Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đều cho thấy túi nylonkhó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường và do đó gây ra nhiều tác động tiêu cực nhưlàm xấu cảnh quan đô thị, tắc
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
1.2 Mục đích của đề tài: 2
1.3 Phạm vi thực hiện: 2
1.4 Phương pháp thực hiện: 2
1.5 Ý nghĩa của đề tài: 3
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN THỦ ĐỨC 4
2.1 Điều kiện tự nhiên: 4
2.1.1 Vị trí địa lý: 4
2.1.2 Khí hậu: 5
2.1.3 Địa hình: 5
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 6
2.2.1 Đặc điểm kinh tế: 6
2.2.2 Đặc điểm xã hội: 12
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI NHỰA NYLON 16
3.1.1 Khái niệm 16
3.1.2 Phân loại 16
3.1.3 Các phương pháp xử lý chất thải nhựa: 21
3.2 Tác hại của túi nylon 22
3.2.1 Đối với môi trường không khí 22
3.2.2 Đối với môi trường nước 23
3.2.3 Đối với môi trường đất 25
3.2.4 Đối với sức khỏe con người 26
3.2.5 Đối với cảnh quan và hệ sinh thái 26
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THU GOM VÀ QUẢN LÝ TÚI NYLON TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC NÓI RIÊNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NÓI CHUNG 29
4.1 Hiện trạng sử dụng: 29
Trang 24.1.2 Thống kê lượng sử dụng túi nylon trên địa bàn quận Thủ Đức: 32
4.1.2.1 Chợ Từ Đức 32
4.1.2.2 Chợ Bình Phước 35
4.1.2.3 Chợ Thủ Đức: 38
4.2.2 Đánh giá về hoạt động tái chế nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh 44
4.2.3 Đánh giá hệ thống thu gom, quản lý túi nylon trên địa bàn quận Thủ Đức 45
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 49
5.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm sử dụng túi nylon 49
5.2 Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế 50
5.3 Hỗ trợ phát triển túi đựng hàng thân thiện môi trường 55
5.4 Sử dụng mô hình 3R (Reuse, Reduce, Recycle) 56
5.5 Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi nylon: 59 5.6 Xây dựng một hệ thống thu gom, tái sử dụng túi nylon 60
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 62
6.1 Kết luận 62
6.2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
Trang 3LCA ( Life Cycle Analysis): Đánh giá vòng đời sản phẩm
UBND: Ủy ban nhân dân
TNMT: Tài nguyên và Môi trường
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành năm 2011 5
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức 7
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 10
Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường 12
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận 13
Bảng 4.1: Số hộ kinh doanh các mặt hàng tại chợ Từ Đức 32
Bảng 4.2: Thống kê số lượng phiếu khảo sát tại chợ Từ Đức 33
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát tại chợ Từ Đức 34
Bảng 4.4: Số lượng ô sạp chợ Bình Phước 36
Bảng 4.5: Thống kê số lượng phiếu khảo sát tại chợ Bình Phước 37
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát tại chợ Bình Phước 38
Bảng 4.7: Diện tích và số lượng ô sạp chợ Thủ Đức 40
Bảng 4.8: Số lượng từng quầy sạp từng ngành hàng khu chợ B 40
Bảng 4.9: Thống kê số lượng phiếu khảo sát tại khu B chợ Thủ Đức 41
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát tại chợ Thủ Đức 42
Bảng 5.1: So sánh ưu nhược điểm của các loại túi khác 55
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức 3
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức 5
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2010 - 2011 của Quận Thủ Đức 6
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 10
Hình 3.1:Túi nylon thông thường 16
Hình 3.2: Túi nylon đựng hàng 17
Hình 3.3: Chai nhựa đựng dầu gội đầu 17
Hình 3.4: Vỏ chai nước khoáng 18
Hình 3.5: Tấm lợp nhựa PVC 18
Hình 3.6: Dây điện từ nhựa PVC 19
Hình 3.7: Bao bì nhựa PP 19
Hình 3.8: Viết bi có vỏ là nhựa PS 20
Hình 3.9: Cốc nhựa 20
