Đối với phương tiện thu gom rác: Xe thu gom rác cũng cần có 2 ngăn riêng biệt hoặc có xe thu gom rác hữu cơ và rác vô cơ riêng. Việc làm này giúp cho mơ hình phân loại rác tại nguồn được đồng bộ và thống nhất.
Ngoài ra, quan trọng nhất là nâng cao ý thức và nhận thức cho tất cả người dân đặc biệt là thế hệ trẻ, phải được tiến hành toàn diện trong một thời gian dài. Đối với thế hệ trẻ, việc giáo dục nhận thức ngay trong ghế nhà trường là vô cùng cần thiết.
- Đối với học sinh cấp 1: có thể sử dụng đĩa CD và tờ rơi với nhiều hình ảnh phong phú, màu sắc bắt mắt, kèm theo đó là những đoạn phim ngắn hoặc các loại game hướng dẫn về phân loại rác tại nguồn.
- Đối với học sinh cấp 2 và 3: Cẩm nang hướng dẫn phân loại rác tại nguồn là tài liệu bổ ích. Trong cẩm nang cần đưa ra các định nghĩa, khía niệm, ví dụ minh họa, hình ảnh sinh động để giúp các em dễ dàng nắm rõ kiến thức hơn.
Giảm thiểu (Reduce): hướng dẫn người dân giảm sử dụng túi nylon thông qua việc thay đổi lối sống, thay đổi trong cách tiêu dùng, hạn chế sử dụng túi nylon khi có thể thay thế bằng các loại túi khác.
Ví dụ: khi đi chợ hoặc siêu thị có thể đem theo túi sử dụng nhiều lần
Tái sử dụng (Reuse): khuyến khích người dân tái sử dụng lại các túi nylon còn sử dụng được vào những mục đích cũ (đựng hàng hóa …) hay cho một mục đích khác (lót thùng rác hoặc dùng đựng rác …), sử dụng túi nylon đến lúc không thể sử dụng được nữa.
Tái chế (Recycle): chương trình phân loại rác tại nguồn phần nào cũng giúp cho việc tái chế túi nylon dễ dàng hơn. Túi nylon được phân loại tại các hộ gia đình và các khu chợ được thu gom riêng biệt và vận chuyển đến khu tái chế.
5.5 Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi nylon:
Giải pháp này nhằm vận động các nhà phân phối/bán lẻ (trước tiên là các hệ thống siêu thị, các chợ qui mơ lớn sau đó mở rộng đối tượng tham gia) tham gia chương trình tình nguyện giảm phân phát túi nylon. Các đơn vị tham gia chương trình cam kết và có kế hoạch cụ thể giảm phân phát miễn phí túi nylon đựng hàng cho khách và định kỳ báo cáo kết quả theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. Bù lại, các đơn vị này sẽ được hưởng một số quyền lợi như được đưa vào danh sách “Doanh nghiệp Xanh”, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền giảm sử dụng túi nylon…
Tham gia chương trình, các nhà bán lẻ cam kết thực hiện một số điều theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường:
- Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế cho túi nylon
- Cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thức nhân viên và khách hàng về việc giảm sử dụng và tái sử dụng túi nylon (loại dùng một lần)
- Tập huấn nhân viên trực quầy các giải pháp giảm phát túi nylon - Tổ chức thu hồi túi nylon để tái chế
- Sử dụng biện pháp tài chính để khuyến khích khách hàng sử dụng túi dùng nhiều lần hay mang theo túi đựng hàng
Để có thể vận động các nhà bán lẻ cam kết tham gia chương trình, cần quan tâm đến các yếu tố như:
- Kế hoạch triển khai chương trình vận động các nhà bán lẻ giảm sử dụng túi nylon phải rõ ràng, được chuẩn bị chu đáo;
- Các hướng dẫn thực hiện giảm sử dụng túi nylon phải đầy đủ, cụ thể, rõ ràng; - Phải có những biện pháp khuyến khích thiết thực bằng các quyền lợi cụ thể dành cho nhà bán lẻ cam kết tham gia chương trình (đưa vào danh sách Doanh nghiệp Xanh, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền…)
5.6 Xây dựng một hệ thống thu gom, tái sử dụng túi nylon
Tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại loại túi HDPE mỏng thường được sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi nylon loại mỏng này không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế, chúng khơng được các đại lý ve chai thu mua, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán khắp nơi gây ô nhiễm môi trường
Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi nylon đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung
cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi nylon. Trước mắt, trong giai đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các chợ và siêu thị. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi nylon bằng cách tính điểm thưởng trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các điểm thu gom sẽ dần được mở rộng trên khắp các địa bàn Quận. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể giao cho các phường đảm nhận.
Tăng cường tái sử dụng và tái chế túi nylon:
+ Đối với loại túi sử dụng nhiều lần do nhà bán lẻ bán hoặc tặng khách hàng: thu đổi cái mới cho khách hàng khi cái đang sử dụng đã bị hư hỏng.
