CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU1.1.Lý do chọn đề tài Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều loại ô nhiễm, nhưng loại ô nhiễm mà người dân thành phố đang hàng ngày phải đối mặt với nó
Trang 1CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều loại ô nhiễm, nhưng loại ô nhiễm mà người dân thành phố đang hàng ngày phải đối mặt với nó và chúng ta thường không chú ý tới tác hại của nó đến sức khỏe đó là ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm tiếng ồn giao thông nhưng chúng ta không biết những tác hai do chúng gây ra với sức khỏe con người Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ, em đã được
học các môn liên quan đến xử lý và quản lý môi trường, mà môn học Xử lý Tiếng ồn do Thày Nguyễn Chí Tài giảng dạy là một trong những môn như vậy
Trong thời gian học đại học, em thường xuyên đi lại trên các tuyến đường của Thành phố Hồ Chí Minh, mà chủ yếu là đi thực địa và tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học tập Do vậy em đã tiếp xúc trực tiếp rất nhiều với ô nhiễm tiếng ồn
do các phương tiện giao thông gây ra Là một sinh viên học ngành Kỹ thuật Môi trường, để đưa kiến thức đã học của mình áp dụng và thực tế, và muốn làm được cái gì để góp phần làm cho môi trường Thành phố thêm trong lành, đặc biệt là
việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Hiện trạng Tiếng ồn TP Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tại Ngã tư Hàng Xanh”
Sau khi chọn đề tài trên, em đã tiến hành đo đạc mức độ ồn do các phương tiện giao thông gây ra tại 34 tuyến đường giao thông của thành phố và các nút giao thông trọng yếu Em đã đề xuất “Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tại Ngã tư Hàng Xanh” Vì Ngã tư Hàng Xanh là của ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có lưu lượng xe rất lớn từ các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc
Trang 2Với vốn kiến thức của mình đã tiếp thu được trong trường Đại học và sự giúp
đỡ tận tình của thày Nguyễn Chí Tài, em hy vọng đề tài sẽ thành công và có thể
áp dụng vào thực tế
1.2.Mục đích đề tài
Xác định xem mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại các trục giao thông huyết mạch và các nút giao thông của thành phố có giá trị là bao nhiêu, chúng vượt giới hạn cho phép là bao nhiêu Trên cở sở đó tính toán tìm ra biện pháp hạn chế tiếng ồn tại Ngã tư Hàng Xanh
1.3.Nội dung đề tài
Trình bày tình hình Tiếâng ồn tại thành phố Hồ Chí Minh Và các biện pháp giảm thiểu tiêng ồn tại một số thành phố trên thế giới Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hạn chế tiếng ồn tại Ngã tư Hàng Xanh
1.4.Giới hạn đề tài
Do đây là Đồ án Tốt nghiệp yêu cầu của đề tài hep, nên en chỉ trình bày tồng quan về tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tại Ngã tư Hàng Xanh Nên giới hạn đề tài chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Hàng Xanh và số liệu em cũng trình bày chi tết và đầy đủ hơn ở các khu vực khác
1.5.Phương pháp thực hiệân
Phương pháp hồi cứu: nghiên cứu các đề tài đã công bố.
Phương pháp chuyên gia: thăm hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia
Khảo sát thực tế: tiến hành đo đạc mức độ ồn tại khu vực thực hiện đề tài Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước: thu thập các tài liệu có liên quan đến
tiếng ồn, từ đó áp dụng vào đề tài đang thực hiện
Trang 3CHƯƠNG II: TIẾNG ỒN GIAO THÔNG VÀ PHÂN LOẠI
2.1.Khái niệm về tiếng ồn
Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm rất phổ biến của đô thị Thành phố càng lớn, giao thông càng phát triển m mạnh thì ô nhiễm tiếng ồn càng nặng
Có thể định nghĩa tiếng ồn như sau: Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe Có thể là một âm thanh hay
nhưng lại trở thành tiếng ồn vì nó xay ra không đúng lúc, không đúng chỗ
Người ta có thể đánh giá chính xác chất lượng môi trường không khí bằng nồng độ chất ô nhiễm chứa trong không khí lớn hay bé, hay đánh giá chất lượng môi trường nước theo yêu cầu của lượng oxi sinh hóa trong nước Nhưng thật khó khăn trong việc đánh giá nguồn tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn, bởi vì cùng một tiếng ồn xảy ra, nhưng mỗi người cảm thấy mức độ tác động ở mức độ khác nhau Ngay cả cùng một con người, đối với cùng một tiếng ồn gây ra còn phụ thuộc vào lúc đó người ta đang làm gì, ở nhà hay ở cơ quan, hay đang đi dạo chơi…
Thính giác (tai) của con người có đặc tính là cảm thụ cường độ âm thanh theo hàm số logarit, ví dụ cường độ âm thanh tăng 100 lần nhưng tai chỉ nghe to gấp 2 lần, hay khi cường độ âm thanh tăng gấp 1000 lần thì tai chỉ nghe to gấp 3 lần,…
Vì vậy có thể dùng nhiều hệ thống đơn vị vật lý khác nhau để đo mức cường
độ của âm thanh, nhưng phổ biến nhất là hệ dexiben, do ông Alfred Bell thiết lập nên Bội số 10 dexiben (dB) là Bel Tương ứng với độ âm thanh yếu nhất mà tai
có thể nghe được là 1 dB
Tai người có thể cảm thụ một khoảng âm thanh rất rộng, từ 0 đến 180 dB
Người ta gọi âm thanh 0 dB là ngưỡng bắt đầu nghe thấy, còn mức cao nhất tai người có thể chịu đựng được (khi nghe bị chói tai) gọi là ngưỡng chói tai Thông
Trang 4ở mức 115 dB Tiếng nói chuyện thông thường hay tranh luận với nhau mức âm biến thiên theo tần số 30 – 60 dB Tác dụng của tiếng ồn đối với con người phụ thuộc vào tần số hay các xung của âm thanh Mức áp lực âm thanh gây ra do âm thanh tần số cao mạnh hơn âm thanh tần số thấp.