Hình 3.10: Khí thải gây hiệu ứng nhà kính 23
Hình 3.11: Túi nylon gây ô nhiễm các dòng sông 24
Hình 3.12: Túi nylon gây tắc nghẽn kênh rạch 24
Hình 3.13: Túi nylon bị chôn dưới đất 25
Hình 3.14: Túi nylon bị chôn dưới đất 25
Trang 6Hình 3.15: Túi nilon hủy hoại môi trường sinh thái của động vật 27
Hình 3.16: Túi nylon gây mất mỹ quan 27
Hình 3.17: Túi nylon bị kẹt trên đường phố 28
Hình 4.1: Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon đối với môi trường của các tiểu thương 35
Hình 4.2: Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon đối với môi trường của các tiểu thương 39
Hình 4.3: Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon đối với môi trường của các tiểu thương 43
Hình 4.4: Quy trình phát thải và tái sử dụng túi nylon 47
Hình 5.1: Mô hình 3R 57
Hình 5.2: Thùng rác 2 ngăn phân loại rác thải 58
Hình 5.3: Poster hướng dẫn phân loại rác 59
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Với ưu điểm của tính tiện dụng, bền và giá thấp, túi nylon hiện đang được sửdụng rộng rãi Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đều cho thấy túi nylonkhó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường và do đó gây ra nhiều tác động tiêu cực nhưlàm xấu cảnh quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, mất diện tích bãi chôn lấp… Đến nay,vấn đề hạn chế sử dụng túi nylon đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam
Theo kết quả đề tài nghiên cứu ở Sở Khoa học Công nghệ do Qũy Tái chế chấtthải – Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2009, túi nylon được sử dụng rấtphổ biến và cần thiết tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh Lượng túi nylon này không được thu gom triệt để, phát tán trong môitrường xung quanh và gây ra nhiều vấn đề môi trường Nguyên nhân quan trọng củaviệc sử dụng quá mức cần thiết túi nylon là do thói quen và nhận thức của người dân
về việc sử dụng lãng phí túi nylon còn thấp, do tính tiện lợi không thể thay thế của túinylon và do túi nylon được phát miễn phí khi mua hàng Nghiên cứu cũng cho thấyngoại trừ nhà sản xuất, các đối tượng còn lại (người dân, siêu thị, trung tâm thươngmại, nhà sản xuất, nhà quản lý) đều đồng ý tham gia chương trình giảm sử dụng túinylon nếu thành phố phát động… Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, cấm sử dụng túinylon là không khả thi và sẽ gặp sự phản đối từ cộng đồng Do đó, bước đầu quantrọng để giảm sử dụng túi nylon là có biện pháp tác động đến nhận thức và hành vi tiêudùng của người dân cũng như vận động các nhà bán lẻ có kế hoạch cụ thể giảm lượngtúi nylon sử dụng tại đơn vị
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức” nhằm thống kê lượng túi nylon sử dụng tại các
chợ trên địa bàn quận Thủ Đức, để có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm giảmlượng túi nylon sử dụng, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Trang 8- Địa điểm: Quận Thủ Đức.
1.4 Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp:
Thông qua những số liệu, tài liệu thu thập từ:
Phòng Tài nguyên và Môi trường: các tài liệu tổng quan về quận ThủĐức
Ban quản lý các chợ: số liệu về các ngành hàng, số lượng ô sạp tạicác chợ
- Phương pháp phỏng vấn, khảo sát số liệu:
Khảo sát tình hình sử dụng túi nylon tại các chợ trên địa bàn Quận Việcthu thập thông tin thông qua quá trình quan sát, chụp hình, trò chuyện trực tiếpvới các tiểu thương ở chợ
Việc khảo sát được tiến hành với đối tượng là các tiểu thương buôn bán
ở chợ Số lượng phiếu khảo sát ước tính 550 phiếu Qua quá trình phỏng vấncác tiểu thương cho ta cái nhìn tổng quan về những lợi ích và khó khăn trongviệc giảm thiểu sử dụng túi nylon
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu:
Trang 9Sau khi thu thập thông tin về lượng túi nylon sử dụng hàng ngày tại cácchợ của các tiểu thương Tiến hành thống kê các số liệu, và vẽ đồ thị cầnthiết.
