Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chấ
Trang 1rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơnsâu sắc đến cô Th.S Vũ Hải Yến – Giáo viên khoa Môi trường & Công nghệ sinhhọc đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, nhữngkinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học
- Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức,kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để
em hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Loan - Trưởng PhòngTài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên vàMôi trường đã tạo điều kiện cho em được học hỏi tại cơ quan, đặc biệt xin gửi lờicảm ơn đến thầy Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, chị Hồ NguyệtÁnh, chị Trịnh Thị Hoài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, anh Lê Văn Chín, anhHuỳnh Vũ Thành Thi là nhân viên Tổ môi trường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn
em trong suốt thời gian em học tập tại cơ quan để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Cảm ơn các chú, các anh đội Dịch vụ Công cộng thuộc Công ty Công trìnhGiao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức đã nhiệt tình cung cấp cho em nhữngthông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể thực hiện đồ án
Trang 2Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình tronghọc tập cũng như thực hiện đồ án này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhânkhách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sailầm Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đềtài được hoàn thiện hơn
Tp HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2011 Phan Thị Kim Phượng
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Dự kiến kết quả nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 4
1.1 Khái niệm về chất thải rắn 4
1.1.1 Chất thải rắn là gì? 4
1.1.2 Các nguồn phát sinh 4
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị 5
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành 5
1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý 5
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành 5
1.1.4 Thành phần của chất thải rắn 7
1.1.5 Tính chất của chất thải rắn 7
1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 13
1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn 12
1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng 12
1.2.1.2 Phương pháp đếm tải 12
1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất 12
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn 12
1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn 12
1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp 13
1.2.2.3 Ý thức của người dân 13
1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa 13
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 14
Trang 41.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ con người 14
1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 15
1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hyromex 15
1.4.2 Phương pháp đốt 16
1.4.3 Phương pháp sinh học 16
1.4.4 Phương pháp chôn lấp 17
1.4.5 Phương pháp nhiệt phân 18
1.5 Tình hình quản lý CTR tại Tp Hồ Chí Minh 18
1.5.1 Thực trạng phát thải CTR tại Tp Hồ Chí Minh 18
1.5.2 Hiện trạng quản lý CTR ở Tp Hồ Chí Minh 19
1.5.2.1 Lực lượng thu gom CTRSH tại Tp Hồ Chí Minh 19
1.5.2.2 Quy trình thu gom 21
1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn 22
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN THỦ ĐỨC 23
2.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1 Vị trí địa lý 23
2.1.2 Khí hậu 24
2.1.3 Địa hình 24
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25
2.2.1 Đặc điểm kinh tế 25
2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp 26
2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 28
2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ 29
2.2.2 Đặc điểm xã hội 29
2.2.2.1 Dân số 30
Trang 5CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 35
3.1 Nguồn gốc phát sinh 35
3.2 Thành phần và khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 35
3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 37
3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình 37
3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học: 38
3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ 38
3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại 39
3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế 39
3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp 40
3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức 40
3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức 40
3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý 43
3.5 Phương thức thu gom, quét dọn, vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 44
3.5.1 Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển 44
3.5.2 Phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 45
3.5.3 Phương thức quét dọn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức 47
3.5.4 Phương thức vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức 47
3.6 Hiện trạng hoạt động tại các bô CTR trên địa bàn Quận Thủ Đức 48
3.6.1 Vị trí các bô CTR 50
3.6.2 Hoạt động tại các bô CTR 51
Trang 63.7.2 Đối với hệ thống thu gom CTR dân lập 53
CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC THU PHÍ VÀ NỘP PHÍ CTR THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 88/2008/QĐ – UBND TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 55
4.1 Quyết định số 88/2008/QĐ – UBND 55
4.1.1 Một số khái niệm 55
4.1.2 Cơ sở của việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ-UBND 55
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 56
4.1.4 Công tác triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 58
4.2 Những vấn đề tồn tại trong hệ thống triển khai áp dụng và thực hiện 60
4.2.1 Xung đột môi trường xung quanh vấn đề triển khai áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 59
4.2.2 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa Chính quyền và Đơn vị thu gom…… 60
4.2.3 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa chính quyền và chủ nguồn thải:…… 61
4.2.4 Xung đột môi trường giữa đối tượng thu gom và đối tượng phát thải 62
4.2.5 Xung đột môi trường giữa nội bộ đối tượng thu gom 62
4.3 Những tồn tại sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 63
4.3.1 Tồn tại trong bản thân QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 63
4.3.2 Tồn tại trong quá trình áp dụng của chính quyền 63
4.3.3 Tồn tại trong quá trình thực hiện của đối tượng thu gom 64
4.3.4 Tồn tại trong quá trình thực hiện của chủ nguồn thải 64
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN THỦ ĐỨC 67
5.1 Về hình thức tổ chức thu gom rác 67
Trang 75.5 Giải pháp thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 72
5.6 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn 72
5.6.1 Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030 72
5.6.2 Dự báo số chợ, trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 74
5.6.3 Dự báo khối lượng CTR của Quận Thủ Đức đến năm 2030 76
