thác than Số liệu phân tích chất lượng nước hồ những năm gần đâycho thấy độ pH của nước hồ đã được cải thiện so với những năm trước nhưng đều ởmức thấp từ 4,75 - 4,85, nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 về chấtlượng nước mặt Đợt quan trắc trong năm 2011 cho thấy hàm lượng các kim loạinặng như Cd và Hg đã giảm so với những năm trước, nằm trong giới hạn cho phépcủa QCVN 08:2008.
- Suối Lộ Phong: Chịu ảnh hưởng từ các hoạt động khai thác than của các
mỏ Hà Tu, Núi Béo phía thượng nguồn, là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ cáckhu dân cư xung quanh chảy thẳng ra biển Đoạn cầu Lộ Phong có TSS cao, các đợtquan trắc đều có TSS cao vượt GHCP từ 1,43 lần đến 49,2 lần Số liệu quan trắctrong năm 2011 cho thấy nồng độ COD vượt 1,3 - 1,37 lần, BOD5 vượt 1,76 - 1,88lần và TSS vượt 5,3 - 5,9 lần so với giới hạn B2 của QCVN 08:2008/BTNMT
- Suối Moong Cọc 6: Chịu tác động từ hoạt động khai thác than từ các mỏthan Cọc 6, Cao Sơn khu vực Cẩm Phả; Đoạn chảy qua quốc lộ 18A có TSS cao, độ
pH thấp Các đợt quan trắc trong năm 2011 cho thấy độ pH của nước suối thấpkhoảng 5,4 nằm ngoài GHCP, BOD5 vượt 1,2 - 1,28 lần, nồng độ TSS vượt 1,09 -1,22 lần so với giới hạn B2 của QCVN 08:2008/BTNMT
- Sông Mông Dương: ảnh hưởng nhiều bởi nước thải mỏ của các Công tythan Đông Bắc, Khe Chàm, Việt Bắc Nước sông trước đây thường có nông độ TSScao vượt GHCP, nhiều mẫu cho thấy sự xuất hiện của yếu tố kim loại nặng như hàmlượng Cd cao gấp 6,66 lần QCVN 08:2008 Tuy nhiên, sau thời gian hoàn thànhviệc xây kè bao và nạo vét lòng sông, chất lượng nước đã cải thiện so với trước đây.Các thông số quan trắc được đều đáp ứng hạng B2 của QCVN 08:2008/BTNMT
- Sông Sinh: Nơi tiếp nhận nguồn thải từ nhà máy bia Thăng Long, nhiệtđiện Uông Bí, nước thải các mỏ than Vietindo, Vàng Danh và các khu dân cư ven
Trang 30sông Các kết quả cho thấy nước sông có các thông số BOD, COD vượt quá hạngB1 QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.
- Sông Uông: Nơi tiếp nhận nguồn thải từ Công ty nhiệt điện Uông Bí, các
mỏ than Vàng Danh, Vietindo và các khu dân cư trong lưu vực sông cũng có biểuhiện ô nhiễm chất hữu cơ Các đợt quan trắc trong quý III và IV cho thấy giá trịCOD vượt quá 1,05 lần, BOD5 vượt quá 1,3 - 1,44 lần so với giới hạn B1 củaQCVN 08:2008/BTNMT
1.4.1.2 Ngu ồn nước phục vụ tưới tiêu thủy lợi
Kết quả quan trắc các thủy vực nước mặt phục vụ mục đích tưới tiêu thủy lợitrên địa bản tỉnh cho thấy:
- Sông Cầm, hồ Yên Trung, sông Chanh, sông Ka Long, sông Bắc Luân: kếtquả quan trắc chất lượng nước trong năm 2011 cho thấy các sông, hồ này không códấu hiệu ô nhiễm, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn B1 của QCVN08:2008BTNMT đảm bảo cho các hoạt động cấp nước thủy lợi
- Các sông khu vực Hoành Mô, Bình Liêu, các hồ khu vực Móng Cái có kếtquả phân tích mẫu nước tốt, đảm bảo cho tưới tiêu thủy lợi và có thể dùng cho mụcđích cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng
1.4.1.3 Ngu ồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt
Các nguồn nước cấp sinh hoạt, một số nơi có biểu hiện ô nhiễm mặc dùkhông liên tục Số liệu quan trắc cũng phản ánh một phần nguy cơ ô nhiễm cácnguồn nước cấp sinh hoạt:
- Suối Lán Tháp - Vàng Danh do chịu ảnh hưởng của các hoạt động khai thácthan của các mỏ than khu vực Vàng Danh, chất thải sinh hoạt từ các hoạt động dânsinh dọc suối nên chất lượng nước có hàm lượng chất hữu cơ (thể hiện qua các giátrị BOD và COD) và chất rắn lơ lửng cao, không đáp ứng yêu cầu đối với hạng A2theo QCVN 08:2008/BTNMT; BOD5vượt giá giới hạn A2 1,9 - 2,8 lần, COD vượt1,13 - 1,8 lần
- Suối 12 khe được quy hoạch là nguồn nước cấp sinh hoạt cho khu vựcUông Bí thay thế nguồn nước tại đập Lán Tháp, chất lượng nước hiện tại không bị
Trang 31ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác than và ít ảnh hưởng bởi sinh hoạt dân cư Cácthông số đều nằm trong GHCP của QCVN 08:2008/BTNMT hạng A1.
