Phân loại túi nylon Ngành hàng Rau(g/ ngày) Ăn uống (g/ngày) Thịt (g/ngày) Khơ (g/ngày) Trái cây- Tạp hóa (g/ngày) Khác (g/ngày) < 0,5 kg 300 1672,5 1,2 - 1563 - 0,5 kg 638 977,8 1675 9835 1677 1894 1 kg 3561,5 1140 7986,5 2587,7 1782 3633 2 kg 3666,5 835 7329,5 14894 1004 1409,5 3 kg 1538,5 - 4291 - 457 - 5 kg 1320 - 3908 2685,5 - 861 10 kg - - 37 - - - 15 kg - - - - - - > 15 kg - - - - - -
Tổng lượng nylon theo từng ngành hàng 11053 4625,3 25228 30002 6498 7797,5 Tổng lượng nylon sử dụng hàng ngày của toàn chợ 85203,2
Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon của các tiểu thương:
- Số tiểu thương biết về tác hại của túi nylon (khó phân hủy, mất cảnh quan…) đối với môi trường: 121 phiếu
- Số tiểu thương không biết về tác hại của túi nylon đối với môi trường: 89 phiếu
Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nylon trên địa bàn quận Thủ Đức thông qua số liệu khảo sát của 3 chợ:
Theo số liệu thống kê cho thấy hàng ngày mỗi chợ trên địa bàn Quận sử dụng khoảng 65,8 kg túi nylon các loại. Ước tính số nylon sử dụng tại 14 chợ trên địa bàn Quận lên đến 921 kg túi một ngày. Toàn bộ số lượng túi nylon nói trên đều được các tiểu thương phân phát miễn phí cho người mua hàng.
Đối với các tiểu thương, trên 50% số tiểu thương nhận thức được tác hại của túi nylon đối với mơi trường, số cịn lại đa số là các tiểu thương lớn tuổi, khơng được tìm hiểu về tác hại của túi nylon.
Phần lớn các tiểu thương đều có ý thức muốn thay đổi túi nylon thành các loại túi tự phân hủy hoặc các loại túi sử dụng nhiều lần, nhưng:
- Về mặt kinh tế: các loại túi kể trên có giá thành cao hơn túi nylon. Nếu khi áp dụng vào thị trường thì buộc các tiểu thương phải tăng giá thành các sản phẩm của mình.
- Nhu cầu của người tiêu dùng: người tiêu dùng khi đi mua hàng không đem theo túi, nhưng ln muốn để các loại hàng hóa ở các túi nylon riêng biệt, xin thêm túi nylon để có thể sử dụng vào những mục đích khác tại gia đình.
- Chưa có được sự đồng bộ trên toàn thể tiểu thương trong chợ
Nên việc sử dụng túi tự hủy và các loại túi sử dụng nhiều lần chưa thể áp dụng với các tiểu thương ở chợ.
4.2 Hệ thống thu gom và quản lý túi nylon :
4.2.1 Hiện trạng hoạt động tái chế nhựa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, hoạt động tái chế nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được thực hiện bởi hai nhóm đơn vị: các cơ sở tái chế nhựa vừa và nhỏ và các doanh nghiệp nhựa lớn.
Đối với các cơ sở tái chế nhựa vừa và nhỏ, có thể thấy lợi ích đem lại từ hoạt động của các đơn vị này chủ yếu là giảm lượng rác thải cần xử lý, tái chế chất thải thành ngun liệu có ích, tạo được việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, rõ ràng với công nghệ sử dụng như hiện nay, hiệu quả kinh tế-môi trường của hoạt động tái chế nhựa của các đơn vị này là không cao, hiệu suất tiêu thụ năng lượng cao, phát thải
ơ nhiễm cao, hạt nhựa tái chế có chất lượng thấp chỉ sử dụng để sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng giá trị thấp, hiệu quả kinh tế đem lại không cao.
