1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho

116 1,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 10,64 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, ở Việt Nam nóichung, trong suy nghĩ của tuyệt đại đa số ngươi dân thì rác thải là những gìkhông còn giá trị kinh tế là những gì cần phải bỏ đi mà chúng không đượcxem là nguồ

Trang 1

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu

Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá

và hiện đại hoá Cùng với sự phát triển đó, quá trình đô thị hoá ở Việt Namcũng đang phát triển không ngừng cả về tốc độ, qui mô cũng như về số lượnglẫn chất lượng Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc vẫn còntồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang pháttriển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ônhiễm Cụ thể đó là các vấn đề về ô nhiễm như đất, nước, không khí và tìnhtrạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, cũng như hàng loạtcác vấn đề môi trường khác cần phải giải quyết Đối với các thành phố trọngđiểm thì vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn, đòi hỏi cần được quan tâmsâu sắc, kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để

Thành phố Mỹ Tho từ lâu đã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hộicủa tỉnh Tiền Giang, với diện tích 81,58 km2, tổng dân số năm 2010 là215.200 người (trong đó tổng số dân thành thị là 131.918 người và nông thôn

là 83.262 người), tỷ lệ gia tăng dân số là 15,4%, có mật độ dân số 4.766người/km2 gồm 11 phường và 6 xã, Mỹ Tho có vai trò to lớn và là trọng điểmnền kinh tế công nghiệp của Tiền Giang Theo báo cáo ước tính tình hình kinh

tế xã hội thành phố Mỹ Tho năm 2010 của Cục Thống kê Tiền Giang thì tốc

độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 3.240 tỷ đồng tăng trưởng 12,62% so vớinăm 2009, giá trị sản xuất đạt 6.750 tỷ đồng , tăng 14,37% so với năm 2009,thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 1.656 USD/người/năm Về côngnghiệp, hiện Thành phố Mỹ Tho có một KCN và hai CCN đã đi vào hoạt

Trang 2

động chính thức bao gồm: KCN Mỹ Tho, CCN Trung An, CCN Tân MỹChánh Qua hơn 10 năm hoạt động, KCN Mỹ Tho và Cụm CN Trung An thuhút được 37 dự án (gồm có 09 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), vớitổng vốn đầu tư đăng ký là 114,83 triệu USD và 666 tỷ đồng, trong đó có 31

dự án đi vào hoạt động giải quyết được gần 7000 lao động (lao động địaphương chiếm 80%) và khoảng 1000 lao động hợp đồng theo thời vụ, laođộng gián tiếp như: xây dựng, cung ứng vật liệu và các dịch vụ khác Cácngành sản xuất chủ yếu là chế biến thuỷ sản, may gia công xuất khẩu, sảnxuất bao bì, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến đồ gỗ,vật liệu xây dựng và đóng mới phương tiện vận tải đường thuỷ Riêng CCNTân Mỹ Chánh đã có 6 doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức và hiệnđang là địa điểm lý tưởng để các nha đầu tư trong và ngoài tỉnh tìm đến hợptác đầu tư Mỹ Tho có một cảng đường sông, một cảng cá lớn, trên 100 công

ty xí nghiệp tư nhân, hàng ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh đa ngành nghề,nhiều trung tâm thương mại sản xuất, nhiều khu định cư mới và cơ sở hạ tầngphát triển mạnh với qui mô lớn Đặc biệt ngày 07 tháng 10 năm 2005 Thủtướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg về việccông nhận thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là đô thị loại II, đây là độnglực mạnh mẽ thúc đẩy thành phố Mỹ Tho phát triển theo hướng hiện đại,ngang tầm cùng các đô thị lớn trong vùng và cả nước

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Mỹ Tho chỉ có một đơn vị công ích thựchiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt là công ty Côngtrình Đô thị thành phố Mỹ Tho Với những cố gắng vượt bậc của đội ngũ lãnhđạo, công nhân có thâm niên, yêu nghề nên hoạt động cảu Công ty đã và đang

có những đóng góp tích cực cho mục tiêu xây dựng thành phố Mỹ Tho xanhsạch, đẹp, góp phần bảo vệ môi trường, tạo mỹ quan đô thị

Trang 3

Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được thì hoạt động của Công tycũng đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là vấn đề xử lý đốivới rác thải sinh hoạt Hiện nay, công nghệ xử lý rác sinh hoạt được áp dụngtại Tiền Giang nói chung chủ yếu là sử dụng công nghệ chôn lấp Phươngpháp này có ưu điểm là không tốn nhiều chi phí cho việc xử lý, dễ áp dụngtuy nhiên về lâu dài sẽ gây tác hại lớn đến môi trường, gây ô nhiễm nguồnnước, ô nhiễm không khí, lãng phí tài nguyên đất và đặc biệt là không tậndụng hết những lợi ích do rác thải đem lại Bên cạnh đó, ở Việt Nam nóichung, trong suy nghĩ của tuyệt đại đa số ngươi dân thì rác thải là những gìkhông còn giá trị kinh tế là những gì cần phải bỏ đi mà chúng không đượcxem là nguồn lợi mà con người có thể thu về nếu biết tận dụng chúng mộtcách có hiệu quả.

Trước thực trạng trên, Đề tài ”Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho” hy vọng sẽ góp

một phần nhỏ vào nổ lực chung của thành phố trong công tác xử lý rác thải,bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bển vũng

Trang 4

1.2 Ý nghĩa của đề tài

Lựa chọn phương án thích hợp nhằm quản lý, tái sử dụng có hiệu quả rácthải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

1.3 Mục đích nhiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu hiện có tại Cục Thống kê Tiền Giang,Công ty Công trình Đô thị thành phố Mỹ Tho UBND thành phố Mỹ Tho Đềtài thực hiện một số mục tiêu sau:

- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạttrên địa bàn thành phố Mỹ Tho

- Dự báo tốc độ gia tăng dân số, tốc độ phát sinh CTR đến năm 2020

- Đưa ra các giải pháp quản lý, xử lý có hiệu quả đối với chất thải rắn sinhhoạt tại thành phố Mỹ Tho

1.4 Nọi dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thu thập tài liệu, từ đó tưduy tính toán, kết hợp với kiến thức thực nghiệm để đưa ra biện pháp tái sửdụng chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thành phố Mỹ Tho