Thước đo cường độ âm thanh: Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn (ISO –
International Orgranization for Standardization) xác định mức cường độ âm thanh như sau :
I – Cường độ âm thanh (W/m2)
(Công thức 1 lấy từ công thức 5-1 sách Ô nhiễm Môi trường Không khí của Phạm Ngọc Đăng)
Aùp lực âm thanh P0 và cường độ âm thanh I0 là các giá trị nhỏ nhất mà tai người có thể cảm thụ được âm thanh Khả năng nghe thấy tự nhiên có thể khác nhau giữa người này và người kia Để thống nhất tiêu chuẩn hóa, người ta thừa nhận trị số P0 = 2.10-5 N/m2 và I0 = 10-12 W/m2 và như vậy khi âm thanh có áp lực bằng 2.10-5N/m2 hay cường độ bằng 10-12 W/m2 thì có mức âm bằng 0 dB
Con người có thể nghe thấy âm có tần số từ 16 đến 20.000 Hz Nhưng khoảng tần số đó giảm dần theo tuổi tác và các nhân tố khác Tần số thấp hơn 16 Hz không thể nghe được, tần số trên 20.000 Hz là siêu âm không thể nghe được.Một số người có thể nghe được âm thanh tần số này, một số người khác lại không thể nghe được âm thanh tần số đó Rất nhiều động vật có thể nghe được siêu âm mà con người không thể nghe được Cũng vì vậy độ nhạy cảm của âm thanh của người phụ thuộc và tần số âm thanh Hai âm thanh có cuờng độ dB giống nhau, nhưng chúng có tần số khác nhau thì tai nghe thấy độ to khác nhau
Trang 5Fon là đơn vị đo âm thanh được công nhận là đơn vị đo lường quốc tế từ năm
1961 (Theo bản hướng dẫn dùng đơn vị Fon :ISO/R226 - 1961)
Mức to (Fon) của âm xác định theo phương pháp dùng tai người đánh giá (so sánh chủ quan) độ to âm thanh cần đo với âm thanh chuẩn với điều kiện qui ước mức to của âm thanh chuẩn đúng bằng mức âm thanh (dB) của nó Theo qui định quốc tế, âm chuẩn là âm anh dao động hình sin sóng phẳng và tần số 1.000Hz Ví dụ âm thanh A có tần số 100Hz có mức âm thanh là 60 dB nhưng chỉ nghe tương đương âm thanh tần số 1000Hz có mức âm thanh là 50 dB, thì ta nói mức âm thanh của âm thanh A là 50 Fon
Nói chung tai người có thể nhạy cảm với âm thanh có tần số 1.000 – 5.000 Hz,
vì vậy âm thanh có tần số thấp hơn 1.000Hz và cao hơn 5.000 Hz sẽ có mức độ âm nhỏ hơn 1.000Hz, tuy chúng có cùng một mức cường độ âm (dB) như nhau
Độ to của âm còn được đánh giá bằng thước đo thứ 3 là độ to, đơn vị đo lường là son. Một Son là độ to của âm thanh có tần số là 1.000Hz, có mức âm là 40 dB
Aâm 5.000 Hz có mức âm cũng là 40 dB nhưng tai nghe thấy to gấp đôi âm trên thì nó được đánh giá là âm có độ to 2 Son
Quan hệ giữa Son và Fon được thể hiện bằng biểu thức sau:
Trong đó : S – Biểu thị cho độ to của âm là Son
F – Biểu thị cho mức độ to của âm đã được hiệu chỉnh là Fon
(Công thức 2 lấy từ công thức 5-2 sách Ô nhiễm Môi trường Không khí của Phạm Ngọc Đăng)
Trị số Son của âm thanh là cơ sở thực tế để so sánh đánh giá độ to của tiếng ồn được nhận thức thực tế, trong khi đó trị số Fon là mức ồn biểu thị bằng dB đã được hiệu chỉnh với mức ồn tần số 1.000 Hz Ơû bảng 1 so sánh trị số Fon với trị
Trang 6Bảng 1: So sánh giữa mức to và độ to của âm thanh
203040506070
0.250.501.002.004.008.00
8090100110120
16.0032.0064.00128.00256.00Đối với mức âm có tần số 250 – 8.000 Hz, thì sự khác nhau giữa mức cường độ âm đo bằng dB và mức to âm đo bằng Fon, rất ít Chỉ có tần số âm thanh thấp hơn 250 Hz và cao hơn 8.000 Hz thì sự khác nhau này mới đáng kể
Ơû bảng 1 thống kê tương đương (có tính gần đúng) mức âm đo bằng dB và độ
to của âm đo bằng Son của một nguồn âm thực tế
Sự suy giảm tiếng ồn trên đường truyền tuân theo một quy luật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, nên khi tăng gấp đôi khoảng cách từ người nghe đến nguồn ồn thì cường độ âm thanh giảm đi còn ¼ và mức cường độ âm giảm đi
- Khu thương mại: trung bình là 60 dB, giá trị cao nhất là 75 dB
- Khu công nghiệp : trung bình là 65 dB, giá trị cao nhất 80 dB
Mức cao nhất có thể chấp nhân được trong nhà công công phải thấp hơn các số liệu sau đây:
Trang 7- Phòng hòa nhạc và nhà hát : 35 dB