Theo kết quả khảo sát của Quỹ Tái chế chất thải (2009), 14% các doanh nghiệp nhựa lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh có hoạt động tái chế nhựa, trong đó 57% sử dụng nguồn phế liệu nhựa là sản phẩm lỗi trong sản xuất của công ty, phần cịn lại có thu mua phế liệu nhựa từ bên ngồi để tái chế. Đối với các doanh nghiệp nhựa lớn, do sử dụng công nghệ tiên tiến, hoạt động tái chế nhựa tại các đơn vị này đem lại hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội cao. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhựa lớn hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc tái chế các phế phẩm nhựa trong sản xuất, chưa mạnh dạn thu gom, tái chế phế liệu nhựa từ rác thải sinh hoạt do cịn e ngại về tính ổn định của nguyên liệu đầu vào.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tái chế nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh khơng chỉ có các ưu khuyết điểm các yếu tố nội tại của ngành tái chế nhựa mà còn cả các yếu tố thuận lợi và khó khăn từ bên ngồi.
4.2.2 Đánh giá về hoạt động tái chế nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh
4.2.2.1 Về mặt cơng nghệ
- Nhìn chung các cơng nghệ tái chế nhựa phế thải ở Việt Nam cịn ở trình độ thấp, mang tính thủ cơng, tự phát thiếu sự đầu tư và quản lý của Nhà nước.
- Về quy mô chủ yếu là sản xuất nhỏ của tư nhân với trình độ kỹ thuật thấp, đầu tư chưa nhiều cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Về phương pháp chủ yếu là tái chế cơ học ở trình độ thấp chưa có tái chế hóa học. Về mặt thu gom chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu là lao động thủ công, năng suất và hiệu quả thấp. Kỹ thuật xay rửa, tuyển nổi bằng nước mới chỉ phân ra được hai loại nhẹ nổi như HDPE, LDPE, PP và nặng chìm : PS, PET và PVC. Công đoạn giặt rửa cũng chỉ đơn giản bằng nước thường, nên không loại bỏ hết được các chất gây bẩn, nhất là các cất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, nước thải sau khi rửa nhựa không được thu gom. Cơng đoạn sấy khơ cũng cịn hết
sức thô sơ, chủ yếu theo kiểu phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, nên chịu ảnh hưởng của thời tiết và sản phẩm dễ bị nhiễm bẩn.
- Các thiết bị hầu hết là thiết bị tự chế trong nước theo kiểu bán tự động thiếu độ chuẩn xác, tiêu hao nhiên liệu lớn, gây tiếng ồn, bụi và đa số chưa đảm bảo các điều kiện an tồn về điện. Nhà xưởng cịn nhỏ hẹp, không đảm bảo, chủ yếu theo kiểu kinh tế hộ gia đình.
- Về sản phẩm nhựa tái chế chưa phong phú, chất lượng không cao. Các sản phẩm là nhựa giống và hạt nhựa không đảm bảo được độ sạch tinh khiết, nên không thể sử dụng để gia cơng các sản phẩm địi hỏi tiêu chuẩn và chất lượng cao. Hơn nữa người dân chỉ tái chế các loại phế liệu nhựa mang lại lợi nhuận cao.
4.2.2.2 Về tác động đối với môi trường
- Hoạt động tái chế phế liệu nhựa ở nước ta còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh các khu vực sản xuất.
- Người thu gom, mua bán, phân loại phế liệu nhựa dễ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc thường xuyên với các chất ô nhiễm, các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh có trong chất thải nhựa, tại các bãi rác.
- Nước rửa phế thải nhựa và khí thải trong q trình gia cơng nhựa đã làm ô nhiễm môi trường các khu vực xung quanh.
4.2.2.3 Về hiệu quả kinh tế - xã hội
Hoạt động thu gom tái chế phế liệu nhựa khơng những góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường mà cịn mang lại một số lợi ích như:
- Làm hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm ngân sách nhờ giảm chi phí nhập khẩu các loại nhựa khơng có ở trong nước.
- Giảm lượng chất thải khó phân hủy, giảm các chi phí xử lý, giải quyết cơng ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động.