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn thành phố Mỹ Tho

- Về rác có nhiều loại: rác y tế, rác sinh hoạt, rác công nghiệp, rác xây

dựng Tuy nhiên do thời gian, điều kiện có giới hạn và còn nhiều hạn chếnên đối tượng tập trung nghiên cứu là rác sinh hoạt bao gồm: rác hộ gia đình,rác chợ, cơ quan, xí nghiệp, trường học Đề tài không đặt ra mục tiêu nghiêncứu về vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại

Trang 5

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp luận

Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sởphải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan Từ đó, đánh giáphương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trườngđạt hiệu quả

Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao.Với tốc độ dân số diễn ra mạnh mẽ là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thảirắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thànhphần Do đó, chất thải rắn sinh hoạt đã và đang xâm phạm vào các hệ sinhthái tự nhiên, môi trường gây tác động tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, gây ônhiễm môi trường và sức khoẻ con người một cách nghiên trọng, nếu khôngđược quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp

Như chúng ta biết, trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người dù

ở bất kỳ đâu: tại nhà hàng hay công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng đãthải ra một lượng rác sinh hoạt đáng kể, trong đó rác thực phẩm chiếm một tỉ

lệ lớn Việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang gặp rất nhiều khókhăn cho các công ty quản lý môi trường đô thị

Thành phố Mỹ Tho có tỉ lệ gia tăng dân số khá nhanh cùng với tốc độ pháttriển kinh tế mạnh Vì vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng lên đáng

kể, đây là vấn đề môi trường mà các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý đô thị luônquan tâm và tìm cách giải quyết

1.6.2 Phương pháp cụ thể

Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thểđược áp dụng như sau:

Trang 6

- Sưu tầm và tham khảo tài liệu là bước không thể thiếu trong quá trìnhđiều tra nghiên cứu Do giới hạn về phạm vi cũng như thời gian tìm hiểu, mộtphần tài liệu trong đề tài chỉ thu thập ở một số tài liệu được công bố rộng rãiliên quan đến chất thải rắn Các tài liệu chính được tham khảo trong đề tài nàyđược ghi trong phần tài liệu tham khảo.

- Khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội, môi trường tại thành phố Mỹ Tho

- Đánh giá tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt cótiêu cực đến công tác bảo vệ môi trường

- Dự báo tốc độ gia tăng dân số hàng năm thông qua tỷ lệ tăng dân số bìnhquân đã được thống kê kết hợp với dự báo tốc độ, khối lượng phát sinh chấtthải rắn sinh hoạt hàng năm từ đó lựa chọn phương pháp quản ly, tái sử dụngchất thải rắn sinh hoạt phù hợp với đặc trưng của thành phố Mỹ Tho

1.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý nhằm tái sửdụng có hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, trên

cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại thành phố Mỹ Tho như đềxuất biện pháp phân loại rác tại nguồn và xử lý tác thải làm phân compost vàcác giải pháp tái chế, tái sử dụng khác có thể áp dụng

Trang 7

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

2.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn

2.1.1 Khái niệm chất thải rắn

Chất thải rắn (Solid waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại

bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sảnxuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ) Trong đó,quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và cáchoạt động sống

Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: vậtchất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏiđược bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chấtthải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phốphải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ

2.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn đô thị bao gồm:

- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)

- Từ các trung tâm thương mại

- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng

- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay

- Từ các hoạt động công nghiệp

- Từ các hoạt động xây dựng đô thị

Trang 8

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thànhphố

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị cụ thể như sau:

- Rác hộ dân: phát sinh từ hoạt động sản xuất của xí nghiệp, hộ gia đình,các biệt thự Thành phần rác thải bao gồm rác thực phẩm, bao bì hàng hoá(bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su PE, PP, thuỷ tinh, tro một số chất thải đặcbiệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa,thuỷ tinh, …), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng, …),thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên các rác thải

- Rác quét đường: phát sinh từ các hoạt động vệ sinh hè phố (khu vui chơigiải trí) và làm đẹp cảnh quan Nguồn rác này do người đi đường và các hộdân sống dọc hai bên đường xả thải Thành phần của chúng có thể bao gồmcác loại sau đây: cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết

- Rác khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của cửa hàngbách hoá, nhà hàng khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in Cácloại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy carton, plastic, thực phẩm,thuỷ tinh Ngoài ra rác thương mại còn chứa một phần chất thải độc hại

- Rác cơ quan công sở: phát sinh từ cơ quan xí nghiệp, trường học, vănphòng làm việc Thành phần rác ở đây giống như rác của khu thương mại

- Rác xà bần từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xâydựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông Các loại chấtthải bao gồm: gỗ, thép, bêtông, gạch, thạch cao

- Rác bệnh viện: bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạtđộng khám bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế Rác y tế cóthành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa

Trang 9

thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm độc hại đối vớisức khoẻ cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom hợp lý, vậnchuyển và xử lý riêng.

- Rác công nghiệp: phát sinh từ các hoạt động sản xuất của xí nghiệp, nhàmáy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hoá chất, nhàmáy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm) Thành phần của chúng baogồm chất thải độc hại và không độc hại Phần rác thải không độc hại có thể đổchung với rác hộ dân

- Rác nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt độngnông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra

từ chế biến sữa, của các lò giết mổ … Hiện tại, việc quản lý và xả các loạichất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường

đô thị của các địa phương

2.1.3 Phân loại chất thải rắn

Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái chế vàtái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệmôi trường

Phân loại chất thải rắn thành các thành phần riêng biệt gồm rác thực phẩm

và rác còn lại (giấy, túi nilon, thùng carton, nhựa, lon, đồ hộp, kim loại, vải,

…) từ nguồn phát sinh (hộ gia đình, trường học,…)

2.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý

Phân loại chất thải rắn theo loại này người ta chia làm các chất cháy được,các chất không cháy được và các chất hỗn hợp (Xem bảng 2.1)

Trang 10

Bảng 2.1 Phân loại theo công nghệ xử lý

- Các thực phẩm và vật liệu được chế tạo từ gỗ, tre.

- Vải len, …

- Các rau quả, thực phẩm,

- Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa,…

- Phim cuộn, bịch nilon,…

- Túi xách da, cặp da, vỏ ruột xe,…

- Các kim loại không bị nam châm hút.

- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo bằng thuỷ tinh.

- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh.