5.6.4 Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển 78
5.6.5 Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm 87
5.6.6 Phương án thực hiện phân loại CTR tại nguồn 90
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 108
6.1 Kết luận 108
6.2 Kiến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC II
Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 II
Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 VI Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 XIII
Trang 8Bảng 1.2: Thành CTR từ nhiều nguồn khác nhau 7
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR 9
Bảng 1.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị VN đầu năm 2007 11
Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2000 – 2007 19
Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008) 20
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức 26
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức 27
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 29
Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường 30
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận 32
Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức 35
Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức các năm 37
Bảng 3.3: Trang thiết bị và nhân lực làm việc tại các tổ thu gom rác dân lập 46
Bảng 3.4 Vị trí các bô rác Quận Thủ Đức 50
Bảng 5.1 Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín 70
Bảng 5.2: Kết quả dự đoán dân số của Quận Thủ Đức đến năm 2030 73
Bảng 5.3: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 75
Trang 9Bảng 5.5: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030 81Bảng 5.6: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030 85Bảng 5.7: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm 89Bảng 5.8: Khối lượng CTR thực phẩm và sản phẩm compost kỵ khí tại quận ThủĐức dự đoán đến năm 2030 104Bảng 5.9: Khối lượng sản phẩm compost hiếu khí và CTR còn lại mang đi chôn lấpcủa Quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030 105
Trang 10Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP Hồ Chí Minh 22
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức 24
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức 25
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức 26
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 29
Hình 2.5: Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức 32
Hình 2.6: Một số trường trên Quận Thủ Đức 33
Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức 34
Hình 3.1: Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đinh 38
Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp 41
Hình 3.3: Phương tiện thu gom chất thải rắn của lực lượng dân lập 42
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng 43
Hình 3.5: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận Thủ Đức 44
Hình 3.6: Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển 46
Hình 3.7: Vị trí các bô CTR Quận Thủ Đức 50
Hình 3.8: Bô CTR trung chuyển nằm giữa khu dân cư tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức 52
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quantâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của conngười Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cảithiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ranhiều chất thải hơn Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn
từ con người là chất thải rắn sinh hoạt Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đãkhông còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìmtòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừngcải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý Đi cùng xu hướng chungcủa thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do
cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường
sa sút nghiêm trọng
Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những
đô thị phát triển ở nước ta Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cưngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng caokéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môitrường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng
Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn Do có tính chấtbán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để Hằngngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn cókhả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới
Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệtlĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thểnắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trìnhquản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả
Trang 13Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các
bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môitrường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánhgiá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải
rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho côngtác quản lý sắp tới
3 Nội dung nghiên cứu:
- Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường củaquận
- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànquận
- Công tác thu phí và nộp phí chất thải rắncủa 12 phường trên địa bàn quận
- Những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin:
Trang 14- Từ Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM;
- Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM;
- Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức;
- Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức (Nghiệp đoàn rác);
- Ủy ban nhân dân 12 phường;
- Từ sách báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet
Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được và những
thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh để từ đó làm tư liệu choluận văn
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô trong Khoa Môi
trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ ThuậtTp.HCM; cán bộ, chuyên viên tại Tổ Môi trường - Phòng Tài nguyên & Môitrường Thủ Đức
5 Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: 20/6/2011 – 21/8/2011
- Địa điểm nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànquận Thủ Đức
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Khái niệm về chất thải rắn:
1.1.1 Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạtđộng kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt độngsống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) Trong đó quan trọng nhất là các loạichất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống
1.1.2 Các nguồn phát sinh:
Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắttrong bảng 1.1
Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau
hàng hoá (bằng giấy, gỗ, vải,
da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh…), tro, đồ dùng điện
tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải.
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
Trang 16phòng cơ quan chính phủ thủy tinh, kim loại, chất thải
nguy hại
chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn.