- Hồ Yên Lập hiện tại bị tác động bởi hoạt động khai thác than hầm lò, chấtlượng nước hiện tại đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ thể hiện ở thông số BOD5
đã vượt QCVN 08:2008/BTNMT hạng A2 từ 1,1 đến 1,4 lần
- Các nguồn nước mặt như: nước mặt suối Thác Nhoòng lấy tại đập Đồng
Ho, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, nồng độ BOD5vượt GHCP hạng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,2 đến 1,4 lần
- Các nguồn cấp nước sinh hoạt khác như: hồ Cao Vân và đập Yên Hàn - xãQuảng Tân chất lượng nước tốt, đảm báo cấp nước sinh hoạt Các thông số phântích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT
- Sông Đầm Hà và sông Hà Cối tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuấtnông nghiệp khu vực Nước sông có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ và dầu mỡ.Hàm lượng BOD và COD trong nước sông có xu hướng tăng dần
Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh quý III,
IV – 2013 [9].
1.4.2 Hiện trạng chất lượng nước ngầm vùng Quảng Ninh
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước hàng năm từ 2006-2011 cho thấychất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang có chiều hướng suy giảm,nhất là những khu vực hoạt động khai thác than mạnh mẽ như Đông Triều, Uông
Bí, Cẩm Phả… Theo kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại xã Hồng Phong
- Đông Triều, phường Phương Nam - TP Uông Bí, xã Phong Cốc - TX QuảngYên, nước giếng sinh hoạt gần bãi rác Hà Khẩu - TP Hạ Long, nước giếng sinhhoạt phường Trà Cổ thuộc mạng điểm quan trắc môi trường nước và không khí tỉnhQuảng Ninh đều cho thấy:
- Độ pH: giá trị cho phép theo quy chuẩn đối với pH là 5,5 - 8,5, các giá trịthu thập được qua các năm cho thấy, tại vị trí nước giếng sinh hoạt gần bãi rác HàKhẩu có độ pH thấp, mang tính axit, nằm ngoài quy chuẩn cho phép, các giá trịquan trắc dao động từ 4,6 - 5,9
Trang 32Hàm lượng các kim loại: kết quả quan trắc tại 5 vị trí trên từ năm 2006
-2011 không phát hiện giá trị vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép đối với hàm lượngkim loại As, Cd, Pb, Hg, Mn, Fe, Cu theo QCVN 09:2008/BTNMT
- Độ cứng (CaCO3): Kết quả quan trắc tại một số thời điểm giai đoạn 2006
-2011 phát hiện thấy biểu hiện NDĐ có hàm lượng độ cứng (CaCO3) cao, vượt quychuẩn cho phép, như tại nước giếng sinh hoạt Trà Cổ quý (I/2009), giá trị độ cứng
đo được là 625 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,25 lần, nước giếng sinh hoạt gầnbãi rác Hà Khẩu, nước giếng sinh hoạt phường Phong Cốc quý I/2009, giá trị độcứng đo được là 500 mg/l
- Hàm lượng Nitrat: Hàm lượng Nitrat trong nước ngầm được giới hạn ởmức 15 mg/l, kết quả quan trắc từ năm 2006 - 2011 thực hiện tại 5 vị trí trên địa bàntỉnh cho thấy nhiều điểm có kết quả Nitrat vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể:
+ Nước giếng sinh hoạt xã Hồng Phong - Đông Triều: kết quả quan trắc mùakhô năm 2007: 16 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,06 lần
+ Nước giếng sinh hoạt TP Uông Bí: kết quả quan trắc mùa khô năm 2007:
19 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,26 lần; mùa mưa năm 2007: 16 mg/l, vượt quychuẩn cho phép 1,06 lần
