ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---ooo---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ỞHUYỆN PHÚ NINH
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-ooo -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ỞHUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
NGUYỄN THỊ THANH THUẬN
NIÊN KHÓA: 2014-2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-ooo -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ỞHUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Thuận
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, chú, bác công tác tại Công ty Cổ PhầnMôi Trường Đô Thị Quảng Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới mọi người trong gia đình và các bạn bè đãluôn quan tâm, lo lắng, động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Các khái niệm liên quan về chất thải sinh hoạt 5
1.1.1.1 Khái niệm về chất thải 5
1.1.1.2 Khái niệm chất thải rắn 5
1.1.1.3 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt 5
1.1.1.4 Khái niệm thu gom 6
1.1.1.5 Khái niệm vận chuyển 6
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải 6
1.1.3 Phân loại chất thải[1] 8
1.1.4 Thành phần 9
1.1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và môi trường 10
1.1.5.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng 10
1.1.5.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất 11
1.1.5.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước 11
1.1.5.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí 12
1.1.5.5 Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị 12
1.1.5.6 Rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 13
1.2.1 Hiện trạng quản lý rác thải rắn trên thế giới 13
1.2.2 Thực trạng thu gom, xử lý rác thải rắn ở Việt Nam 14
1.2.2.1 Tình hình phát sinh 15
1.2.2.2 Tình hình thu gom, vận chuyển 15
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI
SINH HOẠT TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN PHÚ NINH
TỈNH QUẢNG NAM 17
2.1 Giới thiệu sơ lược về huyện Phú Ninh 17
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
2.1.1.1 Vị trí địa lý 17
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu 18
2.1.1.3 Tài nguyên 18
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 19
2.1.2.1 Nhân lực 19
2.1.2.2 Tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội 20
2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty 20
2.2.1 Thông tin chung về công ty 20
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng hoạt động của công ty 21
2.2.3 Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị 23
2.3 Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Ninh 24
2.3.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải sinh hoạt 24
2.3.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt 25
2.4 Thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh rắn sinh hoạt của Công Ty Môi Trường Đô Thị ở huyện Phú Ninh 25
2.4.1 Công tác thu gom 25
2.4.1.1 Các thùng rác lưu chứa tại chỗ 25
2.4.1.2 Các phương tiện lưu chứa trung gian 26
2.4.1.3 Năng lực và thời gian thu gom của tổ thu gom rác 26
2.4.1.4 Cách thức thu gom 28
2.4.1.5 Khối lượng rác thải thu gom 30
2.4.2 Công tác vận chuyển 31
2.4.2.1 Các Phương tiện vận chuyển của Công Ty Môi Trường Đô Thị Quảng Nam 31 2.4.2.2 Thời gian và năng lực trong công tác vận chuyển 32
2.4.2.3 Phương thức vận chuyển 32 2.4.3.Quá trình xử lý, chôn lấp rác thải rắn của Công Ty Môi Trường Đô Thị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Quảng Nam 33
2.4.3.1 Xử lý bằng phương pháp chôn lấp 33
2.4.3.2 Xử lý bằng phương pháp đốt 34
2.4.3.3 Xử lý bằng phương pháp ủ phân compost 34
2.4.4 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế của quá trình thu gom, vận chuyển rác thải rắn của công ty Môi Trường Đô Thị Quảng Nam 34
2.5 Một số ý kiến phản hồi của người dân liên quan đến hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở huyện Phú Ninh 36
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ QUẢNG NAM 42
3.1 Định hướng 42
3.2 Giải pháp 42
3.2.1 Giải pháp chung 42
3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải sinh hoạt 42
3.2.1.2 Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 43
3.2.1.3 Đẩy mạnh thu gom và vận chuyển chất thải rắn 43
3.3 Giải pháp kỹ thuật 44
3.4 Giải pháp đầu tư 44
3.5 Giải pháp khoa học công nghệ 45
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
1 Kết luận 46
2 Kiến nghị 47
2.1 Kiến nghị với công ty 47
2.2 Kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Quảng Nam 48
2.3 Kiến nghị với UBND huyện 48
2.4 Kiến nghị với người dân 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 51
