Điều đó đồng nghĩavới việc khối lượng chất thải rắn sinh hoạt CTRSH phát sinh ngày càng lớncùng với việc thải bỏ CTRSH một cách bừa bãi và không đảm bảo các điềukiện vệ sinh ở các khu đô
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng nhưtoàn nhân loại Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang
có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người Một trongnhững tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thảirắn (CTR) phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuấtcông - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt động giao dịchthương mại, CTR ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính
Quận 10 là quận nội thành và là một trong những Quận trung tâm củaThành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạnglưới giao thông đô thị khá hoàn chỉnh Quận không có kênh rạch, có nhiềuchợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư, cư xá Với mật độ dân số khá đông(khoảng 250.000 người/km2) cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càngcao nên đòi sống người dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng,tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể Điều đó đồng nghĩavới việc khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng lớncùng với việc thải bỏ CTRSH một cách bừa bãi và không đảm bảo các điềukiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính gây ô nhiễmmôi trường ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của người dân
Trước tình hình đó, việc quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH trên địabàn Quận đóng một vai trò vô cùng quan trọng Hiện nay, dù đã được tăngcường về cở sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nhưng công tác thu gom, xử lýCTRSH vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế Điều này thể hiện ưu
và khuyết điểm được trong công tác quản lý CTR nói chung và CTRSH nóiriêng của Quận 10
Trang 2Đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý” được thực
hiện nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận
2 Mục tiêu nghiên cứu
“Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địabàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bànQuận 10
- Đối tượng nghiên cứu: CTRSH
- Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thugom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
+ Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bànQuận (Nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý…)
+ Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH đến năm 2030
+ Đề xuất các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương
án tối ưu cho hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH củaQuận 10
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
- Nắm vững kiến thức về quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH
- Phân tích, đánh giá nguồn phát sinh CTRSH, hệ thống thu gom, vậnchuyển và hệ thống các điểm hẹn
4.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở
dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (sách vở, giáo trình,internet v.v ) Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau:
Trang 3- Phương pháp dự báo tốc độ phát sinh CTR.
- Phương pháp tính toán hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trênđịa bàn Quận 10
5 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ chocông tác thu gom, vận chuyển CTRSH Quận 10 trong giai đoạn 2010 - 2030
- Ý nghĩa thực tiễn: đồ án đưa ra những giải pháp nhằm:
+ Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày,đồng thời phân loại CTR tại nguồn
+ Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cảithiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng
+ Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho ngườidân lao động tại địa bàn Quận 10
+ Hợp lý hóa quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH, tăng mỹquan đô thị cho Quận 10
6 Cấu trúc đồ án tốt nghiệp: bao gồm 4 chương
- Chương 1: Tổng quan về CTR
- Chương 2: tổng quan về Quận 10
- Chương 3: Hiện trạng quản lý CTRSH tại Quận 10
- Chương 4: Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Tổng quan về CTR
1.1.1 Khái niệm cơ bản về CTR
Theo quan niệm chung CTR là toàn bộ các loại vật chất được conngười loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạtđộng sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…).Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sảnxuất và hoạt động sống
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị (CTRĐT)
- Từ các khu dân cư: phát sinh từ các hộ gia đình thành phần này baogồm (thực phẩm, giấy, Carton, plastic, gỗ, thủy tinh, các kim loại khác ngoài
ra còn có một số các chất thải độc hại như sơn, dầu, nhớt…
- Đường phố: lượng CTR này phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phô,khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan Lượng CTR này chủ yếu do người
đi đường và các hộ dân sống hai bên đường xả thải Thành phần của chúng cóthể gồm các loại như: cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết
- Từ các trung tâm thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn báncủa các chợ, cửa hàng bách hoá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, vănphòng Các loại chất thải phát sinh từ khu thương mại bao gồm giấy, carton,nhựa, thực phẩm, thủy tinh…
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng: lượng CTR nàycũng có thành phần giống như thành phần CTR từ các trung tâm thương mạinhưng chiếm số lượng ít hơn
Trang 5- Từ các hoạt động xây dựng đô thị: lượng CTR này chủ yếu là xà bần
từ các công trình xây dựng và làm đường giao thông Bao gồm các loại chấtthải như gỗ, thép, bêtông, gạch, ngói, thạch cao
- Từ bệnh viện: bao gồm CTRSH và CTR y tế phát sinh trong các hoạtđộng khám, chữa bệnh trong các bệnh viện, các trạm y tế, các cơ sở tư nhân…CTR y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai
lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm và nguy
cơ truyền bệnh rất cao nên cần được phân loại và thu gom hợp lý
- Từ các hoạt động công nghiệp: lượng CTR này được phát sinh từ cáchoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp như cácnhà máy sản xuất vậ t liệu xây dựng, hàng dệt may, nhà máy hóa chất, nhàmáy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm Thành phần của chúng chứa thànhphần độc hại rất lớn
1.1.3 Phân loại CTR đô thị
Phân loại CTR có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải,mục đích quản lý,… Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới CTRđược phân loại theo: công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành
1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý
Nguồn gốc CTR có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về
số lượng, về kích thước, phân bố về không gian Trong nhiều trường hợpthống kê, người ta thường phân loại CTR thành 2 loại chính: chất thải côngnghiệp và thải sinh hoạt Ở các nước phát triển cũng như các nước đang pháttriển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp
Theo công nghệ quản lý và xử lý CTR được phân loại qua bảng 1.1
Trang 6Bảng 1.1: Phân loại theo công nghệ xử lý
1
Các chất cháy được:
giấy, hàng dệt, Rác thải, Cỏ, rơm, gỗ, củi,
Da và cao su
- Các vật liệu làm từ giấy - Các túi giấy, mảnhbìa
- Có nguồn gốc từ sợi - Vải, len…
- Các chất thải ra từ đồ
ăn, thực phẩm
- Các rau, quả, thực phẩm.