- Bệnh viện, nhà an dưỡng và các công trình tương tự: 40 dB
- Phòng làm việc, thư viện và các công trình tương tự : 45dB
- Cửa hàng, nhà băng và các công trình tương tự : 50 dB
- Khách sạn và phân xưởng dụng cụ chính xác : 55 dB
Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau được hỗn hợp trong sự cân bằng biến động Mỗi thành phần có vai trò riêng trong sự gây ồn Nó rất khác nhau giữa người này và ngườ khác, từ chỗ này đến chỗ khác và từ lúc này đến lúc khác Có thể nói mức độ không muốn nghe là thước đo tính chất tác hại của tiếng ồn
Ơû nước ta các công trình kiến trúc thường mở cửa đi và cửa sổ trong phần lơn thời gian trong ngày Điều đó dẫn tới kết quả là mức ồn ở trong nhà thường rất gần mức ồn ở ngoài nhà
2.2.Tác hại của tiếng ồn
Nhìn chung, bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là loại ô nhiễm, vì nó hạ thấp chất lượng cuộc sống Tiếng ồn tác động trước hết đến hệ thần kinh trung ương, sau đó đến hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng tác động đến thính giác Tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vào mức ồn Tuy nhiên tần số lặp lại của tiếng ồn, đặc điểm của nó cũng ảnh hưởng lớn Tiếng ồn phổ liên tục gây tác đụng khó chịu hơn tiếng ồn gián đoạn Tiếng ồn tần số cao khó chịu hơn tiếng ồn tần số thấp Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ Aûnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào hướng và lượng của năng lượng âm tới, thời gian tiếp xúc của con ngươi với nó, độ nhạy cảm của từng người và từng lứa tuổi Tiếng ồn tác động sấu đối với con người theo một số cach sau đây:
Trang 82.2.1.Lặp đi lặp lại sự quấy rầy giấc ngủ
Nghiên cứu điều tra xã hội cho thấy, những người sống ở vùng lân cận sân bay: khoảng 22 % dân nói rằng họ thường cảm thấy khó chịu vì tiếng ồn ở sân bay Ơû khu vực mà tiếng ồn có mức cao, 50% số dân phàn nàn về tiếng ồn Tỷ lệ phần trăm số người phàn nàn vì bị đánh thức bởi cường độ âm thanh cao hoặc giấc ngủ không sâu còn cao hơn
2.2.2.Tác động đối với thính giác
Tác dụng này chỉ trở thành thực tế quan trọng nếu âm thanh quá to Tiếp tục tăng mức âm lên tới khoảng 100 dB trong khoảng thời gian ngắn gây tác động xấu đối với thính giác Rất nhiều công nhân chịu tác dụng trực tiếp tiếng ồn của máy bay phản lực hay ở một phân xưởng ồn ào trong một thời gian vừa phải đã nhanh chóng mắc bệnh giảm thính giác Tiếng ồn mạnh có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí còn làm thủng màng nhĩ
2.2.3.Tác động đối với thông tin.
Aâm thanh dùng để trao đổi nói chuyện và dùng để đàm thoại Nó cũng rất quan trọng đối với người thích nghe radio và vô tuyến truyền hình Aâm thanh trtao đổi có ý nghĩa rất quan trọng ở phòng làm việc, trường học và các chỗ công cộng khác Mức âm lớn nhất của tiếng ồn không gây tác hại đến trao đổi thông tin là dưới 55 dB Tiếng ồn có mức 70 dB đã là điều kiện rất bất ổn, tác dụng xấu đến trao đổi thông tin công cộng
2.2.4.Tác động đối với thể lực, đối với tâm thần và hiệu quả làm việc của con người
Rất nhiều người phát biểu rằng tiếng ồn đã làm họ yếu về thể lực và yếu về thần kinh và làm giảm hiệu quả làm việc của họ Thí nghiệm đã chứng minh rõ điều đó Tiếng ồn thực chất không chỉ gây bệnh tâm thần mà còn gây tai họa với phần tai trong, nếu tiếng ồn đạt tới 100 dB
Trang 9Đã có nhiều người phàn nàn là rất khó chịu khi làm việc mà phải nghe tiếng tích tắc của đồng hồ chạy, hay có người nói chuyện thì thầm bên cạnh, trong trường hợp đó thiếu sót xảy ra trong công tác sẽ tăng lên, hơn thế nữa nó có thể tác dụng đến thể lực Tiếng ồn gián đoạn có thể gây đãng trí và từ đó tác động đến hiêu quả công việc, đặc biệt đối với người thường xuyên làm nhiệm vụ đơn điệu Hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng từ tiếng ồn có mức âm khoảng 90 dB Một số thí nghiệm còn cho thấy thiếu sót còn xảy ra ở mức ồn thấp hơn.
2.2.5.Tác dụng tổng hợp của tiếng ồn đối với cuộc sống của con người.