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạtBVMT: Bảo vệ môi trườngNĐ- CP: Nghị Định- Chính PhủCTR: Chất thải rắn
RTSH: Rác thải sinh hoạtMTĐT QN: Môi Trường Đô Thị Quảng NamCTNH: Chất thải nguy hại
BVTV: Bảo vệ thực vậtTCMT: Tổng Cục Môi TrườngVSMT: Vệ sinh môi trườngTNHH: Trách nhiệm hữu hạnDT: Diện tích
UBND: Ủy Ban Nhân DânCN: Chi nhánh
TC-HC: Tổ Chức- Hành Chính
KH – KT: Kế Hoạch- Kỹ ThuậtKT-TV: Kế Toán- Tài VụKDC: Khu dân cưXLCT: Xử lý chất thảiTNMT: Tài nguyên môi trườngSX: Sản xuất
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH LỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ khái quát nội dung nghiên cứu 4
Hình 2.1: Địa giới hành chính huyện Phú Ninh 17
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty MTĐT Quảng Nam 21
Hình 2.3: Quá trình thu gom, vận chuyển rác thải từ nơi phát sinh tớibãi xử lý 28
Hình 2.4: Quá trình thu gom, vận chuyển rác thải ở vùng ngoại thị 29
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn 6
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đặc trưng 9
Bảng 2.1: Năng lực thiết bị của công ty 23
Bảng 2.2: Thành phần của chất thải sinh hoạt 24
Bảng 2.3: Dụng cụ lao động của công nhân VSMT tại huyện Phú Ninh 27
Bảng 2.4: Thời gian thu gom rác thải 27
Bảng 2.5: Khối lượng rác thu gom (vận chuyển) 2013 – 2017 30
Bảng 2.6: Thiết bị vận chuyển rác của Công ty Môi trường Đô Thị Quảng Nam 31
Bảng 2.7: Thông tin về bãi xử lý rác Tam Xuân II 33
Bảng 2.8:Ưu điểm và hạn chế của công tác thu gom, vận chuyển RTSH 35
Bảng 2.9: Mức độ phù hợp về mức phí vệ sinh môi trường của các hộ 37
Bảng 2.10: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày 38
Bảng 2.11: Cách thức xử lý rác thải của các hộ dân 39
Bảng 2.12: Tần suất thu gom rác thải của công nhân VSMT 40
Bảng 2.13:Đánh giá của người dân về môi trường hiện nay 41
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu củatoàn nhân loại và là một trong những vấn đề thời sự ở nước ta hiện nay Sự phát triểnkinh tế xã hội cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng kéo theo sự phát triển mạnh mẽcủa các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp,…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa người dân đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới gây khó khan trong công tác bảo vệmôi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư Lượngchất thải phát sinh từ các hoạt động của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn
cả về thành phần và tính chất Vì vậy mà cụm từ “xử lý rác thải” đang là cụm từ nhậnđược nhiều sự quan tâm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Để nâng cao chất lượng môi trường, vệ sinh môi trường đô thị, đáp ứng nhu cầusống trong môi trường trong sạch không bị ô nhiễm, công ty Cổ Phần Môi Trường
Đô Thị Quảng Nam đã từng bước tiếp cận, đổi mới phương tiện cơ giới trong côngtác thu gom, vận chuyển rác thải Công ty hoạt động với trách nhiệm đảm bảo, duytrì công tác vệ sinh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày càng xanh- sạch- đẹp,đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng môi trường sống ngày càng cao Từ đóCông ty Môi Trường Đô Thị Quảng Nam cần có phương pháp để thu gom vậnchuyển tránh và giảm thiểu rác thải gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng.Thực tế hiện nay công tác thu gom, vận chuyển rác thải của Công ty chưa thu gom,vận chuyển được toàn bộ khối lượng rác phát sinh trên địa bàn tỉnh, mà lượng thugom hiện nay mới chỉ đạt khoảng 80% Vì vậy không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quảhoạt động của Công ty mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường khi có ráctồn đọng Bên cạnh đó Công ty đã nỗ lực hoàn thành tốt hết khả năng của mình, song
do phương tiện kỹ thuật còn lạc hậu, không tốt nên trong lúc chuyển giao giữa thugom và vận chuyển không được đồng bộ và hoà hợp với nhau gây ảnh hưởng tới môitrường xung quanh Vì vậy trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty MôiTrường Đô Thị tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa phận huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam” làm đề tài cho
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 112 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hiện trạng các nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng CTRSHtrên địa bàn huyện Phú Ninh Tình hình quản lý rác thải (thu gom, vận chuyển) củacông ty môi trường đô thị QN Đề tài không đề cập đến công tác xử lý, giảm thiểu tái
sử dụng, tái chế…
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu gom, vậnchuyển rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Ninh
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Phú Ninh