- Các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre…
- Đồ dùng hư, bàn ghế,
vỏ dừa.
- Các vật liệu và các sản phẩm từ chất dẻo. - Phim cuộn, túi chấtdẻo, lọ dẻo, chất dẻo,
bịch nylon…
- Các vật liệu và các sản phẩm từ thuộc da và cao su.
- Túi xách da, vỏ ruột xe,
2
Các chất không cháy được: kim loại sắt, kim
loại không phải sắt, thủy tinh đá và sành sứ
- Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt.
- Hàng rào, dao, nắp lọ…
- Các vật liệu không bị nam châm hút.
- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại
- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh. - Chai lọ, đồ dùng bằngthủy tinh, bóng đèn…
- Các vật liệu không cháy khác.
- Vỏ trai, ốc, gạch đá, gốm, sứ…
- Tất cả các loại vật liệu không phân loại ở phần 1 đều thuộc loại này. - Đá, đất, cát…
(Nguồn: Lê Văn Nãi, 1999)
1.1.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR có các loại như sau:
- Chất thải thực phẩm: là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nôngphẩm hoa quả trong qúa trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hưhại thải loại ra Tính chất đặc trưng của rác thực phẩm là quá trình lên men
Trang 7cao, nhất là trong điều kiện độ ẩm không khí 85% - 90%, nhiệt độ 300 - 350C,quá trình này gây mùi thối nồng nặc và phát tán vào không khí nhiều bào tửnấm bệnh
- Chất thải khác: bao gồm các chất cháy được và không cháy được sinh
ra từ các hộ gia đình , công sở, hoạt động thương mại,…, rác tạp có loại phângiải nhanh, có loại phân giải chậm hoặc khó phân giải (bao nylon); có loạicháy được, loại không cháy
- Loại chất thải đốt được: bao gồm các chất giấy, bìa, plastic, vải, cao
su, da, gỗ, lá cây; loại không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại
- Xà bần bùn cống: chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đôthị bao gồm bụi đá, mảnh vỡ, bê tông, gỗ, gạch, ngói, đường ống những vậtliệu thừa của trang bị nội thất
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá… ởcác hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp
- Chất thải từ nhà máy nước: chất thải từ nhà máy nước bao gồm bùncát lắng trong quá trình ngưng tụ chiếm 25-29% Thành phần cấp hạt có thayđổi đôi chút do nguồn nước lấy vào quá trình công nghệ
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: là loại chất thải xuất hiện ởvùng nông thôn thành phần chủ yếu là rơm rạ, dây khoai, cành lá cây trồng,rau bỏ, khối lượng phụ thuộc vào mùa vụ và đặc tính cũng như phong tụcnông nghiệp ở mỗi vùng, có vùng nó là chất thải nhưng có vùng nó lại lànguyên liệu cho sản xuất
- Chất thải xây dựng: đây là CTR từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhàcửa, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông… Chất thảiđặc biệt : chất thải đặc biệt bao gồm rác thu gom từ việc quét đường, rác từcác thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải…
Trang 8- Chất thải độc hại: là loại chất thải chứa các chất độc hại nguy hiểmnhư các chất phóng xạ uran thori, các loại thuốc nổ, chất thải sinh học, chấtthải trong sản xuất nhựa hoặc chất thải trong sản xuất vi trùng, nghĩa là toàn
bộ những CTR gây hại trực tiếp và rất độc dù ở mức rất thấp đối với người,động thực vật
1.1.4 Thành phần của CTR
- Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạonên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễntheo % khối lượng Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặcthành phần hóa học
Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau
Trang 9(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 1.2: cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thảithực phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da cógiá trị thấp nhất
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
Trang 10(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR màthành phần của nó cũng thay đổi Thành phần này được sử dụng để xác địnhnhiệt lượng của CTR
1.2 Tính chất của CTR
1.2.1 Tính chất vật lý:
- Khối lượng riêng: là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m3).Khối lượng riêng của CTR rất khác nhau nó tuỳ thuộc vào phương pháp lưutrữ, vị trí địa lý, các thời điểm trong năm, các quá trình đầm nén Thôngthường khối lượng riêng của CTR ở các xe ép rác dao động từ 200 – 500 kg/
m3 Khối lượng riêng của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọnthiết bị thu gom và phương pháp xử lý
- Độ ẩm: là tỷ số giữa lượng nước có trong một lượng chất thải và khốilượng chất thải đó Ví dụ: độ ẩm của thực phẩm thừa: 70%, Giấy: 60%, Gỗ:20%, Nhựa: 2%
- Kích thước và sự phân bố: Kích thước và sự phân bố các thành phần
có trong CTR đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu gom phế liệu,nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàn quay và các thiết bị phân loi
từ tính
- Khả năng giữ nước thực tế: là toàn bộ khối lượng nước có thể giữ lạitrong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực Khả năng giữ nước của CTR
Trang 11là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rỉtrong các bãi rác Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào lực nén
và trạng thái phân huỷ của CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mạidao động trong khoảng 50- 60%
Chuyển hóa lý học
- Phân loại: Quá trình này để tách riêng các thành phần CTR nhằm
chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp thành dạng tương đối đồng nhất để thu hồicác thành phần có thể tái sinh, tái sử dụng của CTR đô thị Ngoài ra có thểtách những thành phần chất thải nguy hại và những thành phần có khả năngthu hồi năng lượng
- Giảm thể tích cơ học: Phương pháp nén, ép thường được sử dụng giảm
thể tích chất thải, thường được sử dụng những xe thu gom có lắp bộ phận épnhằm làm tăng khối lượng rác thu gom trong một chuyến
Giấy, carton, nhựa, lon nhôm, lon thiếc thu gom từ CTR thường được đóngkiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và vận chuyển Đồng thời áp dụngphương pháp này sẽ tăng thời hạn sử dụng của BCL
- Giảm kích thước cơ học: Nhằm giảm chất thải có kích thước đồng nhất
và nhỏ hơn kích thước ban đầu Trong một số trường hợp thể tích chất thảisau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu
1.2.2 Tính chất hóa học:
- Chất hữu cơ: chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làmphân tích xác định độ ẩm, đem đốt ở 950oC trong thời gian 1 giờ, phần bayhơi đi là phần chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chấthữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình là 53%