- Hàng rào, da, nắp lọ, …

- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại,…

- Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, bóng đèn,…

- Vỏ trai, ốc, gạch, đá, gốm sứ, …

3.Các chất hỗn hợp

- Tất cả các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và

2 đều thuộc loại này.

Trang 11

- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quátrình lưu trữ, chế biến, nấu ăn Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phânhuỷ nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm Quá trình phân huỷ thường gây

ra mùi hôi khó chịu

- Rác rưởi: bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từcác hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại Các chất cháy được nhưgiấy, plastic, vải, cao su, da, gỗ và chất không cháy được như thủy tinh, vỏhộp kim loại

- Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá ở các hộgia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp

- Chất thải xây dựng và phá huỷ công trình: chất thải từ quá trình xâydựng, sửa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trìnhkhác gọi là chất thải xây dựng Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch,

gỗ, đường ống, dây điện, khối lượng của chúng rất khó tính toán

- Chất thải từ nhà máy xử lý: chất thải này có từ hệ thống xử lý nước thải,nhà máy xử lý chất thải công nghiệp Thành phần chất thải loại này đa dạng

và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý Chất thải này thường là chấtthải rắn hoặc bùn (nước chiếm 25 – 95%)

- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp nhưgốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi

- Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải hoá chất, sinh học dễ cháy, dễ nổhoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống conngười, động vật, thực vật Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng,khí và rắn Đối với chất thải loại này thì việv thu gom, xử lý phải hết sức thậntrọng

Trang 12

2.1.4 Thành phần chất thải rắn

Chất thải rắn đô thị từ khu dân cư bao gồm các thành phần ở Bảng 2.2 vàBảng 2.3 Giá trị của các thành phần trong chất thải rắn đô thị có thể thay đổitheo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác Lấy ví dụ

sự thay đổi khối lượng chất thải rắn theo mùa đặc trưng ở Bắc Mỹ được trìnhbày trong Bảng 2.4

Thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý

Bảng 2.2 Thành phần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh

Nguồn chất thải Phần trăm trọng lượng

Trang 13

Bảng 2.3 Thành phần của CTR đô thị theo tính chất vật lý

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, quản lý CTR, Hà Nội, 2001)

Bảng 2.4 Sự thay đổi thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải Phần trăm khối lượng Phần trăm thay đổi

Trang 14

bình Dao động Trung bình

Trang 15

(Nguồn: George Tchobanoglous, etal, Mc Graw – hill Inc, 1993)

Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi rõ rệt theo vị trí điạ lý, mùatrong năm

Trọng lượng riêng của chất thải rắn (BD) được xác định theo công thức:

Trang 16

- Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được địng nghĩa là lượng nước chứatrong một đơn vị trọng lương chất thải ở trạng thái nguyên thuỷ.

- Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu hiện bằng hai cách:

+ Phương pháp trọng lượng ướt, độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng phầntrăm của trọng lượng ướt vật liệu

+ Phương pháp trọng lượng khô, độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng phầntrăm của trọng lượng khô vật liệu

+ Công thức toán học của độ ẩm theo trọng lượng ướt:

M = (W – d)/W

Trong đó:

M: là độ ẩm

W: khối lượng ban đầu của mẫu (Kg)

d: khối lượng của mẫu khi sấy ở 1050C (Kg)

- Kích thước và sự phân bố kích thước của chất thải rắn: Kích thước và sựphân bố kích thước của chất thải rắn là một nghiên cứu quan trọng trong việcthu hồi nguyên liệu và tính toán thiết kế các phương tiên cơ khí như: sàngphân loại, máy phân loại từ tính Kích thước của chất thải rắn có thể được tínhtoán bằng một trong những công thức sau:

Sc = l

Sc = ( l + W)/2

Sc = ( l + W + h)/ 3

Sc = ( l * W)1/2

(trọng lượng thùng chứa + chất thải) – (trọng lượng thùng

BD =

Trang 17

- Khả năng tích ẩm của chất thải rắn: Khả năng tích ẩm là tổng lượng ẩm

mà chất thải rắn có thể lưu trữ được Khả năng tích ẩm thay đổi tuỳ thuộc vàođiều kiện nén, ép và trạng thái phân huỷ của chất thải rắn dao động trongkhoảng 50 – 70%

2.1.5.2 Tính chất hoá học của chất thải rắn

Những tính chất hoá học của chất thải rắn đô thị đóng vai trò quan trọngtrong việc lựa chọn công nghệ xử lý và thu hồi chất thải rắn Phân tích tínhchất hoá học của chất thải rắn là xác định theo phần trăm các nguyên tố C(cacbon), H (hydrogen), O (oxygen), N (nitrogen), S (sunfur) và tro Kết quảphân tích sẽ được sử dụng để xác định tỉ lệ C/N thích hợp cho quá trìnhchuyển hoá sinh học

Tỷ lệ C/N nói lên mức độ phân hủy các chất thải rắn hửu cơ và mức cânbằng dinh dưỡng có trong khối ủ, báo hiệu thời điểm kết thúc của quá trình ủ.Nếu C/N quá cao, điều đó chứng tỏ hàm lượng C nhiều, N thiếu Ở đây có haithời điểm cần lưu ý:

Trang 18

Thời điểm bắt đầu ủ hay nói cách khác, nguyên liệu ủ thiếu nguồn N cầnphải cung cấp nguồn N thêm vào.

Thời điểm cuối nếu C/N cao, điều đó cho thấy tốc độ phân giải các hợpchất chứa N rất nhanh, tốc độ phân giải các hợp chất chứa carbohydrate lạiquá chậm

Bảng 2.6 Tỷ lệ C/N của một số chất thải

stt Các chất thải Hàm lượng Nitơ

(% theo trọng lượng khô) Tỷ lệ C/N

Trang 19

17 Trấu lúa nước 0,1 200 - 500

(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ sinh học môi trường - Tập 2, NXB

ĐH Quốc gia TPHCM 2003)

Kết quả phân tích thành phần hoá học của chất thải rắn được đưa ra trongbảng 2.7

Bảng 2.7 Thành phần hoá học trong CTR sinh hoạt

Loại chất thải Phần trăm khối lượng (theo khối lượng khô)

Cacbon Hydrogen Oxygen Nitrogen Sulfur Tro

Trang 20

VẢI, CAO SU, DA

Trang 21

nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTR đô thị thường dao độngkhoảng 1100 – 12000C.

Giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong:

Btu/Ib = 145 C + 610 (H2 – 1/8 O2) + 40 S + 10 NTrong đó:

C: cacbon, phần trăm trọng lượng

H 2: hydro, phần trăm trọng lượng

O 2: oxy, phần trăm trọng lượng

S: lưu huỳnh, phần trăm trọng lượng

N: nitơ, phần trăm trọng lượng

2.1.5.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn

Ngoại trừ nhựa, cao su và da, thành phần hữu cơ của hầu hết chất thải rắn

đô thị có thể được phân loại như sau:

Thành phần hoà tan được trong nước như đường, bột ngọt, amino acid vànhững dạng axit hữu cơ khác

Hemicellulose, sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon

Mỡ, dầu và sáp, chúng là nhữnf ester của cồn và acid béo mạch dài

Lignin, chất cao phân tử chứa vòng thơm với nhóm methoxyl ( -OCH3),chúng hiện diện trong các sản phẩm giấy báo, …

Lignocellulose, hợp chất của lignin và cellulose

Protein, chúng bao gồm chuỗi amino acids

Đặc tính quan trọng nhất của thành phần hữu cơ CTR đô thị là hầu hết cácthành phần hữu cơ có khả năng chuyển hoá sinh học thành khí và những chất

Trang 22

hữu cơ, vô cơ trơ Vấn đề sinh ra mùi và ruồi nhặng cũng liên quan đến loạigây mụi của chất hữu cơ trong CTR đô thị (chẳng hạn chất thải thực phẩm).

2.1.5.4 Khả năng phân huỷ sinh học của thành phần chất thải hữu cơ

Thành phần chất rắn dễ bay hơi (VS) được xác định bằng phương pháp đốtcháy ở nhiệt độ 5500C thường được sử dụng để đo lường khả năng bị phânhuỷ sinh học của thành phần hữu cơ chất thải rắn đô thị

Thành phần lignin của chất thải có thể được sử dụng để đánh giá thànhphần có khả năng bị phân huỷ sinh học theo phương trình sau:

Bảng 2.8 Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ

dựa vào lignin Thành phần

Chất rắn bay hơi (VS), % của chất rắn tổng cộng

Thành phần lignin (LC), % của VS

Thành phần có thể phân huỷ sinh học(BF)

Chất thải thực

Trang 23

có khả năng bị phân huỷ trong chất thải rắn đô thị.

Dưới điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử mùi thành sulfide (S2-), sau đó

nó kết hợp với hydrogen thành H2S theo phương trình phản ứng sau:

Trang 24

CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH  CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOHMethyonine mercaptan methyl aminobutyric acid

Methyl mercaptan có thể bị phân huỷ sinh hoá thành methyl alcohol vàhydrogen sulfide:

CH3SH + H2O  CH4OH + H2S

2.1.5.6 Sự phát sinh ruồi nhặng

Trong vùng khí hậu ấm, sự phát sinh ruồi nhặng tại những bãi lưu trữ rác

là một vấn đề quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến những bệnh lây lan truyềnnhiễm Ruồi có thể phát triển trong hai tuần sau khi trứng sinh ra Thời gianphát triển của ruồi nhặng được cho như sau:

Trứng phát triển : 8 – 12 giờ

Giai đoạn thứ nhất của cấu trùng : 20 giờ

Giai đoạn thứ hai của cấu trùng : 24 giờ

Giai đoạn thứ ba của cấu trùng : 3 ngày

Giai đoạn hình thành nhộng: 4 – 5 ngày

Tổng cộng: 9 – 11 ngày

2.1.6 Tốc độ phát sinh chất thải rắn

Việc tính toán tốc độ phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọngtrong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượngchất thải phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý

từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý

Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần như phương pháp xácđịnh tổng lượng rác Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để địnhlượng rác thải ra ở một khu vực

Trang 25

- Đo khối lượng

- Phân tích thống kê

- Dựa trên các đơn vị thu gom rác (thùng chứa, xe đẩy,…)

- Phương pháp xác định tỉ lệ rác

- Tính cân bằng vật chất

2.2 Sự chuyển hoá tính chất của chất thải rắn đô thị

Những quá trình hoá học cơ bản có thể được sử dụng để quản lý chất thảirắn đô thị, những chuyển hoá này có thể xảy ra hoặc do sự can thiệp của conngười hoặc do những hiện tượng tự nhiên Chất thải rắn có thể được chuyểnhoá bằng con đường vật lý, hoá học và sinh học được trình bày trong bảng 2.9các quá trình chuyển hoá được sử dụng quản lý chất thải rắn

2.2.1 Sự chuyển hoá vật lý

Sự chuyển hoá vật lý cơ bản xảy ra trong quá trình hoạt động của hệ thốngquản lý chất thải rắn bao gồm:

Tách những thành phần trong chất thải rắn

Giảm thể tích chất thải rắn bằng phương pháp cơ học

Giảm kích thước chất thải rắn bằng phương pháp cơ học

Sự chuyển hoá vật lý sẽ không làm thay đổi pha (chẳng hạn chuyển pharắn thành pha khí như trong quá trình chuyển hoá hoá học và sinh học)

2.2.1.1 Tách các thành phần trong chất thải rắn

Chúng ta có thể thực hiện công việc tách bằng thủ công hoặc bằng cơ giới.Việc tách sẽ chuyển hoá chất thải không đồng nhất thành chất thải tương đốiđồng nhất Việc tách này là một hoạt động cần thiết trong công nghệ thu hồi

và tái sử dụng chất thải, công nghệ ủ hiếu khí Việc tách sẽ lầy đi những chất

Trang 26

gây ô nhiễm ra khỏi nguyên liệu tách để cải thiện tính chất của nguyên liệutách để cải thiện tính chất của nguyên liệu tách này.