- Phương pháp đánh giá nhanh:
Từ các kết quả tổng hợp từ các phiếu điều tra đánh giá công tác quản lý
và công tác thu gom túi nylon trên địa bàn Quận
1.5 Ý nghĩa của đề tài:
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng lượng túi nylon sử dụng tại các chợ, đề xuất cácbiện pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon trên địa bàn Quận Đề tài mang ý nghĩ đối với
xã hội và góp phần nhằm giảm lượng rác thải từ túi nylon, đây là một loại rác khóphân hủy hiện nay và là một vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý môi trường
Trang 10CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH
Phía Bắc giáp huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương)
Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận 2
Phía Đông giáp quận 9, quận 2
Phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), quận 12, quận
Gò Vấp
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức (Ảnh: Phòng TNMT Thủ Đức)
Trang 11 Nhiệt độ trung bình 27oC, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 29oC, tháng 12
có nhiệt độ thấp nhất 25.5oC Biên độ nhiệt thấp nhất 3,5oC Đặc điểm về nhiệt độkhông khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm củanhiệt độ vùng nhiệt đới
2.1.3 Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khuvực Đông Nam Bộ
Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Thuận
An (Bình Dương) về hướng Nam, có cao trình đỉnh khoảng +30 đến +34m, những đồinày không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4mnối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven sông lớn, có độdốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và những vùng thấp trũng ởphía Nam Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai
và sông Sài Gòn
Ở vùng địa hình trũng (có nơi cao trình <0,00m), chịu tác động thường xuyêncủa thủy triều nên có đặc điểm khá bằng phẳng và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khádày đặc
Trang 12Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức (Ảnh: Phòng TNMT Thủ Đức)
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Trang 13Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2010 - 2011 của Quận Thủ Đức
(Ảnh: Phòng TNMT Thủ Đức) 2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp:
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp ngày cànggiảm để làm đất ở và cho quá trình công nghiệp hóa Năm 2011, diện tích đất nôngnghiệp còn khoảng 1067,98 ha giảm 18,41 ha so với năm 2010 Quận đã có chủ trương
và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi câytrồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa Hiện nay, trên địa bàn Quậnngành trồng hoa kiểng, cây giống đang có xu hướng phát triển ổn định Ngành chănnuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi ngàycàng cao, khó cạnh tranh trên thị trường
Trang 14Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức
Trang 16(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 - 2011)
2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 5.666.998 triệu đồng tăng 10,2 % sovới năm 2010 Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngànhcông nghiệp chế biến Trong đó, các ngành sản xuất như ngành công nghiệp sản xuấtthực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị chung Riêng ngành côngnghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng nhỏ Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất như chếbiến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trườngcạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên phải thu hẹp sản xuất
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011
Thành phần Đơn vị tính Năm 2011 Tốc độ tăng trưởng
(%)
Giá trị công nghiệp Tr.đồng 5.666.998 10,2%
Trang 17Doanh nghiệp ngoài
(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - 2011)
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm
2011(Ảnh: Phòng TNMT Thủ Đức) 2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ:
TM - DV có chiều hướng gia tăng chiếm 36,07% trong cơ cấu giá trị sản xuấttheo ngành kinh tế của Quận Tổng doanh thu năm 2011 đạt giá trị 14690524 triệuđồng tăng hơn 4038997 triệu đồng so với năm 2010 Trong đó, doanh thu của doanhnghiệp nhà nước là 24327 tăng 373 triệu đồng so năm 2010 Các hợp tác xã có doanhthu đạt được là 15893 triệu đồng giảm 1533 triệu đồng, về doanh nghiệp tư nhân códoanh thu 1291282 triệu đồng tăng 253484 triệu đồng so với năm 2010 Các công tyTNHH có doanh thu đạt được là 10917832 triệu đồng tăng hơn 3777916 triệu đồng, về
cá thể đạt doanh thu 2441190 triệu đồng tăng 8757 triệu đồng so với năm ngoái Toànquận có 21833 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV với các hình thức cho thuêbiệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, ăn uống… Các ngành thương nghiệp bán lẻ, ănuống phát triển và đã trở thành một thế mạnh của quận
2.2.2 Đặc điểm xã hội:
2.2.2.1 Dân số:
Trang 18Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số 476801 người vào năm 2011tăng 4,4% so với năm 2010 Trong đó, nữ là 239695 người chiếm 49,7% tổng dân sốquận.