- Chất tro : chất tro là phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 950oC, tức làcác chất trơ dư hay chất vô cơ Chất vô cơ (%) = 100(%) – chất hữu cơ (%)
Trang 12- Hàm lượng cácbon cố định : hàm lượng cacbon cố định là lượngcacbon còn lại sau khi đã loại bỏ các chất có thể bay hơi khi nung ở 950oC,hàm lượng này thường chiếm khoảng 5-12%, giá trị trung bình là 7%
- Nhiệt trị : nhiệt trị là giá trị tạo thành khi đốt CTR giá trị nhiệt đượcxác định theo công thức Dulong.:
Btu/Ib = 145C + 610 (H2 - 1/8O2)+ 40S + 10NTrong đó : C : cacbon, % trọng lượng;
H2 : hydro, % trọng lượng, O2 : oxy, % trọng lượng;
S : lưu huỳnh, % trọng lượng;
N : nitơ, % trọng lượng
Chuyển hóa hóa học
- Đốt: là phản ứng hóa học giữa oxy với các thành phần hữu cơ trong
chất thải, sinh ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏanhiệt
Chất hữu cơ + không khí(dư) CO2 + NO2 + không khí (dư) + NH3 + SO2
+ NOx + tro + nhiệt
Lượng không khí cấp dư nhằm đảm bảo quá trình đốt xảy ra hoàn toàn.Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO2,H2O, không khí dư và không cháy còn lại Trong thực tế ngoài những thànhphần này còn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và các khí vi lượngtùy thuộc vào bản chất của chất thải
- Nhiệt phân: hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình nung
nóng Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụtrong điều kiện không có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng, khí
- Khí hóa: quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu C
để thu nguyên liệu cháy và khí CO, H2 và một số nguyên tố hydrocarbon
Trang 13trong đó có CH4.
1.2.3 Tính chất sinh học:
- Sự hình thành mùi: mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu trữtrong khoảng một thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chônlấp, ở những vùng khí hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn
Sự hình thành mùi hôi là kết quả phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ cótrong rác đô thị
- Sự phát triển của ruồi: Vào mùa hè 5 những vùng có khí hậu nóng ẩmthì sự sinh trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề quan trọng cần được quantâm tại nơi lưu
Trữ CTR Sự phát triển từ trứng thành ruồi khoảng 9-11 ngày tính từ ngày đẻtrứng, đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởngthành được mô tả như sau:
+ Trứng phát triển : 8 - 12h;
+ Giai đoạn đầu của ấu trùng : 20h;
+ Giai đoạn hai của ấu trùng : 24h;
+ Giai đoạn ba của ấu trùng : 3 ngày;
+ Giai đoạn thành nhộng : 4 - 5 ngày
- Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vaitrò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi Vậy nênthu gom CTR trong thời gian này để các thùng lưu trữ rỗng nhằm hạn chế sự
di chuyển của các loại ấu trùng
Chuyển hóa sinh học
- Quá trình phân hủy kị khí: là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ
trong CTRĐT trong diều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước
+ Quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thànhnhững những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng;
Trang 14+ Quá trình chuyển hoá các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành cáchợp chất có năng lượng thấp hơn;
+ Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng
lẻ, chủ yếu là CH4 và CO2
Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân giasúc có hàm lựợng dinh dưỡng cao;
+ Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất;
+ Trong qúa trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gâybệnh vì nhiệt độ thấp Khi ủ chất thải với khối lượng 1000tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế
Nhược điểm
+ Thời gian phân hủy lâu 4-12 tháng;
+ Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe
- Quá trình phân hủy hiếu khí: dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn hiếu
khí có mặt của oxy Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng vào khoảng 450C,sau 6-7 ngày nhiệt độ đạt từ 70-750C Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho visinh vật phân hủy chất hữu cơ
Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy thấp, phân hầm cầu,phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao;
+ Thu hồi khí đốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất;
+ Chất thải phân hủy nhanh sau 2-4 tuần;
+ Vi sinh vật gây bệnh bị chết nhanh do nhiệt độ ủ tăng;
+ Mùi hôi bị khử do quá trình ủ
Nhược điểm
+ Chi phí xử lý cao;
Trang 15+ Kỹ thuật khó, phức tạp;
+ Trong quá vận hành cần duy trì một số đặc trưng trong quá trình
1.3 Tốc độ phát sinh CTR
1.3.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR
Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trongnhững điểm quan trọng của việc quản lý CTR Các số liệu đánh giá thu thập
về tổng khối lượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sửdụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế
- Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR
1.3.1.1 Đo thể tích và khối lượng:
- Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đềuđược dùng để đo đạc lượng CTR Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường
có sự sai số cao
- Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biễu diễn dưới dạng khốilượng, khối lượng là thông số biễu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thểcân trực tiếp mà không cần kể đến mức độ nén ép Biễu diễn bằng khối lượngcũng cẩn thiết trong tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phépchuyên chở trên đường thường quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thểtích
1.3.1.2 Phương pháp đếm tải:
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồnchất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ưóc lượng) được ghi nhận trongmột thời gian dài Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi
là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thậpđược tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết
1.3.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất:
Trang 16Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho cácnguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu côngnghiệp Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trìnhquản lý CTR.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR
1.3.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
- Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhấtnhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi
do chúng gây ra đối với môi trường
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bướcnhư thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếmmột lượng nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng củasản phẩm dài nhất Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các
hộ gia đình, các khu thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynhhướng tìm kiếm và mua những sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụngsản phẩm đó Nhưng trên thực tế hiện nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưađượcc thực hiện một cách nghiêm ngặt và đồng bộ nên không ưóc tính đượcảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tại nguồn tới việc phát sinh chất thải.Tuy nhiên nó đã trỏ thành yếu tố quan trọng cần được nhà nước và người dânquan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai
1.3.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là
sự ban hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ
bỏ phế thải ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì,quy định về việc sử dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon…chính các quyđịnh này khuyến khích việc mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa
1.3.2.3 Ý thức người dân
Trang 17Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng vàsẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống cách duy trì bảo vệtài nguyên nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này
có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTR Chương trình giáo dụcthường xuyên là cơ sở dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng
1.3.2.4 Sự thay đổi theo mùa
- Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùngcủa con người gia tăng kéo theo lượng rác thải ra môi trường cũng tăng theo
- Ngoài ra lượng CTRSH còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở cácnước ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây
1.4 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
1.4.1 Ảnh hưởng đến nguồn nước - cản trở dòng chảy
- CTR thải ảnh hưởng đến môi trường nước đặc biệt là nước mặt Ngoài
ra còn là sự ô nhiễm nặng nề của hệ thống kênh rạch Ô nhiễm môi trường từnguồn nước mang lại rất lớn nếu vi sinh CTR không tốt
- Các CTR giàu hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân huỷnhanh chóng Phần nổi trên bề mặt sẽ có quá trình khoáng hoá tạo sản phẩmtrung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước Phần chìmtrong nước sẽ phân giải yếm khí có thể bị lên men tạo ra chất trung gian vàsau đó sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O, CO2 Các chất trung gian nàyđều gây mùi hôi và rất độc Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vi trùng làmtác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước Sự ô nhiễmnày làm suy thoái, huỷ hoại hệ sinh thái nước ngọt và gây bệnh cho conngười
- Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòntrong môi trường nước, sau đó oxi hoá có oxi và không có oxi gây nhiễm bẩnnguồn nước bởi các chất độc như: Hg, Pb, Zn, Fe,…
Trang 181.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
- Các CTR thường có một phần có thể bay hơi và mang theo Mùi làm
ô nhiễm không khí Có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trongkhông khí gây ô nhiễm trực tiếp, có những loại rác dễ phân hủy (thực phẩm,trái cây bị hôi thối) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốtnhất là 35oC và độ ẩm là 70 đến 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạomùi hôi, các chất khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe vàkhả năng hoạt động của con người
- Thành phần khí thải chủ yếu được thấy ở các bãi chôn lấp CTR đượcthể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4: Thành phần khí từ bãi chôn lấp CTR.
Thời gian
(Tháng)
Thành phần % thể tích khí Nitơ – N 2 Cabonic – CO 2 Metan – CH 4
(Nguồn: Lê Huy Bá, 2000)
Theo bảng 1.4 CTR sinh ra các chất khí gồm có: NH3, CO2, CO, H2,H2S, CH4, NH2…Hầu hết khí trong bãi rác là CO2, và CH4 (chiếm 90%)
1.4.3 Ảnh hưởng đến môi trường đất
Trang 19- Thành phần chủ yếu trong CTR là chất hữu cơ, chất hữu cơ sẽ bị phânhuỷ trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và kỵ khí Trong điềukiện hiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp để rồi khi qua hàng loạt sản phẩm trunggian cuối cùng tạo ra chất khoáng đơn giản H2O, CO2; còn trong trường hợpyếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, CO2, H2O gây độc cho môitrường.
- Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của đất sẽ làm cácchất từ CTR không trở thành ô nhiễm nhưng với lượng quá lớn môi trường trởnên quá tải do đó mất hết khả năng chống chế và bị CTR làm ô nhiễm Ônhiễm này cùng vối ô nhiễm kim loại nặng, chất độc theo nước trong đất chảyxuống, làm ô nhiễm mạch nước ngầm mà một khi nước ngầm ô nhiễm thìkhông thể khắc phục (xử lý) được Hiện tại các bãi chứa và chôn rác bị ônhiễm nặng nhưng chưa được ngăn chặn và xử lý trong khi hầu hết dân cưquanh khu vực đều sử dụng nguồn nước lấy từ giếng làm nước sinh học
1.4.4 Ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng
- Con người luôn chịu sự tác động của môi trường và ngược lại Nếumôi trường không lành mạnh thì sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng Vớidân cư đông và cuộc sống phức tạp với nhiều thành phần, đời sống sinh hoạtcủa người dân luôn ở trong môi trường không lành mạnh vì vấn đề môitrường chưa được quan tâm đúng mức
- Từ việc thải các chất hữu cơ, xác chết động vật qua những trung giantruyền bệnh sẽ gây ra nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch bệnh (điển hìnhnhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột đã gây ra cái chếtcho hàng ngàn người vào những năm 1930 – 1940) Người ta tổng kết CTR
đã gây ra 22 loại bệnh cho con người (điển hình như CTR plastic sau 49 năm
ra đời với nhiều ưu điểm như ít bị oxy hoá, nhẹ, dẻo, không thấm nước … đếnnay lại là nguyên nhân gây bệnh ung thư cho súc vật ăn cỏ; mặt khác khi đốt
Trang 20cháy nó ở 12000C thì thành phần biến đổi thành dạng dioxin gây quái thai chocon người).