- Tạo ra được các sản phẩm có giá trị đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của dân chúng
4.2.3 Đánh giá hệ thống thu gom, quản lý túi nylon trên địa bàn quận Thủ Đức
Hiện nay, các hoạt động thu gom, vận chuyển túi nylon được thực hiện cùng với các loại rác thải sinh hoạt khác do Công ty TNHH MTV DV-CI Quận hoặc các Hợp tác xã Liên minh tư nhân đảm nhận, nhưng công việc tái chế phế thải nhựa hiện chưa được chú ý. Các hoạt động thu gom, mua bán các thành phẩm có thể tái chế, được những người nhặt rác và thu gom phế liệu tư nhân tiến hành.Việc thu gom phế liệu nhựa, hầu hết diễn ra theo hình thức thủ cơng với các phương tiện và cơng cụ lao động thơ sơ, khơng có những phương tiện đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Các loại phế liệu nhựa được thu gom theo các hình thức sau:
- Những người nhặt rác và thu mua phế liệu từ các hộ gia đình và nơi đổ rác cơng cộng, sau đó nhựa phế liệu được các đại lý phế liệu thu mua.
- Những người nhặt rác thu nhựa thải ở các bãi rác, sau đó nhựa phế thải được các đại lý thu mua.
- Nhân viên thu gom rác của Công ty TNHH MTV DV-CI Quận, thu gom nhựa thải bán cho các đại lý thu mua phế liệu
Nhà phân phối sỉ Tái chế
Người mua phế liệu Nguồn phát sinh túi
nylon (hộ gia đình, chợ, nhà hàng, khách sạn…)
Nguồn phát sinh túi nylon (hộ gia đình, chợ, nhà hàng, khách sạn…)
Thu gom túi nylon lẫn trong rác thải bằng xe
Hình 4.4: Quy trình phát thải và tái sử dụng túi nylon
Nhìn chung, túi nylon hầu như có mặt ở khắp mọi nơi: hộ gia đình, chợ, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí….Sau đó túi nylon cùng rác thải sẽ được tập trung tại một điểm thu gom của khu phố, chợ….và được vận chuyển đến các bãi rác tập kết rác thải.
Phương tiện của những đội thu gom này thường sử dụng là các loại xe đẩy tay chuyên dụng đến các địa điểm thu gom nhỏ lẻ ví dụ như: từ các hẻm nhỏ, các con phố…..Từ đó tất cả các loại rác thải sẽ được vận chuyển bởi những chiếc xe lam đến bãi tập kết rác gần đó nhất.
Tại bãi tập kết rác một phần rác thải sẽ được vận chuyển bằng container đến bãi chôn lấp rác, kết thúc chu trình. Một lượng rác sẽ được đem đi tái chế và tái sử dụng bởi các người nhặt rác, từ đây họ sẽ bán lại cho các điểm thu mua phế liệu, quá trình tái chế, tái sử dụng diễn ra tại đây và tạo thành sản phẩm. Những sản phẩm tái chế này lại tiếp túc bán cho nhưng nhà phân phối sỉ lẻ. Cuối cùng những sản phẩm tái chế xuất hiện trên thị trường và lại phát sinh ra các loại rác thải.
Đánh giá hoạt động thu gom túi nylon trên địa bàn quận Thủ Đức:
Hiện nay công tác thu gom túi nylon trên địa bàn Quận được thực hiện cùng với rác thải sinh hoạt mà khơng có sự phân loại. Nhìn chung cơng tác thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn Quận được thực hiện khá tốt. Tỉ lệ rác được thu gom đạt khoảng 90 - 95% tổng lượng rác phát sinh. Ngay tại nguồn phát sinh (chợ, nhà dân …) túi nylon được các lao động thu gom một phần. Khi túi nylon được đến các bô rác, một lượng
khác được các người nhặt rác phân loại ra để đem bán cho các cơ sở tái chế. Nhưng do lượng túi nylon thải ra quá nhiều nên số lượng túi nylon lẫn trong các loại rác vẫn còn đáng kể. Việc phân loại thủ công bằng tay gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những người đi nhặt rác nhưng số lượng lao động này là tự phát nên hiện tại Quận vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Hình 4.5: Người dân thu gom túi nylon tại bô rác Trường Thọ
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
5.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm sử dụng túi nylon
5.1.1 Xây dựng cẩm nang tuyên truyền
Xây dựng cẩm nang tuyên truyền Giảm sử dụng túi nylon (tác hại của túi nylon, hướng dẫn sử dụng hợp lý túi nylon, thay túi nylon bằng các loại túi thân thiện với môi trường) phù hợp với người dân và học sinh.