Dân số Thủ Đức đang trên đà tăng nhanh trong những năm qua cụ thể từ năm
2009 - 2011 Việc gia tăng dân số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng
tự nhiên đang có xu hướng tăng từ 0,72% năm 2010 đến 0,8% năm 2011; tỉ lệ tăng cơhọc tăng nhanh lên 4,84% so với năm 2010 là 2,61% Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mứccao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các khu công nghiệp, khu chế xuất, sựgia tăng các trường đại học và sự di chuyển dân số từ nội thành ra các quận vùng ventrong những năm gần đây
Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường
Trang 19Linh Trung 54084 57048
(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - 2011) 2.2.2.2 Y tế:
Quận Thủ Đức từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1
-2 bác sĩ, các nữ hộ sinh hoặc y sĩ nhi theo qui định Bên cạnh đó, Quận đã tập trungthực hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em, kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh,phòng chống HIV/AIDS, tăng cường vận động hiến máu nhân đạo
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 14 cơ sở, trong đó có 12 trạm
y tế phường và 1 đội vệ sinh phòng dịch Tổng số cán bộ y tế năm là 704 người, trong
đó ngành y có 517 người và ngành dược có 45 người
2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo:
Quận Thủ Đức không ngừng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong sựnghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạochống tiêu cực trong thi cử, không chạy theo thành tích
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận
Trang 20 Về hoạt động văn hóa: Có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Quận, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa ở khu dân cư” được tập trung thực hiện Năm 2011, quyết tâm thực hiện nét đẹpvăn minh đô thị Trong năm 2011, Quận đã tổ chức thành công các đợt hội thi, hộidiễn, liên hoan văn nghệ thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia
Trang 21 Về hoạt động thể thao: Tình hình hoạt động thể dục thể thao của Quận
tiếp tục phát huy Năm 2011, Quận tham gia tất cả các giải thi đấu cấp thành phố vàcấp toàn quốc, tổ chức các giải cấp quận Ngoài ra, Quận còn thường xuyên phát độngphong trào thể dục, thể thao theo hình thức đội, nhóm
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI NHỰA NYLON
3.1 Khái niệm về chất thải nhựa nylon
Túi nylon có 2 loại:
- Túi nylon nguyên chất: được sản xuất 100% từ dầu mỏ nguyên chất;
- Túi nylon tái chế: là loại túi được tái chế từ các loại túi nylon đã qua sửdụng
Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác, rác thải nylon thực chất làmột hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE
Trang 22 Các loại chính thường gặp : Polyethylene (LDPE; HDPE…);
Polypropylene (PP); Polyvinyl chlorid (PVC); Polystyrene (PS) ngoài ra trong rác thảisinh hoạt thường gặp loại nhựa Polyester và Polyethylene telephthalate (PET)
Hình 3.2: Túi nylon đựng hàng (Ảnh minh họa)
- Nhựa HDPE : Các loại chai nhựa đựng dầu gội đầu; sữa tươi, dầu nhớt và các
đồ gia dụng bằng nhựa…
Trang 23Hình 3.3: Chai nhựa đựng dầu gội đầu (Ảnh minh họa)
- Nhựa PET: Vỏ chai nước khoáng, nước mắm, dầu ăn…
Hình 3.4: Vỏ chai nước khoáng (Ảnh minh họa)