2.2.1.2 Giảm thể tích chất thải rắn bằng phương pháp cơ học

Giảm thể tích chất thải rắn (cũng gọi là nén) là quá trình giảm thể tích banđầu của chất thải bằng phương tiện cơ học như máy ép thuỷ lực Đa số cácquốc gia trên thế giới, các xe vận chuyển rác thu gom trong mỗi chuyến đi

Để gia tăng thời gian sử dụng của những bải chôn lấp hợp vệ sinh, rác thườngđược nén chặt lại trước khi phủ đất lên

2.2.1.3 Giảm kích thướcchất thải rắn bằng phương pháp cơ học

Giảm kích thước chất thải rắn bằng phương pháp cơ học nhằm mục đíchđạt được sản phẩm rác cuối cùng có kích thước giảm đáng kể so với kíchthước ban đầu Để thực hiện điều này chúng ta có thể sử dụng những thiết bịnghiền cắt Quá trình này rất quan trọng trong công nghệ sử dụng rác sinhhoạt làm phân bón hữu cơ

2.2.2 Sự chuyển hoá hoá học

Sự chuyển hoá hoá học CTR là quá trình làm biến đổi pha (chẳng hạn pharắn thành pha lỏng, pha rắn thành pha khí) Để giảm thiểu thể tích hoặc thuhồi sản phẩm chuyển hoá, quá trình hoá học cơ bản được sử dụng để chuyểnhoá chất thải rắn đô thị gồm:

Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học)

Quá trình nhiệt phân

Quá trình khí hoá

2.2.2.1 Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học)

Trang 27

Quá trình đốt cháy có thể coi là phản ứng hoá học giữa oxigen và chất hữu

cơ để tạo ra hợp chất oxi hoá theo sau là sự phát tán ánh sáng và sinh nhiệt.Với sự hiện diện của lượng dư không khí, sự đốt cháy thành phần hữu cơ củaCTR đô thị được biểu diễn theo phương trình phản ứng sau:

CHC + lượng khí dư  N2 + CO2 +H2O + tro + nhiệt

Lượng khí dư để đảm bảo phản ứng cháy hoàn tòan Sản phẩm cuối cùngcủa phản ứng cháy trên bao gồm: khí nóng – chủ yếu bao gồm nitrogen (N2),cacbon dioxide (CO2), nước (H2O) và thành phần không cháy được Trên thực

tế, một lượng nhỏ amonia (NH3), sulfur dioxide (SO2), nitrogen oxides (NOx)cũng hiện diện, tuỳ thuộc loại chất thải

2.2.2.2 Quá trình nhiệt phân

Do những chất hữu cơ không ổn định nhiệt, chúng có thể bị chia cắt thànhkhí, chất lỏng và chất rắn Tính chất của ba thành phần chính sinh ra từ sựnhiệt phân thành phần hữu cơ CTR đô thị là:

Dòng khí chứa khí hydrogen (H2), methane (CH4), carbon monoxide (CO),cacbon dioxide (CO2) và những khí khác, tuỳ thuộc vào tính chất hữu cơ củachất thải được nhiệt phân

Hắc ín ở dạng lỏng, ở nhiệt độ phòng và chứa những hợp chất như aceticacid, aceton và methanol

Than bao gồm hầu hết cacbon và một vài chất trơ khác

2.2.2.3 Quá trình khí hoá

Quá trình khí hoá bao gồm sự cháy từng phần nhiên liệu carbon sao chotạo ra nhiên liệu giàu carbon monoxide, hydrogen và một số hydro carbon bãohoà, chủ yếu là methane

2.2.2.4 Sự chuyển hoá sinh học

Trang 28

Sự chuyển hoá sinh học của thành phần hữu cơ CTR đô thị có thể sử dụng

để làm giảm thể tích và khốt lượng của chất thải, tạo ra phân bón dùng trongviệc cải tạo đất và tạo khí methane Vi sinh vật chính trong quá trình chuyểnhoá sinh học chất hữu cơ là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc và atynomycete.Các quá trình chuyển hoá này có thể được thực hiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tuỳthuộc vào oxygen Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa phản ứng chuyển hoáhiếu khí và kỵ khí là loại sản phẩm cuối cùng và oxygen phải được cung cấptrong quá trình chuyển hoá hiếu khí Quá trình sinh học được sử dụng đểchuyển hoá thành phần hữu cơ trong CTR đô thị bao gồm ủ phân hiếu khí,phân huỷ kỵ khí

2.2.2.5 Ủ phân hiếu khí

Để tự nhiên, thành phần hữu cơ trong CTR đô thị sẽ chịu sự phân huỷ sinhhọc Mức độ và thời gian phân huỷ sẽ phụ thuộc vào loại chất thải và độ ẩm,chất dinh dưỡng sẵn có trong CTR và những yếu tố môi trường khác Dướinhững điều kiện được kiểm soát, chất thải làm vườn và thành phần hữu cơtrong CTR đô thị có thể bị chuyển hoá thành chất hữu cơ ổn định mà ta gọi làphân bón hữu cơ trong một thời gian tương đối ngắn (từ 4 đến 6 tuần)

Quá trình làm phân bón hữu cơ hiếu khí có thể được diễn tả bằng phươngpháp sau:

CHC + O2 + chất dinh dưỡng  TB mới + CHC ổn định + CO2 +

Trang 29

2.2.2.6 Phân huỷ kỵ khí

Thành phần CHC trong CTRĐT có khả năng bị phân huỷ sinh học có thểđược chuyển hoá sinh học dưới điều kiện kỵ khí thành khí methane (CH4) vàcacbon dioxie (CO2) Sự chuyển hoá này có thể được biểu diễn bằng phươngtrình sau:

CHC + H2O + chất dinh dưỡng  TB mới + CHC ổn định + CO2 +

CH4 + NH3 + H2S + nhiệt

Theo phương trình trên ta nhận thấy sản phẩm cuối cùng là dioxide,methane, amoni, hydrogen, sulfide và CHC ổn định Trong quá trình chuyểnhoá kỵ khí, cacbon dioxide và methane chiếm đến 99% tổng số khí được tạothành, CHC ổn định (hoặc bùn phân huỷ) phải được thoát nước trước khi đổvào BCL

Các quá trình chuyển hoá được sử dụng để quản lý CTR được trình bàytrong Bảng 2.9

Bảng 2.9 Các quá trình chuyển hoá được sử dụng để quản lý CTR Quá trình chuyển hoá Phương pháp chuyển hoá Sản phẩm chuyển hoá VẬT LÝ