Dịch vụ công cộng đô thị Hoạt động dọn rác vệ sinh
đường phố, công viên, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh.
Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực phẩm thừa, lá cây, cành cây, bùn cống rãnh.
tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện.
Chất thải do quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu.
cây ăn quả, nông trại.
Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó.
(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị:
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên
đường phố, chợ…
1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu
cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại…
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,các trung tâm dịch vụ, thương mại Gồm:
- Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâuchuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…
Trang 17- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vựcsinh hoạt của dân cư
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trìnhđốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xínghiệp
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,nilon, vỏ bao gói
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nôngnghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệthực vật
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong cácnhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm;
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do cáchoạt động phá dỡ, xây dựng công trình
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chấtthải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật vàcây cỏ
- Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước cấp,
nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp
Trang 18- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hạitới môi trường và sức khỏe của cộng đồng Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnhviện bao gồm:
Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;
Các loại kim tiêm, ống tiêm;
Các chi cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,arsen, xianua…
Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện
- Các chất thải nguy hại nông nghiệp: là các loại phân hóa học, các loại thuốc
bảo vệ thực vật
1.1.4 Thành phần của CTR:
- Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên cácdòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khốilượng Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học
Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau.
Trang 19(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 1.2: Cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thựcphẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấpnhất
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR.
Trang 20T
T
Thành phần
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR màthành phần của nó cũng thay đổi Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệtlượng của CTR
1.1.5 Tính chất của chất thải rắn:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo racác loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh
- Dễ cháy (C): bao gồm
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏngchứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ cháy không quá 555oC
Trang 21+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phátlửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lêntrong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí
và có khả năng bắt lửa
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ cácloại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển Thông thường đó là các chấthoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2) hay kiềm mạnh(pH lớn hơn hoặc bằng 12,5)
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốtcháy các chất đó
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người và động vật
- Có độc tính (Đ): bao gồm
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc
có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da
+ Độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức
hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và (hay) tác hại đến các
hệ sinh vật
1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn:
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triểnkinh tế - xã hội Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên7%/năm Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng
Trang 229 năm qua Cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người tăng 5,48 triệungười, trong đó tỉ lệ dân số thành thị 26,97%; tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn là73,03% Đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số
và dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước
Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xãhội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chấtlượng môi trường và phát triển không bền vững Lượng chất thải rắn phát sinh tạicác đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại
IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ
và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế.Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuychiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn vớiCTRSH đô thị
Bảng 1.4: Lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007.
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương.)
1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR:
Trang 23Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trong nhữngđiểm quan trọng của việc quản lý CTR Các số liệu đánh giá thu thập về tổng khốilượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế
- Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR
1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng:
- Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đều đượcdùng để đo đạc lượng CTR Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường có sự sai sốcao
- Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biễu diễn dưới dạng khối lượng,khối lượng là thông số biễu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp
mà không cần kể đến mức độ nén ép Biễu diễn bằng khối lượng cũng cẩn thiếttrong tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên đườngthường quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích
1.2.1.2 Phương pháp đếm tải:
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chấtthải tương ứng (loại chất thải, thể tích ưóc lượng) được ghi nhận trong một thời giandài Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơnvị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thập được tại khu vực nghiêncứu trên và các số liệu đã biết
1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất:
Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho các nguồnphát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công nghiệp.Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTR
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR:
1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn:
- Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhấtnhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi dochúng gây ra đối với môi trường
Trang 24- Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước nhưthiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượngnhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dàinhất Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khuthương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua nhữngsản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó Nhưng trên thực tế hiệnnay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt vàđồng bộ nên không ưóc tính được ảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tại nguồntới việc phát sinh chất thải Tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố quan trọng cần đượcnhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai.