- Ô nhiễm không khí do CTR sinh hoạt tác động vào con người và độngvật trước hết qua đường hô hấp Chúng gây ra một số bệnh như: viêm phổi,viêm họng … một số chất ô nhiễm gây kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn
… Do tiếp xúc với mùi hôi, khói bụi xe cộ… nên công nhân vệ sinh thườngmắc các chứng bệnh ngoài da như: viêm da , viêm nang lông, chàm, mề đay
1.4.5 Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm
Do suy thoái môi trường ở các khu đô thị nên số người bị bệnh đườngtuần hoàn, hô hấp, ung thư tăng lên nhanh chóng Sức lao động bị giảm trongkhi chi phí y tế do cá nhân hoặc do ngân sách nhà nước, quỹ phúc lợi xã hộiđài thọ đang tăng lên nhanh chóng
1.5 Các phương pháp xử lý CTR
1.5.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
- Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ(2/1996), công nghệ này nhằm xử lý rác thải đô thị kể cả rác độc hại thành cácsản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, …
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ rác sau đó hoà polyme và sửdụng áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm Rác sau khi được thu gom(rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy, rác thải không cầnphân loại được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băngtải Chat thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà vàkhử độc xảy ra trong bồn Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơmvào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymerđược cho them vào Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn
và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và khôngđộc hại
Trang 21- Ưu điểm
+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quantrọng;
+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lâynhiễm như chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác
- Nhược điểm
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp
xử lý khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹthuật cao;
+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phầnkhông cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi
1.5.3 Phương pháp sinh học
Trang 22- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằngphương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín Rác sinh hoạt sau khithu gom sẽ được băng tải để phân loại Rác hữu cơ được tách riêng sau đóđược nghiền nhỏ rồi đem ủ Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trìnhlên men sinh học kỵ khí và hiếu khí
- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó
có khí metan Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%.Còn tại quá trình lên men hiếu khí rác hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân
vi sinh Kết quả cho thấy khi tiến hành xử lý rác tại một số nhà máy ở Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽthu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học Những sảnphẩm này sẽ đượcc thu hồi và sử dụng trong sản xuất
- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh
tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưngtính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấprất nhiều Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiếtkiệm đượcc 80% đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đờisống Qua phân tích thành phần rác thải sinh hoạt cho thấy thànhphần rác hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60%
là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này Theo các nhàchuyên môn thì tiềm năng rác để chế biến phân vi sinh và khí sinhhọc của chúng ta là rất lớn Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiệnnay thì dự kiến năm 2020 lượng rác mà thành phố thải ra là1.952.354 tấn/năm Lượng rác này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3
Trang 23khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600kcal nhiệt trị.
1.5.4 Phương pháp chôn lấp
- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấpnhận được về mặt môi trường Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểulượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việcthải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lượcquản lý tổng hợp CTR
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas
1.5.5 Phương pháp nhiệt phân
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt,phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưuđiểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp cóhàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà
Trang 24máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt
độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơ phản ứngsinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao
CHƯƠNG 2
Trang 25+ Phía Đông giáp Quận 3;
+ Phía Tây giáp Quận 11;
+ Phía Nam giáp Quận 5;
+ Phía Bắc giáp Quận Tân Bình
Ranh giới hành chính Quận 10 không thay đổi, không có khả năng mởrộng đất đai trong suốt thời kỳ quy hoạch Về vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ,
Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính Quận 10
Trang 26Quận 10 có diện tích rộng 5,7 km2, đứng hàng thứ 7 trong 12 quận nội thành
cũ (sau các Quận Tân Bình, Gò Vấp, 1, 6, 8 và Bình Thạnh), chiếm khoảng0,28% diện tích toàn Thành Phố Diện tích giữa các phường không đồng đềunhau Phường 12 có diện tích lớn nhất là 1,26 km2 Phường 3 có diện tích nhỏnhất là 0,1 km2
2.1.2 Địa hình, địa chất, thủy văn
- Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, toàn bộ địa hình nằm trên cao
độ +2,00 m (lấy theo hệ Mũi Nai), có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xâydựng cơ sở hạ tầng Địa chất công trình của loại đất này đa phần thuộc khốiphù sa cổ Cường độ chịu tải của đất là R = 1,7 kg/cm2
- Hiện tại, trong toàn Quận chỉ có khoảng 15 - 20% diện tích mặt phủ lànền đất tự nhiên Cả Quận không có kênh rạch, chỉ duy nhất kênh Bao Ngạn(ở phía Bắc Quận) đã bị lấp để xây dựng nhà cửa nên không còn khả năngthoát nước Ngoài hồ Kỳ Hòa và một số hồ nhỏ khác, hầu như không có nơinào chứa nước mặt Thủy đạo thoát nước chính của Quận chảy qua Quận 3 rakênh Nhiêu Lộc, qua Quận 5 ra kênh Bến Nghé và một phần nhỏ chảy quaQuận ra kênh Lò Gốm
2.1.3 Khí hậu
- Là một quận của Thành Phố Hồ Chí Minh, Quận 10 có khí hậu nóng
ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ cao nhất là 39oC và thấp nhất là25,7oC với hai mùa mưa nắng rõ rệt
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5năm sau Lượng mưa bình quân 1.979 mm/năm, ít khi có mưa rả rích kéo dài
cả ngày
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 79,5% Tuy nhiên, dothời tiết có sự thay đổi gây ra hiện tượng bất thường hoặc tháng nắng nhiềuhơn tháng mưa và ngược lại Số giờ nắng trung bình đạt khoảng 6,3 giờ/ngày
Trang 272.2 Điều kiện kinh tế
- Quận 10 có hệ thống giao thông nối liền trung tâm với các quận khác,
có những trục đường xuyên suốt Quận nên rất thuận lợi cho việc giao thông
và phát triển các khu thương mại - dịch vụ Đây là yếu tố cơ bản dẫn đến sựhình thành các chợ lớn và khu thương mại dọc theo những trục đường chính
- Hiện tại, Quận 10 có thế mạnh về sản xuất như điện - điện tử, hàn xì,giấy, sản xuất sản phẩm bằng kim loại v hóa nhựa Một số ngành đang cóchiều hướng phát triển như ngành chế biến gỗ và may Nền kinh tế của Quận
có cơ cấu thương mại - dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Bảng 2.1: Kết quả thống kê số lượng các chợ, siêu thị/khu thương mại, nhà
hàng khách sạn, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất… trên địa bàn Quận 10
(Nguồn: Phòng kinh tế Quận 10, 2009)
2.3 Điều kiện xã hội
2.3.1 Dân số
Hiện nay, Quận 10 có số dân khá đông (khoảng 250.000 người) với mật
độ dân số trung bình là 43,655 người/km2 Tại Quận có 1.113 hộ dân thuộcdiện xóa đói giảm nghèo, tương ứng với 5.966 nhân khẩu Với số dân đôngnhư vậy, Quận 10 cũng có một số khó khăn trong vấn đề đảm bảo an ninh xãhội
2.3.2 Giáo dục
Trang 28Quận 10 có hệ thống giáo dục nhìn chung đáp ứng được nhu cầu củaQuận Khối trường học có tổng số 75 đơn vị (Phòng GDĐT Quận 10), baogồm 31 trường mầm non, 20 trường tiểu học, 10 trường phổ thông cơ sở, 8trường trung học phổ thông và 6 đơn vị khác (bao gồm Đại học, Cao đẳng,Trung học và một số trung tâm giáo dục khác) Một số trường còn thiếukhông gian cho học sinh vui chơi.