Tiếng ồn tác động lên con người ở 3 mức:
- Quấy rầy về mặt cơ học, như che lấp âm thanh cần nghe
- Quấy rầy về mặt sinh học của cơ thể, chủ yếu đối với bộ phận thính giác và hệ thần kinh
- Quấy rầy về mặt xã hội của cua con người
Tất cả các quấy rầy đó dẫn tới biểu hiện sấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý, hiệu quả lao động của con người, tức là ảnh hưởng tới cuộc sống của con người
Hình 1: giới thiệu tác hại của tiếng ồn có mức âm trung bình ở tần số 1.000Hz là 50 dB (đường cong c) và 70 dB (đường cong b) và 90 dB (đường cong a) đối với cuộc sống con người
Trang 10Trong đó: a; làm tổn thương chức năng thính giác, mất ngủ suy nhược thần kinh, mệt mỏi toàn thân…, b; làm ảnh hưởng tới mạch tim đập, nhịp thở, huyết áp, hoạt động dạ dày, mất hứng thú lao động c; quấy rầy trao đổi thông tin, giảm hiệu xuất lao động.
Bảng 2: tác hại của tiếng ồn có cường độ cao đến sức khỏe con người.
Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giac và cơ bẵpĐau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên
Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu đối với tiếng ồnNếu chịu lâu sẽ bị thủng tai
Nếu tiếp xúc lâu để lại hậu quả lâu dàiChỉ cần tiếp xúc ngắn cũng gây nguy hiểm lớn lâu dàiTiếng ồn còn gây ảnh hưởng đến tim mạch và sự hình thành hệ thần kinh của bào thai
Nghiên cứu của Liên Xô trước đây cho thấy công nhân trực tiếp chịu đựng mức ồn cao sẽ bị bệnh tăng huyết áp gấp đôi và bị bệnh về bộ máy tiêu hóa gấp
4 lần
Tiếng ồn có thể làm giảm khả năng nghe của tai và gây các bệnh về thính giác, vì vậy các chuyên gia y học hiện nay cho rằng sự suy giảm khả năng thính giác theo độ tuổi chính là vì con người đã thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, nhất là trong xã hội công nghiệp phát triển
Tiến sĩ Samuel Rosen ở trường Đại học Y khoa Mount Sinai ở New York đã
Trang 11sống ở môi trường yên tĩnh nên ở tuổi 75 vẫn có độ nhạy thính giác giống như người Mỹ ở tuổi trung binh 25.
Khi con người làm việc trong môi trường ồn, sau vài giờ làm việc phải mất thời gian nhất định thì thính giác mới phục hồi được bình thường Thời gian đó gọi
là thời gian phục hồi thính giác.nếu con người chịu tác động với tiếng ồn to và
quá lâu thì gây bệnh thính giác mãn tính, như là làm thay đổi sự trao đổi chất các trong ốc tai
Để bảo vệ thính giác, người ta quy định thời gian tối đa tiếp xúc của tiếng ồn trong mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn khác nhau
Trang 12Bảng 3 giới thiệu các giá trị ồn khác nhau mà nó ít gây ra hậu quả làm biến
đổi thính lực lâu dài của con người.
Thời gian tác động (số giờ trong ngày) Mức ồn
864321.510.50.25
90929597100102105110115
2.3 Phương pháp đo đạc và dụng cụ đo
Theo tiêu chuẩn đo đạc thì tiếng ồn đo ở độ cao 1.2m và cách nguồn ồn 7.5m
Trong đề tài này số liệu do em trực tiếp đo đạc bằng máy Extech407768 do Đài
Loan sản xuất
Máy Extech407768 có hai chế độ đo là: đo nhanh (Fast) và đo chậm (Slow)
tương ứng với hai đặc tính khác nhau:
Loại nhanh (fast): áp dụng khi đo âm thanh có mức độ thay đổi lớn (không ổn định)
Loại chậm (slow):dùng đo âm thanh ít thay đổi (ổn định)
Với máy trên, và mục đích cần đo là tiếng ồn do giao thông thường không ổn
định nên ta phải đo ở chế độ Fast(nhanh)
Khi đo tiếng ồn còn phụ thuộc vào độ hiệu chỉnh A,B,C,D với:
- Mức A đo tiếng ồn từ 0 – 40dB
- Mức B đo tiếng ồn từ 40 – 70dB
- Mức C đo tiếng trên 70dB
- Mức D đo tiếng ồn gây nhiễu như máy bay
Nhưng đo như vậy rất phức tạp, nên hiện nay người ta chỉ quy định chỉ sử dụng
Trang 13Với tiếng ồn giao thông thì mức độ hiệu chỉnh là A.