1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp:
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự banhành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế thải
ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc sửdụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon… chính các quy định này khuyến khích việcmua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa
1.2.2.3 Ý thức người dân:
Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵnsàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống cách duy trì bảo vệ tài nguyênnguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này có ý nghĩa quantrọng trong công tác quản lý CTR Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sởdẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng
1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa:
- Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùng của conngười gia tăng kéo theo lượng CTR ra môi trường cũng tăng theo
- Ngoài ra lượng CTRSH còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước
ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường:
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước:
Trang 25Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ ChíMinh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các
cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố gây ônhiễm nguồn nước mặt
CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơlửng làm đục nguồn nước CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi lêntrên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí Chất hữu cơtrong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phânhủy bốc mùi hôi thối
2.2 Ô nhiễm môi trường đất:
Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không đượckiểm soát xâm nhập khe đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuầnhoàn vật chất trong đất gây ô nhiễm đất Thành phần các kim loại nặng, vi khuẩn,plastic trong nước CTR gây độc cho cây trồng và động vật đất
1.3.3 Ô nhiễm môi trường không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ônhiễm không khí CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khíhậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân huỷ hiếukhí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S,
CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp Khí Mêtan có thể gây cháy nổnên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại
1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người:
Phá hủy cảnh quan môi trường: CTR không được thu gom nằm tại các con hẻm,khu phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị
du lịch Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò rỉ và phát tán mùihôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị
Trang 26Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khánhiều vi khuẩn, nấm… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đếnsức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp
Tóm lại: Chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước,
đất, không khí Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng trong chất thải sẽthấm vào đất, nước làm nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùngđược
1.4 Các phương pháp xử lý CTR:
1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex:
- Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996),công nghệ này nhằm xử lý chất thải rắn đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩmphục vụ xây dựng, làm vật liệu, …
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ CTR sau đó hoà polyme và sử dụng
áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm CTR sau khi được thu gom (CTR hỗnhợp, kể cả CTR cồng kềnh) chuyển về nhà máy, chất thải rắn không cần phân loạiđược đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải Chất thải lỏngđược pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn.Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kếtdính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào Sản phẩm ở dạng bộtđược chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn
về mặt môi trường và không độc hại
Trang 27nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giảiphóng năng lượng dưới dạng nhiệt Hay nói cách khác đốt CTR là giai đoạn oxyhoá nhiệt đô cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có CTR độc hạiđược chuyển hoá thành khí và CTR không cháy Các chất khí được làm sạch hoặckhông được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi chônlấp
- Ưu điểm :
+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng;+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm nhưchất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác
- Nhược điểm :
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lýkhác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao;+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần khôngcháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi
1.4.3 Phương pháp sinh học:
- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằngphương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín Chất thải rắn sinh hoạt saukhi thu gom sẽ được băng tải để phân loại Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau
đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lênmen sinh học kỵ khí và hiếu khí
- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khímetan Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65% Còn tại quátrình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh Kết quảcho thấy khi tiến hành xử lý CTR tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố HồChí Minh cho thấy mỗi tấn CTR thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300
kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học Những sản phẩm này sẽ được thu hồi và sửdụng trong sản xuất
Trang 28- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hếtsức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tínhtổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều.Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80%đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống.Qua phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phầnCTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệrất cao và thích hợp với phương pháp này Theo các nhà chuyên mônthì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng
ta là rất lớn Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm
2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm LượngCTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽcho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị
1.4.4 Phương pháp chôn lấp:
- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhậnđược về mặt môi trường Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chấtthải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chấtthải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas
- Nhược điểm :
Trang 29+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm;+ Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác;
+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S; + Phảiquan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa
1.4.5 Phương pháp nhiệt phân:
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phânvới nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là thantổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máynhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nêntránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao
1.5 Tình hình quản lý chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
1.5.1 Thực trạng phát thải chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 33% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đếnhơn 2 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 18% tổng lượng chất thải của cả nước).Nguyên nhân chính là do số dân tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt độngthương mại đa dạng và tốc độ đô thị hoá cao
Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗinăm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Nam Trong các loại chất thải, chấtthải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất
là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm).Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cảnước
Báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, khối lượng chất thải rắnsinh hoạt thu gom được trên địa bàn nhìn chung có sự gia tăng nhanh trong khoảngthời gian 2000 - 2007
Trang 30Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng CTRSH tại quận Thủ Đức từ năm 2000 – 2007.
Năm Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ lệ gia tăng chất thải
(Nguồn: Sở tài nguyên & Môi trường, 2008)
1.5.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Tp Hồ Chí Minh:
1.5.2.1 Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Tp HCM:
Hiện nay trên địa bàn Tp HCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thugom chất thải rắn sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dânlập
- Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ Công ích của các Quận Hệ thốngnày đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom CTR chợ, CTR cơquan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom CTR sinhhoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặcđưa thẳng tới bãi CTR Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị
để vận chuyển CTR trên địa bàn
- Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom chất thải rắn, cácNghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường Lực lượng thu gomdân lập chủ yếu thu gom CTR hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồngdưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công tygia đình
(Nguồn: Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển, 2008).
Trang 31Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện
của thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.