Trường tiểu học Võ Trường Toản Trường THCS Trần Phú
Hình 2.2 : Một số trường học trên địa bàn Quận 10
2.3.3 Y tế
- Hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn Quận 10 nhìn chung đáp ứngđược nhu cầu của người dân Quận có 5 bệnh viện: bệnh viện Nhi Đồng I,bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện 115, bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh vàphòng khám bệnh viện Bình Dân
- Các cơ sở y tế do Quận quản lý bao gồm Trung tâm chẩn đoán ykhoa, phòng khám da liễu, phòng khám đa khoa, phòng khám khu vực I,phòng khám lao, phòng khám đông y, phòng khám tâm thần, phòng khámrăng hàm mặt I, II, phòng sức khỏe trẻ em, nhà hộ sinh, đội vệ sinh phòngdịch, đội kế hoạch hóa gia đình và 15 trạm y tế phường
- Các cơ sở y tế tư nhân bao gồm 251 phòng khám bệnh ngoài giờ, 153nhà thuốc tây, 47 cơ sở đông y, 30 phòng khám nha khoa, 6 cửa hàng bándụng cụ y - nha khoa
Trang 29Bệnh viện Nhi đồng 1 Bệnh viện Quận 10
Hình 2.3 : Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận 10
2.3.4 Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật có nhiều cố gắng phục vụ kịp thờinhiệm vụ chính trị, các công tác trọng tâm của đơn vị, đáp ứng một phần nhucầu đời sống tinh thần của người dân Ba đơn vị biểu diễn chuyên và bánchuyên nghiệp bao gồm Nhà Hát Hòa Bình, Nhà Văn Hóa và công viên KỳHòa
- Quận cũng đã có nhiều cuộc vận động vệ sinh môi trường, xây dựngnếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thường xuyên duy trì công tác kiểm travăn hóa, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội
- Các hoạt thể dục thể thao (TDTT) không ngừng nâng cao về số lượng
và chất lượng ở nhiều bộ môn, nên thu hút được nhiều đối tượng tham gia.Toàn Quận có 1 trung tâm TDTT, 25 câu lạc bộ TDTT trường học, 7 câu lạc
bộ thuộc các cơ quan ban ngành và 54 câu lạc bộ thuộc phường
Trang 30Nhà hát Hoà Bình Trung tâm văn hoá Quận 10
Nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương Nhà văn hoá thiếu nhi Quận 10
Hình 2.4 : Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận 10
2.4 Cơ sở hạ tầng
2.4.1 Giao thông
- Từ Quận 10 mạng lưới giao thông đường bộ tỏa đi 23 Quận củathành phố, mối quan hệ với các vùng phụ cận được nối bằng hệ thống quốc lộ,liên tỉnh lộ đến các nơi từ miền Tây ra miền Trung, miền Bắc nước ta
- Mạng lưới giao thông đường bộ hiện đang xuống cấp và không đủ khảnăng đáp ứng nhu cầu Tổng chiều dài mạng lưới đường là 33.055 m, baogồm 32 tuyến đường (có lộ giới trên 12 m) Chiều rộng đường bình quân là10,69 m, chiều rộng vỉa hè bình quân là 3,92 m – 3,62 m (hè trái và hè phải)
Lộ giới tuyến đường thay đổi từ 12 m – 35 m Ngoài ra còn có một số tuyếnđường nội bộ khác với tổng chiều dài là 3.380 m, chiều rộng bình quân là
Trang 316,62 m Giao thông trong giờ cao điểm thường xuyên bị quá tải Nhiều loại xe
có tốc độ khác nhau cùng di chuyển trên cùng một làn đường đã làm giảmnăng lực lưu thông Theo chủ trương của Thành phố, giao thông công cộngđang được chú trọng phát triển Thành phố cũng đang khuyến khích ngườidân tham gia vào phương tiện này
2.4.2 Hệ thống Cấp điện – nước
- Cấp điện: Cũng như các quận huyện khác, Quận 10 được cấp điện từ
mạng lưới điện quốc gia từ các nhà máy điện như Hiệp Phước, Thủ Đức (165MW), Chợ Quán (35 MW) Các trạm giảm áp chính đã quá tải, thiếu dựphòng nên thường xảy ra sự cố, cần xây dựng phát triển thêm để đáp ứng nhucầu tương lai
- Cấp nước: Quận 10 nhận nguồn nước cấp từ nguồn chung của thành
phố là nhà máy nước Thủ Đức theo tuyến ống chính ư2000 dọc tuyến đường
xa lộ Hà Nội - Điện Biên Phủ, công suất 750.000 m3/ngày đêm Hiện tại, áplực nước máy của Quận 10 đã được nâng cấp đáng kể Tuy nhiên, mạng lướicấp nước vẫn chưa đảm bảo đáp ứng cho tất cả người dân trên địa bàn Quận
2.4.3 Thông tin lin lạc
Hệ thống điện thoại kỹ thuật số, các phương tiện thông tin hiện đại vànối mạng khắp nơi trong nước và quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh là mộttrong những nơi có hệ thống thông tin liên lạc tốt nhất nước ta
2.5 Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 10
Quận 10 với đặc điểm là quận nội thành gần trung tâm Thành Phố, códiện tích nhỏ và mật độ dân số khá đông Quận 10 tiếp giáp với các Quận 3,
5, 11 và Tân Bình, có cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước và mạng lưới giaothông tương đối hoàn chỉnh, là một trong những quận trong Thành Phố không
có hệ thống kênh rạch Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có nhiều chợ lớn nhỏnằm xen kẽ trong khu dân cư và nhiều chung cư – cư xá Do các đặc điểm