2.3.Phân loại tiếng ồn đường phố
Bao gồm :Tiếng ồn giao thôngđường bộ và đường sắt , Tiếng ồn do Sinh hoạt
và Xây dựng, khu Thương mại,Quảng cáo, Xe cứu thương…
2.3.1.Tiếng ồn giao thông: Cần phải phân biệt rõ tiếng ồn do một xe gây ra và
tiếng ồn do một luồng xe gây ra Và do đường sắt gây lên
a Tiếng ồn của từng xe : Tiếng ồn của từng xe có thể tổng hợp từ các tiếng ồn
sau:
- Tiếng ồn từ động cơ và do sự dung động của các bộ phận của xe: Tiếng ồn này phụ thuộc vào trình độ thiết kế và công nghệ sản suất xe Động cơ xe càng chính xác, bộ giảm sóc của xe càng tốt thì tiếng ồn truyền đến vỏ xe, và sau đó truyền ra ngoài càng nhỏ Trình độ thiết kế hiện nay đảm bảo có loại xe phát ra tiếng ồn rất bé
- Tiếng ồn của ống xả khói: Giảm tiếng ồn từ ống khói phát ra là một vấn đề âm học đơn giản, nó được giải quyềt một cách hoàn thiện Nhưng hệ thống tiêu âm càng tốt thì giá thàh càng cao, và đòi hỏi chi phí năng lượng nhiều hơn Vì vậy trong thực tế, một số người đã lắp ống xả không có tiêu âm để tiết kiệm năng lượng và đỡ gây hại máy nên gây tiếng ồn rất lớn trên đường phố Vì vậy chúng
ta phải quy định mức ồn bao nhiêu dB để cho phép xe chạy trên đường phố
- Tiếng ồn do đóng cửa xe : tiếng ồn đó do,
- Tiếng rit phanh: Tiếng rít hãm phanh cũng rất khó chịu Ngày nay người ta chú ý giải quyết vấn đề này bằng các đĩa hãm
b Tiếng ồn từ dòng xe liên tục
Là tiếng ồn của tất cả các xe cùng chạy trên đường tạo ra Nói tiếng ồn giao thông là chỉ tiếng ồn của từng dòng xe và nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với
Trang 14năm lại tăng thêm 1dB, nghĩa là cứ 10 năm cảm giác độ to của tiếng ồn lại tăng gấp 2 lần.
Mức ồn của dòng xe cũng được đo ở điểm cách trục của làn xe gần nhất 7.5m và ở độ cao 1.2m trên mặt cắt của đường Mức ồn của dòng xe phụ thuộc vào:
− Số lượng xe chạy trên đường trong một giờ theo cả 2 chiều, gọi là cường độ dòng xe, ký hiệu N (xe/h) cường độ xe càng lơn thì mức độ ồn càng cao
− Thành phần của dòng xe là tỷ lệ (%) các loại xe thành phần trong dòng xe Thường chia làm 3 loại:
+ Xe khách và xe vận tải hạng nặng
+ Xe tải và xe khách nhỏ
+ Xe mô tô và xe 2 bánh
− Vận tốc dòng xe (km/h)
− Đặc điểm của đường
− Đặc điểm của các công trình 2 bên đường (có hay không có nhà cửa 2 bên đường)
Để giảm nhỏ tiếng ồn giao thông một cách tổng thể, trước hết là giảm tiếng ồn do từng xe gây ra, đồng thời quy hoạch đường cũng có thể hỗ trợ cho việc giảm tiếng ồn giao thông
c.Tiếng ồn từ đường sắt
Do đặc thù riêng, thành phố Hồ Chí Minh có tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc Nam chạy qua, nên tiếng ồn thành phố chịu ảnh hưởng cả tiếng ồn của tàu lửa khi chạy qua Tiếng ồn từ đường sắt còn có tác hại mạnh hơn cả tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây lên
2.3.2 Tiếng ồn từ thi công xây dựng
Tiếng ồn từ các nơi thi công xây dựng nói chung là gây hại đối với con người
hơn là tiếng ồn giao thông và tiếng ồn do các nhà máy gây lên Nguyên nhân là
Trang 15nhân nữa là do các thiết bị thi công xây dựng thường gây ra tiếng ồn lớn Dưới đây là mức ồn do các thiết bị thi công xây dựng gây ra:
Bảng 4: Mức ồn do các thi bị thi công xây dựng gây ra
Máy ủi
Máy khoan đá
Máy đập bê tông
Máy cưa tay
Máy nén diezen
Máy đóng búa 1.5 tấn
Máy trộn bê tông
2.3.3 Tiếng ồn công nghiệp
Tiếng ồn công nghiệp được sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động hoặc
chuyển động qua lại do sự tiếp xúc của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí và hơi
Có thể giảm đáng kể tiếng ồn va chạm và chấn động bằng cách đặt các thiết
bị trên đệm đàn hồi Thêm vào đó có thể giảm tiếng ồn dao động bằng cách tăng trọng lượng hoặc thiết kế các bộ phận máy cẩn thận để tránh sự cộng hưởng Khi cần thiết có thể dùng các vệt liệu hút âm bao phủ thiết bị
2.3.4.Tiếng ồn do Quảng cáo
Tiếng ồn này được sinh ra, do các hoạt động quảng bá sản phẩm của các công
ty, xí nghiệp hoặc các tổ chức cá nhân Tiếng ồn này thường chỉ kéo dài không lâu, nên ít gây tác hại đến sức khỏe và cuộc sống con người
Trang 162.4.Sự lan truyền tiếng ồn giao thông ra môi trường xung quanh.