- Nhựa PVC: Ống nước; tấm lợp nhựa; dây điện…
Trang 24Hình 3.5: Tấm lợp nhựa PVC (Ảnh minh họa)
Hình 3.6: Dây điện từ nhựa PVC (Ảnh minh họa)
- Nhựa PP: Bao bì xác rắn; một số loại nhựa cứng…
Trang 25Hình 3.7: Bao bì nhựa PP (Ảnh minh họa)
- Nhựa PS: Hộp xốp bọc vỏ máy; vỏ bút bi, cốc đựng nước…
Hình 3.8: Viết bi có vỏ là nhựa PS (Ảnh minh họa)
Trang 26Hình 3.9: Cốc nhựa (Ảnh minh họa)
3.1.3 Các phương pháp xử lý chất thải nhựa:
Trong xử lý chất thải nhựa có thể được chia ra theo các công đoạn sau:
Các phương pháp tái chế và công nghệ:
Theo nguyên tắc có 3 phương pháp khác nhau để tái chế nhựa đó là:
Trang 27Tái chế bằng phương pháp hóa học:
Các chất polime không ổn định trong môi trường nhiệt động học khi nhiệt độgia tăng sẽ bị biến chất, vì vậy có thể sử dụng các quy trình ép nhựa làm giảm trọnglượng phân tử Phương pháp này sẽ là bước xử lý trước khi tiến hành xử lý hóa học
Xử lý hóa học chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm thu được không chỉ sử dụng làm nhiênliệu mà còn làm vật liệu thô để sản xuất nhựa tổng hợp mới
Tái chế bằng phương pháp nhiệt:
Chất thải nhựa là các polime liên kết ngang có thể được sử dụng làm phinlọc hoặc để chuyển đổi thành các sản phẩm có trọng lượng phân tử thấp Có thểtái chế polyurethane (nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn), mặc dù có những hạn chếnhất định Chất thải là đế giày bằng polyurethane có thể được sử dụng để sản xuất
ra đế giày mới
Tạo Polime sinh học và nhựa phân hủy sinh học dưới tác dụng của ánh sáng:
Việc tạo ra khả năng phân hủy của polime tổng hợp nghĩa là triệt tiêu độ bềncủa vật liệu này
Tuy nhiên, việc làm giảm chất lượng sản phẩm polime có thể gây ra nhiều vấn
đề tiếp sau đó Phân hủy bề mặt vật liệu là phương pháp tái chế không làm vật liệu tự
Trang 28Sử dụng nhựa thải làm chất hoàn nguyên:
Chất thải nhựa sau một số công đoạn phục hồi có thể sử dụng làm chất hoànnguyên trong các lò cao thay cho sử dụng dầu nặng Để sử dụng vào mục đích này,chất thải nhựa phải được xử lý và nghiền nhỏ Quy trình xử lý này sẽ là một phươngpháp hiệu quả khi chất thải nhựa hỗn hợp không thể sử dụng phương pháp tái chế bằng
cơ khí hay hóa học và trong trường hợp có nguồn nhựa phong phú
3.2 Tác hại của túi nylon
Túi nylon được sử dụng rộng rãi và có phần bất trị, thay thế hầu hết các loại lágói truyền thống như lá sen, lá chuối…bởi giá thành rẻ và sự tiện dụng của nó trongnhu cầu sinh hoạt hàng ngày Tuy nhiên, thời gian phân hủy lên đến hàng nghìn nămcủa nó gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường thì hầu như chúng ta không để ý đến
3.2.1 Đối với môi trường không khí
- Khâu sản xuất: việc sản xuất túi nylon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào
là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra khí CO2, CH4, S, NOx …
làm tăng hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy biển đổi khí hậu toàn cầu
Năm 1990, các nhà khoa học đã chứng minh nếu sản xuất 2 túi nilon khôngphân hủy sinh học sẽ tạo ra 1,1 gam chất làm ô nhiễm khí quyển, góp phần tạo ra mưaacid và sương khói
- Khâu xử lý: cũng là bài toán nan giải vì khi đốt túi nylon sẽ tạo ra khíthải có chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Hình 3.10: Khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Ảnh: Việt Hùng)