5.1.2 Tuyên truyền trên các kênh thông tin
- Tuyên truyền trực tiếp: Thành lập lực lượng tuyên truyền viên phát tờ rơi, hướng dẫn và vận động từng hộ dân thực hiện giảm sử dụng túi nylon, tái sử dụng và thải bỏ đúng, mang theo túi đựng hàng riêng khi đi mua sắm, sử dụng túi đựng hàng có thể sử dụng nhiều lần khi đi mua sắm thay cho túi nylon thông thường.
- Tuyên truyền gián tiếp: Triển khai thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, truyền hình, đài phát thanh địa phương) về tác hại kinh tế, xã hội và môi trường của túi nylon, định hướng giảm sử dụng túi nylon và hướng dẫn các giải pháp thay thế, các biện pháp người dân có thể thực hiện để giảm sử dụng túi nylon trong cuộc sống hàng ngày.
- Tuyên truyền thông qua poster, bandroll, tờ rơi tại các siêu thị và trung tâm thương mại, khu dân cư, trường học, cơ quan…
5.1.3 Tuyên truyền qua hệ thống giáo dục
- Đưa nội dung tuyên truyền giảm sử dụng túi nylon vào nội dung các hoạt động ngoại khóa ở các trường học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học). Phối hợp tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi viết, sáng tác truyện… với chủ đề giảm sử dụng túi nylon.
5.1.4 Áp dụng thí điểm tại một chợ cụ thể
- Bên cạnh việc tuyên truyền, chọn một chợ trên địa bàn Quận làm điểm tập trung đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, vận động người dân và các tiểu thương giảm sử dụng túi nylon, khuyến khích người dân đem theo túi đựng hàng khi mua sắm. - Khuyến khích ban quản lý chợ bố trí các điểm thu gom túi nylon đã qua sử dụng (lồng ghép với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn) tại các vị trí thuận tiện, khuyến khích giao nộp túi nylon đã qua sử dụng.
5.2 Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế
Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi nylon (loại mỏng dùng một lần), trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi nylon ít gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi nylon sang loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc. Tuy nhiên tác hại do túi nylon sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra những vấn đề khác nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế. Vì vậy, cần lựa chọn một loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.
Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như trên thực tế có thể sử dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi nylon hiện đang có trên thị trường như:
- Túi vải sử dụng nhiều lần
- Túi dệt từ sợi nylon sử dụng nhiều lần - Túi nylon tự huỷ, phân hủy sinh học
Túi vải sử dụng nhiều lần:
- Sử dụng túi vải có nhiều tiện ích như dùng lại được nhiều lần, mẫu mã đẹp, rất chắc chắn. Nếu túi vải được người tiêu dùng sử dụng ngày càng nhiều thì sẽ giảm đáng kể lượng túi nylon dùng một lần thải ra môi trường. Tuy nhiên, giá thành của nó khá cao, thường những cửa hàng sẽ khơng phát miễn phí mà địi hỏi khách hàng phải trả tiền để mua túi.
- Tuy nhiên, túi vải không phù hợp với các trung tâm thương mại vì ở đó có nhiều gian hàng tách biệt, khách hàng không thể cứ đến một gian hàng lại phải tốn tiền mua một túi vải. Cịn đối với siêu thị thì túi vải cũng là một giải pháp phù hợp, nhưng đây khơng là giải pháp duy nhất. Siêu thị có thể lựa chọn các giải pháp khác nhau như dùng túi tự hủy,