Khi đánh giá tác động của ô nhiễm tiếng ồn đối với môi trường xung quanh, cũng như đối với sức khỏe cộng đồng, cần phải xác định được mức độ lan truyền các nguồn ồn ra môi trường xung quanh
2.4.1.Lan truyền tiếng ồn trên địa hình bằng phẳng
Sự giảm dần tiếng ồn giao thông theo khoảng cách do hai nguyên nhân sau:
− Mức âm giảm theo khoảng cách
− Do sự hút âm của không khí
Sự giảm âm theo khoảng cách được xét với nguồn điểm và nguồn đường
Tiếng ồn từ dòng xe chạy trên đường có thể coi như nguồn đường, nguồn điểm, hay nguồn trung gian giữa nguồn điểm và nguồn đường, là tùy thuộc vào khoảng các giữa các xe chạy trên đường
a.Đối với nguồn âm điểm:
Nếu một nguồn âm điểm có công suất P(W) bức xạ sóng hình cầu, thì ở
khoảng cách nguồn r(m) cường độ âm có thể tính theo công thức sau:
Như vậy khi khoảng cách r tăng gấp đôi, cường độ âm giảm đi 4 lần (hình2)
Sự giảm năng lượng này gọi là giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
Trang 17dt
A
2n n
Với đề tài là hạn chế tiếng ồn tại Ngã tư Hàng Xanh, thì ta xác định mức âm
tại các khoảng cách r1 (có mức ồn L1) và r2 (với mức ồn L2), với r2 > r1 ta có:
đó cường độ âm ở khoảng cách r(m) xác định theo công thức sau:
Hình 2: nồng độ âm giảm theo bình phương khoảng cách
Trang 18(Công thức 7 lấy từ công thức 1.19 sách Aâm học Kiến trúc của PGS-TS Pham Đức Nguyên)
Logalit hóa hai vế 7 ta được công thức:
Lr = Lp + 10lgQ – 20lgr – 10lgΩ (8)(Công thức 8 lấy từ công thức 1.20 sách Aâm học Kiến trúc của PGS-TS Pham Đức Nguyên)
- Trường hợp nguồn âm bức xạ đều vào không gian (Q = 1 va Ω = 4Π)mức âm
Lr trở về công thức (5)
- Khi truyền âm trên mặt phẳng (nửa không gian, Ω = 2Π), mức âm tại r có dạng (với Q= 1)
b.Đối với nguồn âm đường:
Với nguồn âm đường (bức xạ sóng trụ), độ giảm cường độ âm từ khoảng cách
r1 (I1) đến khoảng cách r2 (I2) theo quan hệ:
2
r r
2AA
Nguồn âm d
Hình3: sự giảm cường độ của nguồn âm đường
Trang 19Khi lan truyền âm thanh trên bề mặt, năng lượng âm còn giảm bớt một phần
do sự hút âm của bề Do đó trong quá trình tính toán người ta đưa thêm vào các
công thức nói trên một hệ số, gọi là hệ số hút âm của bề mặt, kb:
Với nguồn âm điểm : ∆ Ld = kb.20 lg
Hệ số kb lấy như sau:
Mặt đất phẳng, dất cây:kb = 1.0
Mặt đất tròng cỏ: kb = 1.1
Mặt đường nhựa: kb = 0.9(Công thức 12,13 lấy từ công thức 6.6 và 6.7 sách Aâm học Kiến trúc của PGS-
TS Pham Đức Nguyên)
Trong thực tế, dòng xe chạy trên đường phố có thể coi là nguồn âm đường
một dạng trung gian của nguồn âm và nguồn đường Mỗi phương tiện giao thông là một nguồn âm, nằm trên đường thẳng Khoảng cách giữa các xe này ký hiệu là
S (m), có thể xác định theo công thức sau đây:
S = 1000
N
v tb
(14)
Trong đó: νtb – Vận tốc trung bình của dòng xe (km/h)
N – Lưu lượng dòng xe tính theo cả 2 chiều (xe/h)
Trang 20(Công thức 14 lấy từ công thức 6.8 sách Aâm học Kiến trúc của PGS-TS Pham Đức Nguyên)
Quan hệ của công thức (14)thể hiện trong bảng 5:
Bảng 5: quan hệ giữa S và N khi v tb = 40km/h
2.4.2.Lan truỵền tiếng ồn trên địa hình có nhà cửa
Nhà cửa, tường rào có thể giảm đáng kể mức ồn giao thông do hiệu quả tạo thành bóng âm phía sau nó Sóng âm trên đường lan truyền, khi gặp các vật cản một phần năng lượng âm bị phản xạ trở lại sau khi đập vào vật cản, làm tăng mức âm phía trước, đồng thời ở vật cản phía sau vật cản có thể tạo thành bóng âm mà độ lớn của nó có thể phu thuộc vào kích thước vật cản và bước sóng âm Tần số âm càng cao thì bóng âm càng rõ rệt, còn ở tần số thấp, đặc biệt khi bước sóng âm xấp xỉ hoặc lớn hơn vật cản, âm thanh có thể xâm nhập vào bóng âm do hiện tượng nhiễu xạ
Độ giảm mức ồn phụ thuộc vào:
- Đặc đểm của nguồn âm (nguồn âm điểm, đường hay điểm nguồn trung gian)
Trang 21- Kích thước của tường chắn (chiều cao, chiều dai)
- Tần số âm thanh
22 20
18 16
14 12
150 100
50
0
30
282624222018
161412
150 100
50 0
Sự giảm âm của nguồn âm đường qua tường chắn:
Hình 6: Sơ đồ tính toán độ giảm mức ồn qua tường chắn Hình 5: Sự giảm thấp tiếng khi có tường chắn cao 10m
Hình 4: Sự giảm thấp tiếng ồn trong không gian tự do
Trang 22Điểm khảo sát Tường chắn
Trang 23Phương pháp của Scholes W.E, Sargent IW xác định độ giảm mức theo trình tự sau đây:
1) Xác định độ giảm mức ồn cực đại ∆Lmax phụ thuộc vào δ=(a+b-c) theo bảng 6:
Trong đó: a là khoảng cách từ nguồn ồn đến đỉnh tường chắn, b: là khoang các từ đỉnh tường chắn tới điểm khảo sát, c: là khoảng các từ nguồn ồn đến điểm
2)Theo các góc a 1 , a 2 và ∆Lmax.xác định độ giảm ∆La1, ∆La2 theo bảng 7:
Bảng 7: độ giảm mức ồn sau tường chắn ∆L a , dB.
