GVHD: GV.KS.LÂM VĨNHSƠN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm và đề xuất mô hình xử lý nước cấp tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 36 - 40)

Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước

=“=“=—=———ễễễễễEE_E e Nước cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, phim

ảnh...yêu cầu chất lượng đạt được như nước ăn uống sinh hoạt.

e_ Nước để làm nguội gần như là nhu cầu chung của rất nhiều ngành công nghiệp

và chiếm một số lượng lớn (ví dụ: làm nguội các thiết bị hoá chất các lò đúc

gang, thiết bị ngưng tụ của máy và tuốc bin hơi, thiết bị làm nguội không

khí...) nước làm nguội yêu cầu hàm lượng cặn và độ cứng tạm thời nhỏ và

nhiệt độ càng thấp càng tốt.

e Nước cấp cho nổi hơi yêu cầu chất lượng cao. Nước không được có cặn, độ

cứng toàn phân phải rất nhỏ. (Đối với nồi hơi có áp lực 13 + 16 at, độ cứng

toàn phần không được quá 0.1°dH. Nổi hơi có áp lực 52 at, độ cứng toàn phần nhỏ hơn 0.05 °dH và nổi hơi có áp lực lớn hơn 112 at, độ cứng toàn phần luôn phải nhỏ hơn 0.01 °đH). Ngoài ra phải hạn chế tới mức thấp nhất sự có mặt của

các hợp chất axít silic (HzS¡O;).

3.4.Hiện trạng nguồn nước của tỉnh Long An

3.4.1.Chất lượng nước mặt

Long An có phần lớn diện tích đất nằm trong vùng trũng, hàng năm chịu ảnh

hưởng của lũ. Nguồn nước mặt chủ yếu được hình thành do nước mưa cung cấp với

hệ thống kênh rạch chằng chịt và là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt. Nước mặt ở Long An có thể phân thành các loại như: nước sông (là nguồn nước mặt quan trọng nhất, từ các hệ thống sông Vàm Cỏ), nước kênh rạch thuỷ lợi. Nguên nước mặt ở Long An khá phong phú với hai hệ thống sông chính là sông Vàm Cổ Đông và Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh rạch có mật độ dày đặc. Tuy nhiên, việc sử dụng nước mặt cho sinh hoạt và sản xuất ở Long An gặp hai trở ngại lớn là nhiễm mặn và nhiễm phèn. Đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An có chiều dài là 145km, chiều rộng trung bình 170m và sâu trung bình 10m, vào _ mùa lũ phía hạ lưu sông chịu ảnh hưởng lũ của sông Cửu Long. Sông Vàm Cỏ Tây

———ễễễễỄễỄỄễỄễỄễỄễỄễễễ---ỐỐ

SVTH: CHUNG THỊ LỄ NGHỊ

Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước

——ỄễỄễễỄễ

chảy qua Long An có chiều dài là 185km, rộng trung bình 110m là con sông thoát lũ của sông Cửu Long.

Ngoài hai hệ thống sông chính là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, trên địa bàn tỉnh

Long An còn có một số hệ thống sông rạch đáng chú ý như: sông Cần Giuộc dài 38km đổ ra sông Soài Rạp (sông gần biển nên thường bị nhiễm mặn), và sông Nhà Bè làm thành ranh giới tự nhiên giữa Long An và thành phố Hồ Chí Minh; sông Bảo Định từ Tiền Giang chảy qua. Ngoài ra Long An còn có một hệ thống các

kênh rạch nhỏ khá chằng chịt, vừa là đường giao thông đồng thời cũng là kho dự

trữ nước ngọt trong những tháng mùa mưa lũ. Trái lại với mạng lưới kênh rạch này, thì hệ thống ao hồ ở Long An rất ít, diện tích nhỏ và không đáng kể.

Với địa hình khá bằng phẳng nên sông ngòi ở Long An chịu chế độ bán nhật triều của biển Đông, đặc biệt là các sông rạch gần biển thì càng chịu ảnh hưởng của triểu này. Do bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên nhìn chung nguồn nước trong

kênh rạch Long An chịu ảnh hưởng của mặn. Độ mặn tăng cao trong nước sông

vào mùa khô và giảm dần vào mùa mưa lũ. Bên sạnh đó, sự trôi phèn từ đồng

ruộng làm cho nước trong sông rạch bị nhiễm phèn. Tuỳ theo vùng đất nhiều hay ít phèn, dưới ảnh hưởng của mưa nắng mà các sông rạch có độ phèn cao hay thấp.

Mặc dù Long An có hệ thống sông rạch chằng chịt và thuộc châu thổ sông Cửu

Long nhưng không được ưu đãi về phù sa và nước ngọt. Các sông rạch đều bị

nhiễm phèn và nhiễm mặn. Vào mùa khô tình trạng thiếu nước sinh hoạt phổ biến

trong toàn tỉnh.

Từ các nhận xét về chất lượng nước mặt từng sông rạch trên địa bàn tỉnh Long An

theo các mùa trong năm như trên có thể rút ra nhận xét chung về chất lượng nước

mặt trên địa bàn Long An như sau: 4» Về nhiễm mặn

==————————ễễễễễễễỄễỄễỄễễễễEEE_E_E..-...