Trang 293.2.2 Đối với môi trường nước
Những chiếc túi nylon rơi xuống nước làm tắc nghẽn cống tạo thành nơi trú ngụ
và phát tán của côn trùng (như ruồi, muỗi…), lây truyền dịch bệnh ảnh hưởng đến sứckhỏe cộng đồng, gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường Túi nilon nằm "kẹt sâu" trongcống, rãnh, kênh, rạch còn làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải của cống, rãnh,kênh, rạch, gây ngập lụt ngày càng nhiều cho đô thị khi trời mưa lớn bởi không có sựtác động của nhiệt độ cao từ ánh sáng mặt trời, thì phải mất 500 - 1.000 năm, túi nilonmới có thể bị phân hủy
Trong môt số loại túi nylon tái chế còn có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chấtkhi hòa lẫn vào nước gây ô nhiễm nguồn nước Nylon khi bị đốt cháy, các khí thảiphát sinh gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit làmnhiễm độc các dòng sông
Hình 3.11: Túi nylon gây ô nhiễm các dòng sông (Ảnh minh họa)
Trang 30Hình 3.12: Túi nylon gây tắc nghẽn kênh rạch (Ảnh minh họa)
3.2.3 Đối với môi trường đất
Những chiếc túi nyilon chưa phân hủy lẫn vào đất sẽ ngăn cản sự vận chuyểnnước từ các mạch nước lưu thông trong đất, của hơi ẩm, của các loài có khả năng cảitạo đất như giun đất, phá vỡ kết cấu của đất thông qua việc ngăn cản trao đổi các iontrong đất, ngăn cản ô-xy đi qua đất, gây xói mòn đất Đất dần dần sẽ bị thoái hóa từnăm này qua năm khác, trở nên bạc màu, cằn cỗi, làm chậm sự tăng trưởng của cây
trồng và tệ hơn nữa là không phục vụ cho mục đích trồng trọt được nữa.
Trang 31Hình 3.13: Túi nylon bị chôn dưới đất (Ảnh minh họa)
Hình 3.14: Túi nylon bị chôn dưới đất (Ảnh minh họa)
3.2.4 Đối với sức khỏe con người
Việc sử dụng túi nylon gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Bản thân túinylon được làm từ nhựa PVC (poly vinyl clorua) không độc nhưng các chất phụ giađược thêm vào để làm cho túi nylon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại Các chất phụgia sử dụng chủ yếu là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu…là những chất cực kìnguy hiểm Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổnthương và làm thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP (một chất
Trang 32phthalate) có thể gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó Nhữngloại túi nylon tái chế có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơquan sinh dục nam Trẻ em nhiểm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai
có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm Các loạinylon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thựcphẩm nhiễm chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.Đặc biệt nếu sử dụng để đựng thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muốihoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nylon sẽ tách khỏi thành phần nhựalớn gây độc cho thực phẩm Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ởtrong dưa cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc vàung thư
3.2.5 Đối với cảnh quan và hệ sinh thái
Túi nilon gây tàn phá trên động vật đặc biệt là chim và sinh vật biển Các sinhvật này nhầm lẫn nylon là thức ăn, khi nuốt vào cơ thể gây cản trở hệ tiêu hóa củachúng dẫn đến chết
Thực hiện phẫu thuật để
sẽ sống sót được bao lâu?