+ Nước giếng sinh hoạt phường Phong Cốc: kết quả quan trắc mùa khô năm2007: 25 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,66 lần; mùa mưa năm 2007: 28mg/l,vượt quy chuẩn cho phép 1,86 lần
+ Nước giếng sinh hoạt gần bãi rác Hà Khẩu: kết quả quan trắc mùa mưanăm 2007: 40mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 2,66 lần
+ Nước giếng sinh hoạt phường Trà Cổ: kết quả quan trắc mùa khô năm2007: 43 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 2,86 lần; mùa mưa năm 2007: 45mg/l,vượt quy chuẩn cho phép 3,00 lần; quý I/2009: 23,9 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép1,59 lần
- Ô nhiễm do vi sinh vật (Coliform): hầu hết các điểm quan trắc cho thấy,NDĐ đều bị ô nhiễm do vi sinh Quy chuẩn cho phép đối với vi sinh là 3MPN/100ml Trong khi đó:
Trang 33+ Coliform tại nước giếng sinh hoạt của xã Hồng Phong - Đông Triều vàomùa khô 2008: 6 MPN/100ml; mùa mưa 2008: 5 MPN/100ml; quý I/2009: 640MPN/100ml; quý II/2009: 14 MPN/100ml.
+ Coliform tại nước giếng sinh hoạt phường Phong Cốc - Quảng Yên vàomùa khô năm 2007: 6 MPN/100ml; mùa mưa: 5 MPN/100ml; mùa khô 2008: 4MPN/100ml; mùa mưa 2008: 6 MPN/100ml; quý I/2009: 320 MPN/100ml
+ Coliform tại nước giếng sinh hoạt gần bãi rác Hà Khẩu vào mùa khô vàmùa mưa 2007: 3 MPN7/100ml; mùa khô 2008: 12 MPN/100ml; mùa mưa 2008:
23 MPN/100ml; quý I/2009: 52 MPN/100ml; quý II/2009: 24 MPN/100ml
+ Coliform tại nước giếng sinh hoạt tại phường Trà Cổ vào mùa khô và mùamưa 2007: 3 MPN/100ml
Theo kết quả điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu TNN tỉnh Quảng Ninh
do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN Miền Bắc thực hiện năm 2010 đã tiếnhành lấy và phân tích chất lượng nước tại 100 vị trí các giếng khoan, giếng đào trênđịa bàn tỉnh cho thấy NDĐ tại một số vùng có đặc điểm như sau:
- Vùng Uông Bí - Đông Triều: Chất lượng nước nhạt, một số nơi bị nhiễmmặn, tổng khoáng hóa < 0,5 g/l, độ pH = 6,0 - 7,5, loại hình hóa học Bicarbonat -Natri, Clorua - Natri
- Vùng Hòn Gai - Cẩm Phả: chất lượng nước nhạt, một số nơi bị nhiễm mặn,loại hình hóa học Bicarbonat - Calci Mange, Bicarbonat - Natri, Clorua - Natri.Vùng Phả Lại - Đông Triều: Nước nhạt, độ tổng khoáng hóa < 0,5 g/l, loại hình hóahọc Bicarbonat Clorua - Calci Natri hoặc Clorua - Natri
- Vùng Uông Bí - Bãi Cháy: Nước nhạt, độ tổng khoáng hóa < 0,5 g/l, loạihình hóa học Bicarbonat Clorua - Calci Natri hoặc Clorua - Natri
- Về vấn đề nhiễm mặn tầng chứa nước: Tầng chứa nước lỗ hổng chịu ảnhhưởng nhiều nhất bởi thủy triều Các bãi bồi cửa sông và ven biển hầu như đều bịmặn Ở dải ven biển từ Tiên Yên đến Móng Cái, NDĐ phần lớn bị nhiễm mặn trongcác tích tụ có cao độ mặt đất trên dưới 1m Những vùng có cao độ từ 3- 4 m đến 6-7m, phần lớn là nước nhạt với độ khoáng hóa dưới 0,5 g/l
Trang 34Bên cạnh đó, vấn đề nhiễm bẩn tầng chứa nước và cạn kiệt tầng chứa nướcrất đáng quan tâm, nhất là các khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, những nơikhai thác than và các KCN đóng tàu như Cái Lân Đối với tầng chứa nước lỗ hổngtrong các trầm tích bở rời Đệ tứ phân bố trên cùng nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽbởi các hoạt động trên do vậy cần có các giải pháp bảo vệ tầng chứa nước.