Tách (phân loại) Tách bằng thủ công hoặc

bằng máy

Thành phần riêng biệt được tìm thấy trong CTRĐT

Giảm thể tích Ap dụng năng lượng dưới

kích thước

Trang 30

HOÁ HỌC

Đốt cháy Oxi hoá nhiệt CO2, SO2, những sản phẩm

oxi hoá khác, tro

Nhiệt phân Chưng cất phá huỷ Dòng khí chúa nhiều loại

gas, hắc ín, dầu, than,…

SINH HỌC

Ủ hiếu khí Chuyển hoá sinh học hiếu

Phân huỷ kỵ khí Chuyển hoá sinh học kỵ

2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường

2.3.1 Rác gây ô nhiễm môi trường đất

Thành phần chủ yếu trong rác thải là chất hữu cơ, CHC sẽ bị phân huỷtrong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và kỵ khí Trong điều kiệnhiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp để rồi khi qua hàng loạt sản phẩm trung giancuối cùng tạo ra chất khoáng đơn giản H2O, CO2; còn trong trường hợp yếmkhí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, CO2, H2O gây độc cho môitrường

Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của đất sẽ làm các chất

từ rác không trở thành ô nhiễm nhưng với lượng quá lớn môi trường trở nênquá tải do đó mất hết khả năng chống chế và bị rác thải làm ô nhiễm Ô nhiễmnày cùng vối ô nhiễm kim loại nặng, chất độc theo nước trong đất chảyxuống, làm ô nhiễm mạch nước ngầm mà một khi nước ngầm ô nhiễm thìkhông thể khắc phục (xử lý) được Hiện tại các bãi chứa và chôn rác bị ô

Trang 31

nhiễm nặng nhưng chưa được ngăn chặn và xử lý trong khi hầu hết dân cưquanh khu vực đều sử dụng nguồn nước lấy từ giếng làm nước sinh học.

2.3.2 Rác gây ô nhiễm nguồn nước – cản trở dòng chảy

Rác thải ảnh hưởng đến môi trường nước đặc biệt là nước mặt Ngoài racòn là sự ô nhiễm nặng nề của hệ thống kênh rạch Ô nhiễm môi trường từnguồn nước mang lại rất lớn nếu vi sinh rác thải không tốt

Các chất thải rắn giàu hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân huỷnhanh chóng Phần nổi trên bề mặt sẽ có quá trình khoáng hoá tạo sản phẩmtrung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước Phần chìmtrong nước sẽ phân giải yếm khí có thể bị lên men tạo ra chất trung gian vàsau đó sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O, CO2 Các chất trung gian nàyđều gây mùi hôi và rất độc Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vi trùng làmtác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước Sự ô nhiễmnày làm suy thoái, huỷ hoại hệ sinh thái nước ngọt và gây bệnh cho conngười

Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòntrong môi trường nước, sau đó oxi hoá có oxi và không có oxi gây nhiễm bẩnnguồn nước bởi các chất độc như: Hg, Pb, Zn, Fe,…

Tình hình thu gom và vận chuyển rác ở thành phố Mỹ Tho vẫn còn là vấn

đề khó khăn Nhiều nơi trong địa bàn có hàng trăm con hẻm nhỏ, sâu và khó

đi mà phương tiện thu gom, vận chuyển không vào đó được Đây là nhữngkhu vực gây ô nhiễm rất lớn do người dân đổ rác bừa bãi vào các vùng trũng,kêng rạch, ao hồ làm tắt nghẽn hệ thống thoát nước gây ngập lụt vào mùamưa Vấn đề vận chuyển và xử lý rác chưa được tốt, ý thức người dân về vănminh đô thị vẫn còn thấp và thói quên tuỳ tiện xả rác chưa được khắc phục,đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến môi trường TP Mỹ Tho

Trang 32

2.3.3 Rác gây ô nhiễm môi trường không khí

Chất thải thường có bộ phân có thể bay hơi và mang theo mùi nhưng cũng

có chất thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp Ngoài

ra cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ đầy đủ (tốt nhất là

350C, ẩm độ 70 – 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của VSV vàkết quả quá trình làm ô nhiễm không khí

Các đống rác nhất là rác thực phẩm, nóng ẩm không được xử lý kịp thời vàđúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối

Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bải chôn lấp rác được thểhiện ở bảng 2.10

45 – 60

40 – 60

2 – 5 0.1 – 1.0 0.1 – 1.0

0 – 1.0

0 – 0.2

0 – 0.2 0.01 – 0.6

(Nguồn: Handbook of Solid Waste Management, 1994)

Trong các khí trên, khí CO2 và CH4 sinh ra từ quá trình phân huỷ kỵ khí,quá trình này kéo dài cho tới 18 tháng mới dừng hẳn

Trang 33

Như vậy, hầu hết khí sinh ra trong đống rác chủ yếu là CO2 và CH4 (chiếm90%) Nếu đống rác không được xử lý đúng kỹ thuật thì khí CH4 và một phần

CO2, N2 sẽ bay vào khí quyển sẽ gây nguy hiểm cho sinh vật, gây hiệu ứngnhà kính

2.3.4 Giảm mỹ quan đô thị

Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì thực vật trong nước bị tác động trực tiếpnên khi quan sát ta thấy nước đen ngòm, hôi thối, thảm xanh thực vật bị pháhoại Thực vật nước như : tảo, rong, lục bình bị héo lá, còi cọc, chết dần làmgia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước Khi nguồn nước mất khả năng tự làmsạch, đất đai hai bên bờ rạch bị ô nhiễm nặng, cây trồng có hiện tượng únggốc, héo lá hoặc khó lớn tạo hiện tượng xói lở hai bên bờ

Những cảnh tượng làm mất vệ sinh và mỹ quan như: rác bừa bãi quanhmiệng cống, còn chất khó phân huỷ sinh học tồn lưu lại làm nghẽn dòng chảy

hệ thống thoát nước gây ứ đọng vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa, gâyách tắc giao thông làm khó khăn trong việc đi lại của người dân Ngoài raviệc tồn tại các điểm tập kết trên các tuyến đường cũng làm mất vẻ mỹ quan

và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình sống ở gần đó

2.3.5 Rác ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng

Con người luôn chịu sự tác động của môi trường và ngược lại Nếu môitrường không lành mạnh thì sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng Với dân cưđông và cuộc sống phức tạp với nhiều thành phần, đời sống sinh hoạt củangười dân luôn ở trong môi trường không lành mạnh vì vấn đề môi trườngchưa được quan tâm đúng mức

Từ việc thải các chất hữu cơ , xác chết động vật qua những trung giantruyền bệnh sẽ gây ra nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch bệnh (điển hìnhnhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột đã gây ra cái chết