Trang 243)Theo hiệu số (∆La1 - ∆La2) với (∆La1 > ∆La2) xác định trị số hiệu chỉnh H theo bảng 8:
Bảng 8:Số hiệu chỉnh H vào mức ∆L a , dB.
2.4.3.Lan truỵền tiếng ồn qua cây xanh
Khi trên đường lan truyền sóng âm gặp các dải cây xanh, thì ngoài phần năng lượng giảm do khoảng cách, âm thanh còn bị tiêu hao đáng kể do:
- Một bộ phận năng nượng bị phản xạ trở lại từ hàng cây giống như đối với tường bị chắn
- Một phần năng lượng bị hút và khuếch tán trong đám lá cây
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy:
- Tác dụng phản xạ của tường chắn có thể làm giảm mức âm 1.5 dB mỗi khi gặp một dải cây xanh
- Khả năng hút và khuếch tán âm thanh của cây xanh phụ thuộc vào loại cây với mức độ rậm rạp của lá, có trị số 0.12 – 0.14 dB/m
Như vậy mức độ giảm âm thêm do cây xanh gây ra (ký hiệu ∆Lcx) có thể xác định theo công thức của Meister F và Ruhrberg W (CHLB Đức):
∆Lcx = 1.5Z + β∑ Bi (16)Trong đó:Z – số dải cây xanh
Bi - bề rộng của mỗi dải cây xanh
β - hệ số hút âm của cây xanh
Trang 25(Công thức 16 lấy từ công thức 6.11 sách Aâm Học Kiến Trúc của Pgs-Ts Phạm Đức nguyên)
Trong bảng 9: là hệ số hút âm của cây xanh (dB/m) phụ thuộc vào tần số âm:
Bảng 9: khả năng hút âm của cây xanh ,dB/m
các tần số
200-400 400 - 800 800 – 1600 1600-6400 3200-6400
2.5.Tiêu chuẩn tiếng ồn tối đa cho phép đối với phương tiện giao thông và khu công công và dân cư.
2.5.1.Phương pháp tiêu chuẩn.
Phương pháp tiêu chuẩn trước hết phải xuất phát từ đặc điểm cảm thụ âm thanh hay tiếng ồn của con người, phụ thuộc vào mức và tần âm Nghĩa là phải dựa vào đường đồng mức to của Robinson và Dad Son hình 7 dưới đây:
400 300 200 100 70 50 40 30 0
130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 140
Hình 7 : Biểu đồ đường cong đồng mức to
Trang 26Hiện nay trên thế giới áp dụng một số tiêu chuẩn theo các phương pháp khác nhau, và trong một quốc gia có thể sử dụng không chỉ một phương pháp tiêu chuẩn.
Dưới đây là một số phương pháp tiêu chuẩn thường gặp trên thế giới:
Đường NC (Noise Criterion): là một họ đường cong do L.Beranek đề xuất
năm 1957, được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Anh… Chỉ số của mỗi đường cong là mức âm tại tần số xấp xỉ 2000Hz của đường đó
2000 1000
500 250
125 63
Đường NR (Noise Rating): là một đường cong đánh giá ảnh hưởng quấy nhiễu
của tiếng ồn trong phạm vi tần số từ 31.5 đến 8000Hz theo chiều dài octa (bảng 4) Biểu đồ này được xây dựng dựa trên biểu đồ các đường đồng mức âm (h.1) Chỉ số NR là trị số mức âm (dB) ở tần số chuẩn 1000Hz được lấy làm tên gọi các đường cong Các trị số của họ đường NR cũng cho trong bảng 4
Bảng 10: Trị số mức âm theo họ đường cong NR
Trang 27LA - NR ≈ 5dBKhi đánh giá tiếng ồn, thực tế theo NR, cần đo và dựng phổ tiếng ồn theo dải tần số 1 ôcta rồi đặt nó lên biểu đồ các đường NR (đường chấm chấm trên hình 3) Chỉ số của đường khảo sát là đường NR kề sát nó nhất khi không có điểm nào của đường này nằm dưới đường khảo sát.
Tần số trung bình Hz
8000 4000 2000 1000 500
250 125 63
2.5.2.Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép đối vơi các nguồn ồn.
Hình9: biểu đồ họ đường cong NC
Trang 28Nguồn ồn thường là tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải, tiếng ồn máy móc, thiết bị Tiêu chuẩn dùng để kiểm soát mức ồn do từng phương tiện giao thông ha từng thiết bị máy móc gây ra.
Bảng 5: Giới thiệu về tiêu chuẩn TCVN 5948-1995 cho mức tối đa cho phép đối với các phương tiện giao thông vận tải đường bộ
Trang 29B ảng 11: mức ồn tối đa cho phép đối với tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ .
4 Xe Ô tô con, xe taxi, xe khách đến 12 chỗ ngồi 80
2.5.3.Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép ở các khu vực công công và dân cư
Tiếng ồn ở đây là tiếng ồn tổng cộng của mọi nguồn ồn do hoạt động của con người về giao thông vận tải, sản xuất, dịch vụ, vui chơi giải trí…gây ra tác động đến các khu công cộng và dân cư xung quanh Tiêu chuẩn này thường dùng để kiểm soát và đánh giá tác động tiếng ồn của các dòng xe giao thông vận tải đường bộ, đường sắt…đối với các khu công cộng và dân cư xung quanh
Bảng 6 dưới đây giời thiệu tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 về mức ồn giới hạn tối đa cho phép đối với khu vực công cộng và dân cư để minh họa
Bảng 12:Giới hạn tối đa cho phép đối với khu vực công cộng và dân cư.