Trang 35CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước mặt tại sông Diễn Vọng, sông Mông Dương vàsuối moong Cọc sáu trên phân định địa giới hành chính thành phố Cẩm Phả, tỉnhQuảng Ninh
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất qua giếng khoan tại các hộkhai thác cấp cho sinh hoạt và một số giếng khơi được các hộ dân đang sử dụng tạithành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2 Ph ạm vi nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng về chất lượng tài nguyên nước mặt: Giới hạn đề tài chỉnghiên cứu các nguồn nước mặt chính là chất lượng nước mặt tại sông Diễn Vọngsông Mông Dương và suối moong Cọc sáu trên phân định địa giới hành chính thànhphố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Đối với nước dưới đất tập trung nghiên cứu nước ngầmqua lấy mẫu ở các giếng đào và giếng khoan của các hộ dân trong khu vực ở độ sâu
từ 5-50 m của thành phố Cẩm phả-Quảng Ninh
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Cẩm Phả.
2.2.2 Th ời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả
- Vị trí địa lý
- Địa hình, địa chất khoáng sản
- Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Đất đai
- Hiện trạng kinh tế xã hội
Trang 36- Hiện trạng dân số và lao động
- Hiện trạng sử dụng đất
- Cơ sở hạ tầng xã hội
2.3.3 Hi ện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả
- Hiện trang khai thác và sử dụng nước mặt
- Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm
- Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn
- Tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
2.3.4 Đánh giá hiện trạng về chất lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm
2.3.5 Các y ếu tố gây ô nhiễm tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả
- Sự gia tăng dân số
- Vấn đề về đô thị hóa
- Các hoạt động khai thác khoáng sản
- Ý thức của người dân
2.3.6 Các gi ải pháp quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành ph ố Cẩm Phả.
- Các giải pháp về quản lý
- Các giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi tài nguyên nước
Trang 37- Giải pháp kỹ thuật.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
- Tài liệu về hiện trạng tài nguyên nước tại Sở Tài nguyên và môi trường tỉnhQuảng Ninh và các Sở ngành liên quan về: Chính sách về môi trường nước, các sốliệu quan trắc; tình hình giám sát và quản lý môi trường nước…
- Tài liệu về đặc điểm kinh tế xã hội, hoạt động công nghiệp… tại thành phốCẩm Phả và các đơn vị liên quan
- Các văn bản chính sách quản lý môi trường nước của Tỉnh Quảng Ninh
2.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa và các điểm lấy mẫu phân tích
Đánh giá chất lượng nước mặt tại sông Diễn Vọng, sông Mông Dương vàsuối moong Cọc sáu trên phân định địa giới hành chính thành phố Cẩm Phả, tỉnhQuảng
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu
Trang 38Chất lượng nước thành phố Cẩm Phả được phản ánh trên cơ sở kết quả phântích môi trường nước ngầm và nước mặt tại các đợt lấy mẫu: Năm 2013 có 2 đợt(đợt 1 - tháng 9; đợt 2 - tháng 11); năm 2014 có 3 đợt (đợt 1 - tháng 1; đợt 2 - tháng3; đợt 3 - tháng 5).
