0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Một số dạng bài toán tổng hợp Bài 36 (QG THCS 2010)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ THUẬT GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY (Trang 33 -37 )

V/ CÁC BÀI TOÁN VẬN DỤNG TƯ DUY ĐỂ TÌM RA CÔNG THỨC CHÍNH XÁC, LẬP TRÌNH ẤN PHÍM HIỆU QUẢ

b) Một số dạng bài toán tổng hợp Bài 36 (QG THCS 2010)

a/ Một người gửi tiết kiệm 250 triệu đồng loại kỳ hạn 3 tháng vào ngân hàng với lãi suất là 10,45%/1 năm. Hỏi sau 10 năm 9 tháng người đó sẽ nhận được bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi. Biết rằng người đó không rút tiền lãi ở tất cả các kỳ hạn trước đó.

b/ Nếu với số tiền của câu a/ người đó gửi tiết kiệm loại kỳ hạn 6 tháng vào ngân hàng với lãi suất là 10,5%/1 năm thì người đó sẽ nhận được bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi sau 10 năm 9 tháng. Biết rằng người đó không rút tiền lãi ở tất cả các kỳ hạn trước đó và nếu rút tiền trước kỳ hạn thì ngân hàng sẽ trả lãi suất không kỳ hạn là 0,015%/ngày (một tháng tính 30 ngày).

c/ Một người hàng tháng gửi tiết kiệm 10 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 0,84%/1 tháng. Hỏi sau 5 năm người đó nhận được bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi. Biết rằng người đó không rút tiền lãi ở tất cả các kỳ hạn trước đó.

Bài 37 ( QG THPT 2010)

Một người mua xe trả góp với giá tiền 20 triệu đồng, mức lãi suất 1,2%/1 tháng với quy ước 1 tháng trả 800.000đ cả gốc lẫn lãi. Hỏi sau 12 tháng kể từ ngày người ấy mua xe số tiền còn nợ bao nhiêu đồng?. Sau 1 năm lãi suất tăng lên là 1,5%/ 1 tháng và người ấy lại quy ước trả 1 triệu đồng cả gốc lẫn lãi (trừ tháng cuối cùng). Hỏi sau bao nhiêu tháng người ấy trả hết nợ? (tháng cuối cùng trả không quá 500.000đ).

Bài 38 ( Huế THPT 2005)

a/ Bạn An gửi một số tiền tiết kiệm ban đầu là 1 triệu đồng với lãi suất 0,58%/1 tháng (không kỳ hạn). Hỏi bạn An phải gửi bao nhiêu tháng thì được cả vốn lẫn lãi bằng hoặc vượt quá 1.300.000đ?

b/ Với cùng số tiền ban đầu và số tháng đó, nếu bạn An gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 0,68%/ 1 tháng thì bạn An sẽ nhận đuợc tiền cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu?

(nếu chưa đến kỳ hạn mà rút tiền thì ngân hàng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn)

Bài 39 (Huế THPT 2006)

a/ SV Châu trúng tuyển vào đại học được ngân hàng cho vay trong 4 năm học, mỗi năm 2.000.000đ để nộp học phí, với lãi suất ưu đãi là 3%/1 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn Châu phải trả góp hàng tháng cho ngân hàng số tiền m không đổi cũng lãi suất 3%/1 năm trong vòng 5 năm. Tính m?

b/ Bố bạn Bình tặng bạn một máy tính hiệu Thánh Gióng trị giá 5.000.000đ bằng cách cho bạn tiền hàng tháng với phương thức sau:

Tháng đầu tiên bạn Bình nhận được 100.000đ, các tháng từ tháng thứ 2 trở đi, mỗi tháng nhận được tiền hơn tháng trước là 20.000đ. Nếu bạn Bình muốn có ngay máy tính để

học bằng phương thức trả góp hàng tháng với số tiền bố cho với lãi suất 0,7%/1 tháng thì bạn Bình phải trả góp bao nhiêu tháng mới hết nợ?

Bài 40 (Huế THPT 2007)

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của một ngân hàng hiện là 8,4%/1 năm. Để khuyến mãi, một ngân hàng thương mại A đưa ra dịch vụ mới: nếu khách hàng gửi tiết kiệm năm đầu thì lãi suất là 8,4%/1 năm, sau đó lãi suất năm sau tăng thêm so với lãi suát năm trước là 1%. Hỏi nếu gửi 1.000.000đ theo dịch vụ đó thì tiền nhận được là bao nhiêu sau 10 năm, 15 năm?

Bài 41 (Huế THPT 2009)

Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm ở một ngân hàng thời gian qua liên tục thay đổi. Bạn Châu gửi tiền ban đầu là 5 triệu với lãi suất là 0,7%/1 tháng, chưa đầy 1 năm thì lãi suất tăng lên 1,15%/1 tháng trong nửa năm tiếp theo và bạn Châu tiếp tục gửi, sau nửa năm đó lãi suất giảm còn 0,9%/1 tháng, bạn Châu tiếp tục gửi thêm một số tháng nữa. Khi rút tiền bạn Châu nhận được cả vốn lẫn lãi là 5.747.478,359đ. Hỏi bạn Châu gửi tiết kiệm được bao nhiêu tháng? Nêu quy trình bấm phím trên máy tính để giải?

