SVTH: CHUNG THỊ LỄ NGHĨ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm và đề xuất mô hình xử lý nước cấp tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 28 - 31)

Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước

3.1.2.1.Nguồn gốc nước ngầm

Nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thẩm thấu vào lòng

đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển động trong các lỗ

rỗng hay khe nứt của các tầng đất đá tạo 1 nên tầng ngậm nước. Khả năng ngậm nước của các tầng đá phụ thuộc vào độ nứt nẻ. Các loại đất sét, hoàng thổ không chứa nước. Ở nước ta, một số nơi phát hiện nước ngầm phong phú trong các tầng

trầm tích biển, trầm tích sông và trong tầng đá vôi nứt n. Các trạng thái tổn tại của nước ngầm:

e Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong các lỗ hổng của đất đá.

©_ Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn chặt với đất bằng các lực dính, ở điều kiện bình thường không thể tách ra được.

e_ Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phần tử đất cát bằng lực phân tử, có thể

di chuyển trong lòng đất dưới ảnh hưởng của lực phân tử nhưng không thể

truyền được áp suất.

e© Nước mao dẫn: chứa đầy trong các lỗ hổng nhỏ của đất, chịu tác dụng của sức căng mặt ngoài và trọng lực. Nước mao dẫn có thể di chuyển trong đất và có thể truyền được áp suất. Vùng nước mao dẫn nằm trên mực nước trọng lực.

e Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đẩy trong các lỗ hổng của đất, chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và có thể truyền được áp suất.

Trong các dạng trên chỉ có nước thấm là có trữ lượng đáng kể và có khả năng khai thác được.

3.1.2.2.Đặc tính chung của nước ngầm

Nước ngẫm của nước ta được phân bố gần như ở khắp mọi nơi và nằm ở độ sâu

không lớn. Tầng chứa nước rất dày, trung bình lỗ — 30m, có nhiều nơi tới 50 —

70m.

==————————————ễễễễễễễ~~_-

SVTH: CHUNG THỊ LỄ NGHĨ

GVHD: GV.KS. LÂM VĨNH SƠN

Chương 3: Tổng quan về chấ? lượng nước

===—————ỄễễỄễ Do nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và được bảo vệ bởi các tầng cẩn nước nên

nước ngẫm ở nước ta có chất lượng tốt: hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng, nhiệt độ ổn

định, công nghệ xử lý nước đơn giản nên giá thành sản xuất nước rẻ.

Tuỳ thuộc vào hoá địa của tầng chứa nước và chất lượng của nguồn bổ cập mà trong nước ngầm thường có hàm lượng muối khoáng lớn, nhất là các muối cứng, nếu dùng để cấp nước cho nổi hơi, thường phải làm mềm.

Đặc điểm nổi bật của nước ngâm là có hàm lượng sắt tương đối lớn, đặc biệt là sắt hoá trị hai. Ở một số vùng, trong nước ngầm còn chứa một lượng mangan đáng kể. Công nghệ xử lý nước ngầm chủ yếu là khử sắt, đôi khi kèm theo cả khử mangan, silc,...

Nước ngầm vùng ven biển thường bị nhiễm mặn, nếu sử dụng để cấp nước thì việc

xử lí sẽ rất khó khăn, tốn kém. Các vùng ven biển ở nước ta như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,... mặc dù nguồn nước ngầm rất dôi dào nhưng lại bị nhiễm mặn

nên cần phải sử dụng nước mặt làm nguồn cung cấp nước. Nước ngầm trong các tắng đá vôi nứt nẻ phần lớn có chất lượng tốt. Nước ngầm mạch sâu được các tầng

trên bảo vệ nên ít bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất hữu cơ và vi trùng. Nước ngầm cũng vì thế mà có nhiệt độ ổn định (18 - 27C). So với nước mặt, nước ngầm ấm

vào mùa rét và mát về mùa nóng, ngoài ra nước ngầm thường được khai thác phân tán, ít ảnh hưởng khi có chiến tranh, các khu xử lý phân bố đều, mạng lưới đường ống ít tốn kém.

3.2.Thành phần nước tự nhiên

3.2.1.Các chỉ tiêu lý học 3.2.1.1.Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định loài sinh vật nào tổn tại và phát triển ưu

thế trong nước. Sự thay đổi nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước.

E---————n

SVTH: CHUNG THỊ LỄ NGHỊ

Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước

“ốc Nhiệt độ của nguôn nước mặt dao động rất lớn từ 4 — 40°C phụ thuộc vào thời tiết

và độ sâu nguồn nước. Nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định từ 17 — 27°C.

3.2.1.2.Hàm lượng cặn không tan

Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để chọn biện pháp xử lý đối với

các nguôn nước mặt. Hàm lượng cặn của nước nguồn càng cao thì việc xử lý càng phức tạp và tốn kém.

Hàm lượng cặn của nước ngầm thường nhỏ (30 — 50mg/]), chủ yếu do cát mịn có

trong nước gây ra. Hàm lượng cặn của nước sông dao động rất lớn (20 — 5000mg/]), có khi lên tới 30000mg/1. Cặn có trong nước sông là đo các hạt cát, sét,

bùn bị dòng nước xói rửa mang theo và các chất hữu cơ nguồn gốc động thực vật

mục nát hoà tan trong nước.

3.2.1.3.Độ màu của nước (tính bằng thang màu Coban)

Màu của nước thiên nhiên do mùn, phiêu sinh vật, các sản phẩm từ sự thuỷ phân

chất hữu cơ tạo ra. Tuy nhiên một số ion kim loại hay nước thải công nghiệp cũng

là nguyên nhân gây cho nước có màu. Màu sắc của nước ảnh hưởng nhiều tới

thẩm mỹ khi sử dụng nước, làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi sử dụng nước có màu trong sản xuất.

3.2.1.4.Mùi và vị của nước

Nước có mùi là do trong nước có các chất khí, các muối khoáng hoà tan, các hợp

chất hữu cơ và vi trùng, nước thải công nghiệp chảy vào, các hoá chất hoà tan...

Nước có thể có mùi bùn, mùi mốc, mùi tanh, mùi cỏ lá, mùi clo, mùi phênol... VỊ mặn, vị chua, vị chát, vị đắng...

3.2.1.5.Độ đục

Độ đục trong nước là do các hạt rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc do các

động thực vật sống trong nước gây nên. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh

==————————ễễễễỄễỄễỄễỄễỄễỄỄễỄễỄễỄễỄễỄễễễễEE_._.Ă..LĂ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm và đề xuất mô hình xử lý nước cấp tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)