- Phạm vi thời gian: Tài liệu nghiên cứu 2013-2017; điều tra số liệu 2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoạt độngcủa Công ty, các báo cáo về công tác vệ sinh môi trường, công tác thu gom rác thảisinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu
Thu thập các báo cáo, luận văn, khóa luận, chuyên đề liên quan đến công tác thugom rác thải sinh hoạt ở huyện Phú Ninh, Việt Nam và trên thế giới
5.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
-Điều tra, khảo sát thực địa
-Điều tra, phỏng vấn:
Bằng bộ câu hỏi gồm 50 phiếu chia cho các xã đại diện huyện Phú Ninh
5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu thống kê
+ Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu để trên cơ
sở đó làm tiền đề đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địabàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
5.3 Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp quan trọng và có tính khách quan cao Ngoài ý kiến của thầy côhướng dẫn thì các buổi gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các hộ gia đình có ý nghĩa rất quantrọng giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn
5.4 Khung phân tích
Nghiên cứu này tập trung làm rõ thực trạng thu gom, vận chuyển rác thảisinh hoạt của công ty MTĐT Quảng Nam ở huyện Phú Ninh, nội dung được mô tảdưới dây:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Hình 1.1: Sơ đồ khái quát nội dung nghiên cứu
Phươngthức vậnchuyển
Thời gian
và nănglực vậnchuyển
Phương tiện
vận chuyển
Cách thứcthu gom
Khối lượngthu gom, vậnchuyển
Ưu điểm,
hạn chế
Vậnchuyển
Ý kiếnngười dân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan về chất thải sinh hoạt
1.1.1.1 Khái niệm về chất thải
Theo luật BVMT năm 2014: Chất thải là vật chất ở dạng lỏng, khí, mùi hoặc cácdạng khác thải ra từ sinh hoạt sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động kháccủa con người [2]
1.1.1.2 Khái niệm chất thải rắn
Theo Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải vàphế liệu:
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thôngthường và chất thải rắn nguy hại
1.1.1.3 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt ( chất thải sinh hoạt ) là những chất thải có liên quan đến cáchoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,trường học các trung tâm dịch vụ thương mại RTSH có thành phần bao gồm kimloại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực phẩm dư thừa, gỗ, lon, vải,giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả
Hoạt động quản lý CTR: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xâydựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sửdụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối vớimôi trường và sức khoẻ con người [3]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 151.1.1.4 Khái niệm thu gom
Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từnguồn Đó là biện pháp tạo thuận lợi cho các công tác xử lý rác về sau
Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thờirác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền chấp nhận [3]
1.1.1.5 Khái niệm vận chuyển
Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử
lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyểnchất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trungchuyển [4]
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải sinh hoạt làcác cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trìnhquản lý chất thải rắn Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động sản xuất,sinh hoạt, kinh tế ngày càng gia tăng, kéo theo lượng rác thải ngày càng tăng theo,nguồn gốc phát sinh rác thải cũng được hình thành
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn
Phân
loại
Nguồn phát sinh
Trang 16loại
Nguồn phát sinh
Trường học, vănphòng cơ quanchính phủ
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủytinh, kim loại, CTNH (pin; ac-quy;
bóng đèn nê-ông …)Chất thải
Giấy; nhựa; thực phẩm thừa; thủytinh; kim loại; bông băng dụng cụ y
công nghiệp
trong đô thị
Công nghiệp cơkhí, dệt may, dagiày, sản xuất bia,bánh kẹo, nướcngọt…
Chất thải do quá trình chế biến côngnghiệp, phế liệu và các CTR sinh
hoạt
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2015
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Chất thải rắn nói chung (rác thải) phát sinh từ các nguồn chủ yếu: các hộ gia đình(nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư ), các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng,khách sạn, trạm xăng dầu, gara ), cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hànhchính ), các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan,công viên, bãi biển ).