Bài 42 (Bình Định THPT 2011)

a/ Một người gửi ngân hàng 100.000.000đ theo kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 0.8%/tháng. Sau 1 năm lãi suất thay đổi là 0,95%/tháng.

Hỏi sau 1 năm 9 tháng nguời đó nhận được cả vốn lãn lãi bao nhiêu? Biết rằng người đó không rút tiền lãi ở tất cả các kỳ hạn trước đó.

b/ Một SV thuộc diện hộ nghèo mới đậu vào đại học được nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để trang trải chi phí học tập với mức vay 1 triệu đồng/1 tháng, lãi suất 0.3%/ tháng. Mỗi năm lập thủ tục vay 2 lần, ứng với 2 học kỳ và nhận được tiền vay đầu học kỳ (mỗi học kỳ nhận được 5 triệu)

Giả sử SV học đại học 4 năm và 1 năm sau khi tốt nghiệp mới bắt đầu trả nợ.

Nếu phấn đấu 4 năm sau SV trả xong nợ thì mỗi tháng phải trả nhà nước bao nhiêu tiền? Biết rằng tại thời điểm trả nợ lãi suất là 0,5%/1 tháng.

Ghi chú: Với việc giới thiệu nhiều lập trình bấm phím khác nhau để giải quyết một số dạng toán trong phần V/, chúng tôi hy họng người đọc sẽ rút ra được một số kinh nghiệm nhất định để từ đó vận dụng một cách sáng tạo giải nhiều dạng toán khác nhau của các

chuyên đề này và một số chuyên đề khác nhưng vì nhiều điều kiện, chúng tôi không thể giới thiệu được cho người đọc.

Như đã nói ở phần mở đầu, đề tài đã tập trung giới thiệu các dạng toán thường ra trong các kỳ thi máy tính cầm tay cấp tỉnh và cấp Quốc gia trong các năm học gần đây mà kết quả được giải quyết chủ yếu dựa vào kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay để bấm máy, làm lập trình nhằm giải các bài toán nhanh chóng, chính xác.

Vận dụng một số kinh nghiệm trong đề tài này chúng tôi đã bồi dưỡng cho đội HSG tỉnh ta từng bước khắc phục những hạn chế, thiếu sót để ngày càng làm tốt bài thi trong các kỳ thi HSG cấp Quốc gia. Nhờ thế thành tích của đội Toán ngày càng đạt kết quả tốt hơn, cụ thể:

- NH 2009-2010: đạt 1 giải ba, 1 giải khuyến khích (đạt 2/10, tỉ lệ 20%) - NH 2010-2011: đạt 2 giải ba, 3 giải khuyến khích (đạt 5/15, tỉ lệ 33,3%). - NH 2010-2011: đạt 2 giải ba, 3 giải khuyến khích (đạt 5/15, tỉ lệ 33,3%).

Sau 2 năm đầu dự thi , chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm đã viết trong đề tài này để tiếp tục bồi dưỡng và kết quả đạt được đã có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể:

- NH 2011-2012: đạt 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích (đạt 11/14, tỉ lệ 78,6%), là tỉnh có số giải nhất, nhì cao nhất khu vực 16 tỉnh dự thi (từ 11/14, tỉ lệ 78,6%), là tỉnh có số giải nhất, nhì cao nhất khu vực 16 tỉnh dự thi (từ

Quảng TrịđếnĐồng Nai).

Hy vọng với việc tích lũy các kinh nghiệm qua 3 năm dự thi được trình bày khá đầy đủ trong chuyên đề này, công tác bồi dưỡng HSG máy tính cầm tay các cấp, đặc biệt là cấp Quốc gia tỉnh ta trong các NH sau sẽ có nhiều khởi sắc hơn.

Một vấn đề không kém phần quan trọng mà người viết cũng rất quan tâm đó là những thầy, cô dạy toán, nhưng không tham gia dạy bồi dưỡng cũng có thể chắc lọc một số chuyên đề đề đã viết để áp dụng có hiệu quả trong việc giúp học sinh sử dụng máy tính cầm tay để giải tốt các bài toán thường ra trong các kỳ kiểm tra, thi tuyển sinh sau này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đây là lĩnh vực khá mới mẻ mà tài liệu viết về vấn đề này còn quá ít, manh mún, phân tán; vì vậy không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót! Rất mong bạn đọc góp ý, bổ sung để cho việc sử dụng máy tính cầm tay vào việc dạy và học môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung ở tỉnh ta đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1 Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay của các máy fx 500 MS, fx 570 MS, fx

 

2 Các chuyên đề hướng dẫn giải toán trên máy tính cầm tay trên mạng

 

3 Các chuyên đề hướng dẫn giải toán trên máy tính cầm tay trên các đĩa CD

của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Tây và Công ty Cổ phần Việt Nhật.

 

4 Các đề thi và bài giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia từ năm 2000 đến 2011.

 

5 Các đề thi và bài giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh một số năm học

gần đây ở một số tỉnh, thành phố.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ THUẬT GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY (Trang 33 -37 )

×