Trang 34

cho hàng ngàn người vào những năm 1930 – 1940 ) Người ta tổng kết rácthải đã gây ra 22 loại bệnh cho con người ( điển hình như rác plastic sau 49năm ra đời với nhiều ưu điểm như ít bị oxy hoá, nhẹ, dẻo, không thấm nước

… đến nay lại là nguyên nhân gây bệnh ung thư cho súc vật ăn cỏ; mặt kháckhi đốt cháy nó ở 12000C thì thành phần biến đổi thành dạng đioxít gây quáithai cho con người )

Ô nhiễm không khí do rác sinh hoạt tác động vào con người và động vậttrước hết qua đường hô hấp Chúng gây ra một số bệnh như: viêm phổi, viêmhọng … một số chất ô nhiễm gây kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn … Dotiếp xúc với mùi hôi , khói bụi xe cộ… nên công nhân vệ sinh thường mắc cácchứng bệnh ngoài da như: viêm da , viêm nang lông, chàm, mề đai

Hình 2.1 Tác hại của chất thải rắn đối với sức khoẻ con người

(Nguồn: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn và quy hoạch bãi chôn lấp rác ở Miền Trung Việt Nam)

2.3.6 Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm

Môi trường không khí

- Rác thải sinh hoạt

- Rác thải sản xuất, thương nghiệp, tái chế

Nước mặt

Người Động vật

Môi trường đất Nước ngầm

Trang 35

Do suy thoái môi trường ở các khu đô thị nên số người bị bệnh đường tuầnhoàn, hô hấp, ung thư tăng lên nhanh chóng Sức lao động bị giảm trong khichi phí y tế do cá nhân hoặc do ngân sách nhà nước, quỹ phúc lợi xã hội đàithọ đang tăng lên nhanh chóng.

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

3.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn

Như đã trình bày, chất thải rắn có thể phát sinh chủ yếu từ các nguồn nhưsinh hoạt, dịch vụ, bệnh viện, sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp) Chất thảirắn công nghiệp có đặc thù riêng Ở đây chúng ta quan tâm chủ yếu đến chấtthải rắn đô thị Quản lý chất thải rắn bao gồm các công đoạn chủ yếu sau đây:

- Thu gom chất thải: Chất thải từ nguồn phát sinh được tập tung về một địađiểm bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới Việc thu gom cóthể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa đượcphân loại Sau khi thu gom, rác có thể được chuyển trực tiếp đến nơi xử lýhay qua các trạm trung chuyển

- Tái sử dụng và tái sinh chất thải: Công đoạn này có thể được tiến hànhngay tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa Tái sử dụng là

sử dung lại nguyên dạng chất thải, không qua tái chế (chẳng hạn tái sử dụngchai, lọ ), tái sinh là tái sử dụng chất thải làm gnuyên liệu để sản xuất ra sảnphẩm khác (chẳng hạn tái sinh nhựa, tái sinh kim loại)

- Xử lý chất thải: Phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tá isử dụnghoặc tá isinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp Mỗiphương pháp có những ưu và nhược điểm riêng

Trang 36

3.2 Các hình thức thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được áp dung tại Việt Nam

3.2.1 Hình thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn

Hiện nay, ở nước ta thường áp dụng công tác thu gom, vận chuyển chấtthải rắn sinh hoạt theo hình thức thu gom tại các nguồn thải bằng các loại xeđẩy tay, xe ba gác, xe ba bánh, xe lam từ các hộ dân; tập trung tại các điểmhẹn hay trạm trung chuyển để đưa đến bãi xử lý chất thải

Việc quản lý chất thải rắn đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải

- Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏnhất nhưng lại thu được kết quả cao

- Đưa các công nghệ và kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiếncủa các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và laođộng có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệm vớivấn đề môi trường của đất nước

Các biện pháp quản lý chất thải rắn được trình bày ở hình 3.1

Trang 37

Hình 3.1 Các biện pháp quản lý chất thải rắn

3.2.2 Các biện pháp xử lý chất thải rắn được áp dụng tại Việt Nam

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các biện pháp xử lý chất thải rắn sinhhoạt được áp dụng chủ yếu bằng các biện pháp như:

- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

- Công nghệ ép kiện

- Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ HYDROMEX

- Công nghệ ủ sinh học

- Công nghệ đốt CTR và thu hồi nhiệt năng

- Công nghệ tái chế và tái sử dụng nguyên liệu rác thải

Trong đó các công nghệ như: tái chế, tái sử dụng nguyên liệu rác thải,công nghệ đốt rác thải thu hồi nhiệt năng và công nghệ ủ sinh học làm phâncompost được xem là những công nghệ tái chế, tái sử dụng có hiệu quả và cókhả năng ứng dụng lớn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam

3.2.2.1 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

Công nghệ này tương đối đơn giản, chôn lấp là phương pháp có thể chấpnhận về khía cạnh môi trường và có kỹ thuật nhất để xử lý CTR Cả nhữngnước phát triển và những nước đang phát triển đều áp dụng công nghệ xử lýnày Thậm chí với việc thực hiện các công nghệ chuyển hoá, tái chế, giảmthiểu chất thải, việc đổ CTR trong những bãi chôn lấp hợp vệ sinh vẫn làphương pháp quan trọng trong lĩnh vực quản lý CTR Tuy nhiên, khi xâydựng các bãi chôn lấp, chúng ta cần quan tâm ảnh hưởng của bãi rác đến môi

Trang 38

trường như nước rỉ rác và khí tạo thành trong quá trình phân huỷ kỵ khí củabãi rác.