+ Lập điểm thu gom túi nylon (loại sử dụng một lần) bên trong chợ hay siêu thị. Có thể khuyến khích khách hàng nộp lại túi dùng một lần bằng hình thức tính điểm để nhận phiếu ưu đãi khi mua hàng.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Hiện nay,ở các nước trên thế giới cũng như nước ta tình trạng ơ nhiễm túi nylon đang ở mức báo động. Tại quận Thủ Đức, ước tính trung bình một ngày số lượng túi nylon sử dụng ở một chợ là 65 kg/ngày, với số lượng 14 chợ nằm rải rác trên tồn Quận thì đây là con số rất lớn. Nếu tình trạng sử dụng túi nylon bừa bãi cứ diễn ra hàng ngày mà khơng có biện pháp ngăn ngừa thì trong thời gian tới quận Thủ Đức nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Do đặc tính phân huỷ rất chậm, túi nylon tích luỹ lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại túi nylon tái chế có lẫn các chất phụ gia độc hại gây tác hại vô cùng lớn đến sức khoẻ con người.
Mặc dù trong những năm gần đây, các nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đã đưa ra các chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng trên thực tế vẫn chưa đem lại hiệu quả.
Đề tài đã thực hiện được mục tiêu đề ra, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và trình độ người thực hiện nên đề tài chỉ tập trung khảo sát tại 3 chợ: chợ Từ Đức, chợ Thủ Đức và chợ Bình Phước, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng túi nylon bừa bãi của các tiểu thương trên địa bàn Quận.
6.2 Kiến nghị
Có các biện pháp tăng cường sự hợp tác giữa người dân và chính quyền địa phương.
Các ban ngành cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các nhà sản xuất túi nylon chuyển sang sản xuất túi tự hủy và túi thân thiện mơi trường.
Chương trình phân loại rác tại nguồn tuy đã được triển khai tại các quận trên địa bàn thành phố trong thời gian qua nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Đề nghị các ban ngành, đồn thể:
+ Có chính sách hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị ví dụ như thùng, túi, phương tiện thu gom, vận chuyển phục vụ chương trình, ...
+ Có chính sách khuyến khích hỗ trợ cụ thể đối với các đơn vị thu gom rác dân lập.
+ Có chính sách quản lý triệt để các lực lượng thu gom rác dân lập để tránh tình trạng thu gom da beo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Bảo vệ môi trường, 2003,Chất dẻo – Biến ô nhiễm thành lợi ích, NXB Lao động, Hà Nội. http://www.tinmoitruong.vn http://www.quanlychatthai.vn http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2009/12/210601/ http://www.tinmoitruong.vn/trao-doi---phan-bien/nhan-dien-tui-nilong-than-thien-moi- truong_44_10156_1.html http://vov.vn/Home/Tui-ni-long-hiem-hoa-moi-ve-moi-truong/20099/121340.vov http://moitruongxanhhcm.org.vn/index.php/Thuong-thuc-moi-truong/can-noi-khong- voi-tui-nilong.html
http://congnghiepmoitruongcie.wordpress.com/2011/04/02/th%E1%BB%B1c-tr %E1%BA%A1ng-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-qu%E1%BA%A3n-ly-ch %E1%BA%A5t-th%E1%BA%A3i-tui-nilon-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam- va-d%E1%BB%8Bnh-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-gi%E1%BA%A3i-phap-t %E1%BB%AB-goc-d/ http://www.baocongthuong.com.vn/p0c257s281n15551/tui-nilon-chua-chat-reverte- than-thien-voi-moi-truong.htm http://www.refu.vn/index.php? option=com_content&view=category&layout=blog&id=3&Itemid=12&lang=vi&limit start=5
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG TÚI NILONG (TÚI XỐP) TẠI CÁC CHỢ NĂM 2012
Tên chợ:
...............................................................................................................................................
Tên tiểu thương:
...............................................................................................................................................
Loại hình kinh doanh:
...............................................................................................................................................
1. Anh/chị sử dụng túi nilong (túi xốp) để đựng hàng hóa nào?
2. Anh/chị có tính chi phí sử dụng túi nilong (túi xốp) khi bán sản phẩm cho người tiêu dùng khơng?
Có Không 3. Các loại túi nilong (túi xốp) và lượng sử dụng hàng ngày? - bé hơn 0,5kg ……. /ngày - 0,5kg .…… /ngày - 1kg ……. /ngày - 2kg ……. /ngày - 3kg .…… /ngày - 5kg ……. /ngày - 10kg ……. /ngày - 15kg ……. /ngày - lớn hơn 15kg ……. /ngày
4. Anh/chị biết gì về tác hại của túi nilong (túi xốp) với mơi trường khơng? Có Khơng
Nếu có ghi rõ các tác hại anh/chị biết :……………………………………………
5. Nếu có sản phẩm khác thay thế túi nilong (túi xốp) hiện tại, góp phần bảo vệ mơi trường tuy nhiên giá thành cao hơn anh/chị có đồng ý sử dụng khơng?
Đồng ý Không đồng ý
Lý do khơng đồng ý (nếu có):…..…………………………………………………...
Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia cuộc khảo sát. Người lập phiếu khảo sát Người được khảo sát