Quá trình đi khảo sát, quan sát trực tiếp hiện trạng nước các sông, hồ, giếngngầm và xác định các vị trí lấy mẫu giúp cho việc thực hiện đề tài
Ngoài các mẫu được lấy tại hiện trường có sử dụng so sánh thêm kết quảquan trắc định kỳ của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh
Mẫu được lấy và phân tích các chỉ tiêu sau đó được so sánh với các Quychuẩn kỹ thuật hiện hành, các kết quả này thể hiện chất lượng tài nguyên nước tạikhu vực được lấy và được so sánh với kết quả quan trắc và rút ra được kết luận
2.4.3 P hương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước
2.4.3.1 Phương pháp lấy mẫu nước
a Chuẩn bị dụng cụ
• Thiết bị thu mẫu: Bình chứa mẫu (bằng nhựa, thép không rỉ hoặc thủy tinh),thiết bị phân tầng đáy, thủy sinh Thiết bị lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau (thiết bịlấy mẫu đóng kín theo chiều sâu), gầu lấy mẫu, bơm thu mẫu, thiết bị thu mẫu tựđộng
• Bình chứa mẫu có dung tích 2 lít (phân tích các chỉ tiêu hóa lý) phải sạch,khô và tráng ít nhất 3 lần bằng chính nguồn nước trước khi lấy mẫu Mẫu nước cầnlấy đầy bình và đậy kín nắp Riêng mẫu phân tích vi sinh cần lấy trong bình riêng đãđược thanh trùng ở nhiệt độ 1750C trong 1 giờ và mẫu không được lấy quá đầy
• Ghi nhận vào hồ sơ lấy mẫu: Chai lấy mẫu cần được dán nhãn, ghi chépđầy đủ những chi tiết liên quan đến việc lấy mẫu như: thời điểm lấy mẫu (ngày,giờ), tên người lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, loại mẫu, các dữ liệu về thời tiết, mực nước,dòng chảy, khoảng cách bờ, độ sâu, phương pháp lấy mẫu, các công trình liên hệđến mẫu nước, chi tiết về về phương pháp lưu giữ mẫu đã dùng
b Phương pháp lấy mẫu
Trang 39• Mẫu lấy từ giếng ngầm, giếng đào đều cần xả bỏ hoặc bơm bỏ lượng nướcban đầu trước khi lấy mẫu để đảm bảo đúng chất lượng nguồn Xả lượng nước ứđọng tại vòi khoảng 2 giờ trước khi lấy mẫu hoặc bơm xả rửa nước ban đầu với tốc
độ cao trước khi lấy mẫu Đối với các nguồn nước cần giám sát ô nhiễm nên chọnlấy mẫu ở nhiều độ sâu khác nhau và theo diện rộng Không nên lấy mẫu trong cácống vách của giếng khoan vì chất lượng nước đã bị biến đổi do hoạt động hoá học
và sinh học
• Mẫu nước lấy ở sông, suối hay kênh rạch có tính chất thay đổi theo độ sâu,dòng chảy, khoảng cách bờ, các yếu tố về thời tiết … do vậy cần chọn lấy mẫu hỗnhợp hay lấy mẫu riêng biệt Nếu lấy mẫu bất kỳ, cần chọn mẫu ở độ sâu trung bìnhtại vị trí giữa dòng Đối với các vị trí tiếp nhận nguồn nước thải cần cẩn thận chọnnơi và địa điểm lấy mẫu (phụ thuộc vào tốc độ, hướng dòng chảy) do vậy nên xemxét lấy mẫu ở nhiều độ sâu (do phân tầng) và theo chiều dọc, ngang
2.4.3.2 Phương pháp bảo quản mẫu nước
• Thời gian lưu trữ mẫu càng ngắn thì kết quả phân tích càng chính xác Saukhi lấy mẫu đòi hỏi phải phân tích ngay một số các chỉ tiêu sau: pH, nhiệt độ, DO,H2S, CO2 , Clo dư
• Thời gian lưu trữ tối đa đối với các mẫu được giới hạn như sau :
- Nước thiên nhiên không bị ô nhiễm : 72 giờ
- Nước gần nguồn gây ô nhiễm : 48 giờ
• Nếu mẫu có thêm hóa chất để bảo quản, thời gian lưu mẫu có thể kéo dàihơn
• Phương thức bảo quản mẫu nước theo chỉ tiêu phân tích được áp dụng theo
TCVN 5993 - 1995:
Trang 40Bảng 2.1: Phương thức bảo quản với thời gian tồn trữ
Chỉ tiêu phân tích Phương thức bảo quản Thời gian tồn trữ tối đa
Độ cứng ( hardness ) Không cần thiết
Calci ( Ca2+ ) Không cần thiết
Cloride ( Cl- ) Không cần thiết
N-NO2, N-NO3 40C , H2SO4, pH<2 Phân tích ngày
2.4.4 Quy chu ẩn đánh giá chất lượng tài nguyên nước
- Quy chu ẩn chất lượng quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08 :
2008/BTNMT
Số liệu phân tích tại phòng thí nghiệm được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08 : 2008/BTNMT Quy chuẩn này quyđịnh giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nướcmặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp
Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượngnước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác nhưloại A2, B1 và B2
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ
xử l phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loạiB1 và B2