3.2.2.2 Công nghệ ép kiện

Công nghệ ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thugom vào nhà máy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băngtải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy,thuỷ tinh, plastic được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ được băngtải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối

đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao Các kiện rác

đã ép nén này đựơc sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp nhữngvùng trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát

3.2.2.3 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ HYDROMEX

Đây là công nghệ mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Hawai Hoa Kỳ(2/1996) Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại) thànhcác sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm nôngnghiệp hữu ích Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đópolyme hóa và sử dụng áp lực lớn để nén ép, định hình các sản phẩm

Công nghệ Hydromex có những ưu, nhược điểm sau:

Công nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn

Xử lý được cả chất thải rắn và lỏng

Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định

Rác sau khi xử lý là bán thành phẩm hay sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế Tăng cường khả năng tái chế tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tíchđất làm bãi chôn lấp

Trang 39

Tuy nhiên đây là một công nghệ chưa được áp dụng rộng rãi trên thếgiới.Công nghệ này mới được đưa vào sử dụng vào tháng 2/1996 ở Hoa Kỳnên chưa thể đánh giá được hết ưu khuyết điểm của nó.Các sản phẩm củaHydromex mới ở dạng trình diễn

3.2.2.4 Công nghệ đốt CTR và thu hồi nhiệt năng

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho 1 số loại rác nhấtđịnh không thể xử lý bằng các biện pháp khác Đây là 1 giai đoạn oxy hóanhiệt độ cao với sự có mặt của oxi trong không khí, trong đó các rác độc hạiđược chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy Các chất khíđược làm sạch hay không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, chất thảirắn được chôn lấp

Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tớimức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiêntiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường Đây là phương pháp xử lý rác tốnkém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh vì chi phí để đốt 1 tấn ráccao hơn khoảng 10 lần Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc giaphát triển vì phải có 1 nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rácsinh hoạt như là 1 dich vụ phúc lợi xã hội của toàn dân.Tuy nhiên đốt rác sinhhoạt bao gồm nhiều chất khác nhau, sinh khối độc và dễ sinh dioxin Nếu giảiquyết việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong côngnghệ đốt rác) Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởihoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện Mỗi lò đốt phải được trang bị 1

hệ thống xử lý khí thải rất tồn kém, Nhằm khống chế ô nhiễm không khí doquá trình đốt có thể gây ra

Hiện nay ở các nước Châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải vì hàngloạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải xem xét và thường áp

Trang 40

dụng để xử lý rác độc hại như rác bệnh viện và công nghiệp vì các phươngpháp xử lý khác không giải quyết triệt để được

Có 2 phương pháp chính trong việc đốt chất thải rắn:

- Đốt cháy cả đống là 1 lựa chọn tương đối đơn giản Rác thải thường đượcđưa vào lò đốt chuyển động với tốc độ chậm bên trong khoang đốt,việc thảikhí qua ống dẫn chạy qua 1 tuốc pin (để sản xuất điện) rồi qua các bộ phậnlàm giảm bớt ô nhiễm không khí (để hủy bụi và các chất gây ô nhiễm), cuốicùng là qua ống khói và bay vào khí quyển Thông thường những nguyên liệuduy nhất phải lấy khỏi dòng chất thải trước khi được tiêu hủy là các chất thảicồng kềnh hoặc các chất thải có khả năng độc hại

- Đốt tầng chất lỏng bao gồm việc chất thải đô thị trước khi xử lý được đưavào 1 thùng sắt chịu nhiệt hình trụ, trong đó đổ đầy 1 lớp các chất đã được

“lỏng hóa” nhờ khí nén ở mức cao gồm các chất trơ như cát xilic, đá vôi,alumin và các vật liệu gốm Mặc dù ít được sử dụng rộng rãi trên thế giớinhưng biện pháp này đã được chứng minh là hoạt động rất linh hoạt, đượcnhiều nhà máy áp dụng để xử lý các nguồn rác thải có nhiều giá trị năng suấttỏa nhiệt khác nhau.Tuy nhiên, khác với công nghiệp đốt cả đống, CTR đô thịthô cần phải qua xử lý sơ bộ trước đó để phân ra thành từng lô có cùng kích

cỡ rồi mới chuyển vào trong lò đốt

Những lò đốt chuyên dụng thường có những thành phần sau:

- Bộ phận nhận chất thải và bảo quản chất thải

- Bộ phận nghiền và phối trộn chất thải

- Bộ phận cấp chất thải, chấtlỏng, bùn và chất rắn

- Buồng đốt sơ cấp

- Buồng đốt thứ cấp

Ngày đăng: 29/04/2014, 12:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Phân loại theo công nghệ xử lý - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 2.1 Phân loại theo công nghệ xử lý (Trang 10)
Bảng 2.3 Thành phần của CTR đô thị theo tính chất vật lý - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 2.3 Thành phần của CTR đô thị theo tính chất vật lý (Trang 13)
Bảng 2.5 trình bày khối lượng riêng và độ ẩm của các thành phần có trong chất thải rắn đô thị - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 2.5 trình bày khối lượng riêng và độ ẩm của các thành phần có trong chất thải rắn đô thị (Trang 14)
Bảng 2.6 Tỷ lệ C/N của một số chất thải - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 2.6 Tỷ lệ C/N của một số chất thải (Trang 18)
Bảng 2.8 Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ dựa vào lignin - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 2.8 Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ dựa vào lignin (Trang 22)
Bảng 2.9 Các quá trình chuyển hoá được sử dụng để quản lý CTR - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 2.9 Các quá trình chuyển hoá được sử dụng để quản lý CTR (Trang 29)
Bảng 2.10 Thành phần khí thải trong rác - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 2.10 Thành phần khí thải trong rác (Trang 32)
Hình 2.1 Tác hại của chất thải rắn đối với sức khoẻ con người - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Hình 2.1 Tác hại của chất thải rắn đối với sức khoẻ con người (Trang 34)
3.2.1  Hình thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
3.2.1 Hình thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn (Trang 36)
Bảng 4.1 Thành phần rác đô thị của TP Mỹ Tho - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 4.1 Thành phần rác đô thị của TP Mỹ Tho (Trang 61)
Hình 4.1 Các thành phần có trong rác thài sinh hoạt của Mỹ Tho - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Hình 4.1 Các thành phần có trong rác thài sinh hoạt của Mỹ Tho (Trang 62)
Hình 4.2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Hình 4.2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty (Trang 64)
Hình 4.3 Quy trình quét dọn, thu gom, vận chuyển RSH của Tp Mỹ Tho - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Hình 4.3 Quy trình quét dọn, thu gom, vận chuyển RSH của Tp Mỹ Tho (Trang 67)
Bảng 4.4 Phương tiện vận chuyển rác trên địa bàn Tp Mỹ Tho STT Tên thiết bị Số lượng Tải trọng (tấn) - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Bảng 4.4 Phương tiện vận chuyển rác trên địa bàn Tp Mỹ Tho STT Tên thiết bị Số lượng Tải trọng (tấn) (Trang 69)
Hình 3.4: Sơ đồ vị trí BCL - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho
Hình 3.4 Sơ đồ vị trí BCL (Trang 71)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w