1.1.3 Phân loại chất thải[1]
Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, cáctrung tâm dịch vụ, công viên
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủcông nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạngrắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa,
đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra
- Chất thải nông nghiệp và làng nghề: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp nhưtrồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch
- Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế,bao gồm:
• Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe conngười và môi trường như dễ lây nhiễm bệnh, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêuhủy an toàn
• Chất thải thông thường
Phân loại theo phạm vi không gian
- Chất thải rắn đô thị
- Chất thải rắn nông thôn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18 Phân loại theo mức độ nguy hại
-Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, các chất
dễ gây cháy nổ, hoặc các chất thải phóng xạ, các kim loại nặng, các chất thải nhiễmkhuẩn có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe conngười, và sự phát triển của động thực vật,đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí Nguồnphát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và cáchợp chất có một trong các đặc tính nguy hại.Thường là các chất thải phát sinh trongsinh hoạt gia đình, đô thị…
1.1.4 Thành phần
Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự lãng phí tài nguyên trong thóiquen sinh hoạt của con người, lượng rác thải ngày một tăng, thành phần ngày càng phứctạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khỏe con người
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đặc trưng
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050, Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội, 2015
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19CTR sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng(đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trườnghọc ) Bảng trên đã cho ta thấy được các thành phần trong CTRSH đặc trưng bao gồmchất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quảhư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc vật, phânđộng vật ), chất vô cơ (các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su,nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi ), và các chất khác Trong đó, thành phần rácthải có tỉ lệ khối lượng lớn nhất là chất hữu cơ dễ phân hủy (chiếm 51,9%) Nguyênnhân vì những rác thải này phát sinh từ những hoạt động thiết yếu của tất cả mọingười, tốc độ phát sinh nhanh, có số lượng và khối lượng tương đối lớn Thành phần
có tỉ lệ khối lượng thấp nhất là thủy tinh và kim loại (chiếm <1%)
1.1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
1.1.5.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý,hóa học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở rắn, lỏng, khí mà chủ yếu là các chấtđộc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người Một trong những dạng chất thảinguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu
cơ bền Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường gây rahàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư Đặc biệt,
nó được tận dụng nhiều trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thảitrong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện,đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt Các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọngnhất là đối với khu dân cư, khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chấtthải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báođộng Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnhcác em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh,bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Ngoài ra, sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm, nước mặt gây ảnh hưởng đến chấtlượng nước và sức khỏe người dân.
1.1.5.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khaikháng, hóa chất…Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễmđất, tác động đến các hệ sinh thái đất
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước.+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinhtrùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sangngười và động vật…
- CTR vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phânhuỷ làm thay đổi pH của đất
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấmmốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khiđưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấmnước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng làm cho đất bị chai cứng khôngcòn khả năng sản xuất.Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất
1.1.5.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
Chất thải sinh hoạt khi không được thu gom và xử lý đúng cách cũng sẽ trở thànhnguồn gây ô nhiễm nguồn nước Nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vàocác nguồn nước mặt làm ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nướcngầm Thông thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ…từ rácthải vào nguồn nước Điều đáng chú ý là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nướcsinh hoạt hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian vàgây các bệnh nguy hiểm[8]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.1.5.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3 gây ô nhiễm môi trường không khí
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứaCH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ có tác động xấu đến môi trường, sứckhỏe và khả năng hoạt động của con người
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng,các chất độc lẫn trong rác
1.1.5.5 Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vậnchuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị Nguyên nhân của hiện tượng này là do ýthức của người dân chưa cao Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường vàmương rãnh vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa
1.1.5.6 Rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguyhiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí Hậu quả của tìnhtrạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông,lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồinhặng, chuột,… là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trườngxung quanh Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả,
lỵ, thương hàn Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thảirắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vậtgây hại ) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hôhấp Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chứcnăng, suy nhược cơ thể, gây ung thư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 221.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Hiện trạng quản lý rác thải rắn trên thế giới
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế,
do sự bùng nổ tăng nhanh dân số, vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường sống đã trởthành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên thế giới
Hiện nay, chất thải rắn đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môitrường Chính sự mất vệ sinh, đặc biệt là mùi hôi thối góp phần làm ô nhiễm không khí
và là nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm, gây nguy hại đến sứckhỏe cộng đồng
Nhìn chung trên thế giới, lượng chất thải ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau,phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước
đó Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người.Trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, đã quản lý chất thải rắn thông quahoạt động phân loại tại nguồn, mang lại hiệu quả xử lý cao, đem lại lợi ích cao về kinh
tế và môi trường Tại các nước như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức…việc phân loại rácthải tại nguồn được quản lý chặt chẽ, nền nếp và trở thành thói quen của người dân.Người dân ở các nước này hầu hết đều có ý thức về quản lý rác thải
- Tại Nhật Bản: Việc phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện rất tốt Các loạirác được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đìnhphải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sátcủa đại diện cụm dân cư Rác sẽ được các công nhân vệ sinh môi trường đem các túirác đó đi Các hộ gia đình chia rác thành 3 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khôngcháy được có thể tái chế và rác khó tái chế Nếu gia đình nào không phân loại rác, đểlẫn lộn vào một túi thì ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báophạt tiền…Với các loại rác thải cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt… thì phải bỏchúng đúng ngày quy định để xe của Công ty VSMT đến chở đi
- Singapore: Là quốc gia sạch bậc nhất thế giới Để bảo vệ môi trường,Singapore xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho công tác xử
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23lý rác tốt hơn Rác thải được thu gom và phân loại bằng túi nilon Ở Singapore ChínhPhủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường, pháp luật về môi trường ở nước này đượcthực hiện một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho môi trườngxanh sạch đẹp Với những cá nhân nào không thực hiện đúng quy định môi trường sẽ
bị phạt tiền, bắt bồi thường hoặc phạt cải tạo lao động bắt buộc
- Tại Đức: Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc từ năm 1991 Rácbao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay cartonđược gom vào thùng màu vàng Bên cạnh thùng vàng còn có thùng xanh dương chogiấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học (thức ăn, cây cỏ), thùng đen cho thủy tinh (cóthể thay đổi màu sắc thùng tùy khu vực)
- Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề bấtcập Công tác thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết bị còn ít và đơngiản làm cho chi phí thu gom tăng mà hiệu quả xử lý lại thấp.Sự tham gia của cácdoanh nghiệp tư nhân, các hộ dân vẫn còn rất ít và hạn chế Tỷ lệ thu gom ở các nướcnày thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.Tuy nhiên, các nước này hiện nay cũngđang rất nổ lực cho công tác bảo vệ môi trường
1.2.2 Thực trạng thu gom, xử lý rác thải rắn ở Việt Nam
Công cuộc công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, vói sự hình thành
và phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa,nguyên vật liệu, năng lượng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển kinh tế đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặcbiệt là ô nhiễm do CTR
Việc thu gom, vận chuyến, xử lý và tiêu hủy CTR đã và đang trở thành một bàitoán khó đối với các nhà quản lý Đời sống con người ngày càng được nâng cao,không chỉ gia tăng về số lượng mà thành phần rác thải sinh hoạt cũng tăng theo, gâykhó khăn cho công tác quản lý
Công tác thu gom, quản lý CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền cáccấp quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 241.2.2.1 Tình hình phát sinh
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, lượng chấtthải rắn sinh hoạt phát sinh tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh, tính trungbình tăng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng
và mức độ độc hại Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm
2014 khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó, chất thảirắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày.Chất thải rắn sinh hoạt đô thịphát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cảcác đô thị[9,1] Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khốilượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày Chỉ sốphát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người ở mức độ cao từ 0,9-1,38kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển
về du lịch như: thành phố Hạ Long, thành phố Đà Lạt,…[1]
Về cơ bản, lượng phát sinh CTR sinh hoạt ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ dân
cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhìn chung, khu vực đồng bằng có lượng phátsinh CTR sinh hoạt cao hơn khu vực miền núi; dân cư khu vực có mức tiêu dùng cao thìlượng rác thải sinh hoạt cũng cao hơn Năm 2015, khu vực nông thôn ở nước ta phátsinh khoảng 32.415 tấn CTR sinh hoạt mỗi ngày[14] Tuy nhiên, vấn đề quản lý CTRsinh hoạt khu vực này có nhiều bất cập Vấn đề quản lý CTR sinh hoạt khu vực nôngthôn hiện nay đang là vấn đề nóng của các địa phương
1.2.2.2 Tình hình thu gom, vận chuyển
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị đạt khoảng 84%-85% Khu vực ngoạithành tỷ lệ thu gom trung bình đạt khoảng 60% so với lượng CTR sinh hoạt phát sinh
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng40% - 55%, chủ yếu được tiến hành ở các thị trấn, thị xã Các vùng sâu, vùng xa tỷ lệnày đạt khoảng 10% [1]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Cho đến nay, vấn đề phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được triển khai mở rộng.Việc phân loại CTR tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho các côngđoạn thu gom, xử lý Hiện công tác phân loại CTR tại nguồn mới được thực hiện thíđiểm tại một số phường của một số đô thị lớn; phần lớn CTR sinh hoạt đô thị chưađược phân loại tại nguồn Hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt do các Công
ty Môi Trường Đô Thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Bên cạnh đó, trongthời gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã
có các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinhhoạt tại đô thị ngày càng cao Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển CTRsinh hoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gomthỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương Tuynhiên, trên thực tế hiện nay tại khu vực nông thôn không thuận tiện về giao thông, dân
cư không tập trung nên vẫn còn tồn tại hiện tượng người dân vứt rác bừa bãi rác thải rasông, hồ, ao, suối hoặc đổ thải tại khu vực đất trống chưa có sự quản lý của chínhquyền địa phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN PHÚ NINH
TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Giới thiệu sơ lược về huyện Phú Ninh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tây giáp: Huyện Tiên Phước chiều dài 32.8km
Nam giáp: Huyện Bắc Trà My chiều dài 9km
Bắc giáp: Huyện Thăng Bình chiều dài 19,4km [13]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 272.1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu
- Địa hình: Huyện Phú Ninh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng vàtrung du, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi gò xen kẽ các dãi đồng bằng Nhìn chungđịa hình thấp dần từ tây sang đông
- Khí hậu: Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các chỉ sốkhí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, con vậtnuôi; tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnhhưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân Cụ thể:
+ Nhiệt độ trung bình năm : 25,60C
+ Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.064 mm
+ Lượng bốc hơi trung bình : 1.354 mm
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Hồ Phú Ninh là hồ thủy lợi lớn nhất của cả tỉnh, có dung tích
hơn 370 triệu m3 có chức năng điều hòa, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt cho toàn huyện và khu vực Ngoài hồ Phú Ninh trên địa bàn còn có nhữngsông suối nhỏ như: Sông Bàn Thạch, sông Bồng Miêu, suối La Gà, suối Nhà Ngũ, suốiTây Yên, suối Trương Chi, với lưu lượng nước cũng không đáng kể
- Nguồn nước ngầm: Thay đổi theo điều kiện địa hình, dao động bình quân từ
2,5 - 3,5m Chất lượng nguồn nước chưa tốt với điều kiện hiện nay do ô nhiểm vệ sinhmôi trường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28*Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng tập trung trên địa bàn huyện là 4.903ha, trong đó đất rừng tựnhiên sản xuất 1.408ha, đất có rừng trồng sản xuất 2.255ha và đất có rừng trồng phòng
hộ 1.240ha Ngoài ra ước tính diện tích có rừng phân tán của các hộ trên điạ bàn huyện
là 500ha Theo đó độ che phủ hiện nay của rừng trên địa bàn huyện đạt 21,5%
*Tài nguyên khoáng sản
Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có giá trị khai thác lớn của tỉnh hiệnnay đang được đầu tư khai thác, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách củatỉnh Ngoài ra huyện cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng quí giá như: mỏnước khoáng, đá granite, quặng sắt-chì, nguồn nước, rừng và hệ thực vật phong phú lànguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khai thác [11]
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
- Về số hộ sản xuất nông nghiệp: 14.252 hộ, chiếm 70% tổng số hộ Đặc điểm các
hộ này không còn sản xuất thuần nông mà kết hợp các ngành nghề khác như: buôn bánnhỏ, làm công nhân … diện tích sản xuất nông nghiệp 8.932ha/14.252 hộ lao động nôngnghiệp Qua đó ta thấy số hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp còn khá cao, diện tíchbình quân cho một lao động nông nghiệp là 0,15ha/lao động, đồng thời diện tích sảnxuất nông ghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ, manh múm nên huyện đang đẩy mạnhthực hiện công tác dồn điền đổi thửa, từng bước đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng đểgiảm dần lao động nông nghiệp và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ.Huyện Phú Ninh có lực lượng lao động khá dồi dào với hơn 46.813 người (nam24.176, nữ 22.637) chiếm 55,16% dân số toàn huyện Trong đó, lao động làm việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29trong lĩnh vực nông nghiệp là: 32.769 người, chiếm 70% lực lượng lao động củahuyện, còn lại 30% là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thươngmại, công chức, viên chức nhà nước, lao động làm trong các xí nghiệp, doanh nghiệptrên địa bàn huyện và các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng … do đó đểphát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quy hoạch, phát triển của huyện, cần đặc biệtquan tâm đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.