Trang 32như trên nên các vấn đề môi trường của Quận 10 liên quan đến các lĩnh vựcsau:
2.5.1 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Do Quận 10 có nền kinh tế chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, hoạt độngvới quy mô nhỏ dạng hộ gia đình, máy móc thiết bị lạc hậu, tự chế và nguồnvốn sản xuất nhỏ, việc đầu tư đổi mới thiết bị rất hạn chế nên khi đưa vào sảnxuất thường gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, các ngành nghề hoạt độnggây ô nhiễm thường tập trung theo cụm tự phát như ngành gia công nhômthuộc Phường 9 và một số cơ sở thuộc Phường 2, 11 Hiện nay, nhiều cơ sở
đã di dời đi nơi khác hoặc chuyển đổi ngành nghề sang buôn bán (theo thống
kê còn khoảng 26 cơ sở đang hoạt động), các cơ sở còn lại chỉ hoạt động cầmchừng Ngành gia công sửa chữa cơ khí và hàn xì acetylen tập trung tại cáckhu dân cư người Hoa thuộc Phường 4, 5 và một số cơ sở thuộc Phường 9.Thời gian gần đây xuất hiện thêm một số ngành nghề mới nên việc quản lýcũng khó khăn hơn do các hộ này từ nơi khác đến và tập trung kinh doanhbuôn bán dọc lề đường (như nghề cắt đá hoa cương tại Phường 14 và đường
Sư Vạn Hạnh (nối dài) thuộc Phường 12) Nghề gia công đồ mộc gia dụng có
từ lâu đời nhưng mới phát triển trong vài năm gần đây Nghề này sử dụng loạithiết bị cầm tay gây ô nhiễm bụi gỗ và tiếng ồn, tập trung ở đường Bà HạtPhường 9 và một số cơ sở ở Phường 2
- Nhìn chung, tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệptrên địa bàn quận chưa đến mức báo động so với các quận khác, do Quận 10
có rất ít các nhà máy sản xuất lớn và các nhà máy này không nằm trong danhsách đen của cơ quan quản lý Nhà Nước về môi trường Các cơ sở sản xuấttiểu thủ công nghiệp ở quận thường tập trung vào các nghề như cơ khí, sảnxuất nhôm nhựa gia dụng với quy mô hoạt động nhỏ và do không có điều kiện
để đầu tư trang thiết bị máy móc vì vậy ô nhiễm chủ yếu là ồn và rung
Trang 332.5.2 Trong lĩnh vực xây dựng
Hiện nay, tốc độ xây dựng nhà ở trên địa bàn Quận 10 rất cao, trong khi
đó việc quản lý môi trường trong lĩnh vực này vẫn còn lỏng lẻo Tình trạngcác xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi trên đường và tập kết bừa bãi trêncác lề đường làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường về bụi và làm mất mỹquan đô thị vẫn thường xảy ra Hiện tượng đổ xà bần bừa bãi trên một sốtuyến đường và tại các điểm tập kết rác trên địa bàn Quận khá phổ biến Việcphát hiện và xử lý các vi phạm này rất khó khăn vì thông thường hoạt độngnày được thực hiện vào ban đêm hoặc ở những nơi ít ai để ý Bình quân mỗingày Công Ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10 phải cho xe
cơ giới đi thu gom khoảng 42 m3 xà bần/ngày
2.5.3 Trong cộng đồng dân cư
- Do tình hình phát triển dân số và dân nhập cư sống trên địa bàn Quậnngày càng tăng nên lượng CTRSH thải ra mỗi ngày càng lớn Đây cũng là yếu
tố gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp thu gom hợp lý và hiệuquả Nhận thức của một số người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao nêncòn xảy ra tình trạng đổ rác bừa bãi tại các điểm đặt thùng rác công cộng hoặc
đổ tại các vỉa hè nơi ít người qua lại
- Sự không đồng bộ về thiết bị thu gom của đội thu gom CTR dân lập
đã gây nhiều vấn đề cho môi trường xung quanh Đa số lực lượng dân lập còn
sử dụng xe ba gác hoặc các xe tự cải tiến không đúng quy định để vận chuyểnrác làm rơi vãi trên đường phố gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo vệsinh an toàn trong quá trình vận chuyển rác đến điểm tập kết để chờ xe cơgiới đến lấy
- Giờ lấy CTRSH trong khu dân cư và tập kết rác chưa thống nhất, cònxảy ra hiện tượng người dân bỏ rác vô bao nylon, để trước nhà chờ thu gom,nhưng có khi để từ sáng đến tối mới có người đến thu gom, nên gây hôi thối
Trang 34cả khu vực Ngoài ra, việc tập kết rác tại các điểm hẹn còn gây tình trạngnhiều xe thu gom tập trung nhiều giờ liền để chờ xe cơ giới nên góp phần làm
ô nhiễm và ảnh hưởng đến các khu dân cư lân cận, làm mất mỹ quan đô thị.Hiện nay Quận chỉ mới xoá bỏ được một số điểm hẹn và dời về trạm ép ráckín 350B Trần Bình Trọng
- Về tình hình ngập úng, trên địa bàn Quận 10 vẫn còn một số điểmthường ngập úng trong mùa mưa, nhất là ở các phường 1, 3, 5, 7, 10, 14 và
15 Các điểm ngập úng này thường tập trung tại các hẻm của các phường.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
+ Hệ thống cống thoát nước chính của Quận không đủ khả năngthoát nước;
+ Do quá trình thi công lắp đặt cống thoát nước và nâng cấp hẻmvới cao trình không phù hợp như cống thoát nước hẻm thấp hơncống thoát nước chính, mặt hẻm thấp hơn mặt đường