6h – 18h 18h – 22h 22h – 6h
1 Khu vực cần đặc biệt yên tĩnhBệnh viện, thư viện, nhà điều
dưỡng, nhà trẻ, trường học
Trang 30CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH TIẾNG ỒN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
3.1.Tình hình tiếng ồn tại Tp Hồ Chí Minh
Hiện nay, mặc dù các tuyến đường chính đã cấm xe tải nhưng xe buýt thì vẫn được đi lại và dùng còi hơi một cách thoải mái Aâm thanh của còi hơi luôn làm người đi xe máy phải giật mình, tấp xe thật nhanh vào lề đường Có người bị kích động mạnh do còi hơi, quát ầm lên tại chỗ, ấy chính là biểu hiện của rối loạn tâm thành cho người tham gia giao thông, khiến số người bị stress ở đô thị tăng lên.Theo TS.BS Nguyễn Thị Toán (Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường) nói: với độ ồn đến 90 dB, người ta chỉ có thể làm việc được 4giờ/ngày nếu không muốn bị điếc
Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường đang thực hiện một đề tài cấp nhà nước nghiện cứu về ảnh hưởng của tiếng ồn giao thông đối với cộng đồng Tại nhiều nơi phát phiếu thăm dò, người dân thổ lộ rất bức xúc trước hiện trạng còi xe máy, còi ô tô bóp vô tội vạ hiện nay Chưa kể đo tiếng ồn tại nhiều địa điểm cho thấy lưu lượng xe cộ khiến độ ồn đã quá mức cho phép Hiện nay ở nước ta chưa có quy dịnh bóp còi to tới mức nào Trong khi đo chỉ bất ngờ nghe thấy tiếng còi 130dB, người bình thường có thể đã rách màng nhĩ
Theo TS Nguyễn Đình Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, cho biết: theo kết quả quan trắc mới nhất của Chi cục Bảo vệ Môi trường về tiếng ồn khu dân cư dọc tuyến đường giao thông chính ở TP.HCM, tại bất kỳ điểm nào đo nào tiếng ồn cũng vượt tiêu chuẩn cho phép Tại các tuyến mật độ cao như : Điện Biên Phủ, Ba tháng Hai, Vòng xoay Phú Lâm, mức trung bình của tiếng ồn
do các phương tiện giao thông gây lên là trên 78dB trong khi đó tiêu chuẩn tối đa cho phép là trên 70dB Riêng tiếng ồn về ban đêm (22g đến 6g hôm sau), so với
Trang 31tiêu chuẩn cho phép 50dB thì kết quả quan trắc đo được ở đoạn đường nào cũng vượt tiêu chuẩn 1-2 lần.
3.2.Tại một số nút giao thông trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
3.2.1.Ngã tư Hàng xanh
Ngã tư Hàng Xanh là cửa ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh Nơi mà các phương tiện giao thông từ các tỉnh Miền Đông, Miền Trung và Tây Nguyên cùng với các quận, huyện Ngoại thành đều phải đi qua khi vào thành phố Vì vậy Hàng Xanh là một trong những nút giao thông trọng điểm của thành phố và nó cũng là nơi gây ô nhiễm tiếng ồn lớn của thành phố
Kết quả đo đạc tại Ngã tư Hàng Xanh tại giờ cao điểm (buổi sáng từ 6g45 đến 8g và buổi chiều từ 16g đến 18g30 )có kết quả như sau:
Với kết quả do em trực tiếp đo bằng máy Extech407768 do Đài Loan sản xuất Đo ở chế độ Fast và độ hiệu chỉnh A.
Trang 32Bảng 13: Kết quả đo đạc tiếng ồn vào buổi sáng tại Ngã tư Hàng Xanh:
Tại đầu đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Hướng xe đi từ Cầu Thị Nghè)
Trang 33Bảng 14: Kết quả đo đạc tiếng ồn vào buổi sáng tại Ngã tư Hàng Xanh:
Tại đầu đường Điện Biên Phủ (Hướng từ xe đi từ cầu Sài Gòn tới)
Trang 34Tại đầu đường Điện Biên Phủ (Hướng từ cầu Điện Biên Phủ)
Trang 35Bảng 16: Kết quả đo đạc tiếng ồn vào buổi sáng tại Ngã tư Hàng Xanh:
Bảng kết quả đo đạc tại đầu đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (hướng xe đi từ đường Bạch Đằng )
Trang 37Bảng 17: Kết quả đo đạc tiếng ồn vào buổi chiều tại Ngã tư Hàng Xanh:
Tại đầu đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Hướng xe đi từ Cầu Thị Nghè)
Trang 38Bảng 18: Kết quả đo đạc tiếng ồn vào buổi chiều tại Ngã tư Hàng Xanh
Tại đầu đường Điện Biên Phủ (Hướng xe đi từ cầu Sài Gòn)
Ngã tư Hàng xanh(Đường ĐBP) Lưu lượng xe Lần đo
Trang 39Tại đầu đường Điện Biên Phủ (Hướng xe đi từ cầu Điện Biên Phủ)
Ngã tư Hàng xanh(Đường ĐBP) Lưu lượng xe lần đo
Trang 40Ngã tư Hàng xanh(Đường XVNT) Lưu lượng xe Lần đo