2.1.2.2 Tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội
Nhìn chung huyện Phú Ninh là huyện có diện tích rộng, dân số đông, nguồn laođộng dồi dào có lợi thế cho việc phát triển các ngành nghề, đặc biệt là đối với sản xuấtnông nghiệp và các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong thời gian đến
2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty
2.2.1 Thông tin chung về công ty
Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam (trước đây là Công ty TNHHMột thành viên Môi trường đô thị Quảng Nam) là doanh nghiệp hoạt động trên cáclĩnh vực công ích và sản xuất kinh doanh Được thành lập tại Quyết định số 2132/QĐ-
UB ngày 11/11/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam với tên gọi là Công ty Môi trường
đô thị Tam Kỳ Đến tháng 7 năm 2000, đổi tên thành Công ty Môi trường đô thịQuảng Nam tại Quyết định số 2110/QĐ-UB ngày 19/7/2000, đến tháng 5 năm 2010,đổi tên thành Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Quảng Nam tại Quyếtđịnh số 1449/QĐ-UBND ngày 04/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam, đến tháng 01năm 2016 đổi tên thành Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam Hoạt độngsản xuất, kinh doanh của Công ty được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp [10]
Kể từ ngày được thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tykhông ngừng phát triển Doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; năng lực quản
lý, sản xuất, kinh doanh được nâng lên Đội ngũ cán bộ công, công nhân viên với nhiều cán
bộ chuyên ngành có trình độ đại học, sau đại học, có kinh nghiệm thực tiễn công tác và độingũ công nhân có tay nghề cao Phương tiện xe máy, thiết bị thi công xây dựng công trìnhđược đầu tư đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cho việc thi công xây dựng các công trình quy mô lớn.Địa chỉ: 781 Phan Chu Trinh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 02363.2211594 - 3851274
Email: qnam.urenco@gmail.com
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 302.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng hoạt động của công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện ở Hình 2.1:
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty MTĐT Quảng Nam
Nguồn: Công ty MTĐT Quảng Nam
Đội MTĐT
Duy Xuyên
Đội MTĐT TiênPhước
Đội MTĐTPhú Ninh
CN ThăngBình
Đội MTDTBắc Trà My
Hội đồng quản trị
PhòngTC-HC
Phòng
KH - KT
CN Quế Hiệp Đức
Sơn-Chi nhánh ĐạiLộc
Chi nhánh TamKỳ
Ban giám đốc
PhòngKT-TV
Kiểm soát viên
Kê toán trưởng
CN xử lý CTNH
Phòngk.doanh
Chi nhánh NúiThành
Chi nhánh ĐiệnBàn
CN xử lý nước thải
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31 Cơ cấu nhân sự chủ chốt
- Hội đồng quản trị: 07 người, kiểm soát viên: 02 người
- Tổng Giám đốc công ty: 01 người, Phó Tổng Giám Đốc công ty: 04 người
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 04 người
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: 09 người
- Phòng Kinh doanh: 05 người
- Phòng Kế toán - Tài vụ: 07 người
- Các chi nhánh và các đội trực thuộc công ty
Đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh: Ngành, nghề sản xuất và kinh
doanh của Công ty gồm[10]:
- Thoát nước và xử lý nước thải
- Xây dựng công trình dân dụng
- Xây dựng công trình công ích
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Lắp đặt hệ thống điện
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Khai thác, xử lý và cung cấp nước
- Trồng và chăm sóc cây xanh, cây cảnh
- Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại
- Thu gom rác thải độc hại
- Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
- Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
- Tái chế phế liệu
Trường Đại học Kinh tế Huế