2.5.4 Trong giao thông
Do địa hình Quận nối liền trung tâm Thành Phố với các quận ven nênmột số tuyến đường chính của Quận thường quá tải vào các giờ cao điểm nhưđường Cách Mạng Tháng 8, đường Nguyễn Chí Thanh, Lý Thường Kiệt,đường 3/2, đường Tô Hiến Thành và đường Sư Vạn Hạnh Lượng khí thải từcác phương tiện giao thông thải vào không khí ở các khu vực này vào giờ caođiểm thường rất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cư ngụ tạiđây
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10
Trang 353.1 Thành phần và khối lượng CTRSH tại Quận 10
3.1.1 Nguồn phát sinh CTRSH
- CTRSH (CTRSH) phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau do hoạt độngcủa con người và xã hội Hàng ngày, CTR (CTR) ở Quận 10 được sinh ra từcác nguồn chính sau đây:
+ Sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch gồm có giấy,carton, nhựa, vải, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon đồ hộp, tro, các chấtthải độc hại;
+ Chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giảitrí, khu văn hóa gồm giấy, carton, nhựa, gỗ, rác thực phẩm, thủytinh, kim loại, các chất thải độc hại,…
+ Viện nghiên cứu, cơ quan, trường học,…
+ Công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp gồm có gỗ vụn, sắtthép, xà bần,…
- CTRSH không đồng nhất và bao gồm nhiều loại:
+ Chất thải thực phẩm là phần còn lại của động vật, trái cây và rauqua bị thải bỏ trong quá trình lưu trữ, chế biến và tiêu thụ thựcphẩm Rác vườn (lá cây, cành cây) cũng được xem như thuộcnhóm này Tính chất của chất thải thực phẩm là có khả năng thốirữa cao, phân hủy rất nhanh và gây mùi hôi thối (có nguồn gốc từđộng vật), đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ (30 – 340C) và độ ẩmcao (80 - 90%) của Tp Hồ Chí Minh
+ Chất thải còn lại bao gồm giấy, carton, nylon, nhựa, vải, cao su,
da, gỗ, và lon đồ hộp, tro bụi,… Phần lớn CTR còn lại có khảnăng tái sinh, tái chế (phần ít bị nhiễm bẩn) Phần không tái chếđược có thể xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt thu hồi điện
+ Chất thải đặc biệt gồm rác đường, thùng chứa, xác động vật,…
Trang 363.1.2 Khối lượng CTRSH tại Quận 10
Nhìn chung, khối lượng CTRSH phát sinh tăng dần mỗi năm Điều này
có thể giải thích được do sự gia tăng dân số (đến một mức nhất định), tăngmức sống bình quân cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân
Bảng 3.1: Thống kê khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 10
Năm Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ tăng (%/năm)
Trang 37Hình 3.1: Biến thiên khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 10
Bảng 3.2 : Tỷ lệ phát sinh CTRSH trên địa bàn Quận 10
(Nguồn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Q10, 2010)
3.1.3 Thành phần CTRSH
Thành phần CTRSH thay đổi tùy theo nguồn phát sinh Cũng như nhiều
đô thị và thành phố khác ở Việt Nam và thế giới, thành phần CTRSH củaQuận 10 nói riêng và TP.HCM nói chung rất phức tạp, bao gồm khoảng 14 -
16 thành phần tùy thuộc mục đích phân loại Để xác định thành phần CTRSHtrên địa bàn Quận, Công ty TNHH XLCTCN & TVMT Văn Lang đã khảo sát
Năm
Trang 38169 mẫu rác từ hộ gia đình không kinh doanh và có kinh doanh (tạp hóa, càphê, hớt tóc, quán ăn,…) với những mức sống khác nhau; 7 trường học baogồm trường mẫu giáo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổthông; 14 văn phòng công ty và 2 chợ Kết quả khảo sát và phân tích đượctrình bày tóm tắt trong các Bảng 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 và 3.7.
3.1.3.1 Thành phần CTRSH của hộ gia đình
Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 169 mẫu CTR (của 169 hộ gia đình) trênđịa bàn Quận 10 về thành phần CTR được trình bày trong Bảng 3.3 Kết quảkhảo sát cho thấy giá trị tỷ lệ CTR thực phẩm 75 - 98% có tần suất xuất hiệncao nhất (45%) Giá trị tỷ lệ CTR thực phẩm trung bình là 73,5 - 75,9% (tínhtheo tổng khối lượng CTRSH ướt) và được sử dụng cho tất cả các tính toán
Bảng 3.3 : Khối lượng riêng và thành phần CTRSH của hộ gia đình
Trang 393.1.3.2 Thành phần CTRSH của trường học
CTR phát sinh từ các trường học được chia làm 3 nhóm chính là: (1)CTR thực phẩm,(2) giấy, vỏ hộp sữa và (3) phần còn lại chủ yếu gồm hộpxốp, túi nilon, li nhựa, chai pet, …
Bảng 3.4 : Thành phần và khối lượng riêng CTRSH phát sinh từ trường học
Bảng 3.5 : Thành phần và khối lượng riêng CTRSH phát sinh từ văn phòng
công ty
Trang 40STT Thành phần Tỷ lệ % Khối lượng riêng
bì khác,… Kết quả phân tích thành phần rác chợ được trình bày trong Bảng3.6 và Bảng 3.7
Bảng 3.6: Thành phần và khối lượng riêng CTRSH của chợ Nguyễn Tri