Trang 321.5.2.2 Quy trình thu gom:
Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập:
- Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng,công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đóquay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp Nếu tuyến thu gom có mộtngười thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thểđẩy từ 2 - 3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gomrác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn
- Quy trình thu gom cơ giới: Xe chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyếnđược quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe Xe đầy,chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định
Quy trình thu gom của lực lượng dân lập:
Lực lượng CTR dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom CTR tại cácnguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theogiờ họ quyết định Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn
có thể tái chế đem bán phế liệu Sau đó, chất thải rắn sẽ được đưa về trạm trungchuyển Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lầnnữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7 - 10 tấn) tiếp nhậnchất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp
1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn:
Phương tiện thu gom CTR hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụngphương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loạiphương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng Các loạiphương tiện rất đa dạng là các loại xe ba gác, xe lam, xe máy dầu Dung tích chứacủa các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dụng tối đa, thậm chí quá tải
do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên Các loại phương tiện như xelam, xe ba gác (do lực lượng rác dân lập sử dụng) có khả năng thu gom rác với khối
Trang 33lượng lớn gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũngnhanh hơn rất nhiều Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theoquy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện nàythường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom
Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP Hồ Chí Minh
Trang 34CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
Phía Bắc giáp huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương)
Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận 2
Phía Đông giáp quận 9, quận 2
Phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), quận 12, quận Gò Vấp
Trang 35 Nhiệt độ trung bình 27oC, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 29oC, tháng 12 cónhiệt độ thấp nhất 25.5oC Biên độ nhiệt thấp nhất 3,5oC Đặc điểm về nhiệt
độ không khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trongnăm của nhiệt độ vùng nhiệt đới
2.1.3 Địa hình:
Trang 36Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khu vựcĐông Nam Bộ.
Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Thuận
An (Bình Dương) về hướng Nam, có cao trình đỉnh khoảng +30 đến +34m, nhữngđồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình+1,4m nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven sônglớn, có độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và những vùngthấp trũng ở phía Nam Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờsông Đồng Nai và sông Sài Gòn (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức).
Ở vùng địa hình trũng (có nơi cao trình <0,00m), chịu tác động thường xuyêncủa thủy triều nên có đặc điểm khá bằng phẳng và mạng lưới sông ngòi, kênh rạchkhá dày đặc
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi Trường quận Thủ Đức).
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
2.2.1 Đặc điểm kinh tế:
Trang 37Quận Thủ Đức là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh Tổng giá trị sảnxuất các ngành năm 2009 là 3760894 triệu đồng tăng 8% so với năm 2008.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 – 2009 của Quận Thủ Đức.
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức.
2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp:
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp ngày cànggiảm để làm đất ở và cho quá trình công nghiệp hóa Năm 2009, diện tích đất nôngnghiệp còn khoảng 72.4 ha giảm 30.91 ha so với năm 2008 Quận đã có chủ trương
và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôicây trồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa Hiện nay, trên địa bànQuận ngành trồng hoa kiểng, cây giống đang có xu hướng phát triển ổn định Ngànhchăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏingày càng cao, khó cạnh tranh trên thị trường
Triệu đồng
Trang 38Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức.
Trang 39Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009.
(Nguồn: Niên giám thống kê 2008 - 2009)
Trang 409%
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009
2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ:
TM - DV có chiều hướng gia tăng nhưng chỉ chiếm 22% trong cơ cấu giá trị sảnxuất theo ngành kinh tế của Quận Tổng doanh thu năm 2009 đạt giá trị 829579triệu đồng tăng hơn 129901 triệu đồng so với năm 2008 Trong đó, doanh thu củadoanh nghiệp nhà nước là 20732 giảm 3497 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008.Các hợp tác xã có doanh thu đạt được là 12159 triệu đồng tăng 4453 triệu đồng, vềdoanh nghiệp tư nhân có doanh thu 170550 triệu đồng tăng 29045 triệu đồng so vớinăm 2008 Các công ty TNHH có doanh thu đạt được là 416040 triệu đồng tăng hơn
30561 triệu đồng, về cá thể đạt doanh thu 239700 triệu đồng tăng 70200 triệu đồng
so với năm ngoái Toàn quận có 21583 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV vớicác hình thức cho thuê biệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, ăn uống… Các ngànhthương nghiệp bán lẻ, ăn uống phát triển và đã trở thành một thế mạnh của quận
2.2.2 Đặc điểm xã hội:
2.2.2.1 Dân số:
Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số 433170 người tăng 6% so vớinăm 2009 Trong đó, nữ là 223492 người chiếm 51,6% tổng dân số