SVTH: CHUNG THỊ LỄ NGHĩ

GVHD: GV.KS. LÂM VĨNH SƠN Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước

Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước

—_______“===n==nn=== Mức độ nhiễm mặn tăng cao nhất tại các vùng ven biển (phía Đông của tỉnh) và

tăng cao đặc biệt vào các tháng mùa khô: Clo trung bình đạt 3000 - 4000 mg/1. Ngoài nhiễm mặn nguồn nước mặt còn chịu ảnh hưởng của thủy triểu: khi triểu lên độ mặn có xu hướng tăng cao hơn do độ mặn xâm nhập từ nước biển vào và

khi triểu xuống thì độ mặn giảm đi do nước từ trong lục địa chảy ra. Tuy nhiên, sự

thay đổi này chỉ thể hiện rõ tại các vùng giáp nước (kênh ngang), còn các vùng

ven biển thì hầu như không thay đổi bao nhiêu. Đường biên mặn 400mg/1 NaC] hiện nay tiến cách xa bờ biển từ 20-25km. Do nhiều nguyên nhân, tình hình biên

mặn trên các sông rạch trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng và trong

tương lai cần được nghiên cứu cũng như tăng cường các chương trình giám sát chất

lượng nước.

» Về nhiễm phèn

Phần lớn Đông Tháp Mười và hầu hết các hệ thống kênh rạch ở Long An thường bị nhiễm phèn vào các tháng mùa kho, cá biệt có nơi quanh năm. Độ nhiễm phèn

của lưu vực sông Vàm Cỏ Tây (vùng Đồng Tháp Mười) cao hơn vùng sông Vàm Cỏ Đông. Nước phèn có giá trị pH thấp (3-5), hàm lượng sunfat SO/7- cao (300 -

600mgíl, cá biệt có nơi vượt quá 1000mg/1, chủ yếu là phèn nhôm). Gần đây, do

phát triển công tác thủy lợi nên độ phèn, thời gian nhiễm phèn có giảm bớt và nước phèn bị lùi xa hơn.

Ngoài mặn và phèn, nước mặt còn có độ cứng cao (đặc biệt vào mùa mưa có giá trị 600 -700mgCaCOz/I), độ màu và độ đục hơi cao với hàm lượng phù sa 200 -

1000mg/1, lượng sắt từ 0.4 -7.0mg/1, chất hữu cơ mùa khô từ 2 -5mg/1 (trong các kênh rạch nhỏ từ 3.5-7.5mg/1) và nhiễm khuẩn từ trung bình đến nặng.

Tóm lại, mặc dù nằm trong châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và có trữ lượng

nước mặt khá phong phú nhưng Long An lại không được ưu đãi như nhiều tỉnh

=========ễỶễŸễ

SVTH: CHUNG THỊ LỄ NGHỊ

Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước

“=—=—==—————ỄễễỄễễ khác. Nguồn nước mặt của Long An tính suốt năm có chất lượng hâu như không

phù hợp cho các mục đích sử dụng và có thể chia làm 5 vùng chính sau: e_ Vùng bị nhiễm mặn suốt năm.

e_ Vùng bị nhiễm phèn suốt năm.

e_ Vùng vừa bị nhiễm phèn vừa bị nhiễm mặn suốt năm.

e_ Vùng bị nhiễm phèn và nhiễm mặn theo mùa (chủ yếu là mùa khô).

e_ Vùng bị nhiễm mặn theo gió, đối với nơi bị ảnh hưởng của thủy triều.

3.4.2.Chất lượng nước ngầm

3.4.2.1.Trữ lượng nước ngầm trong tỉnh Long An

Nước ngầm ở Long An có thể được phân chia thành các loại sau dựa vào điều kiện tàng trữ, độ sâu khai thác:

e_ Nước ngầm mạch nông (còn gọi là nước ngầm không áp): tàng trữ trong các địa tầng sâu trung bình từ 3-10m. Loại này thường dễ bị nhiễm bẩn, trữ lượng ít và

chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự dao động, thay đổi khí hậu, thời tiết. Loại này

thường gọi là tầng chứa nước một. Tầng chứa này nằm trong các trầm tích

pleitoxen muộn, lộ ra trong các huyện Đức Huệ, Đức Hoà, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, đặc biệt là ở nơi các khu đất giồng. Độ sâu khai thác trung bình từ 2- 30m, dung lượng khai thác 2-3m”h.

e Nước ngầm mạch sâu (còn gọi là nước ngầm có áp): thường là nước ngầm có

độ sâu lớn hơn 20m, chất lượng nước tốt hơn, trữ lượng tương đối phong phú. Loại này gồm có nước ngầm hai và ba. Tầng nước ngầm hai thường nằm dưới

một tâng sét dày ở độ sâu 30-120m hoặc sâu hơn. Tầng này thường hay bị

nhiễm mặn đặc trưng và độ mặn tăng theo chiều sâu của giếng. Tầng nước ngầm ba là tâng nước ngọt, tầng này có độ sâu khoảng 140-200m và hiện đang được khai thác tại một số địa phương như Giồng Giáng (Đức Hoà), Gò Đen, Trà Cú, thị xã Tân An, Thủ Thừa, Tâm Vu. Một số nguồn nước ngầm trong tỉnh

E=———ễễễễễễỄễ---

SVTH: CHUNG THỊ LỄ NGHĨ

MSSV: 10107465 Trang 27

GVHD: GV.KS. LÂM VĨNH SƠN

Chương 3: Tổng quan về chất lượng nước app

có chất lượng tốt đặc biệt có thể sử dụng cho sản xuất nước tỉnh khiết (xã Khánh Hậu, thị xã Tân An).

Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy trữ lượng nước ngầm khu vực tỉnh Long An có những đặc điểm sau: tiểm năng trữ lượng nước ngầm trong tỉnh Long An khoảng 4.443.000m”/ngày, trong đó trữ lượng nước ngầm của riêng thị xã Tân An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm và đề xuất mô hình xử lý nước cấp tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)