Hình 3.15: Túi nilon hủy hoại môi trường sinh thái của động vật
Những túi nylon nhẹ có thể bị gió cuốn bay đến các nơi khác, vướng trên cáccành cây hoặc rơi xuống kênh rạch, bãi biển hay khắp nơi trên các đường phố gây mấtcảnh quan
Trang 33Hình 3.16: Túi nylon gây mất mỹ quan (Ảnh: Hoàng Hà)
Hình 3.17: Túi nylon bị kẹt trên đường phố (Ảnh minh họa)
Trang 34CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THU GOM VÀ QUẢN LÝ TÚI NYLON TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC NÓI RIÊNG
VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NÓI CHUNG
4.1 Hiện trạng sử dụng:
4.1.1 Sơ lược tình hình quản lý chất thải nhựa và túi nylon :
Vật liệu nhựa đã được phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20, được ứng dụngnhiều trong đời sống sản xuất và quốc phòng Nhiều loại đã thay thế các vật liệutruyền thống như gỗ, thuỷ tinh, giấy, sắt thép làm bao bì, các chi tiết máy móc trongcác ngành như xây dựng, điện, điện tử và ô tô
Sản lượng nhựa trên thế giới tăng bình quân hàng năm khoảng 3,5% Năm
1997, tổng sản lượng nhựa nói chung của thế giới là 127 triệu tấn, riêng Tây Âu là27,978 triệu tấn, trong đó LDPE chiếm 20,5%, HDPE: 14%
Chỉ tính riêng LDPE năm 1999 thế giới đã sản xuất 27,4 triệu tấn, năm 2000:33,8 triệu tấn, HDPE năm 1999 là 16,3 triệu tấn, năm 2000: 20,6 triệu tấn
Sản lượng LDPE của châu Á năm 1999: 5,5 triệu tấn; năm 2000: 7,8 triệu tấn;HDPE năm 1999: 4,3 triệu tấn;năm 2000: 6,5 triệu tấn
Trang 35Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người năm 1994 của một số nước và lãnh thổtrên thế giới: Đài Loan (Trung Quốc) 144kg/người/năm; Hoa Kỳ:108kg/người/năm;Singapo: 105,5kg/người/năm; Nhật Bản: 85kg/người/năm; Hàn Quốc: 79,4kg/người/năm; Việt Nam năm 1994: 3,5kg/người/năm; 1998: 5,3 kg/ người/năm: năm2003: 15 kg/người/năm
Túi nylon được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quátrình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm Thực tế, dưới tác động của ánh sáng, túi xốp
vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm chođất và nguồn nước Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người Khikhông được vứt ra bãi rác hoặc đốt bỏ, túi nhựa thường được nước đưa ra biển thôngqua đường cống thải, sông rạch Theo Cơ quan Khảo sát Nam cực của Vương quốcAnh, túi nhựa được thấy trôi nổi ở vùng biển phía Bắc Bắc cực trong khi Trung tâmbảo tồn môi trường biển của Hoa Kỳ gần đây cho biết túi nhựa chiếm hơn 10% số rácthải dạt vào bờ biển nước này Túi nylon có thể là thảm họa cho đời sống của nhiềusinh vật Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa ) đã chết sau khi nuốt phải túinylon do nhầm là thức ăn; nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngạt khi chui vào túi nylon
Để giảm thiểu lượng nhựa thải, túi nylon hiện nay thế giới đang đi vào áp dụng cácphương pháp tái chế, tái sử dụng…
Tái chế: Hiện nay trên thế giới đang áp dụng quy trình chế biến cácthành phần có thể tạo ra các sản phẩm mới sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất
Tái sử dụng: Sau khi sử dụng sản phẩm vẫn còn giữ được hình dáng,chức năng ban đầu vẫn có thể sử dụng được, có thể đưa vào chu trình sản xuất- lưuthông - tiêu dùng - phế thải
Một số loại hình tái chế như:
- Tái tạo giá trị: Đây là quá trình mà trong đó chất liệu và kết cấu ban đầu được
tái tạo lại thông qua quá trình xử lý Hình thức và mục đích ban đầu có thể được táitạo
Trang 36- Tái chế vật lý: Đây là hình thức tái tạo giá trị, nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc
hoá học của vật liệu
- Tái chế hoá học: Là hình thức tái tạo, trong đó vật liệu được tái chế bị các quá
trình hoá học làm thay đổi cấu trúc hoá học khác hẳn so với trạng thái ban đầu Ví dụnhư chuyển hoá nhựa phế thải thành nhiên liệu lỏng để đốt hoặc chuyển hoá nhựa PETphế thải thành nhựa Polyester không no làm vật liệu kết dính dùng cho vật liệucomposite
Bằng các công cụ pháp luật và chính sách vĩ mô, nhiều nước trên thế giới đãthành công trong việc tăng cường thu gom, xử lý, tái chế chất thải nylon để giảm thiểu
ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên Ở các nước châu Âu, năm 1992 đã banhành luật thu gom và tái chế bao bì và kết quả năm 1995 lượng phế thải bao bì thugom là 80%, ở Nhật Bản, năm 1995 đã ban hành luật thu gom và tái chế bao bì và năm
1996 đã thu gom và tái chế được 10,03 tấn nhựa phế thải, bằng 11,3% lượng nhựa phếthải Ở Hàn Quốc tỷ lệ tái chế trong xử lý rác thải năm 1994 là 15,4%, đến năm 2000con số này đã tăng lên 47%, ngược lại tỷ lệ chôn lấp đã giảm từ 81,1% năm 1994xuống còn 47% năm 2000
Năm 2004, các siêu thị ở Pháp tiêu thụ 12 tỷ túi nylon nhẹ (giảm đi so với 15 tỷtúi nhựa của năm 2003); mức tiêu thụ trung bình năm trên đầu người là 2 kg Ở HyLạp, 10 tỷ túi nylon được phân phát mỗi năm Ở Anh, con số này là khoảng 8 tỷtúi/năm Ở Ôxtrâylia nơi chú ý nhiều tới các công cụ chính sách giảm thiểu túi nylon,khoảng 6,9 triệu túi được sử dụng mỗi năm trong khi người Nhật tiêu thụ 30 tỷtúi/năm
Rõ ràng nhiều loại túi nylon nhẹ đã thỏa mãn được một số nhu cầu sử dụng thứyếu, thường là túi nhựa miễn phí được sử dụng tại nhà cho đến các thùng rác trênđường phố Các kế hoạch thu gom và tái chế những loại túi này là đáng chú ý, mặc dù
ở Đức (nơi túi hiếm khi được phân phát miễn phí) tỷ lệ tái chế đạt tới gần 60%
Các số liệu thống kê ở Ôxtrâylia cho thấy, dưới 3% túi nylon từ các hộ gia đìnhđược tái chế trong khi đó 37% bị vứt bỏ và 60% được tái sử dụng (ưu tiên cho xử lý)
Trang 37Theo ước tính Việt Nam chúng ta đang tiêu thụ khoảng 12.000 tấn túi
nylon/người/năm (2010), với dân số khoảng 88 triệu dân thì số lượng túi nylon tiêu thụmỗi năm là con số khổng lồ Theo số liệu của Qũy Tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh thì có khoảng 35 tấn nylon sử dụng mỗi ngày tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và 34 – 60 tấn sử dụng tại các hộ gia đình, tương đương từ 5 – 9 triệu túi một ngày Khu vực sử dụng và phát sinh túi nylon nhìu nhất là chợ chiếm 70% kế đến
là siêu thị 25% và trung tâm thương mại là 3% Ngày 26-8-2008, Qũy Tái chế chất thảithành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững” Qũy Tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kết quả khảo sát cho thấy người dân thành phố Hồ Chí Minh đã quá phụ thuộc vào túi nylon khi 93% người đi mua hàng hoàn toàn không đem theo túi
vì túi nylon được phát hoàn toàn miễn phí
4.1.2 Thống kê lượng sử dụng túi nylon trên địa bàn quận Thủ Đức:
4.1.2.1 Chợ Từ Đức
Được thành lập và đi vào hoạt động năm 1993, tổng diện tích chợ Từ Đức là
3798 m2 Tổng số sạp cố định là 510 sạp, 29 kiôt, tổng số tiểu thương kinh doanh từ
200 đến 220 hộ
Chợ được phát triển từ chợ tự phát, được kinh doanh theo hình thức hợp tác xã,ban quản lý chợ gồm 6 người, một trưởng ban quản lý chợ và 5 thành viên giám sátcác hoạt động ở chợ
Bảng 4.1: Số hộ kinh doanh các mặt hàng tại chợ Từ Đức